1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 21/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Ngày 14-11, Kennedy nói với các trợ lý, "vấn đề cơ bản không phải là Diệm có là một nhà lãnh đạo giỏi hay không mà là Mỹ có thể chấp nhận mà không trừng phạt hành động "xâm lược" của Cộng-sản ở Nam Việt Nam hay không".
    [​IMG]
    Những hành động lúc này của Mỹ thực hiện sẽ "được cả hai phía của bức màn sắt xem xét... như một biểu hiện của ý đồ và quyết tâm của chính quyền Mỹ" và nếu chính quyền quyết định thương lượng thì "trong thực tế họ có thể bị xem là yếu thế hơn ở Lào". Tuy thừa nhận những mối nguy hiểm của một cam kết mở rộng ở Việt Nam, Kennedy vẫn kết luận rằng, ở nơi nào Mỹ đã thể hiện "sức mạnh và quyết tâm" thì họ đều thành công mà ít tốn kém" (1).
    Nhưng tổng thống Mỹ lại từ chối chủ trương của Taylor.
    Các cố vấn của Kennedy sợ rằng việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam có thể đe dọa các cuộc đàm phán ở Lào và dẫn đến leo thang trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ chất vấn liệu lực lượng mà Taylor đề nghị có đủ mạnh hay không, hoặc liệu nó có thể lấy lại tinh thần cho chính quyền Nam Việt Nam hay không, vì mục đích đã tuyên bố của nó là cứu trợ nạn lụt. Lực lượng này có thể bị tấn công và lúc đó Mỹ sẽ vấp phải một sự lựa chọn còn khó khăn hơn: Hoặc đưa quân vào để hỗ trợ cho nó, hoặc rút toàn bộ về nước. Một thành viên của hội đồng An ninh quốc gia đã khuyến cáo: "Nếu chúng ta đưa 6 đến 8 ngàn quân vào rồi rút ra khi khó khăn, thì chúng ta sẽ không còn chỗ đứng ở Việt Nam và có thể ở toàn cõi Đông Nam Á" (2).
    Kennedy thì nghi ngờ khả năng của lực lượng đó và sợ rằng rồi sẽ có những yêu cầu xin thêm quân. Ông ta nói với Arthur Schelesinger rằng: "Đoàn quân sẽ tiến vào; nhạc sẽ được tấu lên; đám đông sẽ hoan hô và trong 4 ngày mọi người sẽ quên sạch. Giống như ta uống rượu, khi men rượu tan thì ta lại phải uống thêm một ly nữa" (3).
    -----------------------
    (1) Hồi ký của Kennedy, ngày 14-11-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 128.
    (2) Robert Johnson gửi Bundy, ngày 31-10-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 194.
    (3) Trích trong Arthur M. Schelesinger, Jr., Một ngàn ngày, (Boston, l965), tr.547.

    ---------------------
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Đứng trước một sự lựa chọn khó khăn, hoặc đàm phán hoặc đưa quân chiến đấu vào, Kennedy đã chọn biện pháp nửa vời. Ông ta phê duyệt những khuyến nghị của Talor về tăng hẳn khối lượng viện trợ và số cố vấn Mỹ với hy vọng rằng việc làm này sẽ đủ để ngăn chặn sự suy sụp chính trị và quân sự ở Nam Việt Nam. Khi thực hiện những biện pháp này, chính quyền Mỹ biết rất rõ rằng họ đã vi phạm hiệp định Geneva năm 1954. Ngày 15-12, họ cho ra cuốn Sách trắng nêu chi tiết những hành động vi phạm hiệp định của Bắc Việt Nam và cho rằng việc Hà Nội tiếp tục tấn công Nam Việt Nam đã dẫn đến những phản ứng của Mỹ (1).
    [​IMG]
    Trong khi thực hiện cái mà Taylor gọi là "sự hợp tác có mức độ" với Nam Việt Nam, lúc đầu chính quyền Kennedy theo đuổi một đường lối cứng rắn. Các quan chức Mỹ từ lâu nhất trí rằng, chính phủ bất lực và chỉ biết đàn áp của Diệm là trở ngại lớn cho việc đánh bại lực lượng cách mạng. Như lời của bộ trưởng Dean Rusk, do không muốn đặt cược quân lực, tiền của và uy tín của Mỹ vào "một con ngựa thua", chính quyền Mỹ đã chỉ thị cho sứ quán ở Sài Gòn thông báo cho Diệm biết là việc chuẩn y chương trình viện trợ mới sẽ phụ thuộc vào những lời hứa cụ thể của chính quyền Nam Việt Nam như tổ chức lại và cải tổ bộ máy chính phủ, cho phép Mỹ tham gia quá trình hoạch định chính sách (2).
