1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 và bình luận

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cu-bo, 14/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Tháng 7 trở về chiến trường biên giới Vị Xuyên
    Mỗi dịp tháng 7, mảnh đất Vị Xuyên (Hà Giang) lại đón những đoàn cựu chiến binh trở về cùng ký ức chiến trận đau thương, hào hùng 32 năm trước, để thắp nén hương lên hàng nghìn ngôi mộ đồng đội mãi mãi nằm lại nơi chiến trường chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ biên cương thiêng liêng của Tổ quốc.


    Mỗi dịp tháng 7 hàng năm, Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên lại đón rất đông các cựu binh từng tham gia chiến trận bảo vệ biên giới 32 năm trước về thăm các đồng đội nằm lại nơi chiến trường. Trong ảnh là các cựu binh của sư đoàn 356 từ các tỉnh thành xa về thắp hương cho đồng đội hôm 12/7.

    Tháng 4/1984, quân Trung Quốc chiếm đóng nhiều cao điểm trên lãnh thổ Việt Nam ở Vị Xuyên, Hà Giang. Sư đoàn 356 cùng lực lượng của các sư đoàn 312, 313, 314, 316 được điều động tham gia chiến dịch giành lại các điểm cao đã mất.

    Nghĩa trang Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của hơn 1700 liệt sĩ hy sinh trên mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Nhiều phần mộ ở đây chưa biết tên. Trong ảnh là một cựu binh sư đoàn 313 đang tìm mộ người đồng đội thân thiết ở nghĩa trang.

    Trong chiến dịch bảo vệ biên giới ở Vị Xuyên, nhiều trận đánh khốc liệt diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 7/1984 tới đầu năm 1985. Hai bên huy động hỏa lực lớn, giao tranh quyết liệt để giành giật từng cao điểm.

    Phải mất khá nhiều thời gian, cựu binh của sư đoàn 313 Lý Mạnh Cường mới tìm thấy mộ người đồng đội thân thiết trong số hơn 1700 ngôi mộ ở nghĩa trang Vị Xuyên. Sau khi thắp hương lên mộ, anh Cường ngồi trầm ngâm rất lâu bên người đồng đội.

    Sau những trận đánh khốc liệt giành lại được một số cao điểm ở Vị Xuyên từ cuối năm 1984 tới đầu năm 1985, ta triển khai thế trận phòng ngự bảo vệ, biên giới phía Bắc không ngớt tiếng súng trong nhiều năm tiếp theo.

    Video: Cựu binh khóc nghẹn khi tìm mộ đồng đội ở Vị Xuyên



    Một trong những trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch bảo vệ biên giới diễn ra ngày 12/7/1984. Lực lượng chủ chốt tham chiến là sư đoàn 356 chịu tổn thất lớn, vì thế nên các cựu binh F356 lấy ngày này làm ngày giỗ trận của sư đoàn. Trong ảnh, cựu binh sư đoàn 356 Nguyễn Đình Bang từ Yên Bái về Vị Xuyên dâng nén hương tưởng nhớ các đồng đội hôm 12/7.

    Cựu binh của sư đoàn 356 Phạm Quang Hòa chào đồng đội sau khi thắp hương lên mộ liệt sỹ ở nghĩa trang Vị Xuyên.



    Trong dịp tháng 7, chiến trường xưa trên vùng núi cao ở xã Thanh Thủy (Vị Xuyên, Hà Giang) cũng là điểm đến của các cựu binh sau khi đến viêng thăm đồng đội ở nghĩa trang. Trong ảnh, cựu binh E567 Nguyễn Thanh Lâm (bên phải) cùng đồng đội nhìn về phía các cao điểm ở mặt trận Thanh Thủy, nơi có nhiều đồng đội của họ hy sinh.

    Vết chân tròn của cựu binh Nguyễn Văn Chương (sư đoàn 356) trên con đường dẫn vào hang Làng Lò ở xã Thanh Thủy. Đây là nơi trú ẩn của hàng trăm cán bộ chiến sỹ trong những ngày tháng chiến trận.

