1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến bản quyền Super League: VPF&VTV vs AVG&VFF

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi BlueSea96, 29/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SAM2_AK47

    SAM2_AK47 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    1.755
    Đã được thích:
    1.199
    Thể thaoDiễn đàn bạn đọc

    Bản quyền truyền hình AVG-VFF-VPF: Góc nhìn pháp lý

    Cập nhật lúc 02/01/2012 12:42:57 PM (GMT+7)
    Họ tên: * Email của bạn: * Email gửi tới: * Lời nhắn:
    Gửi
    Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông đăng tải các vấn đề liên quan đến bản quyền truyền hình giữa AVG – VFF- VDF.


    Việc ký hợp đồng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG diễn ra trước khi VPF được thành lập. Các thành viên chủ chốt của VPF đòi xem xét lại hợp đồng nhưng phía VPF không được AVG chấp nhận trở thành đối tác để thương thảo lại hợp đồng với lý do VFF mới là chủ thể chính đã ký với AVG. Còn VPF chỉ là bên kế thừa một phần quyền lợi và nghĩa vụ của hợp đồng.

    [​IMG]


    Tuy các thông tin liên quan đến hợp đồng không được công khai một cách cụ thể, chi tiết cũng như các văn bản liên quan giữa VFF và VPF về tổ chức các giải thi đấu thuộc VPF như thế nào. Nhưng với một số thông tin có được từ các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua và các văn bản pháp luật liên quan, dưới đây chúng tôi phân tích vấn đề này dưới các thông tin có được nêu trên và hoàn toàn chỉ mang tính chất tham khảo.


    VFF có quyền gì về tổ chức thi đấu bóng đá?



    Theo Điều 6, Điều lệ của VFF được Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BNV ngày 15/9/2005 thì VFF có nhiệm vụ:

    “2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thi đấu bóng đá quốc gia mang tính chuyên nghiệp cao phù hợp với hệ thống thi đấu khu vực và thế giới, gồm các giải: Vô địch quốc gia, cúp quốc gia, siêu Cúp, hạng nhất, hạng nhì, các lứa tuổi, bóng đá nữ và các giải khác. ….

    4. Tổ chức và quản lý theo thẩm quyền các cuộc thi đấu bóng đá trong nước và quốc tế (kể cả các trận đấu giao hữu) được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, về các mặt:

    a) Tuân thủ Điều lệ, Luật thi đấu và các quyết định của FIFA, AFC.

    b) Giải quyết tranh chấp giữa các cầu thủ, cán bộ, huấn luyện viên (HLV) và các tổ chức thành viên của Liên đoàn…”


    Theo qui định của Luật TDTT ngày 29/11/2006, thì Liên đoàn thể thao quốc gia có các quyền và nghĩa vụ như sau:



    Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của liên đoàn thể thao quốc gia


    ... 4. Huy động mọi nguồn lực phát triển môn thể thao; tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ hoạt động thể thaotheo quy định của pháp luật.

    ... 7. Tổ chức, quản lý các giải thể thao quốc gia và giải thể thao quốc tế tại Việt Nam theo thẩm quyền.


    Theo Điều 40 LTDTT qui định:



    “Điều 40. Thủ tục đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao

    1. Hồ sơ xin phép đăng cai tổ chức giải thể thao bao gồm:

    a) Đơn xin đăng cai tổ chức giải thể thao, trong đó nêu rõ mục đích tổ chức, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;

    b) Điều lệ giải thể thao;

    c) Danh sách ban tổ chức giải thể thao;

    d) Chương trình thi đấu và các hoạt động khác của giải thể thao;

    đ) Tên giải thi đấu; huy chương, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải.

    2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 của Luật này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, nếu không cho phép phải nêu rõ lý do …:


    Theo các qui định nêu trên, về nguyên tắc thì VFF được quyền tổ chức và quản lý theo thẩm quyền các cuộc thi đấu bóng đá trong nước và quốc tế (kể cả các trận đấu giao hữu) được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam nhưng phải lập thủ tục xin cấp phép tổ chức và phải được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL chấp thuận.|



    Trên thực tế, trước khi thành lập VPF, VFF là cơ quan tổ chức và quản lý các giải đấu như Giải vô địch quốc gia, Cúp quốc gia, Giải hạng nhất, hạng nhì, Giải vô định bóng đá nữ, Cúp VFF, một số giải U và các trận thi đấu giao hữu có đội tuyển quốc gia thi đấu tại Việt Nam ... Do đó, khi VFF đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức các cuộc thi đấu thì VFF là chủ sở hữu các giải đấu này nên có toàn quyền bán bản quyền truyền hình cho đối tác khác theo qui định.



