1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 và bình luận

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cu-bo, 14/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    như vậy là đạn pháo mỹ chiến lợi phẩm dùng được cho pháo liên xô hả bác phapphai?

    Còn về sự giúp đỡ của Liên Xô cho ta ngay khi cuộc chiến 1979 bùng nổ thì bên cạnh việc đưa hơn 20 sư đòan áp sát biên giới phía bắc TQ tập trận, hạm đội thái bình dương có mặt tại vùng biển Đông Nam Trung Quốc, không vận tòan bộ quân đoàn 2 từ K về nước, Liên Xô trực tiếp cung cấp cho ta lữ đòan pháo phản lực Grad đầu tiên, 400 xe tăng, xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích

    Em không nghĩ sự giúp đỡ như vậy là nhỏ chút nào, vả lại đây là 1 cuôc chiến hạn chế, chỉ diễn ra trên biên giới phía bắc nên việc Liên Xô chưa can thiệp trực tiếp vào là điều dễ hiểu :D
    tekute1976, JICKLEsuhomang thích bài này.
  2. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Đồng chí đi lính rồi mà còn bịa ra được điều lếu láo này sao ? thế ai viện trợ các đồng chí pháo binh để đánh Pháp ở ĐBP vậy !

    Các chú hèn bạc nhược, ko dám dùng nắm đấm sắt như BTT đánh thẳng vào miền nam, để bọn ngụy nó lập chính quyền. Năm 1974 không có TQ chia lửa thì chắc cũng còn lâu lắm mới thống nhất, ko có súng Type 56, xe tank Type 59, máy bay J-5/6, pháo cao xạ TQ thì các chú về thời đồ đá rồi còn đâu ! LX là lúc thấy vai trò của bọn nó quá nhỏ nhoi so với TQ nên mới đua viện trợ cho VN (dĩ nhiên tiềm lực LX lúc đó mạnh hơn hẳn TQ)
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Sự thật TQ sao mà bán VN được, chỉ có điều họ không đứng về chính nghĩa lập trường hòa bình, độc lập dân tộc của VN cộng với tư tưởng nước lớn mới manh nha sau khi CHNDTH ra đời.
    Ông Lo to lên gân cũng phải biết suy nghĩ chút, BBT đánh thẳng vào MN thế nào bị đuổi rút chạy về miền Bắc thế? Nam Hàn có lập CQ không? Ấy xem lại người dân BTT có gọi Xeun là ngụy không đã, hay Bình Nhưỡng cũng là ngụy có khác nhau đâu. Cái kiểu viện trợ ban ơn của TQ lúc ấy là mưu đồ dùng viện trợ tàu cho người Việt đánh pháp Mỹ cho tàu đến người VN cuối cùng. Mãi đến khi gần tàn cuộc chiến mới thấy trò đểu giả bị VN lật tẩy nên muối mặt rắp tâm bật đèn xanh cho Mỹ đánh VN tới cùng cho đến BG Việt Trung. Đồng thời quay lưng trước ước vọng hòa bình thống nhất của nhân dân VN. May quá rãy ra được ông béo dâm đãng tham lam phương bắc không thì VN giờ còn thê thảm hơn BTT nhiều lần ấy chứ lị. Chắc chắn sẽ thành bãi phóng uế/phóng tinh cho đế quốc và bành trướng BK
  4. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.953
    Đã được thích:
    481
    GS Thayer và câu chuyện Tháng Hai

    Nguyên nhân sâu xa chính là việc Việt Nam và Liên Xô ngày 3.11.1978 đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, trong đó có điều 6 thoả thuận rằng "trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công hoặc bị đe doạ tiến công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước".



    LTS: TVN xin đã gặp và phỏng vấn GS Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc, nhân dịp ông sang Việt Nam tham gia đàm thoại trên VTV6. Câu chuyện bắt đầu từ lễ kỷ niệm bỏ cấm vận vừa được tổ chức ở Mỹ...

