1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến bản quyền Super League: VPF&VTV vs AVG&VFF

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi BlueSea96, 29/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. billgatevn2

    billgatevn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    985
    Đã được thích:
    0
    Bài này hay quá các bác ạ : http://giaoduc.net.vn/the-thao/tu-chuc-som-ngay-nao-tot-cho-ong-hy-ngay-do/90601.gd

    Từ chức sớm ngày nào, tốt cho ông Hỷ ngày đó


    Xung quanh những vụ việc gần đây của VFF, đặc biệt là việc TTK Trần Quốc Tuấn xin từ chức, Nhà báo Nguyễn Lưu – người từng có nửa thế kỷ lăn lộn theo dõi những vấn đề, sự kiên lớn của thể thao nước nhà đã chia sẻ quan điểm của mình với PV về vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu BĐVN.

    PV
    : Cách đây không lâu, sau khi bầu Kiên đăng đàn tại lễ tổng kết V.League 2011 để nói về những vấn đề bất cập của BĐVN, ông Nguyễn Trọng Hỷ trong cuộc trả lời trực tuyến có nói: “Tôi không có chuyên môn bóng đá, nhưng tôi có nghề quản lý”. Ông có thấy sự đồng cảm nào không?

    Nhà báo Nguyễn Lưu: Không chỉ tôi mà nhiều người có tâm huyết có nhiều thời gian theo dõi thể thao đều bức xúc cho rằng đây là phát biểu ngộ nhận, thiếu trách nhiệm.

    Bạn tôi - nhà sử học Dương Trung Quốc có nói: “Làm quan không có gì khó bằng làm tướng thời chiến và không có gì dễ bằng làm tướng thời bình”. Trong bối cảnh đất nước đổi mới, bóng đá được sự ủng hộ nhiệt tình của NHM, theo tôi làm bóng đá không khó lắm nếu có cái tâm. Chỉ tiếc là những người lãnh đạo VFF chưa cho thấy điều đó.


    [​IMG]
    “Từ chức sớm ngày nào, tốt cho ông Hỷ ngày đó” Năng lực lãnh đạo của một cơ sở sản xuất được thể hiện bằng doanh số, bằng lợi nhuận. Năng lực của người chữa bệnh cho nhân dân thể hiện bằng khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân cao… Năng lực của người lãnh đạo thể thao nói chung hay VFF nói riêng là phải có thành tích cao để nở mặt với bạn bè quốc tế. Nhưng tôi chưa thấy điều đó ngoại trừ trong suốt 2 nhiệm kỳ của ông Nguyễn Trọng Hỷ ngoại trừ chức vô địch VFF Cup, có thể nói thẳng ra là có yếu tố may mắn. Ngoài ra, người ta có thể nhìn thấy nhiều mặt hạn chế của BĐVN hơn là những điểm tích cực. Tôi nghĩ rằng người chịu trách nhiệm chính là Chủ tịch VFF. Tôi chưa bao giờ thấy sự đồng thuận cao đến thế trong sự bức xúc của NHM về sự bất lực của LĐBVN….

    PV: Như người ta thường nói, ông Hỷ là “dân bóng rổ”. Ông là một cựu cầu thủ bóng rổ, ông đánh giá thế nào về chuyên môn thật của ông Chủ tịch VFF?

    Nhà báo Nguyễn Lưu: Tôi rất chia sẻ với ông Lê Thế Thọ, từng chia sẻ với tôi rằng: “Ông Hỷ làm từng làm TTK LĐ bóng rổ mà không thể giúp LĐ này phát triển thì làm sao đứng đầu được môn thể thao Vua”. Nhưng tôi cũng phải xin nói lại là thực tế anh Hỷ cũng không phải là dân bóng rổ thực chất. Ở trường Từ Sơn trước đây, anh Hỷ chỉ học lớp bóng rổ dành cho bộ đội phục viên để về dạy cho các trường phổ thông. Thời chúng tôi, ĐT bóng rổ trường Từ Sơn cũng chỉ là đội hạng B, đội ấy anh Hỷ cũng không có mặt. Theo tôi được biết thì anh Hỷ sau khi đi bộ đội về, làm nhân viên hành chính của trường Từ Sơn rồi được giới thiệu vào các chức vụ của ngành thể thao.