    [​IMG]



    Mặt khác, tuy VFF lên kế hoạch một số giải đấu cho các lứa tuổi U nhưng trên thực tế thì cơ quan tổ chức các giải này lại không phải là VFF. Ví dụ, giải U21 quốc gia do báo Thanh Niên tổ chức hoặc một số giải đấu giao hữu do một số câu lạc bộ bóng đá tổ chức trong thời gian qua …


    Như vậy, VFF chỉ là cơ quan đầu mối lên kế hoạch tổ chức các giải đấu chứ không phải là cơ quan độc quyền tổ chức các giải đấu đó, mà tuỳ điều kiện hoàn cảnh của từng giải đấu (đã được lên kế hoạch) sẽ được thống nhất để có thể thực hiện hay không hay hoặc do cơ quan, đơn vị nào đứng ra thực hiện khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.



    Không biết Hợp đồng giữa VFF và AVG có nêu các nội dung gì về việc VFF phải tổ chức các giải đấu cụ thể nào. Tuy nhiên, do VFF không phải cơ quan được độc quyền tổ chức các sự kiện này, vì thế, nếu các sự kiện này hàng năm có thay đổi về cách thức tổ chức (có diễn ra hay không, thời điểm và địa điểm như thế nào) và ai đứng ra tổ chức các giải đó thì VFF cũng không thể quyết định được.



    Trường hợp nếu VFF có cam kết cụ thể với AVG phải tổ chức giải đấu nào đó nhưng không thực hiện được mà do không tổ chức được hoặc do cơ quan, đơn vị khác đứng ra thực hiện dẫn đến AVG không có bản quyền truyền hình thì tự VFF phải chịu trách nhiệm với AVG còn cơ quan, tổ chức thực hiện giải đấu đó không liên quan.



    Vì vậy, có thể hiểu rằng hợp đồng đã ký giữa VFF và AVG là loại hợp đồng mở, tức là nếu trong thời hạn của hợp đồng mà VFF tổ chức sự kiện thi đấu bóng đá nào thì bản quyền truyền hình các sự kiện đó thuộc về AVG, còn nếu cơ quan, đơn vị khác được phép tổ chức sự kiện thi đấu bóng đá đó thì VFF không có quyền chủ sở hữu nên AVG cũng không có bản quyền truyền hình về sự kiện này.



    Tính chất pháp lý của Hợp đồng giữa VFF và AVG


    Theo Điều lệ của VFF nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền cao nhất của VFF là Đại hội Đại biểu toàn quốc họp thường kỳ 04 năm một lần, Đại hội thường niên hoặc Đại hội bất thường. Trong đó Đại hội toàn quốc có thẩm quyền: “Thông qua quyết toán tài chính nhiệm kỳ trước và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới”- điểm d, khoản 1 Điều 20.



    Ngoài thẩm quyền của Đại hội thì Ban chấp hành của VFF có thẩm quyền như sau: “Quyết định kế hoạch tài chính của Liên đoàn”- điểm e, khoản 3 Điều 28.


    Về thẩm quyền đại diện theo pháp luật của VFF:

    Chủ tịch Liên đoàn: “Đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Liên đoàn và là chủ tài khoản”. - điểm a Điều 32.

    Việc đại diện và chữ ký của lãnh đạo VFF được qui định tại Điều 40 như sau:

    “Chủ tịch và TTK là người đại diện cho LĐBĐVN trong các quan hệ đối nội, đối ngoại.

    Các Phó Chủ tịch có quyền ký thay khi được Chủ tịch ủy quyền.

    Các Phó Tổng Thư ký được quyền ký thay khi được Tổng Thư ký ủy quyền.”