    "Đến bù chiến tranh"?

    Thưa ông, vừa rồi bên Mỹ có tổ chức rất hoành tráng ký niệm 20 năm quan hệ kinh tế Mỹ - Việt (người Mỹ không thích dùng từ gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam - 3.2.1994). Trong suốt một thập kỷ rưỡi cấm vận kinh tế, ngoài lý do rút quân khỏi Căm-pu-chia, người Mỹ đã yêu cầu Việt Nam phải đạt được thành tích tốt trong kiểm điểm quân nhân Mỹ mất tích tại Việt Nam.

    Mỹ đã tham gia nhiều cuộc chiến trên thế giới, chuyện chết không tìm thấy xác cũng thường tình trong chiến tranh, vậy tại sao kiểm điểm người Mỹ mất tích tại Việt Nam lại quan trọng như vậy, là điều kiện tiên quyết cho việc gỡ bỏ cấm vận kinh tế?

    Bởi vì tại cuộc chiến tranh Việt Nam lần đầu tiên người Mỹ đã thua trong tủi nhục, và họ không chịu được chuyện đó. Họ dùng chuyện kiểm điểm những lính Mỹ mất tích làm một trong những cái cớ để làm khó Việt Nam, và cũng là cái cớ để xoa dịu những gia đình có người bị chết trong cuộc chiến bại này.

    Trong những năm 1976 -1978, việc Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ, bằng cách đặt ra điều kiện tiên quyết cho việc này là Mỹ phải trả khoản 3,25 tỷ USD để tái thiết Việt Nam, theo tinh thần của Hiệp định Paris.Ông nghĩ về sự lỡ hẹn đó như thế nào?

    Cũng là tâm lý của người thua cuộc thôi, bởi người Mỹ hiểu rằng khoản tiền này giống như tiền "đền bù chiến tranh" của nước thua cuộc. Và họ đã viện cớ chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vi phạm hiệp định hòa bình Paris để giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

    Còn phía Việt Nam thì không hiểu vai trò Quốc Hội ở Mỹ lại lớn như vậy, khi quyết định các khoản tín dụng như vậy, chứ không phải họ thực hiện theo ý chí của đảng cầm quyền.

    Thế tại sao khi Việt Nam đã xuống nước, khi Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền đã tuyên bố ở Tokyo rằng sẵn sàng đàm phán bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ vô điều kiện vào tháng 7.1978, Mỹ lại từ chối?

    Lúc này, Tổng thống Jimmy Carter đứng trước ba sự lựa chọn:

    - Bình thường hóa quan hệ đồng thời với cả Trung Quốc và Việt Nam.

    - Bình thường hóa với Trung Quốc trước.

    - Bình thường hóa với Việt Nam trước.

    Do quyết tâm chơi với Trung Quốc để chống lại Liên Xô, Tổng thống Carter đã chọn khả năng thứ hai, và trong đó có vai trò đặc biệt của Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski. Và việc Việt Nam đưa quân sang Căm-pu-chia tháng 12.1978 và cuộc chiến ở biên giới phía Bắc sau đó 2 tháng đã làm thay đổi tất cả. Mỹ chống lại việc Việt Nam đưa quân vào Căm-pu-chia, và sự việc diễn tiến như thế nào thì anh biết rồi đó.

    Nhưng chính quyền của Tổng thống Carter đã ủng hộ Đặng Tiểu Bình trong sự kiện đầu năm 1979?

    Đây là sự nhầm lẫn hoàn toàn. Khi Đặng Tiểu Bình, từ Mỹ về qua Tokyo, đã tuyên bố như vậy, và Washington đã rất tức giận. Mỹ không ủng hộ một nước mang quân sang một nước khác.

    Khi Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm một số nước Đông Nam Á vào tháng 11.1978 đã tuyên bố quan điểm của ông ta về Việt Nam, Cố vấn An ninh Quốc gia Brzezinski đã vui mừng nhắc lại với báo chí Mỹ cơ mà?

