1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Cuộc chiến bí mật" của Lào. Ta tham gia ra sao??

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Patriotxx, 19/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Patriotxx

    Patriotxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    "Cuộc chiến bí mật" của Lào. Ta tham gia ra sao??

    http://en.wikipedia.org/wiki/Conflict_in_Laos_involving_the_Hmong

    Cuộc chiến này diễn ra ở Lào từ năm 1975 đến nay, người Hmong dưới sự kích động của Hoa Cầy đứng lên đòi li khai hoặc giải tán chính phủ Lào. nghe nói cao điểm của vụ này là năm 2002 khi Lào buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của anh Vịt mới dẹp yên được cái hội này.

    Cái này rất phổ biến trên internet, nhưng ở VN ta lại tuyệt nhiên chả hề nhắc đến. Có bác nào biết thông tin chi tiết không chia sẻ cho em với. Ta tham gia vụ này ra sao,bọn tây nói Vịt tham gia tất có lý do, và cũng không thể ở dạng cố vấn quân sự. Chắc cũng phải hàng sư các bác nhỉ.
  2. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    đây nhé, theo tài liệu của bác Spirou:
    Đây là bài viết về cuộc xung đột tại Lào từ năm 1975 trở về đây, trong đó VN đóng vai trò chính.
    Sau khi nắm quyền lực, Pathet Lào thắt chặt quan hệ với Việt Nam và bắt đầu tổ chức lại quân đội chính quy, bao gồm cả lực lượng không quân mới- Không quân nhân dân Lào (LPLAAF). Pathet Lào đã từng nhận một số máy bay vận tải vào năm 1962, nhưng họ đã nhanh chóng chuyển giao cho Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam đã tổ chức và huấn luyện cho trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của Pathet Lào vào năm 1973 với khoảng nửa tá An-2 và An-24. Đơn vị này hoạt động tại căn cứ Wattay khi Viên Chăn trở thành thành phố trung lập, họ hỗ trợ các đơn vị Pathet địa phương và chuyên trở các nhân vật quan trọng của Pathet Lào. Một chiếc An-24 rớt tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 03 năm 1974, mang theo bộ trưởng ngoại giao Angieri và 15 nhà báo ngoại quốc.
    Khi đa phần lực lượng phái trung lập và phe hữu Lào buông vũ khí, thì người Hmong vẫn tiến hành cuộc chiến cho dù không còn sự hỗ trợ của Mỹ. Các lực lượng của người Hmong chuyển xuống vùng đồng bằng, xây dựng các căn cứ chiến đấu cho cuộc chiến mới. Các trận đánh diễn ra tại cánh đồng Chum, khoảng 60,000 người Hmong phải tị nạn. Họ tổ chức lại trong một tổ chức gọi là Chao Fa trong dãy núi Phu Bia, và mở rộng các cuộc tấn công dọc đường 13, thậm chí còn tấn công các cứ điểm của Lào cách Viên Chăn chỉ có 60 cây số.
    Quân đội giải phóng nhân dân Lào vẫn còn đang trong quá trình huấn luyện và tổ chức. Chuyên gia Việt Nam giúp đỡ bảo trì các máy bay Mỹ để lại, nhưng do thiếu thốn thiết bị và đạn dược nên khả năng tác chiến còn hạn chế. Máy bay T-28 được dùng để oanh tạc căn cứ của người Hmong, còn C-47 và C-123 dùng để chuyển quân. Các máy bay cũ của không lực hoàng gia Lào được điều động để hỗ trợ các chiến dịch quân sự, như máy bay DC-3, DC-4 và C-46. Không quân Lào có 29 chiếc T-29, 8 chiếc hoạt động tại Muang Phonsavan, một số khác đóng tại Long Tieng. Do thiếu nhân viên và phi công, chính phủ phải tha một số nhân viên chính quyền cũ và đưa họ vào sử dụng. Một số lợi dụng cơ hội để đào thoát sang Thái Lan. Khoảng 9 máy bay đã trốn sang Thái Lan từ năm 1975 cho đến 1977, bao gồm 1 T-28, 1 C-47, 1 An-2, 4 UH-34, và 1 T-41. Ngoại trừ chiếc An-2 đuợc trả về Lào, còn lại đều bị Thái Lan thu giữ. Hai chiếc UH bị người Hmong bắn hạ.