    Theo thông tin chúng tôi có được từ bài viết trên: http://www.tienphong.vn/The-Thao/562744/Ho-so-cuoc-chien-ban-quyen-truyen-hinh-tpp.html, có nội dung:



    - Ngày 08/6/2010, Liên đoàn có Công văn gửi Bộ VHTT&DL về việc hợp tác với AVG trong thời gian 20 năm và được Bộ đồng ý về chủ trương;

    - Ngày 30/10/2010, Thường trực VFF họp ngày 30-10-2010 giao ban Tiếp thị và Vận động tài trợ đàm phán có tính tới quyền lợi các CLB tham dự giải VĐQG 2010.

    - Ngày 8-12-2010, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ có văn bản giao TTK Trần Quốc Tuấn ký hợp đồng với AVG. Hợp đồng giữa VFF với AVG được ký ngày 8-12-2010.

    Đối chiếu các thông tin nêu trên thì chủ trương bán độc quyền truyền hình các giải đấu do VFF tổ chức không được thông qua về kế hoạch tài chính nhiệm kỳ tới tại Đại hội đại biểu toàn quốc hoặc Đại hội thường niên và cũng không được Ban Chấp hành quyết định kế hoạch tài chính của Liên đoàn mà chỉ được xem xét tại thường trực BCH Liên đoàn là không đúng qui định của Điều lệ.

    Mặt khác, theo qui định của Điều lệ thì vào thời điểm này, ông Nguyễn Trọng Hỷ là đương kim Chủ tịch Liên đoàn và là người đại diện theo pháp luật của VFF, do đó, ông Hỷ chỉ có thể uỷ quyền cho các Phó Chủ tịch ký thay mình nên việc uỷ quyền cho TTK Trần Quốc Tuấn ký Hợp đồng này là trái qui định.

    Vì vậy, nếu chỉ xét về mặt kỹ thuật và các thông tin được nêu trên là đúng thì Hợp đồng đã ký giữa VFF và AVG về bản quyền truyền hình có khả năng bị vô hiệu là rất lớn nếu đưa ra tài phán tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.



    Ai có quyền về bản quyền truyền hình trong việc tranh chấp này?


    Theo LTDTT qui định về quyền sở hữu đối giải thể thao như sau:



    “Điều 53. Quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp



    1. Việc bảo hộ quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo pháp luật về dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    2. Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức.

    3. Chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao vàgiải thể thao chuyên nghiệp được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giải thể thao cho tổ chức, cá nhân theo hợp đồng do các bên thoả thuận.

    4. Chính phủ quy định chi tiết về quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp.”


    Theo Nghị định số: 77/2006/NĐ-CP hướng dẫn LTDTT qui định:



    “Điều 12. Quyền của chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp

    1. Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp có các quyền sau đây:

    a) Định hình giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp trên bản ghi âm, ghi hình;

    b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

    c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp;

    d) Phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

    2. Chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được chuyển nhượng quyền sở hữu theo hợp đồng do các bên thoả thuận. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ.

    3. Các trường hợp sử dụng giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp không phải xin phép, không phải trả tiền chủ sở hữu:

    a) Trích dẫn không quá 10% thời gian mỗi cuộc thi đấu hoặc trận thi đấu nhằm mục đích cung cấp thông tin tuyên truyền;

    b) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy.

    Hiện tại, VPF và AVG đang tranh chấp về bản quyền truyền hình về Giải Ngoại hạng, Giải hạng Nhất, Cúp quốc gia và trận tranh Siêu Cúp. Vấn đề pháp lý cần làm rõ ở đây là:

    Hiện này VFF có còn là bên quản lý và tổ chức bốn cuộc thi đấu bóng đá này hay không. Để trả lời câu hỏi này thì cần xác định VFF và VPF ai đã xin phép và được chấp thuận bằng văn bản của Bộ VHTT&DL?. Có thể xảy ra một trong ba trường hợp như sau:

    * Trường hợp thứ nhất:

    VFF vẫn là đơn vị tổ chức và quản lý cả bốn cuộc thi đấu bóng đá này (đã đăng ký xin phép và được Bộ VHTT&DL chấp thuận) và chỉ chuyển giao cho VDF tiến hành quản lý quá trình hoạt động thì xác định VFF là chủ sở hữu các giải đấu này. Do VFF đã bán bản quyền truyền hình các cuộc thi đấu bóng đã cho AVG nên AVG có toàn quyền về bản quyền truyền hình. Trường hợp VFF chuyển nhượng cho VPF quyền sở hữu về bốn cuộc thi đấu bóng đá này thì quyền lợi và nghĩa vụ của VPF còn phụ thuộc vào qui định của Hợp đồng đã ký giữa VFF và AVG.