    Brzezinski có quan điểm chống Việt Nam và Liên Xô rất quyết liệt. Lúc đó, Việt Nam vừa mới ký hiệp định đồng minh với Liên Xô.

    Như vậy, trong sự kiện đầu năm 1979 ở biên giới phía Bắc Việt Nam, quan điểm của phía Mỹ thế nào?
    Mỹ yêu cầu phía Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam, và Việt Nam rút quân khỏi Căm-pu-chia.

    Đó là trên lời nói?

    Trên thực tế, cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam, với Mỹ, là chuyện của hai nước cộng sản, không mấy đáng quan tâm với Mỹ.

    Còn việc Việt Nam rút quân khỏi Căm-pu-chia là đòi hỏi có thực. Bởi ngoài ý nghĩa quân đội Việt Nam có mặt trên đất Căm-pu-chia, các nước ASEAN, nhất là Thái Lan, phản đối rất dữ dội, và họ sợ Việt Nam nhân đà làm tới. Một số nước lại là đồng minh của Mỹ.

    Mỹ có ủng hộ Khmer Đỏ không?

    Không. Tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ khiến mọi người ghê tởm, và với chính quyền Mỹ cũng vậy.

    Thế sao năm 1982, Mỹ ủng hộ Liên minh Dân chủ của Sihanouk, Son San và Khmer Đỏ giữ ghế của Căm-pu-chia trong Liên Hợp Quốc?

    Liên minh này do Trung Quốc dựng lên nhằm lấy cái danh tiếng của Sihanouk và Son San để che đi cái tội ác của Khmer Đó. Nhưng Khmer Đỏ lại là lực lượng có thực lực duy nhất ở Căm-pu-chia trong cuộc chiến chống lại quân đội Việt Nam và chính quyền do Việt Nam dựng nên. Mỹ ủng hộ liên minh này vì lý do như vậy, nhưng chính quyền Mỹ đã ra lệnh cho các quan chức không được bắt tay với người của Khmer Đỏ.

    Nguyên nhân sâu xa..

    Theo ông, sự kiện ở biên giới phía Bắc Việt Nam đầu năm 1979 có hoàn toàn là sự trả đũa?

    Việc Việt Nam bất ngờ tấn công Khmer Đỏ và 7.1.1979 giải phóng Phnom - Penh chỉ là nguyên nhân trực tiếp.

    Nguyên nhân sâu xa chính là việc Việt Nam và Liên Xô ngày 3.11.1978 đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, trong đó có điều 6 thoả thuận rằng "trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công hoặc bị đe doạ tiến công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước".

    Qua điều 6 của bản hiệp ước dường như người ta hiểu liên minh này nhằm ngăn ngừa mối họa từ đâu. Trong khi đó, Trung Quốc coi Liên Xô là kẻ thù trực tiếp và số một.

    Thế những sự kiện trước đó, như vấn đề nạn kiều, hay việc Trung Quốc cắt hết viện trợ cho Việt Nam vào giữa năm 1978, được nhìn nhận thế nào?

    Đó là những sức ép lên ********************** nhằm làm cho tình hình Việt Nam thêm khó khăn, và bắt Việt Nam phải nhượng bộ. Thế nhưng, sau khi gia nhập khối Comecon (Hội đồng Tương trợ Kinh tế), do Trung Quốc cắt hoàn toàn viện trợ, Việt Nam đã ký hiệp ước liên minh với Liên Xô.

    Chính vì vậy, tại Đại hội 6 của **********************, tổ chức vào 12 năm 1986, Việt Nam đã quyết định đổi mới, và trong chính sách đối ngoại đã xác định "Việt Nam là bạn với tất cả", đặc biệt là không liên minh với nước nào để chống một nước nào.

    Lúc đó, hiệp ước với Liên Xô vẫn còn hiệu lực?