    PV: Vấn đề là 1 TTK LĐ bóng rổ hay Chủ tịch VFFkhông nhất thiết phải là một cầu thủ giỏi. Nhưng cũng có thể coi ông Hỷ có “nghề quản lý” bởi chí ít, ông Hỷ cũng đã từng làm Vụ trưởng vụ TTTT Cao 2, sau đó là Thứ trưởng… Trước đó, cũng có thời ông Hỷ làm Phó TTB tờ Thể thao Việt Nam. Đấy cũng có thể gọi là có nghề lãnh đạo?

    Nhà báo Nguyễn Lưu: Tôi từng làm báo Thể thao Việt Nam, hồi đó chia sẻ với việc thiếu hụt bộ máy lãnh đạo tờ báo, Bộ trưởng Hà Quang Dự điều anh Hỷ từ bóng rổ đưa về làm Bí thư chi bộ báo với hàm tương xứng là Phó TBT. Tôi cũng nói thẳng luôn luôn là với tư cách PV một thời của tờ báo ấy là anh Hỷ hầu như không để lại bất kỳ dấu ấn nào trong công tác chỉ đạo về mặt Đảng cũng như chuyên môn nghiệp vụ thời điểm đó. Sau đó, khi Ủy ban TDTT lập 2 vụ. Vụ TTTT cao 1 do một người rất xứng đáng đứng đầu là ông Nguyễn Hồng Minh, Vụ TTTT cao 2 được giao cho anh Hỷ. Lúc đầu mọi người thấy cũng dễ vì anh Hỷ là dân bóng rổ.


    [​IMG] Nói cho rõ Vụ 2 là vụ của các môn bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… Bóng đá thì có LĐB Đ riêng, bóng bàn hồi đó có một người rất có uy tín là anh Mai Duy Diễn cầm trịch, còn lại bóng rổ và bóng chuyển. Tôi nhớ lại một chuyện đã qua, hồi SEA Games 2001 tại Kuala Lumpur, một buổi sáng tôi ngồi với anh Hoài Sơn nói chuyện rằng đội bóng chuyền của chúng ta thua mà mỗi hiệp chỉ có 12-13 điểm, anh Hỷ đi đến, rất chân thành thôi nói: “Các bác, các anh khó tính quá. Các em nó chỉ thua 2-3 điểm thôi mà”. Ông Hỷ không biết rằng luật bóng chuyền đã thay đổi trước đó rất lâu, mỗi séc bóng chuyền đã… 25 điểm chứ không phải là 15 điểm như anh Hỷ biết nữa. Chuyện này tuy không lớn nhưng cũng nói lên năng lực của một người cầm trịch một mảng thể thao lớn của nước nhà. Đó có thể là nguyên nhân của tất cả các câu chuyện sau này.

    Tôi thấy so với tất cả những Chủ tịch VFF đã qua, từ các anh Dương Nghiệp Chí, Đoàn Văn Xê, Mai Văn Muôn, Hồ Đức Việt, Mai Liêm Trực… đều là những nhà chính trị hoặc là những người có phẩm chất chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó cộng với kỹ năng giao tiếp rất cao. Tiếc là anh Hỷ không có những điều ấy.

    PV: Trong các vấn đề của xã hội, người ta hay nói về trách nhiệm của người đứng đầu của một doanh nghiệp, một tổ chức hay một bộ ngành nào đó nhưng trong câu chuyện bóng đá dường như chưa thấy vai trò cũng như trách nhiệm của người đứng đầu?