    Với sự giúp đỡ của Việt Nam và Liên Xô, từ năm 1977 không quân Lào được mở rộng thêm. Trung đoàn tiêm kích được thành lập với 10 chiếc Mig-21 PFM, 2 chiếc Mig-21U, 6 An-24 và 4 Mi-8. Theo nguồn tin ko rõ ràng, còn có Mig-17 và Mig-15 UTI được chuyển giao, nhưng có lẽ là của không quân Việt Nam hỗ trợ thì đúng hơn. Liên Xô còn giúp xây dựng căn cứ radar nhằm theo dõi Thái Lan và Trung Quốc. Căn cứ Muang Phonsavan ở Cánh đồng Chum được xây dựng thành một căn cứ không quân hiện đại, một số sân bay khác cũng được sửa chữa.
    Khi lực lượng đã sẵn sàng, quân đội Lào cùng với 40,000 quân tình nguyện Việt Nam tổ chức một chiến dịch tấn công phỉ Mẹo (tức người Hmong). Đầu năm 1977, nhiều căn cứ trên đồi bị quân đội VN bao vây với hỗ trợ của pháo 130mm. Không quân Việt Nam sử dụng một số máy bay F-5A/E oanh tạc căn cứ phỉ Mẹo, các loại bom napal và bom bi đã được sử dụng.
    VN còn sử dụng Mig-21s bay cùng với T-28 của Lào, Mig-21 đóng tại căn cứ Pakse ở miền nam đôi khi cũng tiến hành các vụ oanh tạc Khơme đỏ. Các đợt tấn công của VN có sử dụng trực thăng đổ bộ đặc công chiếm giữ các điểm cao. Sau đó trực thăng còn chuyên chở pháo tới đóng tại các vị trí đó. Sau các đợt oanh kích dữ dội bằng pháo và không quân, quân đội VN chiếm được căn cứ trong dãy núi Phu Bia, do 3000 quân phỉ Mẹo phòng thủ, vào mồng 03 tháng 12 năm 1978.
    Nhạy cảm: Phương tây tố cáo rằng vũ khí hoá học đã được sử dụng để đánh phỉ Mẹo. Ngưòi tị nạn khi đến Thái Lan kể rằng làng của họ bị máy bay ném bom hóa học xuống,......Mỹ cũng xác định rằng vũ khí vi trùng do LX chế tạo đã được sử dụng......tự kiểm duyệt
    Cuối cùng, sau nhiều năm đánh nhau ác liệt, VN cũng đã đẩy lui được phỉ Mẹo. Lực lượng phỉ phải xóa bỏ cấp tiểu đoàn, tiến hành các trận đánh kiểu du kích nhỏ. Quân đội VN không bao giờ đóng giữ lâu dài tại Lào, họ chỉ gửi các đơn vị sang để hỗ trợ. Máy bay ném bom chỉ thỉnh thoảng được sử dụng, nhất là vào các chiến dịch mùa khô. Giống như ở Campuchia, quân đội VN chủ yếu dựa vào trực thăng vũ trang. Theo nguồn tin phương tây, VN lần đầu tiên sử dụng trực thăng Mi-24 A tại Lào vào năm 1985. Tháng tư năm đó, phỉ Mẹo tuyên bố bắn rơi 1 trực thăng Mi-8 của không quân Lào, có chở theo 2 vị tướng Việt Nam và 3 chuyên gia Liên Xô.
    Cuộc chiến Trung Việt vào năm 1979 đã thay đổi tình hình xung đột tại Lào. Bắc Kinh cùng Thái Lan hỗ trợ quân sự cho quân phỉ Mẹo. Nhiều phe phái nhóm họp lại thành một tổ chức lỏng lẻo: Mặt trận thống nhất giải phóng nhân dân Lào, trong đó phe Chao Pha chiếm đa số. Một số nhóm phiến quân hoạt động tại miền Nam, tỉnh Champasak, liên kết chặt chẽ với Khơme đỏ. Quân phỉ Mẹo thiết lập 2 vùng "giải phóng" với 2 sư đoàn Lanna và Sip Songpana. Bắc Kinh thiết lập các căn cứ huấn luyện cho 3000 quân phỉ tại Vân Nam. Từ tháng 05 năm 79, 4000 quân phỉ Mẹo hoạt động dọc biên giới Trung Lào, chiếm nhiều vùng tại hai tỉnh Phông Saly và Viêng Say. Thái Lan lập trung tâm hành quân 309 để phối hợp các chiến dịch chống lại Lào. Đặc nhiệm Thái cung cấp vũ khí cho phỉ Mẹo, Thái Ranger thỉnh thoảng luồn sâu vào nội địa Lào để phá hoại các căn cứ của cộ.ng s.ản Thái. Lực lượng Thái Seal cũng hoạt động tại sông Mekong từ tháng 12 năm 1978.
    Không quân Lào được củng cố từng bước. Một đơn vị không quân thứ hai được thiết lập vào năm 1980, với khoảng 15 đến 20 Mig-21s và 2 Mig-21U. Lực lượng vận tải được tăng cường với 2 máy bay An-24, 10 An-2 vào năm 1977, 2 Yak-40 vào năm 1978, 6 An-26 vào năm 1979 và 2 Mi-6 vào năm 1985. Không quân Lào có tất cả 75 máy bay và 3500 nhân viên.
    ........
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    mấy vụ này cũng thường thôi, sau 75 ta còn phải chống Fulro các kiểu huống chi Lào hay Kam
    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 11:22 ngày 19/06/2008
  4. meoyeu06

