1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 và bình luận

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cu-bo, 14/02/2014.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Bác đọc lại post của ông sỹ quan pháo binh nhé: "Cối 82, cối 60 đều dùng chung một loại ngòi là ngòi M5, M6. Ngòi M5 không có nắp bảo hiểm, ngòi M6 có mũ bảo hiểm khi bắn phải dùng tay rút chốt bỏ mũ này ra trước khi thả đạn vào nòng. Bình thường nó rất an toàn như bác hướnghn nghịch, nó không nổ được vì bên trong nó được 2 viên bi giữ chặt kim hỏa, làm cho kim hỏa không nhao vào kíp nổ được. Khi bắn dưới tác dụng của lực quán tính viên bi này tụt xuống, kim hỏa được giải phóng lúc này ngòi có tác dụng chạm đâu nổ đấy. ngòi nổ nổ, kích nổ cho đạn, khi chưa bắn thường chưa nắp ngòi vào đạn để đảm bảo an toàn trong vận chuyển.
    Khoảng cách tác dụng của ngòi khi đạn ra khỏi nòng khoảng 8-10m. Hai loại ngòi này chỉ có một tư thế nổ là nổ ngay(hay gọi tức thì) cũng được".

    Còn kíp (hay ngòi nổ) vẫn có thể nổ mà không cần hoạt động của kim hoả. Cấu tạo của kíp (ngòi) nổ ngoài thuốc nổ mạnh còn có 1 lớp thuốc nổ nhậy (trước đây thường là ni tơ rua chì). Chỉ bị kích thích nhẹ là phát nổ được cho nên nếu ở kho thì không bao giờ họ để chung đâu nổ với đạn cả.
    Riêng khối thuốc nổ chính của quả đạn, thuốc TNT lại rất khó nổ, có thể đun chảy, đốt,... mà không nổ (tụi tôi hồi nhỏ vẫn nghịch đun TNT đổ thành bánh, hay đổ vào ống nứa đi ném cá). Người ta cũng nói khối TNT bị viên đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ.
    Còn thông tin 5mm thì ở đây cũng có, không phải chỉ mình tôi nghe: http://vi.wikipedia.org/wiki/Súng_chống_tăng_B41
    Lần cập nhật cuối: 29/06/2014
  2. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Biếm họa "Hướng về biển Đông" - những hình ảnh biết nói

    TTO - "Các tranh vẽ rất hay, dí dỏm và ý nghĩa. Nên được dịch ra tiếng Anh và phổ biến đến các tờ báo và bạn bè quốc tế!" - Đây là ý kiến của bạn đọc CHAU HUYNH sau khi xem triển lãm tranh biếm họa "Hướng về biển Đông".





    [​IMG]


    Ngày 29-6, Tuổi Trẻ giới thiệu 8 trong tổng số 86 bức tranh biếm họa, ngay lập tức những "hình ảnh biết nói" này thu hút sự chú ý của bạn đọc.

    Cũng như bạn đọc CHAU HUYNH, bạn đọc NGUYỄN HỮU THI đề nghị: "Mong các họa sỹ tiếp tục phát hành ra công chúng thật nhiều các tranh biếm họa như vậy nữa. Qua đó, các hình ảnh trên sẽ góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh dài lâu trước một Trung Quốc ngang ngược và hiếu chiến".

    Tương tự, bạn đọc TRIET NGO bày tỏ: "Nếu các họa sĩ cho phép, tôi sẽ in các biếm họa này lên áo thun để phổ biến đại chúng. Tôi tin là sẽ có rất nhiều người hâm mộ và các hình ảnh trên sẽ góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh với Trung Quốc."

    Diễn ra từ ngày 30-6 đến 7-7 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội), triển lãm tranh biếm họa “Hướng về biển Đông” thu hút được sự chú ý của dư luận bởi nó đã đưa ra góc nhìn rất thời sự khi lên án tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

    86 bức biếm họa là cách giới họa sĩ biếm họa thể hiện cái nhìn trực diện về bản chất và tham vọng xâm chiếm vùng biển Đông của nước lớn Trung Quốc.

