1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 và bình luận

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cu-bo, 14/02/2014.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Sao mà giao lưu được khi xung quanh đá trắng xoá không còn ngọn cỏ nào mọc được do pháo bắn. Cả những quả đồi mà quanh năm không hề có dấu chân người pháo tầu cũng vặt trụi cây, cỏ, trơ đất. Có những điểm giữa ta và tầu tuy chỉ cách 1 tấm ném đá, nhưng bước qua là mìn. Các bác đến Hà Giang, theo QL2 dọc sông Lô ngay đầu thị trấn Thanh Thuỷ nhìn sang trái vào sâu một chút là hang Giơi. Cánh đồng (hay thung lũng) trước mặt hang được lính gọi là Lò Vôi hay Cối xay thịt vì tiếng pháo nổ quanh năm suốt tháng vọng qua vách đá ù ù như tiếng cối xay lúa.
    Đúng là trong các ngày lễ thì tiếng súng có im hơn, tụi tôi tải đạn có thể đi ban ngày qua cái thung lũng ấy!
    Còn vất vả chỉ là đám linh chúng tôi trên đó, đi bộ (hay bám ô tô) về ngay dưới thị xã Hà Giang là cà phê mầu nhạc xập xình. Những lúc quay lại đơn vị (phải chở chập tối) đi qua công viên là các đôi nam nữ ngồi tâm sự dưới ánh đèn mở. Tôi thui thủi đi qua chỉ mong ở đầu đường ra khỏi thị xã sẽ vớ được 1 cái ô to nào đi nhờ không thì sẽ cuốc bộ 18 cây dọc con đường cây cỏ xung quanh trơ hết cành, mặt nhựa cũng nham nhở vì pháo bắn!
    Lần cập nhật cuối: 15/02/2014
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Ông anh con bác em lính chốt 79 tại cao bằng nói là , bọn lính tầu lúc xông lên chốt như kiểu bị tâm thần ấy chẳng biết sợ mie gì . Mấy ông ấy cứ thế mà bắn chẳng cần phải ngắm nghía gì cả vì chúng cứ phơi ra khơi, khơi như thế rồi xông lên . Ông ấy nói ở chốt lúc đấy nhàn lắm chỉ lo mỗi một chuyện là tắc đường tiếp tế thôi vì thiếu thực phẩm và đạn còn đánh bọn nó nhàn lắm vì như kiểu bọn nó đánh theo giờ hay sao ấy , không biết các chốt ở tỉnh khác thế nào ? bác nào có thông tin đưa lên cho anh em biết với .
    ultrasmilanokarate_hn thích bài này.
  3. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.632
    Đã được thích:
    415
    Trên Biên giới thì hy sinh, gian khổ thế, dưới thị xã lại "cafe mầu nhạc xập xình" thì cũng lạ bác nhỉ, em tưởng cả thị xã gần như gần như vắng lặng, chỉ có lính thôi. Ngày xưa được xem phim "Thị xã trong lòng bàn tay", thấy tức quân tầu thế.
  4. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Ngược lại bác ạh!
    Do chúng tôi là lính tăng cường, trung đoàn vẫn nằm dưới Hà Giang nên hàng tuần tôi vẫn về nộp báo cáo. Cả giai đoạn đó HG chỉ bị pháo kích 3 lần, còn từ cây số 4 trở ra biên giới (cầu Thanh Thuỷ) không còn 1 cái nhà dân. Cây cối xác xơ, nhưng 2 bên đường thì bị bắn nhiều hơn, chỉ có mỗi loại cây gạo và cây sữa còn sống, nhưng chúng cũng trơ hết cành. Giở lại thông tin hồi đó nếu họ ghi tQ pháo kích hơn 10.000 quả đạn (một hôm) chẳng một chút ngoa.
    Về dưới HG, vào các cà phê nhạc hồi đó lại rất thịnh hành nhạc vàng, đặc biệt là Chế Linh với những bài hát: Xuân này con không về, Hát cho người nằm xuống,...
    Các anh, các chị đánh Mỹ là cả nước cùng tham gia, nhưng lính đánh tầu chúng tôi ở HG dù dược đồng bào cả nước ủng hộ, nhưng chỉ mấy bước là 2 khung cảnh trái ngược nhau.
    Nhưng hồi đó chúng tôi cũng được dân rất thương. Có ông bạn sau này kể lại. Bị thương ở tay nên tự bắt xe khách từ HG xuống bệnh viện ở TQ. Khi xuống xe có 1 cụ bà xuống theo dúi một nắm tiền: Cháu cầm mà bồi dưỡng cho chóng khoẻ. Còn 1 lần tôi được về HN (lính thì khong có phép-nhưng đi mua đồ cho đv thì được), khi quay lại HG bắt được 1 cái xe vận tải có mui sau. Xe đi một đoạn có thêm 1 cô gãi nữa cũng vẫn lên cùng. Bất ngờ tôi lên cơn số rét, cả người run bắn. Cô gái lục ba lo của tôi lôi ra tấm ni lông quấn cho tôi. Nhưng tôi vẫn rung lập cập. cô gái bèn kéo tấm ni lông lên ôm tôi cho đỡ rét. Khi hết cơn rét một lúc thì cô gái xuống, cũng không kịp hỏi tên...!
    yetkieu, ngotuan, zzsubmarinezz4 người khác thích bài này.
  5. thanhluan710