    -----------------------
    (1) Bộ Ngoại giao (Mỹ), Mối đe dọa với hoà bình: Những hỗ lực của Bắc Việt Nam tấn công Nam Việt Nam, Washington, D.C., năm 1961.
    (2) Rust gửi Bộ Ngoại giao, ngày 1-11-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 194: Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển II, tr.120.

    ------------------------
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tuy nhiên, yêu sách của Mỹ lập tức gây ra một cuộc tranh cãi ở Sài Gòn và chính quyền Mỹ phải nhanh chóng rút lui ý kiến. Diệm tức giận phản đối tính chất hạn chế trong những cam kết của Mỹ, đả kích dữ dội những đề nghị về mối quan hệ mới, rồi thông báo cho đại sứ Frederick Nolting rằng, Nam Việt Nam "không muốn trở thành một nước bị bảo hộ" (1). Lúc đầu chính quyền Mỹ phản ứng quyết liệt, ngừng các chuyến tàu chở trang bị quân sự và ngầm tìm kiếm một nhân vật có thể thay Diệm.
    Nhưng Nolting chất vấn chính sách mới này với lời khuyên rằng "cách xử sự bình tĩnh và không nóng vội là cơ hội thành công lớn nhất" (2). Song Bộ Ngoại giao Mỹ không thể tìm được một chính trị gia Nam Việt Nam nào có thể thay thế Diệm. Theo như Kennedy, do bị thuyết phục rằng "Diệm vẫn là Diệm và đó là người khá nhất mà chúng ta có" nên chính quyền Mỹ đã lùi bước (3). Hai bên xác định lại mối quan hệ mới, nêu rõ rằng không bên nào được hành động mà không tham khảo bên kia. Hai chính phủ thỏa thuận về việc công bố nguyên tắc khẳng định những điểm này, do đó cuộc khủng hoảng đã qua đi.
    -------------------
    (1) Nolting gửi Bộ Ngoại giao, ngày 18-11-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 165.
    (2) Nolting gửi Bộ Ngoại giao, ngày 29-ll-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 195.
    (3) Trích trong Benjamin Bradell, Đàm luận với Kelmedy (New York, 1976), tr.59.

    ---------------
    [​IMG]
    (US Vice President Lyndon B. Johnson, RVN President Ngo Dinh Diem and Frederick Nolting in South Vietnam''s Presidential Palace in 1961 - Hình Wiki)
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Như vậy, quyết định của Kennedy năm 1961 đã đánh dấu một bước ngoặt nữa trong quá trình dính líu của Mỹ vào Việt Nam. Bác bỏ cả hai cực thương lượng hoặc điều quân, Kennedy chọn một sự cam kết có mức độ về viện trợ và cố vấn. Song, ngay từ đầu ông ta đã nhận biết rằng làm như vậy có thể còn chưa đủ để cứu Nam Việt Nam và nhiều sự kiện cho thấy một khi đã có cam kết thì không dễ gì giữ nó ở mức độ hạn chế. Hơn nữa, qua việc nhượng bộ Diệm, chính quyền Mỹ đã làm tổn thương nghiêm trọng đến chính những tiêu chuẩn họ đề ra cho một chương trình chống nổi dậy thành công. Nếu vào thời điểm đó Mỹ giữ thái độ kiên quyết thì có thể cũng không ép được Diệm thay đổi phương thức của mình, nhưng ít nhất cũng gây được áp lực trước khi Mỹ can thiệp sâu hơn vào Việt Nam.
    Nhưng qua việc nhượng bộ Diệm, Mỹ đã khích lệ tính ngang ngược của ông ta và mở đường tới những va chạm sẽ làm cho ngôn từ "hợp tác" trở thành trò hề và sẽ gây hậu quả bi đát cho tất cả các bên hữu quan (1).
    ---------------------------
    (1) Kennedy tìm cách củng cố đường hướng nửa vời ở Nam Việt Nam và ở các khu vực khác qua một sự kiện gọi là "Cuộc thanh trừng vào lễ tạ ơn", trong đó Bowles "bồ câu" bị cách chức thứ trưởng ngoại giao và Rostow "diều hâu" được điều về Bộ Ngoại giao.