    Đáp ứng yêu cầu bạn đọc, Tuổi Trẻ Online tiếp tục giới thiệu thêm một số ảnh biếm họa tại cuộc triển lãm độc đáo này.



    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]






    [​IMG]








    [​IMG]








    [​IMG]








    [​IMG]








    [​IMG]








    [​IMG]








    [​IMG]
    314159 thích bài này.
  3. lqmmanh

    lqmmanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    133
    Tôi đang nói ngòi đạn pháo đồng chí lái sang cối. Thôi thì cối cũng được, không sao.

    Đồng chí copy post của sỹ quan pháo binh sang đây làm gì?
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=27015.560
    Trong loạt bài ấy có đồng chí longtrec là dân quân khí giỏi. Đồng chí ấy nói về ngòi có cái chốt vặn bên hông để chỉnh nổ chậm hay chạm nổ ngay. Đó là ngòi M-52 của cối 60 của Mỹ. Nhưng lại đưa hình ngòi nổ M-5 của Nga. Thành viên khác bât lại nên chịu. Người giỏi vẫn có lúc nhầm chứ.
    Đây là ngòi M-52 của Mỹ
    [​IMG]
    [​IMG]

    Đồng chí chẳng hiểu gì về nguyên lý nổ và cháy cả.

    Tại sao cần ngòi nổ? vì thuốc nổ trong liều nổ công phá chính nó không tự nổ được mà phải có cái gì đó nổ, giải phóng lượng năng lượng lớn trong thời gian ngắn để kích nổ nó. Đó là lý do cần ngòi nổ.

    Vậy chất nổ trong ngòi nổ làm bằng thuốc nổ ư? không đâu! nó làm bằng thuốc cháy. Khi bị mồi bởi hạt lửa do kim hoả đập thì nó cháy. Do kín hơi nên thuốc cháy và nổ giống như liều phóng đạn. Nếu không kín hơi thì nó cháy thôi. Cháy rất nhanh. Nhờ vụ nổ nhỏ của ngòi nổ mà đạn nổ.

    Vậy ngòi nổ mà đập nó đừng đập vào hạt lửa (kim hoả đã bị khoá rồi nhé, và chỉ có kim hoả đập trúng hạt lửa được) thì nó bể ra chứ có nổ đâu mà sợ.

    Ngòi M6 của Nga và TQ thì có nắp chụp đầu. Mà nắp ấy rất khó rơi ra do phải rút chốt mới mở ra được. Nên vận chuyển rơi rớt khó làm kim hoả bị tụt xuống. Mà có tụt xuống thì nó còn cái lò xo quán tính nữa sao nổ được.

    Còn chuyện đạn B-41 xuyên tấm thép 5ly đồng chí nghe nói và đọc trên mạng wiki thì đồng chí nên căn cứ vào tri thức và tư duy để lọc thông tin. Quả đạn đường kính gần 1 tấc với cái đuôi xoè ra bay xuyên qua tấm thép 5ly (chuyện trẻ con cũng không tin nổi) mà không nổ thì đầu kích nổ đã nát rồi.
    hk111333 thích bài này.
  4. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Bác chê tôi không hiểu gì về "nổ", nhưng có mỗi câu đầu tiên của bác là đúng: thuốc nổ cần kích thích mới nổ nên họ cần ngòi nổ (hay kíp nổ)!
    Các toàn bộ đoạn về sau chứng tỏ bác mới đúng là người "hiểu nhiều"!
    Thuốc cháy họ làm để giảm tốc độ cháy để dùng làm liều phóng. Tốc độ truyền nổ của thuốc cháy thấp hơn rất nhiều so với thuốc nổ. Chắc thành phần chủ yếu của thuốc cháy không khói ngày nay là tơ ri nitro cellulo được hòa vào hỗn hợp các nitro glycerin và các phụ gia khác. Nó có cháy chậm thì tên lửa, hay rốc két,... mới không thành quả pháo (hay ngay cả cái nòng súng mới không vỡ toác ra).
    Còn các loại ngòi nổ họ làm bằng thuốc nhậy cháy hay nhậy nổ. Chắc bác xem cái súng kíp của bà con dân tộc mới suy ra như vậy. Đúng là cái liều kích thích cho súng kíp đều bằng thuốc súng đen và được xếp là thuốc cháy, nhưng "hiện đại" hơn một chút thì vẫn thuốc súng đen ấy trước khi nhồi vào cái lông ngỗng làm kíp họ vẫn trộn thêm một ít phốt pho đỏ để tăng độ nhậy (chắc bác chưa được nghịch loại pháo ném ngày xưa, thành phần thuốc trong cái gói giấy ném vào tường là nổ chính là thuốc súng đen có cả phốt pho đỏ)!