    Cựu binh Nguyễn Quang Đạo (F356) và cựu binh Dương Đức Họa (E567) ôn lại ký ức chiến trận trong cuộc gặp tình cờ trước cửa hang Làng Lò khi trở về chiến trường xưa.



    Các cựu binh E567 thắp hương tại một điểm tưởng niệm mới được xây dựng trên cao điểm 468. Phía sau họ là ngọn Núi Đất với cao điểm 1509, nơi diễn ra các cuộc pháo kích, giao tranh khốc liệt 32 năm trước.



    Các cựu binh ngồi nghỉ bên trong hang Làng Lò, kể lại chuyên vị trí này khi xưa là nơi tiếp nhận các chiến sĩ bị thương được cáng về sơ cứu trước khi chuyển đi tuyến sau.

    Cựu binh sư đoàn 356 đang ôn lại những kỷ niệm trước cửu hang Làng Lò.
    http://dantri.com.vn/su-kien/thang-7-tro-ve-chien-truong-bien-gioi-vi-xuyen-20160713112342755.htm
    Hữu Nghị - Quý Đoàn
    TRANGBAOLINH thích bài này.
  2. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Tưởng nhớ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc
    Cuộc chiến đấu ở Vị Xuyên - Hà Giang (1984 - 1989) nói riêng và cuộc chiến đấu 10 năm bảo vệ biên giới phía bắc (1979 - 1989) là một chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc.

    Cuộc chiến này chắc chắn có vị trí xứng đáng trong những trang sử bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới.
    Đây là chia sẻ của trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội - nguyên Tư lệnh Quân khu 2, tại buổi gặp mặt đại biểu cựu chiến binh (CCB) mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang lần thứ nhất, tổ chức tại trụ sở Bộ Quốc phòng sáng 14.7.


