1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 21/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    "Chương trình ấp chiến lược" được quảng cáo rùm beng cũng chỉ đem lại kết quả không đáng kể. Frances Fitz Gerald nhận xét: "Chương trình này là một nghiên cứu về phép loại suy không đúng chỗ" (1). Một kế hoạch tương tự đã được thực hiện thắng lợi tại Malaysia, nơi mà những làng mạc Malaysia được củng cố để chống lại các cuộc nổi dậy, nhưng các ấp chiến lược ở Việt Nam bị dựng lên để chống lại chính người dân, những người đã sống ở các làng mạc với nhiều thế hệ. Ngoài ra và việc cấp trên 7 triệu thẻ căn cước đã tỏ ra là một biện pháp bảo vệ chưa đủ thích đáng để chống thâm nhập. Về mặt lý thuyết, chương trình này nhằm tránh việc di dân ồ ạt khỏi những nơi quê cha đất tổ thiêng liêng, một điểm yếu của chương trình "Dinh điền" bạc phận trước đây. Nhưng ở vùng đồng bằng, nơi dân cư sống rải rác, thì không thể lập ấp mà không gây nên cảnh di dân. Hành động "nhổ rễ" nông dân quy mô lớn như vậy đã càng làm tăng thêm làn sóng phản đối vốn đã tràn lan trong nông thôn từ khi Diệm lên cầm quyền.
    ------------------------
    (1) Frances Fitzgerald. Lửa trong lòng hồ: Người Việt Nam và người Mỹ ở Việt Nam, Boston, năm 1972, tr.123.
    ------------------
    [​IMG]
    Mrs. Dinh Nhu Ngo on inspection tour of strategic Hamlet of Phuoc Nguon.
    Trần Lệ Xuân đi kiểm tra ấp chiến lược Phước Ngươn.
    June 1962, Photographer: Larry Burrows
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Hơn nữa, chính chương trình này còn được thực hiện một cách tồi tệ. Cuối năm 1962, chính quyền Diệm đã lập được 3.500 ấp, ngoài ra còn trên 2.000 ấp nữa đang xây dựng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Diệm và Nhu đã đi quá nhanh vì lập ấp ở những vùng chưa được bảo đảm an ninh và dễ dàng bị ********* chiếm hoặc thâm nhập những khu dân cư đó. Rất nhiều ấp không có phòng bị thích đáng. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 1963, Hilsman phát hiện thấy nhiều ấp trải ra trên những vùng rộng lớn đến mức phải cần tới một sư đoàn để phòng thủ.
    Ông ta nhớ lại: "Những lực lượng phòng thủ chỉ là một số người già cả, với trang bị như kiếm, súng kíp và khoảng nửa tá súng cabin Mỹ" (1).
    Hơn nữa, dưới ách cai trị của Diệm và Nhu, chương trình này không ràng buộc được dân với chính quyền. Cải cách điền địa không được đưa vào kế hoạch này và nhiều nông dân không có một mảnh đất cắm dùi. Mỹ đã chi rất nhiều tiền để tổ chức các dịch vụ tại các ấp chiến lược, nhưng do bất lực hoặc tham nhũng, phần lớn số tiền này không đến đúng địa chỉ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà thiếu những người có năng lực để làm việc theo chương trình và nhiều quan chức bất tài và tham nhũng lại đại diện cho chương trình ở cấp xã. Trong mọi tình huống, Diệm và Nhu coi chương trình này chủ yếu là biện pháp để mở rộng kiểm soát đối với vùng nông thôn và không chỉ có vậy, những thủ đoạn xấu xa của bọn cấp dưới của anh em nhà Diệm chỉ càng làm cho người dân trở nên xa lánh.
    "Chương trình ấp chiến lược" không hoàn thành mục tiêu giành chiến thắng trong cuộc chiến ngay tại vùng nông thôn. Là biện pháp "bảo vệ" người dân khỏi bị ********* trực tiếp tấn công, chương trình này mới chỉ đạt mục tiêu trước mắt, nhưng đối với người Thượng ở Tây Nguyên, nơi mà Mỹ đóng vai trò chủ yếu trong công tác bình định, kết quả của chương trình tại đây có khả quan hơn.
    Tuy vậy, vào đầu năm 1963, ngay cả đối với những người ủng hộ nhiệt tình nhất cho chương trình này cũng thấy rõ nó có những khiếm khuyết cơ bản mà nếu không sửa chữa ngay thì sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng.