    * Trường hợp thứ hai:

    Sau khi thành lập VPF, VFF từ bỏ hoặc không trực tiếp tiến hành tổ chức và quản lý bốn cuộc thi đấu bóng đá này nữa và VPF đã đăng ký xin phép và được Bộ VHTT&DL chấp thuận thì thì VPF là chủ sở hữu các giải đấu này nên có toàn quyền bán bản quyền truyền hình cho đối tác khác theo qui định. Còn VFF vẫn là chủ sở hữu các cuộc thi đấu bóng đá còn lại nên AVG cũng chỉ có bản quyền truyền hình về các cuộc thi đấu bóng đá còn lại mà VFF có quyền tổt chức và quản lý mà thôi.

    * Trường hợp thứ ba: (ít khi xảy ra):

    Từ khi có Luật TDTT, nhưng trong quá trình tổ chức các cuộc thi đấu bóng đá mà VFF không xin phép để Bộ VHTT&DL chấp thuận theo qui định và VPF sau khi thành lập cũng chưa xin phép để Bộ VHTT&DL chấp thuận cho phép tổ chức và quản lý bốn cuộc thi đấu bóng đá này thì về nguyên tắc bốn cuộc thì đấu bóng đá này là trái luật và sẽ không được tổ chức hoạt động vì chưa được cấp phép và nếu có diễn ra thì không ai có bản quyền truyền hình về các cuộc thi đấu bóng đá này.



    Luật sư Vũ Công Dũng (Trưởng VPLS Bảo Hiến – ĐLS TP. Hà Nội)

    Thấy mấy bác luật phân tích quá hay, em dự AVG quả này trắng tay VFF vài chú hạ cánh ko an toàn.
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.568
    Đã được thích:
    4.548
    Nếu như đúng như phân tích trên đây thì mấy bố VFF quả là cao tay còn gì, xử tới cùng thì cao nhất cũng chỉ tới cái tội "cố ý làm trái nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng cho NN". Tội này thì chỉ cách chức là cùng, ta lại bảo chú Kiên xếp cho vài cái ghế bên VPF ngồi chả sướng hơn ghế VFF à. AVG coi như tính già hóa non, nghiên cứu luật không kỹ nên vớ phải cái hợp đồng cuội mà tưởng là bắt được vàng. AVG có thể kiện riêng một số cá nhân VFF về tội "lừa đảo", nhưng hình như từ đó tới giờ chưa nghe thấy CBNN nào bị xử về tội này thì phải.
  3. hatrang1234

    hatrang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2010
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Những lý do theo bầu Kiên, đại diện cho VPF, không chấp nhận hợp đồng nhượng quyền bản quyền truyền hình giữa LĐBĐ VN và AVG, gồm:

    1. Giá chuyển nhượng quá thấp.

    2. Thời gian chuyển nhượng quá dài (20 năm).

    3. LĐBĐ VN đã không hỏi ý kiến và nhận sự ủy quyền của các câu lạc bộ chuyên nghiệp (CLB) khi ký hợp đồng này nên hợp đồng vô hiệu.

    4. LĐBĐ VN ký với AVG, LĐBĐ VN chịu trách nhiệm với AVG. VPF không ký với AVG, VPF không chịu trách nhiệm với AVG.

    5. VPF là người tổ chức giải đấu Super League, cấp bản quyền truyền hình cho ai là quyền của VPF, không liên quan đến AVG.

    6. VPF sẵn sàng ra tòa với LĐBĐ VN và AVG.

    Trong bài viết này, chúng tôi không bàn đến lý do 1 và 2 của bầu Kiên mà chỉ đề cập đến những phần đang tranh luận trong thời gian qua liên quan đến bốn lý do còn lại của bầu Kiên.


    Đầu tiên là hợp đồng giữa LĐBĐ VN và AVG có vô hiệu không?