    Dự buổi gặp có bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư T.Ư Đảng - nguyên Trưởng ban Dân vận T.Ư; Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN… và khoảng 700 CCB từng phục vụ chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang cùng đại diện các quân khu, quân chủng, ban chỉ huy quân sự các tỉnh, thành. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu; đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó chủ tịch Quốc hội; trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã gửi hoa chúc mừng.
    Có ngọn núi bị bạt đi hơn 3 m
    Phát biểu tại cuộc gặp mặt, tướng Thụy bày tỏ sự xúc động về cuộc gặp mặt lần đầu tiên được tổ chức sau hơn 30 năm. Nhắc đến cuộc chiến đấu ác liệt năm xưa, tướng Thụy nhấn mạnh đó không chỉ là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới thông thường, mà là cuộc chiến làm thất bại một âm mưu chiến lược thâm độc của bành trướng Trung Quốc (TQ) “đánh VN cả ở biên giới phía bắc và biên giới tây nam nhằm làm VN suy yếu, kiệt quệ”.
    Trong cuộc chiến này, quân và dân VN đã phải đối đầu với những binh đoàn lớn, những lực lượng chiến lược mà TQ tung ra nhằm quyết đánh bại VN. Nhưng những người lính VN cùng với nhân dân Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang ngày nay) và nhân dân cả nước đã đánh bại những lực lượng hùng mạnh của TQ. “Đây cũng không phải cuộc chiến kéo dài một tháng như nhiều người nhầm tưởng, mà là cuộc chiến đấu kéo dài 10 năm: từ tháng 2.1979 đến tận 1989, đặc biệt là giai đoạn 1984 - 1989 với hơn 2.000 ngày đêm chiến đấu thể hiện ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền, độc lập tự do của toàn quân, toàn dân ta”, tướng Thụy nói.
    Trước đó, trong bài phát biểu tại cuộc gặp mặt, thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2 - Trưởng ban Liên lạc CCB mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang, cũng hồi tưởng: Trong giai đoạn từ tháng 4.1984 - 5.1989, TQ đã đưa 50 vạn quân của 8/10 đại quân khu tiến công toàn diện biên giới tỉnh Hà Giang, mà tập trung là huyện Vị Xuyên. “Đây là cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất kể từ sau khi chiến tranh VN kết thúc. Cuộc chiến này kéo dài hơn 5 năm (nếu tính từ 1979 là 10 năm). Đây cũng là cuộc chiến tranh ác liệt nhất, có đợt chỉ trong 3 ngày, TQ đã bắn hơn 100.000 quả đạn pháo vào khu vực Vị Xuyên đến TX.Hà Giang. Sau khi kết thúc cuộc chiến, phía VN đo lại có ngọn núi đá bị đánh bạt đi hơn 3 m”, tướng Huy cho biết.
    “Thắng lợi rất oanh liệt nhưng tổn thất của ta cũng rất to lớn. Hơn 4.000 cán bộ chiến sĩ đồng bào đã anh dũng hy sinh, phần lớn là những người mới trên dưới 20 tuổi, hàng nghìn người bị thương. Đến nay còn hơn 2.000 liệt sĩ nằm rải rác trên khắp chiến trường Vị Xuyên chưa tìm được hài cốt, nhiều thương binh chưa được hưởng chính sách, nhiều mộ liệt sĩ chưa có tên trong nghĩa trang…”, tướng Nguyễn Đức Huy xúc động nói.
    Tâm niệm về điều chưa làm được
    Theo tướng Huy, cuộc chiến đã lùi xa 33 năm nhưng trong thâm tâm mỗi CCB ai cũng có tâm niệm về những việc chưa làm được cho xứng đáng tầm vóc của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận này. Đó là đến nay vẫn chưa có một nghĩa trang tầm quốc gia, một tượng đài chiến thắng Vị Xuyên - Hà Giang, công tác chính sách thương binh, liệt sĩ còn nhiều tồn đọng. Việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập, tìm và trả lại tên cho các liệt sĩ mà phần mộ ở nghĩa trang chưa có tên, hậu quả bom mìn chưa được khắc phục. Trong giáo dục truyền thống, trong kỷ niệm các ngày lễ chiến thắng hằng năm có lúc còn lãng quên chưa nhắc đến sự hy sinh to lớn, những chiến thắng oanh liệt của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Vị Xuyên - Hà Giang đúng với tầm vóc.
    Thay mặt Ban Liên lạc CCB mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang, tướng Huy đã kiến nghị với Đảng, Nhà nước và quân đội về việc tuyên truyền và giáo dục trong nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ hiểu rõ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Vị Xuyên - Hà Giang, ý nghĩa thắng lợi to lớn của cuộc chiến tranh.
    Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết để ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã đồng ý cho Hà Giang phối hợp các bộ, ngành liên quan đầu tư, tôn tạo tu bổ, nâng cao nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên - Hà Giang thành nghĩa trang quốc gia và xây dựng cụm tượng đài chiến thắng Vị Xuyên - Hà Giang. Ông Vinh cũng cho hay tỉnh Hà Giang đã lập đề án xây dựng khu di tích lịch sử “Tây sông Lô - Bắc Vị Xuyên” nhằm ghi nhận, biểu dương các đơn vị từng chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang, đồng thời là địa chỉ du lịch thăm chiến trường xưa, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay và mai sau.
    Cựu binh biên giới phía bắc gửi tâm thư tới Trường Sa
    Những người lính từng trải qua cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc (1979 - 1989) khẳng định luôn sát cánh cùng những người lính Trường Sa quyết tâm bảo vệ, giữ vững biên giới, lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc.
    Đây là nội dung những dòng tâm thư được các CCB mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang gửi tới cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, tại buổi gặp mặt sáng 14.7. Bức thư do trung tướng Lê Văn Hân, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN, đọc tại buổi gặp mặt, bày tỏ sự chia sẻ với những người lính Trường Sa ở nơi đầu sóng: “Chúng tôi, những người lính bảo vệ biên giới đất liền luôn sát cánh cùng với các đồng chí, quyết tâm bảo vệ, giữ vững biên giới, lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc VN thân yêu". Tại buổi lễ, Chuẩn đô đốc Nguyễn Đức Nho, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, thay mặt cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa xúc động nhận thư và quà của Ban Liên lạc CCB mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang gửi tặng.

