1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Cuộc chiến bí mật" của Lào. Ta tham gia ra sao??

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Patriotxx, 19/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Vậy thời gian này quân ta bên Lào khoảng bao nhiêu bác. Cỡ 4-5 vạn không?
    Sau theo yêu cầu của Tung Kủa ta phải rút hết về và giải thể luôn bộ TTM QTN (lúc đó bác gì thiếu tướng người dân tộc làm TTM trưởng thì phải)
  2. lehahai

    lehahai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Dân quân bỏ làng đi sang Lào thì bị bắt là đúng rồi. Chỉ tiếc cả trung đoàn bộ đội kia thôi. Đúng là
  3. quangtungah

    quangtungah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    cái thông tin này là thật 100% đấy, xảy ra năm 68 ah, làng em có mười mấy người chết trong trận này ah, giấy báo tử đều ghi là chết ở mật trận phía tây " vừa điện về quê hỏi ông già thằng bạn ", ông ấy bảo không nhiều người biết về vụ này vì còn quá ít người còn sống. nhưng em thấy hơi lạ là năm 68 mình đã có cuộc hành quân cỡ trung đoàn bên Lào rồi ah.
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
  5. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Dạo này thông tin nghe kể xuất hiện nhan nhản trên ttvn. Có dạo các thông tin kiểu này xuất hiện như một mốt thời thượng, sau đó lắng xuống, giờ lại quay trở lại. Đúng là quy luật của ttvn sau một thời gian sẽ có một hiện tượng hay sự kiện nào đó lặp lại.
    Có một điểm rất chung là các thông tin nghe kể có nguồn là từ người thân từng trực tiếp tham gia sự kiện hay là các cựu chiến binh, các sỹ quan quân đội cấp cao đã nghỉ hưu. Tóm lại nguồn là những nhân chứng rất có giá trị. Không biết nguồn các thông tin đó có chính xác hay không (vì không thuộc về chính sử) nhưng các mem mới giờ trình độ tung tin không còn cao như dạo trước nên thông tin thường không có tính thuyết phục, rất mù mờ kiểu như không chắc ông cụ có nhớ rõ không hay lâu rồi bác ý không dám chắc(kiểu này nói thẳng là câu bài), hay dạng em thề thốt có trời có đất, có Ala, có thần Dớt chứng giám, kiểu tin này là thật 100% các bác tin hay không thì tùy.... Có những tin tức còn bị vạch là nhảm - vô hình chung đã làm giảm uy tín và danh dự của các cựu chiến binh thực sự đã cống hiến cho Tổ quốc - hình ảnh quân đội tự thế cũng đi xuống theo - làm cho thanh niên mất cảm tình và cực đoan hơn là bọn nhai lại nó có cớ để bôi xấu.
    Được hungsheva2004 sửa chữa / chuyển vào 20:33 ngày 02/07/2008
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nghe kể cũng là 1 cách tìm hiểu, có điều cũng phải nghe kể có phương pháp 1 tí. Ít ra cũng phải nắm được thông tin đơn vị, thời gian, địa điểm.... cụ thể thì mới có thể kiểm tra đối chiếu được. Chứ thế này thì chịu chết.
    Chưa kể CCB cũng là con người, nhầm lẫn sai sót là chuyện bình thường.
    được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 21:08 ngày 02/07/2008
  7. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Riêng chiến trường Lào giai đoạn trước 1975, có nhiều trường hợp quân ta đánh được 1 cao điểm --> giao cho Pâ thét Lào nhưng sang chiến dịch sau lại phải đánh lại điểm cao đó vì phía bạn đã để mất vào tay đối phương. Chỉ cần cụ nào 3 mùa chiến dịch mà đánh cùng 1 điểm cao thôi là đảm bảo thông tin bị nhiễu từ trận nọ sang trận kia liền.
    Cũng không trách các cụ được. Người lính khi ra trận có phải ai cũng để ý và có điều kiện ghi lại cụ tỷ từng chi tiết đâu - Ngay cả Lích sử Sư đoàn mà nhiều khi còn "vô tình" viết thiếu nữa là ...
  8. ngao55

    ngao55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
  9. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
  10. tomsatthu

    tomsatthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Xin bổ sung 1 số thông tin về Lào
    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC LÀO VÀ THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
    Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao.
    Quốc huy Lào
    Khẩu hiệu quốc gia: "Hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng"
    Độc lập:Từ Pháp, Ngày 19 tháng 7 năm 1949
    Đơn vị tiền tệ: Kíp
    Múi giờ: UTC +7
    Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Lào
    Thủ đô : Viêng Chăn
    Chủ tịch: Khamtai Siphandon /Khăm-tày Xi-phăn-đon
    Thủ tướng: Boungnang Vorachith /Bun-nhăng Vô-la-chit
    Diện tích:
    - Tổng số: 236.800 km². Đứng thứ 79
    - % nước: 2%
    Dân số
    - Tổng số (2002): 5.635.967 người. Đứng thứ 101
    - Mật độ: 24/km²
    Quốc ca Pheng Xat Lao
    Tên miền Internet : .la
    Mã số điện thoại: 856
    Lịch sử
    Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu. Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngùm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang. Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số công quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
    Từ 1955 đến 1975, Hoa Kỳ dựng lên ở Lào một hệ thống chính quyền dựa rất nhiều vào hậu thuẫn của họ. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào đã lật đổ chính quyền hoàng tộc của vua Savang Vatthana và nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xoá bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Lào.
    Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955. Quan hệ ngoại giao với Việt Nam cấp đại sứ được thiết lập từ ngày 6 tháng 9 năm 1962.
    Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập ASEAN. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.
    Chính trị
    Chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào). Người đứng đầu nhà nước là ************* được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được ************* đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng Bộ trưởng biểu quyết thông qua.
    Lào thông qua Hiến pháp mới năm 1991. Trong năm sau đó đã diễn ra bầu cử Quốc hội với 85 đại biểu. Các thành viên quốc hội được bầu bằng bỏ phiếu kín. Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1997 tăng lên thành 99 đại biểu đã thông qua các đạo luật mới mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ quyền phát hành các sắc lệnh liên quan. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra tháng 2 năm 2002 với 109 đại biểu
    Các tỉnh
    Lào được chia thành 16 tỉnh (khoueng), 1 thành phố trung ương* (kampheng nakhon), và 1 khu đặc biệt** (khetphiset):
    · Attapeu: Át-ta-pư
    · Bokeo: Bò-kẹo
    · Borikhamxay: Bô-li-khăm-xay
    · Champassack: Chăm-pa-xắc
    · Houaphan: Hủa-phăn
    · Khammouane: Khăm-muộn
    · Louang Namtha: Luông Nậm-thà
    · Louang Phrabang: Luông Pha-băng
    · Oudomsay: U-đôm-xay
    · Phongsaly: Phong-xa-lỳ
    · Saravane: Xa-la-van
    · Savannakhet: Xa-vẳn-nạ-khệt
    · Thành phố Vientiane *: thành phố Viêng-chăn
    · Tỉnh Vientiane: tỉnh Viêng-chăn
    · Sayabouri: Xay-nha-bu-ly
    · Saysomboun **: Xay-xổm-bun
    · Sekong: Xê-kông
    · Xieng Khouang: Xiêng-khoảng
    Việt Lào hai nước chúng ta
    Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long

Chia sẻ trang này