    Nhưng đó là súng kíp, mới dùng thuốc súng đen. Thành phần nổ chính của đạn pháo, mìn,... thì ngoài thuốc nổ chính có tốc độ truyền nổ rất nhanh, nhưng lại khó nổ (như ví dụ thuốc TNT ở trên) thì thành phần của hạt nổ (kíp nổ) là 1 loại thuốc nổ cực mạnh+thuốc nổ cực nhạy ở chỗ "mắt cáo" (cái kíp) hay chỗ kim hỏa đập vào. Thuốc ở mắt cáo có khi chỉ dùng cái que tăm gạt qua là nổ. Nó nhậy nổ kích thích phần thuốc nổ mạnh ở thân kíp (hay hạt nổ) để đủ lực kích thích cả khối thuốc nổ chính.
    Tất cả phần trên không phải lý thuyết suông đâu bác ạh. Đó là những gì khi còn là học sinh tụi tôi đã nghịch. Cắt cái kíp ra để mỗi 1 phần rất nhỏ thuốc còn lại ở mắt cáo rồi kích các kiểu khác nhau cho nó nổ. Và tôi khẳng định thuốc nổ của hạt nổ cực mạnh, hơn TNT rất nhiều lần chứ không phải thuốc cháy. Còn độ nhạy của loại thuốc ở mắt cáo thì tôi đã viết ở trên. Nhiều trường hợp không cần kim hỏa kích thích chúng vẫn nổ. Không giống như thuốc súng đen cần bọc kín để tạo áp suất gây nổ (như quả pháo đốt ngày tết), thuốc nổ ở mắt cáo bác có thể để hở chỉ cần bị miết, kích thích bằng nhiệt (tụi tôi lấy cái dây đồng mịn quấn thành lò so rồi nối vào quả pin con thỏ) là nó nổ rồi. một dúm thuốc nhỏ thôi, nhưng khoét đất khá sâu!
    Lần cập nhật cuối: 30/06/2014
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.407
    Đã được thích:
    26.779
    Ặc ặc...cụ @phaphai mới khua ngọc nữ kiếm pháp với đạn PG-7V bay xuyên qua tấm thép 5mm cái ọt 1 phát là hai đao phủ @meo-u@hasinhat tự thấy đao pháp công phu có hạn đành co giò vọt thẳng, dép guốc vứt tùm lum :D.

    Cụ @phaphai à! Cụ nhầm lẫn khái niệm cháy nổ tùm lum ra rồi đấy. Cụ lấy cục TNT vứt vô trong bếp xem nó truyền nổ có toác bếp ra không? Hay khói xịt tùm lum như ai đốt vỏ xe. Còn cụ lấy thuốc phóng đạn vứt vô bếp xem cụ có còn cọng lông nào mà chạy ra không? Thế đấy...thuốc nổ của cụ truyền nhanh đấy. Nhưng mà cụ lấy cái thuốc phóng đạn ấy quấn thành 1 viên pháo rồi nhét vào giữa cái cục TNT đó rồi đốt nhé. Người ta phải dùng xẻng để cào cụ ở trên tường xuống đấy.