    Đúng. Nhưng Liên Xô dưới thời Gorbachev (lên từ 3.1985) có đường lối hòa hoãn với Trung Quốc, chủ yếu tập trung cải cách trong nước.

    Hiệp ước này, về mặt an ninh, không còn giá trị khi một số hòn đảo tại Trường Sa bị chiếm đóng đầu năm 1988.

    Xin cám ơn ông!

    http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/161743/gs-thayer-va-cau-chuyen-thang-hai.html
    karate_hn, cu-bo, hanhgl1 người khác thích bài này.
  5. look and feel

    look and feel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    5
    Làm thế quái nào là lượm được kho đạn pháo đủ bắn cho 30 năm nữa? VNCH hồi đó các năm tài khóa 1973 đến 1975 bị cắt giảm viện trợ tối đa của Mỹ, Pháo Binh VNCH hồi đó chủ yếu là 105 và 155 ly gần như bị tê liệt vì không đủ đạn để yểm trợ cho các cuộc hành quân nào lớn cả!
    Bị đánh ở đâu thì chỉ rút lui và triệt thoái, tiêu hủy pháo nếu không đem theo được thì lấy đâu ra cái kho đạn xài được 30 năm? Xạo thì cũng xạo vừa vừa thôi!
  6. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    cái thằng lon-to kia, mày k sủa thì không ai nói mày câm đâu
    JICKLEhanhgl thích bài này.
  7. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Về chuyện phản pháo. Tôi có đọc một tài liệu của Trung Quốc có khoe khoang: chúng dùng pháo cỡ nhỏ bắn vung vít sang ta để dụ cho pháo ta bắn trả, bộc lộ vị trí, chúng dùng rada xác định toạ độ rồi phản pháo để diệt. Thực hư không rõ, có thể chúng cường điệu, bốc phét (xảy ra thời kỳ tác chiến phòng ngự Vị Xuyên từ 1984-1988). Có một thực tế là pháo của chúng bắn như vãi đạn, bắn nhiều kinh khủng, người viết đã được "nếm" thời kỳ 1987, sau khi chúng no đòn trong trận ngày 7/1/1987.
    karate_hngaume1 thích bài này.
  8. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    428
    Bác Tướng nào nói sử dụng 30 năm ...là nói quá lên chút, ý nói sung đạn chiến lợi phẩm dồi dào đủ dùng thoái mái cho chiến dịch thôi. Không ai đong đếm cụ thể đâu.
    Google:
    Lần cập nhật cuối: 18/02/2014
  9. JICKLE

    JICKLE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    18
    Trích từ Facebook của nhà báo Thiềm Thừ (Nguyễn Đình Quân).

    Ngã rẽ cuộc đời
    16 Tháng 2 2014 lúc 14:51

    Bức ảnh này được chụp tháng 8 năm 1979, khi tôi 17 tuổi 2 tháng, cao chưa tới 160cm, nặng 45 kg. Nếu không có cuộc Chiến tranh biên giới, nổ ra ngày 17/2/1979, tôi đã không “đóng thùng” trong bộ quân phục đó, đã không trở thành một người lính khi còn non choẹt.

    [​IMG]



    Hồi tôi học lớp một, lớp hai, cùng với những bài như “bé bé bằng bông”, “ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, cô giáo còn dạy chúng tôi hát bài “Việt Nam, Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, mối tình hữu nghị sáng như biển Đông…”. Sau đó, tôi biết thêm về Trung Quốc qua những bộ phim như “Bạch Mao Nữ”, “Đứng gác dưới ánh đèn nê ông”, qua những cuốn sách như “Thượng Cam Lĩnh”, qua những quyển báo ảnh, lúc đó gọi là họa báo của Trung Quốc, bố tôi mang về. Trong những quyển họa báo rất đẹp bằng tiếng Việt có ảnh các đơn vị quân đội “học tập trước tác của Mao Chủ tịch”, công nhân mỏ dầu Đại Khánh, xã viên công xã Đại Đại, tranh vẽ về cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân (Khăn Vàng)… Đôi khi, kèm theo quyển họa báo còn có đĩa hát bằng nhựa mềm, ghi những “kinh kịch hiện đại cách mạng” như Dùng mưu chiếm Uy Hổ sơn. Thỉnh thoảng, trong nhà tôi có gói lương khô Trung Quốc, có hộp thịt Trung Quốc, kèm theo hộp thịt có cả chiếc kiềng bé xíu và mấy viên cồn khô… Trong ý niệm của tôi khi đó, Trung Quốc là phe mình, cùng với Liên Xô rất thân thiết với Việt Nam, “ông Liên Xô, bà Trung Quốc, ông đi guốc, bà đi giày, ông nhảy dây, bà đá bóng…”.