    thanhluan710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2009
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    70
    Cái truyền thuyết dí điện này em nghe nhiều lắm rồi mà không biết thực hư thế nào ? Có bác nào đính chính phát.
  6. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Thật ra mình cũng nghe thế,khá lâu từ các cựu binh,còn có thật hay không thì chỉ có người trong cuộc mới biết.
  7. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    'TQ đánh VN vì muốn làm ăn với Mỹ'
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/02/15/140215095037_1_464x261_wikicommon_nocre***.jpg
    Ông Đặng Tiểu Bình và ông Jimmy Carter trong một buổi lễ vào tháng 01/1979


    Nhân tròn 35 năm cuộc chiến Biên giới Việt - Trung năm 1979, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) nhìn lại sự kiện từ góc độ một nhà ngoại giao khi đó đang có mặt ở Bắc Kinh.

    Trong cuộc phỏng vấn ngày 15/2, ông cho biết chi tiết những gì đã xảy ra với Tòa đại sứ Việt Nam và các nhân viên vào thời điểm xảy ra cuộc chiến hôm 17/2/1979.

    "Lúc bấy giờ thì mọi hoạt động ngoại giao đều bị đình chỉ, dù chưa tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao," ông nói.

    "Khi đó sứ quán chúng tôi bị họ vây, cán bộ đi ra ngoài thì bị theo dõi."

    "Nhiều khi họ gây trở ngại, nói xe chúng tôi là đi trái pháp luật, nhưng thật ra thì không phải là trái pháp luật mà là họ cố ý làm chậm trễ việc tôi đi tiếp xúc với các đoàn ngoại giao khác."

    Tuyên truyền cho chiến tranh
    Ông cho biết trước khi cuộc chiến xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã có mâu thuẫn xung quanh vấn đề người Hoa và phía Trung Quốc đã tuyên truyền là "Việt Nam xua đuổi người Hoa".

    "Họ nói họ phải đưa hai tàu vào TP.HCM và Hải Phòng để đón cái gọi là 'nạn kiều' của họ," ông nói.

    "Khi Campuchia đánh phía Tây Nam Việt Nam, chúng tôi đánh lại, thì họ tuyên truyền là chúng tôi xâm lược Campuchia."

    Tuy nhiên ông Vĩnh cũng nói khi đó, báo chí Trung Quốc không hề đả động đến hành động diệt chủng của chính quyền Khmer Đỏ.

    "Lúc bấy giờ mấy sư đoàn của Pol Pot là do Trung Quốc trang bị. Họ trang bị cho đồng minh của họ để xúi Pol Pot đưa quân đánh phía Tây Nam Việt Nam".

    Ông Vĩnh cũng nói nội bộ lãnh đạo Việt Nam lúc đó đã nhất trí hoàn toàn về việc tiến công qua biên giới Campuchia.

    'Không chuẩn bị'
    "Chúng tôi không có chủ trương gây chiến tranh, sự thật thì họ xâm lược chúng tôi thì chúng tôi phải đánh, họ rút lui rồi thì thôi, chúng tôi cũng chẳng thấy phải đuổi theo để tiêu diệt thêm quân Trung Quốc làm gì"

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

    Thiếu tướng Vĩnh cho hay "khi biết được Trung Quốc đang làm một số đường dẫn ra biên giới thì tôi hiểu là họ đang có ý đồ muốn tạo thành một gọng kìm từ phía Bắc với đồng minh Campuchia của họ ở phía Nam."