    Nhà báo Nguyễn Lưu: Tôi chưa thấy một LĐTT quốc tế nào mà khi gặp thảm bại mà người đứng đầu cao nhất của môn đó không chịu trách nhiệm gì. Trong kinh tế, chính trị hay một địa hạt nào đó thì trách nhiệm người đứng đầu cũng rất lớn. Nhưng trong bóng đá ta, ông Chủ tịch tìm ngay ra một yếu tố nào đó để đổ lỗi. Mà tôi cũng chưa thấy ông Chủ tịch LĐBĐ nào hôm nay nói thế này, mai nói thế khác. Làm sao mà một người cho mình là có kinh nghiệm quản lý, có kinh nghiệm làm lãnh đạo lại thiếu kỹ năng sống đến như vậy.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Trọng Hỷ và ông Phạm Nhật Vũ, giám đốc AVG.
    PV: Là người đồng nghiệp trong vai trò những người làm báo, cũng coi như cùng dân chuyên môn bóng rổ và về mặt tuổi tác, ông và ông Hỷ cũng tương đương, tạm gọi là bạn bè, đặt ra tình huống 2 ông gặp nhau ở thời điểm này, ông khuyên ông Hỷ điều gì?

    Nhà báo Nguyễn Lưu: Tôi là người gần gũi anh Hỷ và cũng rất quý mến nhau, nhiều lần anh Hỷ còn tăng vé xem những trận đấu bóng đá, tặng rượu ngoại, tôi rất cảm động. Tôi với tư cách đồng nghiệp, dú có lớn hơn anh Hỷ 4-5 tuổi thôi coi như là bạn thì thành thật tôi khuyên anh Hỷ: nên từ chức. Từ chức sớm ngày nào thì còn được trân trọng, còn được thương ngày đó. Mà ở đời, khi đã có tuổi rồi, được thương là điều quan trọng lắm.
  2. konho

    konho Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Bài viết:
    1.776
    Đã được thích:
    360
    Vòng 3 này tất cả các trận đấu đều được TTTT trên nhiều dài truyền hình. sẽ có một kỉ lục số lượng đài tham gia sảng xuất chương trình... vì Free và tự do mà :))
  3. hatrang1234

    hatrang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2010
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    BĐVN: Miếng bánh truyền hình

    Hãy bắt đầu từ khi bóng đá Việt Nam có nguồn thu từ bản quyền truyền hình.

    Từ bản quyền giá… 1 đồng

    Năm 1995 đội Công an TP.HCM dự cúp C2 châu Á đã xin AFC cho được chuyển sân nhà từ sân Thống Nhất qua sân Đồng Nai và cấm các đài được khai thác trừ đài Phát thanh truyền hình Đồng Nai mà ông Dương bán với giá… 1 đồng. Sự kiện mà bóng đá Việt Nam lần đầu bán được bản quyền truyền hình.

    Đến việc “lo” bản quyền truyền hình V-League

    Mùa V-League đầu tiên năm 2001 bóng đá Việt Nam không thu được 1 đồng bản quyền truyền hình nào nhưng phần chi để có truyền hình phục vụ nhà tài trợ lại là con số không nhỏ.
    10 mùa sau thì ông Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng trả lời về bản quyền truyền hình như sau: “Các giải trước đây, quá trình thương thảo giữa VFF và VTV liên quan đến vấn đề bản quyền truyền hình thường xuyên gặp khó khăn. Đối tác truyền hình trực tiếp trận nào thì VFF biết trận đó. Chúng tôi luôn ở thế bị động, không biết có sóng tường thuật trận đấu hay không và nếu có thì ở khung giờ nào? Thậm chí là phải đổi giờ đá từ 17 giờ sang 16 giờ để đáp ứng cho sóng của nhà đài. Trong 2 mùa giải 2008, 2009 số trận tại V-League được tường thuật trực tiếp không nhiều, tiền thu về qua những trận bán lẻ cho các đài chỉ khoảng 3-4 tỷ đồng lại lệ thuộc rất nhiều thứ…”.

    Mọi sự thay đổi khi AVG vào cuộc mua mão một gói lớn

    Năm 2010, khi AVG vào cuộc mua hẳn một gói lớn của bóng đá Việt Nam và kéo dài 20 năm.