    --------------------------
    Dù sao, bất đồng cũng được giải quyết và vào đầu năm 1962, Mỹ và Nam Việt Nam thực hiện "Kế hoạch hai gọng kìm" để kiềm chế sự nổi dậy của *********. Với sự hỗ trợ của một số lượng trang bị và cố vấn Mỹ lớn hơn nhiều, quân đội Nam Việt Nam đã tiến hành tấn công *********.
    Đồng thời chính quyền Diệm cũng thực hiện cái gọi là "chương trình ấp chiến lược" do chuyên gia chống nổi dậy người Anh Robert Thompson phát triển lên từ những kinh nghiệm ở Malaysia và Philippines nhằm cô lập quân ********* với người dân Nam Việt Nam - nguồn hỗ trợ chính của họ. Theo kế hoạch của Thompson, nông dân từ nhiều làng phân tán sẽ được đưa vào các ấp có hào và rào tre bao quanh, có lực lượng quân sự canh giữ. Những ấp này được xem không chỉ như phương tiện chống *********, mà còn là công cụ của một cuộc cách mạng kinh tế-xã hội ràng buộc người nông dân với chính quyền.
    [​IMG]
    (Truyền đơn của VNCH)
    Việc nối lại những cuộc bầu cử ở làng xã, đề ra chương trình cải cách điền địa, xây dựng trường học và trạm xá sẽ thuyết phục dân chúng rằng cuộc sống dưới sự cai trị của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đem lại nhiều thứ hơn là sống với *********. Theo như một cố vấn của Kennedy, ông Roger Hilsman, thì mục tiêu cuối cùng là biến ********* thành "những băng đảng đói rách ngoài vòng pháp luật, phải dồn sức để duy trì cuộc sống" và buộc họ phải ra khỏi nơi ẩn náu, phải chiến đấu theo một cách thức của quân đội Việt Nam Cộng hoà áp đặt (1).
    [​IMG]
    (Truyền đơn của VNCH)
    ---------------------------
    (1) Roger Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, New York, năm 1967, tr.432.
    ---------------------
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Để hỗ trợ "Chương trình chống nổi dậy", Mỹ đã mở rộng vai trò của họ ở Việt Nam với cái gọi là "Kế hoạch tăng cường sức mạnh". Phái đoàn MAAG được thay bằng Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam (gọi tắt là MACV) lớn hơn và đã được tổ chức lại, có trụ sở ở Sài Gòn do tướng Paul Harkin đứng đầu. Chỉ trong vòng hai năm 1961 đến 1962, viện trợ quân sự Mỹ đã tăng hơn gấp đôi và có cả những trang bị quan trọng như xe thiết giáp và hơn 300 máy bay quân sự. Kennedy cho phép dùng hoá chất làm trụi lá cây nhằm triệt phá nơi trú quân của *********, chiếm giữ những con đường lớn, cho phép sử dụng hạn chế chất diệt cỏ để phá huỷ các nguồn tiếp tế lương thực của *********. Tính đến tháng 12-1961, số lượng "cố vấn" Mỹ ở Nam Việt Nam là 3.205, và đến cuối năm 1962, con số này đã tăng lên hơn 9.000. Các cố vấn Mỹ là những người chuyên nghiệp được đào tạo công phu, nhiều người trọng số này là cựu chiến binh trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh Triều Tiên, có thể coi đó là mẫu mực cho "tinh thần cam kết" toàn cầu và "tinh thần có thể làm được tất thảy" của kỷ nguyên Kennedy. Họ ăn mặc xuềnh xoàng với mũ kê-pi sáng màu, vai đeo bao súng và băng đạn, điều đó nói lên nhiệm vụ khác thường của họ. Họ phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và bệnh tật; họ không chỉ chống *********, mà còn chuẩn bị đối phó với các cuộc chiến tranh trong tương lai. Một phi công trực thăng nói với nhà báo Mỹ: "Rèn luyện như một người Việt Nam là điều kiện quan trọng với chúng tôi" (1).
    ------------------------------
    (1) Richard Tregaskis, Nhật ký Việt Nam, New York, năm 1963, tr.149.
    [​IMG]
    -----------------------
    [​IMG]
    Richard Tregaskis, in Vietnam, n.d. Richard Tregaskis Papers, American Heritage Center.