    Thế rồi, tôi thấy trong họa báo Trung Quốc những bức ảnh vũ khí của Liên Xô, mà Trung Quốc thu được trong cuộc xung đột biên giới Trung – Xô. Lên lớp ba, thầy giáo không bảo quản ca bắt nhịp cho lớp hát bài “Việt Nam, Trung Hoa” nữa. Bố tôi có cái radio Standar của Nhật, buổi tối ông thường nghe đài BBC, Hoa Thịnh Đốn, Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, những gì loáng thoáng nghe được qua các đài đó khiến tôi lờ mờ biết rằng, quan hệ Việt - Trung - Xô không còn khắng khít “ Việt Trung Xô, Việt Trung Xô, Xít Ta Mao Trạch ***** nghênh ngang” nữa. Đầu năm 1972, tôi thấy bố tôi và mấy ông bạn bàn tán nhiều, vẻ không vui về chuyện Tổng thống Mỹ Nixon được đón tiếp ở Bắc Kinh. Ngày 16/4/1972, máy bay B52 Mỹ rải thảm Hải Phòng, Hà Nội. Tôi và những đứa bạn chưa đầy 10 tuổi phải tự tay đào hào trú ẩn cho mình, sau đó là những ngày sơ tán gian khổ…

    Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Gia đình tôi về lại thị xã Hà Đông thân yêu. Một lần nghe đọc bút ký trên Đài Tiếng nói Việt Nam, hình như là chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân, trong đó có người hỏi Thủ tướng Phạm Văn Đồng, sau Hiệp định Paris Việt Nam có còn bị tình trạng chia cắt kéo dài như sau Hiệp định Geneve? Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói, năm 1954 chúng ta muốn giới tuyến tạm thời là vĩ tuyến 13, nhưng cuối cùng đã phải chấp nhận vĩ tuyến 17, bây giờ ta không để họ làm điều ấy nữa. Sau này, tôi biết rằng, chiến dịch mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được chuẩn bị và thực hiện một cách bí mật với “họ”, là Trung Quốc.

    Sau năm 1975, không còn họa báo Trung Quốc, không còn những bộ phim Trung Quốc, bớt dần những lời nựng nhau “môi hở răng lạnh”. Trong khu gia đình Học viện Quân y, tôi nghe các chú các cô – toàn sĩ quan quân đội – nói với nhau về sự lạnh nhạt của Trung Quốc với Việt Nam, chẳng hạn Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi thăm Trung Quốc, được mời cơm ở nhà ăn một đại đội…