    "Thế nhưng tôi không biết chính xác khi nào là họ sẽ đánh."

    Ông cũng cho biết phía Việt Nam "thực sự đã không chuẩn bị gì" cho cuộc tấn công của Trung Quốc.

    Trả lời câu hỏi của BBC về sự hỗ trợ của Liên Xô thời bấy giờ đối với Việt Nam trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc, ông Vĩnh cho biết:

    "Mặc dù trước đó đồng chí Lê Duẩn có ký một hiệp ước tương trợ với Liên Xô rồi, nhưng khi Trung Quốc đánh thì không có sự tương trợ nào từ Liên Xô cả."

    "Khi đó chủ lực của chúng tôi chủ yếu ở phía Nam, phía Bắc thì chỉ có hai sư đoàn địa phương ghép lại để đánh lại với 60 vạn quân Trung Quốc thôi."

    Tuy nhiên, ông cũng khẳng định "phía chúng tôi thì cũng không có bất mãn nào" đối với Liên Xô.

    "Lúc bấy giờ chỉ có bộ đội biên giới chúng tôi đánh lại với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại gặp bất lợi về chiến trường vì địa hình rừng núi, tiếp tế cũng khó, hành quân cũng khó. Nên họ thương vong rất nhiều."

    Vì sao không truy kích?
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/02/15/140215095501_1_304x171_na_nocre***.jpg
    Tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến năm 1979

    Trả lời câu hỏi của BBC về việc Việt Nam quyết định không truy kích sau khi quân Trung Quốc rút lui vào tháng Ba năm 1979, ông Vĩnh nói:

    "Bởi vì chúng tôi không có chủ trương gây chiến tranh, sự thật thì họ xâm lược chúng tôi thì chúng tôi phải đánh, họ rút lui rồi thì thôi, chúng tôi cũng chẳng thấy phải đuổi theo để tiêu diệt thêm quân Trung Quốc làm gì."

    "Miễn là họ phải rút lui khỏi biên giới chúng tôi là được."

    Ông Vĩnh cũng cho rằng cuộc chiến biên giới năm 1979 là do Trung Quốc muốn tạo thiện chí với Mỹ.

    "Một là họ đánh Việt Nam là để đỡ đòn cho đồng minh Pol Pot ở Campuchia," ông nói.

    "Một mặt khác, họ đánh với chúng tôi để gửi đi thông điệp là không phải vì cùng là cộng sản mà Việt Nam và Trung Quốc lại thân nhau."

    "Họ muốn đánh chúng tôi vì họ muốn làm ăn với Mỹ."
    VoviTaek thích bài này.
  8. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/du-luan-trung-quoc-noi-gi-ve-chien-tranh-1979-678838.tpo

    Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?
    [​IMG] Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa
    TP - Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
    Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

    Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến ấy…

    “Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”

    Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều.

    [​IMG] Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa
    Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…

    Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.

    Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:

    “1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.

    2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.

    3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.

    4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.

    5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.

    6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.

    “Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”

    Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

    Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…

    Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

    Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…

    Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại ***************** Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….

    Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.

    Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam.

    Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm.


    Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

    Một cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết

    Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.

    Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.

    “Một cuộc chiến thảm bại”

    Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12.

    Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn.

    Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

    Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.

    Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

    Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc
    Lần cập nhật cuối: 16/02/2014
    VoviTaek, suhomang, congtubl1 người khác thích bài này.
  9. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Đây là nguyên văn bài viết của tác giả:
    Dư luận Trung Quốc nói về Chiến tranh 1979: “Một cuộc chiến tranh vô nghĩa”

    Đã 35 năm trôi qua kể từ khi Trung Quốc huy động một lực lượng lớn nhiều quân đoàn chủ lực với sự yểm trợ của xe tăng, trọng pháo ồ ạt mở cuộc tiến công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta ngày 17/2/1979. Luận điệu mà phía chính quyền Trung Quốc đưa ra khi đó là họ tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”....Rằng họ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó; rằng cuộc chiến “phản kích tự vệ” đó đã đạt được mục đích đề ra”.v.v. và v.v..