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 16:15 ngày 02/02/2009
  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Các cố vấn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và luôn mở rộng đặc vụ. Các lực lượng đặc biệt tiến hành Chương trình Công dân vụ cùng với người Thượng Tây Nguyên. Phi công trực thăng không quân và hải quân thả các phân đội lính Việt Nam Cộng hoà vào các bãi chiến trường sâu trong đầm lầy rồi lại nhặt tử sĩ và thương binh về khi kết thúc trận đánh. Người Mỹ cùng bay với các học viên Việt Nam trong các phi vụ ném bom oanh tạc và khi quân đội Việt Nam Cộng hoà thiếu phi công, những phi công Mỹ này đã tự lái máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ. Sĩ quan và binh sĩ Mỹ thực hiện các chương trình huấn luyện mở rộng cho quân đội Việt Nam Cộng hoà và lực lượng phòng vệ dân sự, còn các cố vấn được bố trí xuống tận cấp tiểu đoàn cùng tham gia với các quân đội Việt Nam Cộng hoà trong các nhiệm vụ tác chiến.
    Việc Mỹ ồ ạt đưa cố vấn và vũ khí vào đã tức khắc vực dậy tinh thần cho chính quyền Nam Việt Nam. Máy bay trực thăng tỏ ra là một thứ vũ khí lợi hại và dường như chúng đã xoay chuyển được cục diện trận chiến: Sau này Hilsman kể lại, chúng tạo cho quân đội Việt Nam Cộng hoà "một sức cơ động tuyệt vời". Trong vài tháng đầu, ********* chỉ có chạy, bị dồn khỏi hầm trú ẩn, họ chạy giữa trời và trở thành những mục tiêu dễ hạ (1). Được khích lệ nhờ vũ khí mới và tinh thần tiến công mới, quân đội Việt Nam Cộng hoà tiến hành nhiều trận tấn công mãnh liệt vào các cứ điểm của ********* trong mùa xuân-hè 1962, và lần đầu tiên tưởng như đã giành được thế chủ động trên chiến trường.
    ------------------------
    (1) Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, tr.444.
    -----------------

  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    American helicopter H-21 hovering above soldiers in combat zone during Vietnam War.
    Location: Vietnam
    Date taken: 1962
    Photographer: Larry Burrows
    --------------------------------------------
    Máy bay lên thẳng Mỹ H-21 treo phía trên những người lính trong vùng chiến thời chiến tranh VN.
    Larry Burrows chụp 1962, Việt Nam.
    [​IMG]
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13

    Nhưng lợi thế này chẳng giữ được bao lâu. Dù có máy bay và thiết bị điện tử tinh vi nhưng quân đội Việt Nam Cộng hoà vẫn gần như không thể xác định được vị trí các căn cứ của ********* ở các vùng rừng rậm và đầm lầy ở Nam Việt Nam. Chính tính chất của các cuộc hành quân "Không-bộ" - kiểu oanh tạc rồi sau đó đổ bộ binh xuống - đã báo động cho đối phương biết sắp có một trận đánh, do đó đủ thời gian cho phép họ rút quân an toàn. Một cố vấn Mỹ nản chí phàn nàn: "Các anh phải đổ quân xuống đầu họ, nếu không họ sẽ biến mất"; một sĩ quan cao cấp Mỹ còn khinh miệt gọi các cuộc hành quân có trực thăng là "khua chiêng gõ mõ một cách lố bịch báo động khắp vùng nông thôn" (1). Quân đội việt Nam Cộng hoà thường ném bom tàn phá những khu vực rộng rồi đổ quân với quy mô lớn mà chẳng mấy kết quả, để rồi khi họ rút đi, ********* lại tái chiếm. Hơn nữa, lực lượng quân giải phóng đã thích nghi mau chóng với trực thăng. Đôi khi họ đứng thẳng lên mà bắn, họ biết cách dùng vũ khí hạng nhẹ để bắn hạ lũ máy bay chậm chạp, vụng về. Trong nhiều tình huống khác, họ nằm im trong hầm cho đến khi lũ trực thăng bay đi rồi phục kích quân đổ bộ.