    Cũng cần biết là trước khi ký kết với AVG thì các đài khác vẫn còn xem thường bản quyền bóng đá bởi “sóng của ta”, “giờ vàng của ta” và ban tổ chức giải cần ta hơn là ta, xin ta, năn nỉ ta hơn là ta phải đến để thương lượng hoặc giành nhau mua sản phẩm bóng đá.

    Mùa bóng 2011 là mùa đầu tiên các CLB được chia tiền bản quyền truyền hình từ hợp đồng đã ký với AVG. Mật độ phát sóng V-League cũng dày hơn rất nhiều và VFF không còn lo chuyện có sóng hay không có sóng và giờ thi đấu phải điều chỉnh thế nào để phù hợp với “đài mẹ”. Đến lúc này thì không ít CLB bày tỏ sự thoải mái trong việc ăn chia từ tiền bản quyền truyền hình, đặc biệt là các CLB ít tiếng tăm, thấp cổ bé miệng mà trước đây vì nhiều lý do sân đấu của đội đấy ít được các nhà đài “thăm” và trực tiếp.

    Chính đại diện đội ĐT Long An của bầu Thắng (nay là Chủ tịch HĐQT VPF) đã phát biểu rằng: “Bán một cục như thế các đội có lợi khi tiền nhiều hơn mà số trận được trực tiếp trên các đài cũng dày hơn”.

    Giá bản quyền lên quá cao hay chỉ là “mồi” cho cuộc chiến?

    Để lấy lý do cho việc VFF bán 20 năm với cái giá quá bèo, bầu Kiên khi mở đầu cho cuộc chiến bản quyền đã làm việc với VTV và thông báo cái giá cao hơn giá mà VFF đã bán cho AVG rất nhiều: 20 tỷ cho một năm (giá này được đưa ra theo lý thuyết chưa được VTV xác nhận và cũng chưa có văn bản nào xác nhận).

    Rõ ràng là cái giá kia cho thấy bản quyền bóng đá Việt Nam chỉ sau 1 năm để AVG khai thác đã vượt lên rất cao. Đó cũng là một trong những lý do phụ để nói rằng cần phải thương lượng lại với AVG về việc mua với cái giá quá rẻ hoặc cần phải phá vỡ hợp đồng đã ký 20 năm.

    Qua cách lập luận của VPF và qua cái giá được đưa ra như thế nếu “làm ăn” với VTV lại cho thấy từ việc không quan tâm không mặn mà lắm với bản quyền truyền hình bóng đá, giờ thì VTV lại là đối trọng nặng ký và sẵn sàng “mua” với giá cao hơn rất nhiều so với cái giá mà cuối năm 2010 khi ký với AVG thì nhiều người vỗ tay.

    Cuộc chiến bản quyền dù bên này thắng hay bên kia thua thì cũng không thể phủ nhận đã làm thay đổi rất nhiều về nhận thức liên quan đến bản quyền truyền hình bóng đá và nó đang mang lợi lại cho bóng đá bởi giá trị được nâng lên.

    Từ việc phải cầu cạnh truyền hình đến việc bán nhưng phải lệ thuộc rất nhiều, thì gần đây bầu Kiên lại cho thấy VTV sẵn sàng vào cuộc với cái giá rất rất cao so với những gì mà bóng đá Việt Nam đang hưởng. Và cuộc chiến mà hai tuần qua người hâm mộ chứng kiến hóa ra lại là cuộc chiến của rất nhiều đại gia và nhiều thế lực.