    Tuy nhiên, sau 35 năm, ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận rõ sự thực, dũng cảm nói lên những tiếng nói phản bác lại những điều mà họ đã ngộ nhận, công bố và phân tích về những thực tế phũ phàng của “cuộc chiến tranh vô nghĩa” trái đạo lý ấy. Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến tôn trọng sự thật và lẽ phải ấy…

    “Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”

    Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam – một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều. Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.

    Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:

    “1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.

    2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được. Trong cuộc chiến tranh đó, chúng ta chiếm ưu thế về cả binh lực lẫn hỏa lực, nhưng chúng ta không đạt được mục đích chiến lược là tiêu diệt 2 sư đoàn chủ lực 316A và 316B của Việt Nam.

    3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.

    4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.

    5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.

    6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.

    “Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”

    Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

    Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…

    Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Một bạn học của tôi nói: “Trung Quốc chết toàn những trang nam nhi đang tuổi thanh niên, còn phía Việt Nam toàn dân làm lính, cả trẻ già, gái trai. Sự đánh đổi thật không tương xứng”. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

    Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại ***************** Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Đảng Cộng sản Campuchia thành lập năm 1950, sau được gọi là Khmer Đỏ. Họ chiểm PhNom Penh ngày 17/4/1975, dựng nên “Cộng hòa CPC Dân chủ”, người lãnh đạo là Pol Pot đã áp dụng một chính sách khủng bố,diệt chủng tàn bạo….Theo tính toán bảo thủ nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt. Tháng 5/1978, nội bộ Khmer Đỏ xảy ra phản loạn, những người nổi dậy do sư đoàn trưởng, Bí thư tỉnh ủy Heng Somrin cầm đầu (nay là Chủ tịch danh dự CPP, Chut tịch quốc hội CPC) đã chạy sang Việt Nam thành lập Mạt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC. Ngày 25/12/1978, dưới sự dẫn dắt của Heng Somrin, 100 ngàn quân tình nguyện Việt Nam đã phát động tiến công CPC. Một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ. Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dân đường cho quân đội Việt Nam. Như vậy là, chỉ mất 2 tuần, vào ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm PhNom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm.

    Hơn một tháng sau, Trung Quốc phát động “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”. Cái cớ xuất quân của Trung Quốc khi đó không phải là đi CPC để cứu viện chế độ Khmer Đỏ đã tàn sát và bực hại mấy chục vạn đồng bào người Hoa, mà là lấy cớ “Quân đội Việt Nam khiêu khích biên giới Trung Quốc và xâm lược CPC’. Dĩ nhiên, người Trung Quốc, trong đó có cả tôi (tác giả-ND) khi đó đều không biết rốt cục Khmer Đỏ đã làm những gì. Báo thù cho Khmer Đỏ thì mọi người Trung Quốc khi đó không rõ sự thật đều chấp nhận, vì Khmer Đỏ là anh em và chiến hữu của Trung Quốc mà!

    Nhưng điều khiến người Trung Quốc không hiểu được là thái độ đối xử của người CPC đối với quân đội Việt Nam. Ngày 7/1/2009, hơn 40 ngàn người CPC tụ họp ở Sân vận động Olimpic quốc gia nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thoát khỏi chế độ thống trị Khmer Đỏ. Thủ tướng Hun Sen và nhiều nhà lãnh đạo, các đảng viên cũng tham dự. Chủ tịch Quốc hội Chea Seam phát biểu: ngày kỷ niệm này đánh dấu sự kết thúc trang đen tối nhất trong lịch sử CPC. Chea Seam đặc biệt cám ơn nước láng giềng Việt Nam đã cứu vớt CPC, đánh giá cao sự hy sinh của quân đội Việt Nam để tiêu diệt chế độ tàn bạo Khmer Đỏ, kịp thời ngăn chặn cuộc diệt chủng lớn hơn. Thì ra hiệu quả khách quan của cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam lại là như thế.

    Những lời cảm tạ Việt Nam của Chea Seam đã nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó. Trung Quốc hiện đang ra sức lẩn tránh và không đề cập đến cuộc chiến tranh đó. Nhưng đối với lịch sử, chúng ta cần phải có dũng khí nhìn thẳng vào sự thật. Ngày 25/1/2006, báo “Tin tức tham khảo” đã cho đăng trên trang 3 bài “Trình tự xét xử Khmer Đỏ sắp được khởi động”, viết: căn cứ hiệp nghị ký giữa LHQ và chính phủ CPC, “cuối cùng đã có hy vọng áp dụng biện pháp tư pháp nhất định đối với những kẻ đã gây nên cái chết cho mấy triệu người CPC trong thời gian từ 1975 đến 1979”. Những kẻ lãnh đạo Khmer Đỏ bị đưa ra xét xử sẽ phải đối mặt với những cáo buộc về tội ác chiến tranh, diệt chủng và chống nhân loại để an ủi mấy triệu người CPC vô tội, trong đó có mấy chục vạn Hoa kiều đã bị chúng tàn sát, bức hại đến chết.