    Cháy và nổ là hai vấn đề khác nhau. Cụ cứ lẩm cẩm thế thì gay lắm ạ.
    hk111333 thích bài này.
  6. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Riêng việc này các bác có thể học, đọc nhiều nhưng sờ vào thì kém tôi rất nhiều đấy!
    Tôi đã kể đến chuyện cắt cái kíp nổ ra để nghịch chứ không chỉ lấy các loại TNT khác nhau (vẩy mảnh hay khối) rồi cho vào ống bơ nấu chảy đổ thành khối hay đổ vào ống nứa đánh cá. Đốt thuốc nổ TNT trong bếp không nhiều không phải vì không dám mà chỉ vì đám khói đen đặc của nó. Trong bếp nó cháy như dầu hoả!
    (thuốc nổ, kíp nổ chúng tôi khá nhiều loại ngay cái kíp cũng có kíp 6, kíp 10, kíp giấy, kíp nhôm, kíp đồng, kíp đốt bằng dây cháy chậm, kíp điện,...). Chắc bây giờ ít ai dám nghịch, thuốc nổ chúng tôi còn dùng thuốc tự chế: ăn trộm đạm 2 lá rồi lấy mùn cưa vào xưởng lấy bột nhôm tỷ lệ 1:1:1 thành thuốc nổ amonal, Còn loại thuốc bây giờ quên tên trời ẩm chảy thành nưóc,...!

    Để thử TNT hiện nay chắc rất khó, vì bị kiểm tra chặt, nhưng:
    Thuốc phóng muốn thấy nó cháy như thế nào thì nhẹ nhàng hơn đi tìm mấy quả bóng bàn. Tiếc tiền thì tìm mấy quả bị vỡ ấy. Vỏ bóng bàn không làm bằng tơ ri-nitro cellulo mà chỉ là mono- hay di nitro cellulo thôi, nhưng cũng cháy giống thuốc súng hiện nay, dù tốc độ có chậm hơn (ít chất mang ô xy hơn và có khói trắng chứ không phải không khói)!

    Tụi tôi được nghịch cả các thanh thuốc pháo cao xạ, lõi thuốc phóng đạn rocket...

    Học quân sự được hướng dẫn làm bombay (từ đó mới biết nguyên lý của thuốc nổ và thuốc phóng): bom bay tự chế dùng thuốc nổ làm thuốc phóng, nhưng thuốc nổ có tốc độ truyền quá nhanh, sẽ phá và kích nổ quả bom chính (cũng chỉ là 1 khối TNT được gói chặt trong vải có ngòi cháy chậm) nổ ngay ở bệ phóng nên giữa khối thuốc thay liều phóng và quả bom là 1 lớp đất sét. Ngòi cháy chậm có 1 nụ xoè được buộc vào 1 hòn cuội, khi quả bom bị bắn đi nụ xoè bịt "giật" châm ngòi cho dây cháy chậm. Những quả bom tự chế này có khối thuốc chính có lúc đến gần nửa cân chúng tôi mang lên đồi và phóng được lên cao đến cả hơn trăm mét rồi nổ trên không!

    Những thứ tôi bật mí về "thuốc cháy" hay thuốc phóng với thuốc nổ và tốc độ cháy hay tốc độ truyền nổ của chúng bác tìm Gú gờ cũng có nhiều đấy!

    Đây là hình của 1 cái kíp nổ: bác thấy 2 thành phần "nổ" 2 và 4 như em nói đấy. Thuốc ở vị trí số 4 ngoài ni to rua chì thì còn có Fuminat thủy ngân và họ gọi là thuốc gây nổ: tính chất của nó là rất nhạy để nổ!
    Kíp lửa (hình 7-2)

    [​IMG]

    1) Vỏ (Bằng đồng, nhôm); 2) thuốc gây nổ;3) Mũ kim loại định hướng;