    Nguyễn Nguyên

    http://hn.24h.com.vn/bong-da/bdvn-mieng-banh-truyen-hinh-c48a428882.html

    Đọc bài này chúng ta sẽ thấy quan điểm phục vụ người hâm mộ của các nhà Đài trước đây thế nào.
  4. Agalloch

    Agalloch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    2
    =)) chết thôi, khác gì thầy giáo tin học không biết vào internet :)). Bách nhục.
  5. Dawning87

    Dawning87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2009
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    109
    Sặc, cách đó cũng hay nhưng mà lực bất tòng tâm, cái đó giống như một bác có vài triệu đồng muốn mua con SH để đi nhưng ai bán cho ??? Hoặc nôm na như câu "xiền ít mà đòi hít ...thơm".
    VPF có vốn vài chục tỷ mà đòi mua AVG có vốn hóa hàng nghìn tỷ, ai bán cho không?
    Kể cả các ông bầu trong VPF như bầu Đức, Kiên, Thắng cũng còn thua khối tài sản mà anh em nhà Vượng, Vũ (chủ sở hữu AVG) có.
    Vì vậy có mua được k?
  6. songho99

    songho99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2012
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bác hỏi thì em trả lời: Mua được.
    Tuy nhiên nếu sự thực đúng như bác nói thì người mua ở đây là anh Vũ.
    Tại sao nhiều tiền thế mà anh Vũ không mua lại mấy đội bóng để tham gia hội đồng quản trị VPF và phối hợp cùng VFF chiếm đa số biểu quyết đè lại mấy anh bầu Gạch, Gỗ và anh Béo nhỉ. Toàn những cách dễ mà không làm đi làm mấy cái chuyện hạ đẳng, đại gia gì mà cãi nhau như mấy con mẹ hàng tôm, hàng cá, lườm nguýt, móc máy và ăn thua nhau từng câu nói. Đúng là trăm nghe không bằng một thấy. Toàn hàng trọc phú cả.
  7. Dawning87

    Dawning87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2009
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    109
    Bác là thành viên kỳ cựu ở diễn đàn này mà còn có những phát biểu thiếu...chính chắn như vậy ư?
    Thật là buồn.
    Có những người đang rất tỉnh táo mà vì quá ghét VFF nên ghét tất cả những gì liên quan đến VFF, ghét AVG, ghét cả những ai dám nói trái ý bầu Kiên, ghét cả những người chưa tin tưởng vào VPF...
    Ông Kiên có thực sự có tâm giúp bóng đá Việt phát triển, hãy chờ cuối mùa hoặc một vài mùa nữa trả lời đâu có muộn, sự thật luôn là sự thật mà. Ông làm tốt ông ấy sẽ được tôn vinh, và ngược lại.
    Việc cần làm của chúng ta là hãy đến sân thật nhiều để cổ vũ cho đội bóng của mình yêu thích, đó là bạn đang góp phần giúp VPF đấy, hơn là ngồi đây chê bai người khác, những người không cùng quan điểm với mình.
    Tôi rất ủng hộ VPF, đã và sẽ đến sân xem các trận bóng của VPF nhưng tôi chưa tin vào ông Kiên lắm - thực sự tôi vẫn chưa rõ mục đích của ông khi tham gia vào VPF để làm gì? Các đại gia đầu toàn sỏi không vác tù và hàng tổng đâu.
    Nhưng thôi, đó là chiện tương lai, nghĩ làm gì cho đau đầu, giờ việc cần làm là đến sân xem cầu thủ đá và xem các chiêu trò của các đại gia.

    Bác phim séc mà bảo nếu các ông bầu có tách giải đấu riêng mà thi đấu sạch, hết mình thì đội tuyển có cấm quốc tế cũng được thì đúng là thiếu...trí tuệ.
    Có khác gì giải Cup truyền hình Bình Dương BTV cup, chỉ là giải giao hữu (chắc gì đã chất lượng bằng), có đá hay đến mấy thì xem vài trận là chán, thằng vô địch đem cái Cup về có gì là vui, chả có ai công nhận, chả được vinh danh, chả được đá Cup châu lục...
    Bóng đá nó còn có nhiều yếu tố khác nữa chứ cứ đá sạch, cống hiến là được đâu. HAGL, ĐTLA, HNACB, có đá hay như thời hoàng kim của mình trong những năm qua thì khán giả cũng chỉ được dăm bảy nghìn. SLNA, ĐT, HP, Thể công (nếu đội mồ sống dậy) có đá kém, thi thoảng bán độ thì khán giả cũng đông gấp vài lần những đội trên. Tại sao? Đó là tính truyền thống, tính địa phương, những thứ mà bầu Đức, bầu Thắng, bầu Kiên chưa làm được.
    Ngoài ra nếu cấm thi đấu quốc tế thì làm gì có cơ hội mà cạnh tranh với Brunei hay Campuchia để đá Cup AFF? Sợ lúc đấy trình độ ngày càng cùn đi lại phải nhập tịch sang Lào hay Campuchia để mà được đá ... AFF đấy chứ.