    -----------------------
    (l) Hilsman, Chuyển hoá một dân lộc, tr.456.
    ------------------------
    [​IMG]
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Ngoài ra, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã thực hiện một chiến dịch có hệ thống, có hiệu quả, đánh vào một số ấp chiến lược then chốt, và xây dựng những đơn vị đặc công để tiêu diệt các ấp đó bằng cách tấn công trực diện hoặc thâm nhập (1).
    Một số cố vấn của Kennedy nhấn mạnh, một chương trình "chống nổi dậy" hữu hiệu đòi hỏi phải có nhiều cải cách chính trị sâu rộng, nhưng Diệm kiên quyết chống lại lời khuyên đó. Để xoa dịu "đối tác" Mỹ, Diệm thực hiện một vài cải cách tượng trưng, như thành lập hội đồng cố vấn kinh tế. Thay vì mở rộng chính phủ như thúc giục của Mỹ, Diệm ngày càng co mình vào thế biệt lập, gần như dựa hoàn toàn vào Nhu, một kẻ nham hiểm, đa nghi, hoang tưởng và tự đại. Diệm và Nhu thân chinh chỉ đạo các trận đánh trên chiến trường và chỉ huy "chương trình ấp chiến lược", và họ không cho phép cố vấn Mỹ can thiệp. Vợ Nhu, một phụ nữ xinh đẹp, có tham vọng, ăn nói chua ngoa, được gọi là "Long nữ chủ nhân" (một nhân vật hoạt hình quen thuộc) từ năm 1962 ngày càng đóng vai trò người phát ngôn cho chế độ gia đình trị này.
    ---------------------------------
    (1) William J. Duiker, Con đường Cộng-sản giành quyền lực tại Việt Nam, Boulder, Colo., năm 1981, tr.214. "Đánh giá không chính thức lần 2 về hiện trạng của chương trình ấp chiến lược", ngày 1-9-1963. Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 2-2. Về những tranh cãi xung quanh chương trình này, xem Douglas S. Blaufarb, Kỷ nguyên chống nổi dậy: Học thuyết và hành động của Mỹ, New York, năm 1977, tr.89-127.
    ----------------------------------------
    [​IMG]
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Anh em nhà họ Ngô đa nghi và cô lập đã thắt chặt chứ không nới lỏng quyền kiểm soát. Quốc hội ngoan ngoãn thông qua các luật cấm dân chúng tụ tập dưới mọi hình thức như đám cưới, đám tang, nếu chưa được phép của chính quyền. Diệm áp đặt chế độ kiểm duyệt gắt gao các loại ấn phẩm đối với người Việt Nam cũng như người Mỹ.
    Ông ta tức giận cắt hợp đồng với phái đoàn cố vấn trường đại học Michigan khi một số thành viên của phái đoàn này sau khi phục vụ ở Việt Nam trở về đã viết những bài báo mà ông ta quy cho là "không đúng, không công bằng và có dụng ý xấu" (1). Nhà báo kỳ cựu Francois Sully của tờ New sweek cũng đã bị trục xuất khỏi Sài Gòn vì những nhận xét mang tính phê phán đối với bà Nhu.
    Trong suốt cả năm 1962, vấn đề trở ngại của Việt Nam là về mặt thực thi chứ không phải mặt chính sách. Do quá bận bịu với nhiều vấn đề bức xúc hơn như sự tăng cường thực lực quân sự của Liên Xô tại Cuba nên các quan chức cao cấp Mỹ ít chú ý hơn đến Việt Nam. Với những khó khăn khi quyết định chính sách năm 1961, họ bằng lòng trao việc thực thi chính sách cho những người trên chiến trường và không quan tâm tới bất kỳ một thay đổi quan trọng nào trong cách xử lý vấn đề. Kennedy bác bỏ đề nghị của Rostow về việc gây áp lực với Liên Xô buộc Bắc Việt Nam ngừng đưa quân và hàng tiếp viện vào miền Nam.
    ---------------------------------
    (1) Wesley Fishel gửi John Hannah, ngày 17-2-1962, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh Quốc gia, hộp 196.