    Theo bầu Kiên, bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp thuộc quyền sở hữu chung của LĐBĐ VN và các CLB. Tuy nhiên, bầu Kiên không nhắc đến điều lệ của LĐBĐ VN, được các thành viên trong đó có các CLB thông qua, được xây dựng theo hướng dẫn của FIFA, được Bộ Nội vụ Việt Nam phê duyệt ngày 19-3-2010. Điều lệ này có giá trị như một thỏa thuận giữa LĐBĐ VN và các thành viên, được FIFA và pháp luật Việt Nam bảo hộ. Về bản quyền truyền hình:

    Điều 74. Các quyền lợi

    1. LĐBĐ VN và các thành viên là những chủ sở hữu đầu tiên của tất cả các quyền lợi xuất phát từ các giải đấu và các sự kiện khác diễn ra trong phạm vi quyền hạn của các tổ chức này mà không có sự giới hạn nào về nội dung, thời gian, địa điểm và luật lệ. Những quyền lợi này bao gồm tất cả các quyền lợi về tài chính, ghi hình và ghi âm, bản quyền truyền hình và tường thuật…

    2. Ban chấp hành quyết định phương thức và mức độ sử dụng những quyền trên đồng thời đưa ra các quy định đặc biệt cho mục đích này. Ban chấp hành có quyền quyết định sử dụng độc quyền các quyền trên hoặc liên kết với một bên thứ ba hoặc hoàn toàn thông qua bên thứ ba.

    Như vậy các quy định trên của điều lệ LĐBĐ VN đã khẳng định: Các thành viên (trong đó có các CLB) thông qua điều lệ giao quyền cho ban chấp hành (BCH) quyền quyết định về bản quyền truyền hình của các giải đấu (bao gồm cả giải bóng đá chuyên nghiệp). BCH LĐBĐ VN đã quyết định hợp tác với AVG về bản quyền truyền hình. Mặt khác, Nghị quyết Đại hội thường niên của LĐBĐ VN năm 2010 đã chấp thuận hợp tác về bản quyền với AVG. CLB của bầu Kiên (trước đây là Hà Nội ACB) là thành viên của LĐBĐ VN, đương nhiên có quyền tham dự Đại hội thường niên của LĐBĐ VN cũng đã tham gia thông qua nghị quyết này.

    Bầu Kiên đã thông tin cho báo chí biết ông đã biết rõ một số nội dung quan trọng của hợp đồng giữa LĐBĐ VN và AVG trước khi được ký, ông đã gọi điện thoại phản đối đến ông Lê Hùng Dũng và ông Phạm Nhật Vũ (Chủ tịch AVG). Tuy nhiên, không có thông tin CLB của bầu Kiên có văn bản khiếu nại gửi đến LĐBĐ VN theo đúng quy định của LĐBĐ VN. Như vậy lập luận của bầu Kiên là các CLB không ủy quyền cho LĐBĐ VN là không chính xác vì với việc thông qua điều lệ của LĐBĐ VN, các CLB đã ủy quyền cho BCH LĐBĐ VN quyết định về vấn đề bản quyền truyền hình.

    Theo Báo Pháp luật TP.HCM.
  4. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    Cầu mong sự việc được ra tòa, để cái bản HĐ 20 năm đc công bố, xem nó như thế nào, lúc đó khéo có nhiều trò vui !
  5. conbodien

    conbodien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    link Vnex

    Bầu Kiên 'tố' hợp đồng của AVG và VFF không đúng luật

    Chiều 4/1, VPF đã có công văn gửi liên bộ Tư pháp, Văn hóa Thể thao, Thông tin Truyền thông đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của hợp đồng bản quyền truyền hình của AVG. Cùng ngày, VFF tái khẳng định mình là chủ sở hữu giải quốc gia.
    > Bầu Kiên 'phớt lờ' AVG, ông Phạm Nhật Vũ phản pháo


    [​IMG]
    Bầu Kiên đưa ra lý lẽ bác tính hợp pháp của hợp đồng bản quyền truyền hình giữa AVG và VFF. Trong công văn VPF đưa ra hai điểm mà công ty này cho là VFF và AVG đã vi phạm luật khi ký hợp đồng bản quyền truyền hình:
    VPF cho rằng khoản 2 Điều 53 Luật thể thao và Điều 12 Nghị định 112, quy định quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp thuộc về VFF và các CLB bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng thực tế khi ký hợp đồng nói trên VFF chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB bóng đá chuyên nghiệp về việc ủy quyền cho VFF đại diện các CLB đàm phán, ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp.