    Một người bạn từng tham gia cuộc “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” đã tranh luận với tôi, phê phán tôi đừng nên vô lễ với “những anh hùng đã cống hiến cho tổ quốc”, nói “những chiến sĩ từ mặt trận cuộc chiến này trở về đều là những anh hùng”, tôi không có ý kiến gì, nhưng cần hiểu như thế nào về tính chất cuộc chiến tranh này? Cuộc chiến tranh khiến người Mỹ mất mặt nhất là Chiến tranh Việt Nam hồi những năm 1970. Năm 2004, khi G.Bush con và John Kerry tranh cử Tổng thống, ứng cử viên Đảng Dân chủ J.Kerry đã nói: “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nhưng chúng ta không thể nói những binh sĩ tham gia cuộc chiến ấy không có cống hiến cho quốc gia”. Đó là một lời an ủi, cũng thích hợp với những tướng sĩ Trung Quốc đã tham gia “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”.

    “Một cuộc chiến thảm bại”

    Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng không lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12. Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn. Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

    Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu. Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

    “Trận chiến nhục nhã nhất” – là nhan đề bài báo đăng trên mạng “Chiến lược” Trung Quốc (Chinaiiss.com) ngày 12/11/2013. Bài báo kể lại sự kiện toàn bộ đại đội 8, trung đoàn 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50 đầu hàng tập thể khi bị quân đội Việt Nam (thực ra là tiểu đoàn tự vệ Gang Thép Thái Nguyên) bao vây, cô lập. Bài báo cho rằng đây là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc. Sau khi được Việt Nam trao trả, những cán bộ, binh sĩ này đã bị trừng phạt nghiêm khắc: tất cả đều bị kỷ luật, riêng đại đội trưởng Lý Hòa Bình và chính trị viên Phùng Tăng Mẫn bị phạt tù “mức 10 năm trở lên”. Quân đoàn 50 cũng bị thẳng tay trừng trị: 1 phó tư lệnh bị cách chức, 1 phó tư lệnh khác bị giáng chức, 1 phó chính ủy bị cảnh cáo. Sau đó, vào năm 1985, quân đoàn 50 bị xóa phiên hiệu khỏi biên chế quân đội Trung Quốc.

    Thu Thủy (Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc)
  10. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Tác nghiệp giữa vòng vây địch tháng 2/1979
    - Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc bùng nổ. Không chỉ các phóng viên báo chí có mặt trên toàn tuyến biên giới từ Móng Cái đến Lai Châu mà nhiều văn nghệ sĩ cũng khoác ba lô lên đường. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mạnh Thường đã sống và chiến đấu bằng chiếc máy ảnh tại Cao Bằng. Tại đây, ông đã ghi lại những hình ảnh về thất bại của quân Trung Quốc. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, chúng tôi xin giới thiệu một đoạn hồi ký của ông về những ngày đầu của cuộc chiến này.

    Vào khoảng 6h sáng ngày 17/2/1979, tôi bỗng nghe nhiều tiếng súng nổ ngày một gần. Tôi vội vàng mang ba lô xách máy ảnh chạy ra đường, thấy bộ đội ta (các đơn vị bộ đội địa phương) đang dùng súng B40, B41 bắn xối xả về phía xe tăng địch.

    Tôi thấy rõ bên nắp tháp pháo các xe tăng giặc đều mang phù hiệu ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa có chữ “Bát nhất”. Nhiều chiếc đã bị bắn cháy khói bốc nghi ngút, nhiều tên lính nhảy ra khỏi xe đã bị ngã gục trước làn đạn quân ta, nhưng những chiếc xe đi sau, như những con thiêu thân, theo hàng dọc vẫn lừ lừ tiến lên phía trước. Các chiến sỹ Đoàn 567, bộ đội địa phương đã hiệp đồng chặn đứng bọn xâm lược ngay từ phút đầu.