    4) Hạt nổ; 5) Dây dẫn lửa; 6) Mặt lõm định hướng nổ
    Lần cập nhật cuối: 30/06/2014
    halosunusadok thích bài này.
  7. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Như trên tôi đưa hình cái kíp nổ và có viết về hành động cắt kíp ra nghịch!
    Thực ra đó là 1 việc rất dại của trẻ con, đừng bao giờ bắt chước kể cả cắt, nghè đầu nổ của các loại đạn. Cái phần thuốc nhạy nổ số 4 ấy chủ yếu nếu kíp nhôm là fulminat thuỷ ngân, kíp đồng, kíp giấy hay hạt nổ (chỗ kim hoả đập vào của các tút đạn) là ni tơ rua chì là chất rất nhậy nổ: nhiệt độ kích thích cần thiết chỉ khoảng 150oC, nhưng quan trong hơn là chúng nhạy cả với ma sát (không chỉ va đập). Hồi bé nghịch như vậy, nhưng cũng khối đứa trẻ con bị kíp nổ. Bây giờ vẫn còn 1 ông bạn làm đến tổng giám đốc nhưng cụt 1 tay mà chẳng phải thương binh!
    Để tập thì bộ đội họ có cái kíp giấy, cấu tạo không khác kíp đồng hay kíp nhôm nhưng vỏ bằng giấy để không tạo mảnh. Cái khối thuốc chính của kíp (khối số 2 trong hình) thì tụi tôi không biết nó là chất gì, chỉ thấy chúng trắng như phấn và là 1 loại thuốc nổ cực mạnh. Cái kíp đồng hay kíp nhôm khi nổ do sức mạnh của thuốc nổ nên mảnh nó nhỏ li ti như mạt cưa, rất nguy hiểm nếu ở gần đấy!
    Tôi thoát cũng là may mắn, nhưng cũng là do thuộc vị trí của cái khối số 4 để không cưa kíp sát chỗ đó. Khi cưa xong cạo bớt thuốc khối số 2 để giảm sức nổ, nhưng cũng không chạm đến khối số 4. Khi đi đánh cá, do bảo quản kém, thường chỗ mắt ngỗng, (trên kia tôi dùng sai từ lại gọi là mắt cáo) đó là cái lỗ nhỏ để hở 1 chút thuốc nhạy nổ để nhận tia lửa phụt từ dây cháy chậm, thường hay bị đục (biến tính), tụi tôi phải dùng 1 que tăm cạo rất nhẹ và cẩn thận để gạt chỗ thuốc đã biến tính đi cho lộ thuốc mới đảm bảo sau khi ném mìn không xịt (nhưng không bao gờ dùng đồ kim loại, vì có thể cọ vào thành cái mắt ngỗng và kích thích cái khối thuốc ấy nổ). Dây cháy chậm chỉ cắt vừa đủ để quả mìn chìm cỡ khoảng 1 mét dưới mặt nước thì nổ mới tạo hiệu quả tốt nhất để đánh cá. Ngay cả dây cháy chậm cũng phải cắt chéo, khi chuẩn bị châm bẻ nhẹ để thuốc cháy hơi lộ ra. Không bao giờ châm bằng ngọn lửa, mà phải bằng đầu thuôc lá, nhất là khi trời nắng, vì sẽ không nhận biết khi dây đã bắt cháy (có người - 1 ông bộ đội đã bị mìn nổ trên tay)!
    Lần cập nhật cuối: 30/06/2014
  8. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Còn cái việc xuyên tôn (hay thép) 5mm thì ngay cả tôi cũng chưa tin lắm, mà cũng chẳng mấy quan tâm (mà cũng chẳng đọc được tiếng Nga) nên cũng không có con số của nhà sx, nhưng fact (sự việc) và nguyên lý của nó (quả đạn này) thì cũng chứng minh khá nhiều.
    Đây là một cái xe tăng M1 được trang bị giáp sắt bảo vệ vẫn bị B41 bắn cháy khi quả đạn nổ trên vỏ của nó (sau khi qua giáp sắt)
    [​IMG]