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Ông ta cũng phớt lờ những lời cảnh báo của Galbrainth rằng Mỹ đang sa vào "một cuộc dính líu lâu dài không có kết quả" và có thể sẽ "kiệt sức như người Pháp", đồng thời bỏ qua đề nghị của Bowles "đánh giá lại nghiêm khắc" chính sách Việt Nam của Mỹ (1).
    Đến cuối năm 1962, đại sứ quán và Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn tỏ ra quá lạc quan về bước tiến bộ của "chương trình chống nổi dậy". Nhưng niềm tin của họ rõ ràng đã đặt nhầm chỗ, và cùng với thời gian, họ trở thành một lũ xuẩn ngốc và giả dối. Những khiếm khuyết của chương trình này ngày càng lộ rõ. Vì là những kẻ xa lạ ở Việt Nam, những người Mỹ chỉ biết dựa vào chính quyền Nam Việt Nam để nắm bắt thông tin, mà chính phủ này lại rất thành thạo trong việc tạo ra những số liệu thống kê đầy ấn tượng về một chương trình tiến triển tốt. Nolting và Harkins rất sai lầm khi chỉ thuần tuý nhìn vào giá trị bề ngoài của những con số, tuy nhiên nếu căn cứ vào những cuộc xung đột thì cũng chẳng phải là những điều dễ phân tích, họ cũng như nhiều nhà quan sát khác rất ấn tượng trước sự thay đổi tình hình từ năm 1961, khi mà chính quyền Diệm bên bờ vực sụp đổ. Những người này cho rằng chính sách của Mỹ đang phát huy hiệu lực và nếu có thời gian và lòng kiên trì có thể giành thắng lợi.
    Cuối năm 1962, đội ngũ nhà báo Mỹ tại Sài Gòn bắt đầu thách thức tâm trạng lạc quan của các giới chức. Các nhà báo như David Halberstam của tờ Thời báo New York và Neil Sheehan của tờ United Press International tuy không thắc mắc về tầm quan trọng của việc kiềm chế chủ nghĩa Cộng-sản tại Việt Nam, nhưng đã nêu lên những lý lẽ gay gắt cho rằng cuộc chiến tranh đang thất bại.
    ------------------------------
    (1) Galbraith gửi Kennedy, ngày 4-4-1962, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 196.
    ------------------------------
    [​IMG]
    David Halberstam, left, in the Mekong Delta in 1963, with Malcolm W. Browne of The A.P. and Neil Sheehan of U.P.I.
  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Họ lên án chính quyền Diệm là tham nhũng, hà khắc và mất lòng dân và chương trình ấp chiến lược là một trò lừa bịp. Các nhà báo chất vấn những báo cáo chính thức nói về tiến bộ quân sự, chứng minh các con số do chính quyền Diệm cung cấp đã được thổi phồng và quân đội Việt Nam Cộng hoà tiến hành "tác chiến theo giờ hành chính", tức là tác chiến qua loa vào ban ngày rồi đến tối lại quay về căn cứ. Trút lên đầu Diệm hầu hết các sai lầm, họ cho rằng không thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này chừng nào mà Mỹ còn cố theo đuổi chính sách "chết chìm hay bơi cùng Ngô Đình Diệm". Phản ứng giận dữ và thế thủ của toà đại sứ và Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn ("Bọn này ăn ý đấy?" một quan chức quân sự cấp cao quát nạt một nhà báo bất đồng quan điểm) chỉ làm cho các nhà báo nổi khùng và đưa ra những lời buộc tội chính phủ cố tình lừa nhân dân Mỹ (1).
    Nhiều nhà quan sát khác thậm chí còn đưa ra những vấn đề gai góc hơn. Tháng 12-1962, Mike Mansfield, là bạn cũ và trước đây cùng trong Thượng viện Mỹ với Kennedy, đã sang Việt Nam theo đề nghị của tổng thống Mỹ và trở về cùng với ý kiến đánh giá vô cùng bi quan.
    ------------------------------
    (1) Thái độ của các nhà báo bất đồng quan điểm và trải nghiệm của họ được trình bày chi tiết trong cuốn sách David Halberstam, Sự tạo dựng một bãi lầy, New York, năm 1964.