    Vào cuối năm 1962, ********* đã giành lại thế chủ động. Trong khi quân đội Việt Nam Cộng hoà và cố vấn Mỹ đuổi theo quân chủ lực của ********* thì mặt trận lại được mở tập trung ở các làng xã. Nhờ khéo léo kết hợp công tác tổ chức với công tác tuyên truyền vận động, song song với sử dụng lực lượng có chọn lọc đạt hiệu quả cao, ********* đã thành công trong việc huy động quần chúng. Vào cuối năm 1962, họ đã thu hút được khoảng 300.000 quân và khoảng hơn 1 triệu dân đi theo. Ở một số nơi, thậm chí ********* còn thực hiện các chương trình cải cách ruộng đất. Về mặt quân sự, các đơn vị quân giải phóng ngày càng táo bạo và bắt đầu gây tổn thất lớn cho các lực lượng Việt Nam cộng hoà. Khi việc tác chiến trở nên dễ bị thất bại hơn, các chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng hoà, có lẽ là theo lệnh Diệm, đã trở lại với kiểu tác chiến thận trọng ngày xưa, ngày càng dựa dẫm vào không lực và không chịu liều ném quân vào trận đánh. Sự chuyển đổi ưu thế trong cuộc chiến đã bộc lộ rõ rệt từ tháng 1-1963, khi một lực lượng Việt Nam Cộng hoà chiếm ưu thế về số lượng và hoả lực rơi vào ổ phục kích của quân giải phóng ở Ấp Bắc, chịu thiệt hại 5 trực thăng và thương vong nặng.
    ----------------------
    (1) Tregaskis, Hồi ký Việt Nam, tr.155; Malcolm W.Browne, Diện mạo mới của cuộc chiến (Indianapolis, 1968), tr.76.
    ----------------------
    [​IMG]
    (lưu ý các dân vệ đi dép râu (!))
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Vào cuối năm 1962, ********* đã giành lại thế chủ động. Trong khi quân đội Việt Nam Cộng hoà và cố vấn Mỹ đuổi theo quân chủ lực của ********* thì mặt trận lại được mở tập trung ở các làng xã. Nhờ khéo léo kết hợp công tác tổ chức với công tác tuyên truyền vận động, song song với sử dụng lực lượng có chọn lọc đạt hiệu quả cao, ********* đã thành công trong việc huy động quần chúng. Vào cuối năm 1962, họ đã thu hút được khoảng 300.000 quân và khoảng hơn 1 triệu dân đi theo. Ở một số nơi, thậm chí ********* còn thực hiện các chương trình cải cách ruộng đất. Về mặt quân sự, các đơn vị quân giải phóng ngày càng táo bạo và bắt đầu gây tổn thất lớn cho các lực lượng Việt Nam cộng hoà. Khi việc tác chiến trở nên dễ bị thất bại hơn, các chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng hoà, có lẽ là theo lệnh Diệm, đã trở lại với kiểu tác chiến thận trọng ngày xưa, ngày càng dựa dẫm vào không lực và không chịu liều ném quân vào trận đánh. Sự chuyển đổi ưu thế trong cuộc chiến đã bộc lộ rõ rệt từ tháng 1-1963, khi một lực lượng Việt Nam Cộng hoà chiếm ưu thế về số lượng và hoả lực rơi vào ổ phục kích của quân giải phóng ở Ấp Bắc, chịu thiệt hại 5 trực thăng và thương vong nặng.
    [​IMG]
    (Nguồn: xem properties của hình)
  10. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tác động chính trị của những thủ đoạn được vận dụng trong tác chiến ngày càng làm phiền lòng một số người Mỹ trên chiến trường Nam Việt Nam và các quan chức dân sự tại Washington. Thật khó phân biệt ********* với người dân vô tội và lính Việt Nam Cộng hoà với tinh thần kém cỏi cũng chẳng cần phân biệt cẩn thận trước khi bắn giết.
    Thế là dân thường, thậm chí là phụ nữ và trẻ em cũng bị hạ sát khiến cho ********* có thêm vũ khí tuyên truyền đầy sức nặng. Những làng xóm bị nghi là chứa chấp ********* bị ném bom tàn phá, bị bom napan cùng với hoá chất làm trụi cây cỏ đã tăng lòng căm thù của nhân dân với chính quyền Nam Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng những hoạt động nói trên gây hại nhiều hơn là lợi. Dù vậy, các quan chức quân sự Mỹ và Việt Nam vẫn khăng khăng cho rằng rất cần có không quân yểm trợ cho tác chiến trên bộ, rồi Diệm và tướng Harkins mạnh mẽ thúc đẩy việc dùng bom napan. Harkins nói: "Nó thực sự làm cho ********* kinh sợ và đó chính là yếu tố mang lại hiệu quả" (1).
    -----------------------------
    (1) Trích trong Hilsman, Chuyển hoá một dân tộc, tr.442.
    -----------------------
    [​IMG]
    1962, Photographer: Larry Burrows

Chia sẻ trang này