    Năm 1978, bắt đầu nghe những câu chuyện về “nạn kiều”, người này dặn người kia đừng mua ti vi, tủ lạnh… người Hoa bán rẻ trước khi dắt díu nhau đi, vì nghe nói họ nhỏ a xít vào linh kiện. Cùng với tin chiến sự ở biên giới Việt Nam – Campuchia là thông tin về việc Trung Quốc giật dây “bè lũ diệt chủng Pol Pot, Ieng Xary, Khieu Xamphon” đánh Việt Nam. Ngày 25/8/1978, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang Lê Đình Chinh hy sinh trong sự kiện cửa khẩu Hữu Nghị. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Lê Đinh Chinh được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, phong trào noi gương Lê Đình Chinh được phát động, khắp nơi vang lời hát “chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh, nghe đất nước gọi như tiếng gọi của chính mình”. Những từ “bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh”, “nhà cầm quyền Trung Quốc” được dùng với mật độ ngày càng dày đặc trên báo, đài. Từ cuối năm 1978, bắt đầu có những cuộc xung đột vũ trang ở Cao Bằng, Lạng Sơn, có cả những trận đánh ác liệt thật sự, mỗi sự kiện xảy ra ở biên giới đều ngay lập tức được đưa lên báo, lên đài, lên truyền hình. Khi Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung ngày 17/2/1979, không mấy thấy người bất ngờ. Nhưng bây giờ, có người nói Việt Nam bị bất ngờ về cuộc tiến công đó.

    Tối tối, cả nhà tôi quây quanh ti vi, xem tin chiến sự, đặc biệt là mục bình luận của một ông Đại tá, nếu tôi nhớ không nhầm là Đại tá Cao Nham. Các trận đánh ở Bản Phiệt, Mường Khương, Cao Bằng… được tường thuật khá kỹ, có cả bản đồ tác chiến. Lúc đó, tôi đang học lớp 10 trường cấp 3 Nguyễn Huệ, thầy trò đều hừng hực khí thế chống Trung Quốc. Cô Đính dạy toán còn cắt ngắn tiết dạy, hào hứng nói về việc, nếu quân Trung Quốc kéo đến Hà Đông, người già và trẻ nhỏ sẽ đi sơ tán, còn cô trò ta sẽ ở lại chiến đấu bảo vệ thị xã, bảo vệ trường! Tối 4/3/1979, sau khi đưa tin chiến sự, Đài truyền hình Việt Nam đưa cảnh Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trả lời trong cuộc họp báo. Phóng viên nước ngoài hỏi, Việt Nam có lo lắng không trước việc Trung Quốc đã vào thị xã Lạng Sơn và có thể tiến sâu vào nội địa Việt Nam? Bộ trưởng nói ngắn gọn, các bạn có thể tự có câu trả lời, qua không khí cuộc sống tại Hà Nội, người lớn vẫn đi làm, trẻ em vẫn đi học bình thường.

    Lúc đó, tôi đã có dự định thi vào đại học Tổng hợp, hoàn toàn không có ý định sẽ làm anh bộ đội. Nhưng sau ngày 17/2/1979, mọi người Việt Nam đều có ánh mắt mang hình viên đạn. Ngày 5/3/1979, Chủ tịch Tôn Đức Thắng ký lệnh Tổng động viên. Ở tầng 2 phía trên nhà tôi, nhạc sĩ Vũ Trọng Hối sáng tác bài hát “Lời tạm biệt lúc lên đường”, có câu “Việt Nam ơi, Việt Nam ơi trái tim Việt Nam tình yêu cuộc sống, giặc dùng đạn bom thì ta giáng trả đạn bom”. Cuối tháng 3, trường tôi đón nhiều người từ biên giới về kể chuyện chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, trong đó có một cậu bé 15 tuổi ở Cao Bằng. Những câu chuyện kể của cậu thắp thêm lửa trong chúng tôi. Cũng thời gian ấy, các anh chị sinh viên trong khu tôi nghỉ học để đi xây dựng phòng tuyến Sông Cầu. Tháng 4/1979, trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự cử cán bộ về trường tôi, mời những học sinh giỏi nhất thi vào trường. Tất cả những điều ấy khiến tôi không mất nhiều thời gian để quyết định đường đời mình, theo một hướng khác dự định trước đó.

    Cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã mang đến ngã rẽ quan trọng trong cuộc đời tôi, trong cuộc đời rất nhiều bạn bè tôi. Với rất nhiều người khác, cuộc chiến ấy không mang lại ngã rẽ, mà cắt đứt, cướp đi cuộc sống của họ. Cả 6 tỉnh biên giới phía Bắc lúc ấy, nay là 7 tỉnh bị tàn phá tan hoang. Đất nước đã nghèo càng thêm khốn khó, khi trong tình trạng chiến tranh với Trung Quốc thêm 10 năm nữa, phải duy trì lực lượng quân đội quá đông. Lịch sử quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc thêm một vết đen rất lớn, rất đậm.

    35 năm sau cuộc chiến đó, mọi người vẫn nói nhiều về việc Trung Quốc đã gây ra cuộc chiến, nhằm phục vụ những mưu đồ của họ. Nhưng ít có người đặt câu hỏi, chúng ta có thể tránh được cuộc chiến tệ hại đó không, tránh bằng cách nào? Về cuộc chiến đó, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết rất sâu sắc, “A.Q. túm tóc Chí Phèo, để hai bác lính nhà nghèo cùng thua”. Chí Phèo là ai? Chí Phèo là những người gọi Trung Quốc một cách miệt thị là Tàu, là Khựa, là những người đòi phải mãi mãi căm thù Trung Quốc, phải nuôi dưỡng mối thù truyền kiếp, Chí Phèo có thể là tôi, là bạn, nếu tôi và bạn dửng dưng hoặc ngầm tán thành những sự kích động hận thù.

    Bạn Phạm Quang Vinh đã viết: “Mấy ngày trước đứng trong nghĩa trang Vị Xuyên, mình không thể cầm được nước mắt trước những tấm bia mộ của 1700 liệt sĩ còn nằm lại nơi biên viễn. Nhưng mình tin rằng, cách tốt nhất để tưởng nhớ họ, tưởng nhớ những người đã bỏ mình lại nơi biên viễn, là tạo dựng hoà bình, chứ không phải là bằng cách kêu gọi nhớ lại những mối thù dân tộc. Và hoà bình không thể có được bằng cách "tao thù mày, còn mày muốn hoà bình đừng thù tao nữa..." Chia sẻ với bạn suy nghĩ ấy.

    https://www.facebook.com/notes/thiềm-thừ/ngã-rẽ-cuộc-đời/10152269762041983
    nguyentnut thích bài này.
  10. JICKLE

    JICKLE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    18
    Xin được trích đoạn mà cá nhân mình rất thích:

    "35 năm sau cuộc chiến đó, mọi người vẫn nói nhiều về việc Trung Quốc đã gây ra cuộc chiến, nhằm phục vụ những mưu đồ của họ. Nhưng ít có người đặt câu hỏi, chúng ta có thể tránh được cuộc chiến tệ hại đó không, tránh bằng cách nào? Về cuộc chiến đó, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết rất sâu sắc, “A.Q. túm tóc Chí Phèo, để hai bác lính nhà nghèo cùng thua”. Chí Phèo là ai? Chí Phèo là những người gọi Trung Quốc một cách miệt thị là Tàu, là Khựa, là những người đòi phải mãi mãi căm thù Trung Quốc, phải nuôi dưỡng mối thù truyền kiếp, Chí Phèo có thể là tôi, là bạn, nếu tôi và bạn dửng dưng hoặc ngầm tán thành những sự kích động hận thù.

    Bạn Phạm Quang Vinh đã viết: “Mấy ngày trước đứng trong nghĩa trang Vị Xuyên, mình không thể cầm được nước mắt trước những tấm bia mộ của 1700 liệt sĩ còn nằm lại nơi biên viễn. Nhưng mình tin rằng, cách tốt nhất để tưởng nhớ họ, tưởng nhớ những người đã bỏ mình lại nơi biên viễn, là tạo dựng hoà bình, chứ không phải là bằng cách kêu gọi nhớ lại những mối thù dân tộc. Và hoà bình không thể có được bằng cách "tao thù mày, còn mày muốn hoà bình đừng thù tao nữa..." Chia sẻ với bạn suy nghĩ ấy."
    hanhgl thích bài này.

Chia sẻ trang này