    Riêng sáng 17/2 tại Bản Sẩy, huyện Hòa An, bộ đội ta đã diệt gọn 31 chiếc xe tăng và bắt sống một chiếc và nhiều tên lính xâm lược bị đền tội, phơi thây trên trận địa. Các chiến sỹ ta càng đánh càng dũng mãnh, như Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Hoan, chiếc xe tăng vừa tiến đến, không có súng chống tăng, anh đã dùng lựu đạn chặn đánh. Anh bị thương nặng nhưng quyết không rời vị trí.

    [​IMG]

    Một nhóm trong đội thanh niên xung kích ĐHSP Hà Nội 1 trên đường trở về sau chuyến đi biên giới năm 1979 (Ảnh: Mạnh Thường).

    Vừa chụp xong trận địa Bản Sẩy, tôi gặp ngay một đơn vị đang hành quân cấp tốc lên phía trước đánh chặn quân địch từ Thông Nông tràn xuống. Các chiến sỹ cho biết, quân ta đang chặn đứng xe tăng giặc từ Đông Khê, Thất Khê tiến lên thị xã Cao Bằng. Mặc dầu trước mặt quân địch từ Thông Nông đánh xuống, sau lưng bọn chúng theo đường số 4 liều lĩnh đánh lên, nhưng với máu nghề nghiệp và sự hăng say của tuổi trẻ, tôi vội vàng chạy bộ vừa về đến sông Bằng, tôi may mắn gặp các chiến sỹ thuộc Đoàn 46, có hai chiến sỹ bị trọng thương, đã đưa về tuyến sau, còn 4 chiến sỹ Tạ Văn Dũng, Trần Đình Nông, Ngô Đình Việt và Phạm Lợi đã dũng cảm gan dạ với khẩu pháo của mình bắn nát tại chỗ trên đồi Nà Toòng (thị xã Cao Bằng) 6 chiếc xe tăng địch.

    Hình ảnh những chiếc xe tăng của quân xâm lược bị nát tan trước hỏa lực của quân ta mà tôi ghi được tại trận địa Bản Sẩy và đồi Nà Toòng đã theo tôi suốt cuộc đời. 35 năm trôi qua nhưng những hình ảnh đó chưa bao giờ phai mờ trong ký ức tôi, một ông già nay đã ngót nghét 79 tuổi.

    Trong giờ phút giữa cái sống và cái chết chỉ còn gang tấc, nhìn xung quanh ngoài bộ đội, dân quân, không thấy một phóng viên nào! Phải nói thật lúc đó tôi có phần lo sợ. Sau này tôi mới vỡ lẽ: Bọn giặc đã dùng chiến thuật đánh vu hồi tập hậu. Các chiến hào của ta hướng lên phía Bắc thì chúng đánh úp sau lưng. Bởi chúng nắm khá vững địa hình chiến sự của ta. Điều này thể hiện rõ qua tài liệu của chúng ta thu được và lời khai của tên tù binh Lưu Phi, lính lái xe tăng bị bắt ngày 18/2 tại Hòa An. Vì thế phóng viên ta không sao ra phía trước được.

    Một điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là trên các tuyến đường đến biên giới Việt - Trung, ta chôn mìn chống tăng dọc hai bên đường (đúng vào vị trí 2 bánh xích xe tăng lăn qua) thì xe tăng của chúng một bánh lăn trên ta-luy và một bánh đi giữa lòng đường nên không một chiếc nào bị trúng mìn. Nhưng “vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn”, toàn bộ xe tăng của chúng bị diệt là nhờ súng chống tăng của bộ đội ta dũng cảm chống trả quyết liệt.

    Đến trưa 17/2, ta đã bắn nát toàn bộ xe tăng địch (đội quân đi tiên phong thăm dò lực lượng của ta). Tôi chạy đến một đơn vị súng cao xạ 12,7 li, trên núi Mỏ Muối (thị xã Cao Bằng), thấy quân địch từ dưới chân núi dàn hàng ngang tiến lên: lúc nằm, lúc tiến theo lệnh còi của tên chỉ huy, dù lực lượng ta bắn trả dữ dội, nhiều tên ngã gục la liệt phơi thây ngổn ngang trên sườn núi. Bọn chúng đánh theo kiểu “lấy thịt đè người”.