    Đúng là con người ta khi yêu quá dễ hóa...cuồng.
  8. hatrang1234

    hatrang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2010
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bài này viết rất cảm tính, hết sức chung chung.

    Ý 1. Theo điều 3, Luật đầu tư : " Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư " như vậy AVG mới là nhà đầu tư, còn VFF chỉ là người bán tài sản.
    Theo điều 45, Luật đầu tư : Dự án vốn đầu tư trong nước có giá trị dưới 15 tỷ không cần đăng ký đầu tư; từ 15 đến dưới 300 tỷ chỉ cần đăng ký đầu tư ở cấp tỉnh, không cần xin phép đầu tư.

    Chi phí để mua bản quyền chỉ là 6 tỷ năm. Thế nên việc AVG mua bản quyền chẳng vi phạm gì luật đầu tư.

    Ý 2. VFF bắt buộc phải xây dựng bản "Thiết kế và dự toán đầu tư"?
    Bán cái bản quyền thì thì "thiết kế và dự toán đầu tư" cái gì? Nó có phải hoạt động đầu tư đâu?

    Dự án 500 triệu phải đấu thầu? Chẳng biết tác giả dựa vào quy định nào để nói như vậy.

    Chỉ có Thông tư 63/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về vấn đề này: Đối với mua săm tài sản trên 100trđ, gói thầu dịch vụ tư vấn trên 500trđ thì phải chào hàng cạnh tranh. Tuy nhiên đối tượng áp dụng là mua sắm bằng vốn Nhà nước. VFF là tổ chức xã hội, AVG là đơn vị tư nhân nên không thuộc diện áp dụng của Thông tư này.

    Y3. Về giá trị 20 năm, một bản hợp đồng ký có giá trị 20 năm nhất thiết phải nêu rõ lý do và đặc biệt phải có kế hoạch từng năm (gồm nội dung, kinh phí, phương thức thực hiện...) đi kèm.

    Tác giả chẳng có thông tin để kết luận VFF không làm những điều như vậy.

    Như vậy, cả 3 nội dung tác giả nêu đều là những nhận định chủ quan, thiếu căn cứ, thiếu cơ sở pháp lý
  9. Dawning87

    Dawning87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2009
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    109
    Đừng chửi người ta là trọc phú. Có được như người ta không mà chửi.
    Con người học nhiều, làm nhiều để làm gì?
    Để kiếm tiền, danh vọng. Đúng không? (Đa số là vậy, không chấp thiểu số còn lại)
    Những người có nhiều xiền và danh vọng là những người giỏi nhất.
    Hãy chấp nhận điều đó, thế mới giúp mình phát triển được.

    Đa số người nghèo kém đều bảo người giàu là ăn may, cơ hội chứ giỏi giang gì. Vì thế họ luôn nghèo.
    Như hồi xưa Việt Nam mình hay bảo bọn Mỹ hay châu âu là tư bản chỉ bóc lột, tham lam, chả thấy nói họ giỏi bao giờ.
    Vì thế đến giờ mình vẫn nghèo hơn họ.

    Bác mà nhiều tiền như họ e rằng bác còn "trọc phú" hơn họ đấy chứ.
  10. songho99

    songho99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2012
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác, bác có thể Gúc để tìm hiểu định nghĩa về trọc phú.
    Em đâu có chửi, em cũng không ganh tị về việc họ giàu. Bởi họ có cho em mà em có xin họ đồng nào đâu.
    Em chỉ nói họ xử sự không đúng tầm và đúng cách của đại gia thôi.

Chia sẻ trang này