    --------------------------------
    [​IMG]
    David Halberstam in Vietnam
  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Trong một tuyên bố chính thức, Mansfield nhận xét tình hình không mấy tiến bộ so với lần ông ta thăm Việt Nam năm 1955, và trong một báo cáo gửi riêng lên tổng thống Kennedy, ông còn dùng lời lẽ mạnh hơn, trong đó so sánh vai trò của Mỹ với vai trò của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Mansfield cảnh báo rằng, Mỹ có thể bị cuốn vào một cuộc xung đột quy mô lớn và vô nghĩa. Sau này Mansfield nhớ lại là đã mô tả cho tổng thống một bức tranh chẳng thú vị chút nào (1).
    Những ý kiến phê phán về chính sách của Mỹ ở Việt Nam đã làm nảy sinh mối lo ngại sâu sắc ở Washington.
    Trước đó, chính quyền Mỹ cố tình che đậy sự dính líu của mình vào Việt Nam, nhưng số binh lính Mỹ tử trận tăng lên và những phê phán của giới báo chí đã đặt ra nhiều vấn đề phiền phức. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ nhiều thời giờ nghiên cứu tin tức của các nhà báo và trả lời những cáo buộc của họ, và đích thân Kennedy đã tìm cách buộc Thời báo New York triệu hồi nhà báo Halbersatm nhưng sự việc này đã bất thành. Rất nhạy cảm trước các ý kiến phê phán, tổng thống Kennedy vô cùng tức giận khi đọc báo cáo của Mansfield. Tuy vậy, ông ta cũng không thể bỏ qua lời báo nguy của một người bạn cũ còn rất cao giá. Vì vậy, ngay lập tức Kennedy cử Hilsman và Michael Forrestal, một quan chức của nhà Trắng, sang Việt Nam tìm hiểu thực tế.
    --------------------------
    (1) Phỏng vấn Mike Mansfield, Văn kiện Kennedy.
    -----------------------------
    [​IMG]
    John Kennedy với Mike Mansfield
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Được đệ trình lên tổng thống đầu năm 1963, báo cáo của Hilsman và Forrestal thể hiện thái độ trung dung, không phê phán gay gắt như các nhà báo, cũng không lạc quan tô hồng như đại sứ quán. Hai vị này tỏ ra rất phân vân về hiệu quả của hoạt động quân sự của quân đội Việt Nam Cộng hoà, đồng thời cũng thấy được những khiếm khuyết trong việc thực hiện "chương trình ấp chiến lược" và cho biết Diệm ngày càng bị cô lập trước dân chúng. Họ kết luận rằng Mỹ và Nam Việt Nam "có thể thắng" nhưng cuộc chiến tranh sẽ phải "kéo dài hơn và tốn kém hơn về sinh mạng và tiền của hơn so với dự kiến" (1). Dù đánh giá tình hình nhìn chung là bi quan, nhưng Hilsman và Forrestal cũng đưa ra những kết luận lạc quan và thấy chính sách của Mỹ là đúng về mặt nhận thức và chỉ khuyến nghị một số thay đổi sách lược để bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả hơn. Báo cáo của họ cũng làm tăng thêm sự nghi ngờ những dự đoán chính thức về bước tiến của cuộc chiến, nhưng nó vẫn làm cho người ta hy vọng rằng Mỹ có thể đạt được những gì họ định làm ở Việt Nam.
    Suốt mùa xuân năm 1963, lạc quan và lo lắng là hai tâm trạng cùng tồn tại cả ở Sài Gòn và Washington. Toà đại sứ Mỹ và Bộ chỉ huy quân sự Mỹ thì giữ thái độ lạc quan, thậm chí tướng Harkins còn thông báo trước một cuộc họp các quan chức cấp cao ở Honolulu vào tháng 4 rằng chiến tranh sẽ kết thúc trước lễ Giáng sinh tới. Nhưng các bản phân tích tình báo thì thận trọng hơn nhiều, trong đó có kèm theo lời cảnh báo tình hình quân sự vẫn mong manh và không lường trước được. Tại nhà Trắng, trong các cấp hành chính thấp hơn trong bộ máy chính quyền Mỹ và trong số những người Mỹ ở Việt Nam, có một tâm trạng lo lắng không biết cuộc chiến tranh thực sự tiến triển ra sao và nỗi phân vân là Mỹ sẽ đi theo hướng nào nếu cuộc chiến tranh không tiến triển tốt.
    ----------------------------------
    (1) Trích trong Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, tr.464.