    [​IMG]

    Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mạnh Thường quay phim ở mặt trận

    Tôi không nhớ mình đã chụp bao nhiêu kiểu và có bao nhiêu xác giặc chết, chỉ biết rằng báo Quân đội Nhân dân số 6356, ra ngày 26/2/1979 đã đăng hai bức ảnh của tôi với chú thích: “Xác quân Trung Quốc bị đền tội”, kèm theo bài thơ bình “Bột phát” của Đại tá Lê Kim:

    Một thằng, một thằng, lại một thằng,
    Thiên triều được mẻ chết nhăn răng,

    Đã xe bọc thép hơn trăm chiếc ,
    Lại lính thiêu thân quá chục ngàn,
    Nhật khiếp: nướng quân hơn cả Mỹ
    Mỹ khen: thí mạng, Pháp không bằng,
    Hán, Tống, Minh, Thanh đều bái phục,
    Đàn em bột phát chết leo thang!”

    17h cùng ngày, trận đánh kết thúc, một lần nữa tôi may mắn gặp hai chiến sỹ công an dã chiến, người địa phương Cao Bằng, dẫn tôi về hậu cứ. Ngày nghỉ đêm đi (bởi lính Trung Quốc đã tràn xuống cầu Tài Hồ Sìn, gần đèo Cao Bắc, giữa Nà Phặc và huyện Ngân Sơn, hậu cứ của tỉnh Cao Bằng lúc bấy giờ). Thức ăn chủ yếu của chúng tôi là lương khô 701 và 702 và một phần sắn sống của đồng bào, ăn cầm cự cho đến ngày 23/2 chúng tôi mới về được Ngân Sơn, cách thị xã Cao Bằng gần 70 km, chúng tôi phải mò mẫm mất hơn 5 ngày đêm đi đường!

    Tại đây, ngày 24/2, tôi gửi 2 cuộn phim đã chụp về cơ quan. Và sáng 27, các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, TTXVN đồng loạt đăng ảnh và phát telephoto xe tăng của quân Trung Quốc xâm lược bị quân dân Việt Nam bắn cháy và bắt sống, làm nức lòng đồng bào chiến sỹ cả nước và bạn bè quốc tế. Nhiều tờ báo nước ngoài như tờ “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp, tờ Pravda của Liên Xô… đã đăng tải hình ảnh chiến thắng của quân dân Việt Nam.

    Sáng ngày 29/2 tôi cùng Trần Tuấn (TTXVN) lên đường xuống thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, Hòa An, Cao Bằng, nơi bọn xâm lược cùng một lúc giết 45 người toàn là đàn bà trẻ con, rồi quẳng xuống giếng nước ăn; đặc biệt trong đó có gia đình anh Nông Văn Tình, cả 6 mẹ con (vợ Nguyễn Thị Hải có bầu 6 tháng) đứa trẻ nhất Nông Thị Thuyên 3 tuổi, đứa lớn nhất Nông Vĩnh Cao 10 tuổi đều bị chúng giết một cách vô cùng dã man: Đứa thì bị chúng mổ bụng, moi gan, người thì bị chúng chặt chân tay, cắt cổ…

    Cách giếng nước, nơi chúng ném xác chết xuống, 100m về phía Đông có con suối Khuấy Khoảng. Thoạt đầu người ta nhìn thấy một bàn chân phụ nữ thòi ra từ bờ suối. Lần theo dấu vết, nhân dân dùng cuốc xẻng đào bới tìm thấy 28 thi thể phụ nữ và trẻ em đã thối rữa (trong đó có 14 trẻ em).

    Ngoài việc giết dân lành, chúng đốt nhà, cướp của, đốt kho thóc, phá chùa chiền, san bằng bệnh viện đa khoa Trùng Khánh, bệnh viện Cao Bằng… Đặc biệt trước thảm bại buộc phải rút quân về nước, ngày 19/3/1979, quân xâm lược Trung Quốc đặt mìn phà sập hang Pắc Bó, một di tích gắn liền với những ngày đầu Bác Hồ, sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước về sống và lãnh đạo cách mạng Việt Nam tại đây.

    Tội ác của lính Trung Quốc không sao kể xiết song chúng đã phải trả giá, hàng trăm xe tăng bị bắn cháy, nhiều vũ khí, đạn dược bị quân dân ta thu giữ và hàng ngàn tên lính phải đền tội.

Chia sẻ trang này