    Theo VPF, khi ký hợp đồng với VFF vào ngày 08/12/2010 AVG chỉ là doanh nghiệp được phép truyền dẫn, phát sóng các chương trình truyền hình chứ không phải là một đài truyền hình. AVG không có quyền hoạt động báo chí, không được sản xuất tác phẩm báo chí (ở đây là các trận đấu).
    "Mặc dù công ty VPF luôn mong muốn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của VFF, nhưng công ty VPF nhận thấy nếu thực hiện Hợp đồng nói trên sẽ không phù hợp với các quy định của pháp luật", công văn của VPF ghi.
    [​IMG]
    Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ ký công văn 06 gửi VPF. Cùng ngày 4/1, Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF cũng đã có công văn gửi các cơ quan liên qua, tiếp tục khẳng định mình là chủ sở hữu duy nhất giải bóng đá vô địch quốc gia và các giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, đồng thời dẫn chứng ra một loạt các điều khoản trong Luật thể thao để làm rõ quan điểm của tổ chức này.
    VFF khẳng định việc VFF chuyển quyền quản lý, tổ chức và điều hành theo Nghị quyết 426 có ý nghĩa là việc ủy quyền cho thành viên của VFF (ở đây là VPF) tổ chức thực hiện, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật của giải cũng như quyền lợi nhà tài trợ giải theo chỉ đạo và quyết định của VFF cũng như thông lệ của FIFA.
    Trước đó, ngày 3/1, AVG đã gửi công văn đòi VTC bồi thường và xin lỗi vì đã làm truyền hình trực tiếp trận đấu V.Ninh Bình và CS Đồng Tháp ở vòng một giải Ngoại hạng quốc gia hôm 1/1.
    ........................
    giờ đúng hay sai chỉ ở bên nào đấm nhiều tiền hơn cho T.án
    còn về luật thì có vẻ bầu Kiên đang ở cửa trên
  6. procs16

    procs16 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    4
    có vẻ đây cũng là 1 trong những mục đích của VPF
  7. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.737
    Đã được thích:
    947
    Việc đòi bản quyền hiện giờ đã leo thang sang nhiều bên, và nhiều cấp (Đã đến cấp bộ), nhưng nhìn chung chính ra chỉ có 2 phe: 1 bên là những ông đại tư bản và 1 bên là các ông chính quyền tham nhũng. Sắp tới sẽ có 2 kịch bản chính

    Một là các ông bầu thắng, bản quyền về tay VPF, Hỷ từ chức , VFF tan rã.

    Hai là VFF được các bộ ngành (có thể đến cấp cao hơn) chống lưng thắng được bản quyền. Trong trường hợp này bầu Kiên chắc chắn sẽ thực hiện lời đe dọa, 6 CLB ly khai. Lúc đó VFF chắc đôn tạm mấy đội hạng nhất lên đá ?

    Nếu trường hợp 2 xảy ra, không hiểu số lượng khán giả đến sân hoặc thậm chí theo dõi qua truyền hình còn bao nhiêu? Lúc đó chắc 6 tỉ 1 năm cũng đắt.
  8. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Sao tui van khong6 the danh tieng viet co dau nhu xua nua vay !? TTVN choi ky thi ah !?
  9. SAM2_AK47

    SAM2_AK47 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    1.755
    Đã được thích:
    1.199
    Chính xác

    Theo mình dự chắc chắn vụ này sẽ ra tòa khả năng bác Kiên Thắng là rất cao khi tòa tuyên bố HĐ giữa AVG và VFF ko có giá trị pháp lý.
  10. procs16

    procs16 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    4
    khả năng li khai chắc không có đâu nhưng thời buổi làm ăn khó khăn có thể có nhiều ông bầu dừng cuộc chơi với bóng đá lắm chứ. Trong vụ này tất cả các bên đều thiệt hại, giải đấu mà kém hấp dẫn thì có ai xem, lấy đâu ra tiền quảng cáo mà nuôi.

Chia sẻ trang này