    -----------------------
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tâm trạng lo lắng càng tăng thêm khi có nhiều bằng chứng cho thấy sự căng thẳng đang leo thang trong quan hệ Mỹ - Nam Việt Nam. Sự căng thẳng này diễn ra ở mọi cấp, do Mỹ tăng cường lực lượng quân sự ở Việt Nam và do những quan điểm khác nhau giữa hai dân tộc. Với bản chất nôn nóng và thiếu kiên trì, người Mỹ hăm hở xúc tiến công việc và thất vọng trước sức ỳ tràn lan trong chính quyền và quân đội Nam Việt Nam. Như cố vấn Mỹ thừa nhận, sự tự ái của quan chức và sĩ quan Việt Nam Cộng hoà thường thể hiện qua thái độ: "Tránh ra đừng cản trở tôi, để tôi tự làm thì tốt hơn" (1). Người Việt Nam thực sự giận dữ trước thái độ tự phụ của người Mỹ lúc này đang tìm cách dạy bảo họ cách điều hành đất nước.
    Vào mùa xuân 1963, quan hệ tại các cấp chóp bu trong chính quyền Mỹ và Diệm trở nên vô cùng căng thẳng.
    Người Mỹ đòi Diệm có những cải cách dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng, nhưng Diệm sợ những cải cách như vậy sẽ phá hoại chứ không củng cố địa vị của ông ta. Kẹt trong thế bế tắc, Diệm nhận thấy rằng tuy sự hiện diện của Mỹ giúp chính quyền ông ta chống *********, nhưng cũng đem lại một nhân tố mới vào tình hình chính trị vốn đã bất ổn của Nam Việt Nam - một nhân tố trung tâm, và Diệm ngày càng nhạy cảm trước những ý kiến phê phán của người Mỹ. Tháng 5-1963, tâm trạng bất ổn ngày càng tăng của Nhu đã bộc lộ rõ khi ông ta công khai chất vấn liệu Mỹ có biết những gì họ đang làm ở Việt Nam hay không và đồng thời chống đối lại việc tăng cường thêm cố vấn Mỹ.
    ----------------------------------
    (1) Trích trong Chester Cooper, Cuộc viễn chinh thất bại: Người Mỹ ở Việt Nam, New York, năm 1970, tr.207.
    -----------------------
  10. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Theo như đã đưa tin, Kennedy giải thích với Mansfield: "Nếu như rút khỏi Việt Nam ngay lúc này chúng ta sẽ có một cuộc náo động đỏ kiểu Joe McCathy khác" (1). Mức độ Kennedy đã cam kết về vấn đề này đến đâu còn chưa rõ, những kế hoạch rút quân theo từng giai đoạn này đã phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của ông ta đề vấn đề Việt Nam và mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Diệm.
    Vào lúc mà Kennedy và Diệm suy tính lại về mối quan hệ hợp tác có tính định mệnh giữa họ thì xảy ra một sự kiện động trời trong giới phật tử ở các thành phố lớn của Nam Việt Nam. Sự kiện này tạo ra một mối đe dọa mới đầy kịch tính đối với chế độ Diệm, cũng như tạo ra những yếu tố phức tạp mới cho một chính sách vốn đã lao đao của Mỹ. Sự việc bắt đầu ngày 8-5 khi quân Việt Nam Cộng hoà nổ súng vào những đám đông tụ tập ở Huế phản đối lệnh cấm treo cờ Phật nhân lễ Phật đản. Sự kiện ngày 8-5 đã khơi dậy một phong trào phản đối mới mãnh liệt. Các phật tử buộc tội chính quyền Nam Việt Nam đàn áp tôn giáo và đòi tự do tôn giáo. Không thể hoặc không muốn hoà giải với đối thủ mới. Diệm giận dữ phủ nhận việc đàn áp tôn giáo và đổ cho ********* gây nên vụ rối loạn. Phản ứng của Diệm lại gây nên một cuộc phản kháng mới. Các hoà thượng đã tổ chức rất nhiều cuộc tuyệt thực, nhiều cuộc tụ tập ở Huế và Sài Gòn đã thu hút rất đông người.
    ---------------------------
    (1) Trích trong Keneth P.O'' Donnell và David F.PowTer, "Johnny, chúng tôi khó hiểu lòng anh: Những kỷ niệm về John Fitzgerald Kennedy, New York, năm 1973, tr.16.
    -----------------------------
    [​IMG]
    Police holding back a crowd at the An Quang Pagoda as the Buddhist monks are taken away again by the Diem government.

Chia sẻ trang này