    meoyeu06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Lào Việt là a e trong nhiều nghĩa nên Vịt có tham gia cũng dễ hiểu thôi!
    Bàn thêm về thông tin của cuộc chiến chống phỉ Lào: trong một cuộc nói chuyen trên VTV hay bai viết trên báo ANTG em ko nhớ rõ. Em nhớ có một bác nói công binh VN đóng cọc để T34 leo lên đc dốc tham gia tấn công một căn cứ của quân Hmôn. Các bac có thông tin về vụ này thì cho e xin với nha!
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Không quân lào còn có Mi-26 cơ đấy, hơn VN nhiều.
  6. skidvariween

    skidvariween Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Lào nó kết đồ vận tải thế bác
    Các lực lượng máy bay chiến đấu của nó thì đắp chiếu hạng nặng
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Hồi 2002 gì đấy em có đọc bài phóng sự trên báo Lao Động dịch của ông người Anh, người đã gặp đội quân này. Ông ấy kể đội này khốn cùng lắm rồi, chạy hết nơi này nơi khác. Gặp ông ta thì tất cả quỳ xuống xin người phương Tây và Mỹ cứu giúp đưa họ .... đi Mỹ. Vừa rồi thì Vàng Pao bị bắt. Nói chung, bây giờ chả có gì lớn.
    Quân ta, tới tận gần đây vẫn sang tìm hài cốt quân tình nguyện Việt Nam. Lực lượng đi nhiều ... đặc công, tiện thể âm thầm tiễu "phỉ" luôn.
  8. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ thì em ko thể gọi đây là đội quân nữa rồi. Bây giờ chắc chỉ còn là những toán phỉa nhỏ cướp bóc và buôn thuốc phiện để sống
    Tháng hai 2003, phỉ Lào lại mở rộng tấn công dọc theo đường số 06, phía bắc Viên Chăn, giết chết một số du khách. Chính phủ Lào mở các chiến dịch càn quét mới với sự giúp đỡ của Việt Nam,
  9. littlerock

    littlerock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi các bác : Vụ rơi máy bay trực thăng năm 1997, làm tổng tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch và nhiều sĩ quan cao cấp khác hi sinh có liên quan gì với mấy ông phỉ Lào này không ?
  10. anhkhoayy

    anhkhoayy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Giờ mới biết à

Chia sẻ trang này