    Còn hồi nhỏ, đi sơ tán ở gần trường bắn của Lục Quân 1, hay mò đến đấy chơi, đào đạn hỏng. Khi đào những cái đuôi B41 thì thấy quả đạn B41 bắn xuyên qua bia (cót tre) chui vào lòng đất phải đào sâu đến gần nửa mét mới đến cái chóp đuôi. Đạn xuyên vào lòng đất để lại 1 cái lỗ nhỏ, đen (do thuốc súng) và khi nổ nó để cái đuôi gần như nguyên xi, chỉ có cánh đuôi bị biến dạng!
    Còn đạn cối chạm nổ tức thì đào được những hỗ đất sâu như cái bát tô đựng canh!!!
    Lần cập nhật cuối: 01/07/2014
    halosuntien1434 thích bài này.
  9. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Ở đây có bài giải thích của bác Huyphuc_1981nb ở trang vnmilitaryhistory.net:
    "Để đảm bảo điểm hỏa chính xác, đầu đạn được kích nổ bằng một đầu sinh điện. Chóp đầu đạn có tinh thể sinh điện, khi gặp áp suất đủ lớn trong thời gian đủ lâu, nó sinh điện kích nổ đầu đạn. Tinh thể này được nối với kíp điện bằng hai cơ chế. Một là màng an toàn được rút ra khi bắn, màng này ngăn mạch điện, không rút ra đạn không nổ. Một là cơ chế chống kích nổ sai vị trí, cơ chế này làm chập cực tinh thể sinh điện.
    Đạn lõm cần được kích nổ rất đùng thời điểm, sớm hay muộn đều làm sức xuyên giảm đi nhiều. Chỉ cần nổ sớm hay muộn phần 3 ngàn giây đã mất gần hết sức xuyên. Yêu cầu cần điểm hỏa đúng thời điểm chính xác đến phần vạn giây.
    Đồng thời, ngòi nổ cũng đảm bảo đạn không nổ khi xuyên qua những vật cản thông dụng như lưới, tấm thép, tường mỏng... hay được sử dụng chắn đạn B40.
    Ngòi nổ này là một kết cấu rất đơn giản nhưng đạt những yêu cầu thiết kế cao như trên và rất tin cậy. Hiện nay, ngay cả những nước công nhiệp lớn, không được Nga hay một nước nào đó chuyển giao công nghệ cũng không thể sản xuất đạt yêu cầu hoạt động, đừng nói là rẻ. Một số nước sản xuất đạn vẫn nhập từng phần hay cả gói cái cục dưới đây.
    Đạn có một ngòi nổ tự hủy ở 900 mét, ngòi nổ này được đốt cùng với tên lửa. Trong trường hợp đạn bắn vào công sự bao cát, ngòi nổ điện không kích, đạn chui vào trong cát đơi ngòi nổ chậm tự hủy kích nổ bay công sự.
    Một số người đã kể về chuyện Apganistan dùng ngòi nổ tự hủy, bắn quá tầm, như một thứ hỏa lực mạnh sát thương, nhưng điều này hiệu quả không đáng kể.
    Sơ đồ máy sinh điện. Cái này lắp ở chóp đầu đạn:
    [​IMG]

    Chắc phần nói về đạn B41 đã đủ, tôi xin phép không thêm chữ nào nữa!
    Lần cập nhật cuối: 01/07/2014
    halosun thích bài này.
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.407
    Đã được thích:
    26.779
    Ẹc...chán cái cụ @phaphai này thật. Cụ quả là có một quá khứ bất hảo :D. May mà cụ chưa gia nhập al que đơ chứ không thì bọn nó không què cũng đơ với cụ í :D
    Cụ nói lòng vòng, kể chuyện quá khứ vọc chất nổ hào hùng của cụ một hồi thì vẫn không nói được sự khác nhau căn bản giữa cháy và nổ và làm sao để sự cháy biến thành vụ nổ và các phương pháp khống chế sự cháy bùng phát thành vụ nổ. Định luật tới hạn của hiện tượng nổ...

    Cụ đưa cái hình xe tăng M1A1 bị bắn hỏng xích hỏng bánh tùm lum ra minh hoạ chuyện đạn PG-7V xuyên thép vô trong mới nổ sai rồi. Nếu nó mà xuyên cái váy hông đó vô tới giáp chính trong thân xe rồi mới kích nổ liều lõm thì cái xe đã thành cục than đen thùi lùi rồi thưa cụ. Cái đó là nó va vô váy hông nổ nên liều lõm không xuyên làm cháy xe mà chỉ luộc banh càng giàn xích bánh ra thế đó cụ.
    Bọn tớ vẫn thích nghe cụ kể về cuộc chiến 1979 vì bọn tớ không trải qua thì không có nghĩa là bọn tớ là đám trẻ ranh hậu sinh chỉ biết vũ khí qua sách vở đâu cụ. Thời gian ấy bọn tớ ở chổ khác vì là dân miền nam. Nhưng phải công nhận là cụ rất siêng vọc chất nổ chứ bọn tớ chỉ thích kiếm cái ăn. Thời ấy khá thiếu thốn.
    hk111333 thích bài này.

Chia sẻ trang này