    Trường Sơn
    http://thanhnien.vn/thoi-su/tuong-nho-cuoc-chien-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-723353.html
    TRANGBAOLINHConnuocviet thích bài này.
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.890
    Đã được thích:
    17.412
  4. huyenthoaimuathu8888

    huyenthoaimuathu8888 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2013
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    350
    Hôm qua đọc bài báo viết về mặt trận Vị Xuyên có nói cao điểm 1509 có địa danh là Núi Đất ( Trung Quốc gọi là Lão Sơn) vẫn thuộc về ta ( do Trung Quốc trao trả sau hiệp định biên giới 2009). Các bác @tiemkich, @Ho_XuanHuong....hoặc bác nào có nắm rõ không?
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.890
    Đã được thích:
    17.412
    E đọc 1 số nguồn cũng nói vậy nhưng thời điểm là sau hội nghị Thành Đô bình thường hoá quan hệ 2 nước
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.391
    Đã được thích:
    26.757
    Không được lập lờ giữa Núi Đất và Cao Điểm 1509 nhé.

    [​IMG]

    Và đây là vị trí của cao điểm 1509 so với cái đỉnh Lão Sơn (Laoshan) bên phía TQ. Có thể nói là 1509 nó nằm ngay trên biên giới.
    [​IMG]

    Cái vùng núi Lão Sơn (tên gọi của TQ, một số tài liệu lưu hành không chính thức bằng tiếng VN có gọi là Núi Đất, nhà nước CHXHCNVN không gọi như vậy) này có 2cao điểm (khoảng 1500m) có thể giúp khống chế cửa khẩu Thanh Thủy. Trước 1979 thì ta ở 1509, TQ ở Lão Sơn. Sau giao tranh 1979 và TQ rút đi, ta xông lên giữ luôn 2 cái chơi vậy á. Đúng bọn tiểu bá gan cùng mình :-D. Sau đó TQ tập trung quân quất đứt luôn 2cái và giữ nó đến 1989 thì rút khỏi 1509, chứ không phải sau 1992 đâu. Ta quay lại đó với 1đám mìn của cả ta và địch cài đầy ra. Đến ngày nay cả ta và bạn vẫn gở chưa hết. Phía bên TQ xây dựng Lão Sơn khá kiên cố với hầm hào, tượng đài, nghĩa trang chi chít mộ. Sát ngay phía nam đỉnh Lão Sơn là mốc biên giới 254.
    Lần cập nhật cuối: 24/07/2016
    convitbuoc, maseoTRANGBAOLINH thích bài này.
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.890
    Đã được thích:
    17.412
    E nhớ vụ này hồi xưa mà, lúc gần cuối nhà ta hết pin éo lấy lại cái 1509 nổi, sau tự bọn tàu rút đi, nhưng đúng là e không nhớ chính xác thời điểm
    Hồi xưa hay hóng trên quân sử thì cựu binh K và Vị xuyên đông nhất vì dù sao các bác í cũng còn trẻ, siêng chém mạng, cựu binh chống Mỹ thì ít thôi
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.391
    Đã được thích:
    26.757
    Thực tế giờ, với bố phòng của TQ ở Laoshan mà ta muốn chiếm thì cứ lấy accular đặt ở Tây Côn Lĩnh bắn đạn nhiệt áp thì hầm hào thánh cũng đứt sạch người. Xong dùng Mi-17Sh chở quân qua thách nó bắn FN-6 :-D
    TRANGBAOLINH thích bài này.
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.890
    Đã được thích:
    17.412
    Tiên hạ thủ vi cường là đúng bài rồi, vấn đề sau đó thì trụ đc bao lâu kìa :D
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.391
    Đã được thích:
    26.757
    Thì giống hồi trước thôi. Nó chỉ cần tập trung pháo nó bắn cho 1ngày là má nhìn hổng ra luôn :-D

Chia sẻ trang này