1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 21/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Phong trào phản đối đạt tới đỉnh điểm vào ngày 11-6, khi một nhà sư tự thiêu trước đám đông đang sục sôi ý chí phản kháng tại một ngã tư lớn ngay trung tâm Sài Gòn. Sự kiện trên đã thu hút sự chú ý của giới báo chí quốc tế, và thế là bức ảnh chụp một nhà sư chìm trong lửa đã xuất hiện trên báo chí và màn ảnh nhỏ toàn thế giới.
    Sau đó, cuộc phản kháng của giới phật tử đã phát triển thành một phong trào chính trị mạnh mẽ đe dọa sự tồn vong của chính quyền Diệm. Thầm lặng qua nhiều giai đoạn ổn định, giới phật tử qua suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đã giành lấy vai trò lãnh đạo chính trị và tinh thần trong cuộc khủng hoảng này. Frances EitzGerald đã viết, "một hoà thượng tự thiêu là lời hiệu triệu vùng lên, kéo theo sự hưởng ứng của dân chúng các thành phố Nam Việt Nam." (1). Sinh viên đại học và học sinh trung học, trong đó có cả các giáo dân Thiên chúa giáo cũng tham gia biểu tình, rồi tâm trạng bất mãn lan sang cả quân đội. Phản ứng của chính quyền Diệm chỉ làm cho phong trào phản kháng bùng lên thêm mạnh mẽ. Trong khi Diệm không có ý kiến gì thì bà Nhu lại công khai miệt thị, gọi cuộc tự thiêu này như một trò "nướng thịt" và đề nghị cung cấp xăng và diêm để cho tiếp tục tự thiêu. Vào giữa mùa hè năm 1963, chính quyền Diệm dường như sắp tan rã.
    [​IMG]
    Trần Lệ Xuân đang nói về vụ nhà sư tự thiêu.
    http://www.youtube.com/watch?v=d_PWM9gWR5E
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 07/02/2009
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Cuộc khủng hoảng này đã đem lại sự lo ngại tột đỉnh cho Washington vốn dĩ đã bất an về chính sách Việt Nam của mình. Chính quyền Mỹ hoàn toàn bất ngờ về cuộc đấu tranh, kinh ngạc trước những phản ứng bùng lên và choáng váng trước vụ tự thiêu của phật tử. Sợ rằng những phát triển mới của tình hình đáng ngại này có thể làm tổn thương tới sự ủng hộ của Mỹ cho cuộc chiến tranh và gây nguy hiểm thêm cho chương trình chống nổi dậy vốn đã bị ngờ là thất bại, chính quyền Mỹ tích cực hoà giải hai bên bằng cách cử nhiều phái viên đến gặp các nhà lãnh đạo Phật giáo và ép Diệm có những biện pháp hoà giải. Thực ra thì Diệm cũng chỉ có những nhượng bộ tượng trưng.
    [​IMG]
    Các cuộc biểu tình và tự thiêu vẫn liếp tục diễn ra; cả thảy đã có 7 nhà sư chết vì tự thiêu. Trong lúc báo chí Sài Gòn do bà Nhu và chính quyền kiểm duyệt cho xuất bản nhiều bài báo chỉ trích gay gắt các phật tử và Mỹ thì cảnh sát của Nhu lại bắt hàng trăm người phản đối vào các nhà tù vốn đã chật cứng người.
    [​IMG]
    ---------------------------
    (1) FitzGerald, Lửa trong lòng hồ, tr.134.
    --------------------
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Vào cuối mùa hè năm đó, chính quyền Kennedy ngày càng gặp nhiều khó khăn và bị chia rẽ sâu sắc. Một cố vấn của Kennedy sau này thừa nhận, việc các phật tử nghĩ gì vẫn là điều chưa biết, nhưng phần lớn người Mỹ đều cho rằng phản ứng của Diệm quả là khiêu khích (1). Lúc ấy, người ta sợ rằng không tìm được con bài thay thế Diệm và một sự thay đổi chính quyền có thể làm cho Nam Việt Nam rối loạn hơn. Một số quan chức chính quyền Mỹ vẫn tin vào Diệm và đổ hết tội lỗi lên đầu vợ chồng Nhu, rồi nêu rõ nếu hai nhân vật này ra đi thì vẫn có thể cứu vãn được tình hình. Nhưng một số người khác bắt đầu coi cuộc khủng hoảng Phật giáo này đã cho thấy những điểm yếu tiêu biểu, cơ bản và không thể khắc phục được của chế độ này, và kết luận rằng Mỹ phải đón nhận khả năng thay người.
    ------------------------------
    (1) Cooper, Cuộc viễn chinh thất bại, tr.210.
    ---------------------
    Sự cố vào cuối tháng 8 lại đem lại một cơ hội cho một số nhân vật chống Diệm ở Washington. Nhiệm kỳ đại sứ của Nolling chấm dứt vào mùa hè năm 1963, và khi viên đại sứ Mỹ đến chào từ biệt, Diệm đã cam đoan với Nolting rằng, sẽ không có thêm bất kỳ một hành động đàn áp nào đối với các Phật tử nữa. Nhưng đến này 21-8, lực lượng đặc biệt của Nhu do Mỹ đào tạo đã lại thực hiện những trận đàn áp ồ ạt ở Huế, Sài Gòn và các thành phố lớn khác, lục soát chùa chiền, bắt trên 1.400 Phật tử.
    [​IMG]
    Buddhist monks arrested by Diem regime, being held in a guarded compound at Phuy Lam.
    Date taken: September 1963, Photographer: Larry Burrows

    Diệm có phê chuẩn cho các cuộc đàn áp này hay không cho đến nay vẫn chưa rõ ràng nhưng theo nhiều người Mỹ thì việc sau đó Diệm phủ nhận mọi hành động của Nhu khiến cho ông ta phải gánh toàn bộ trách nhiệm. Phái chống Diệm coi hành động đàn áp mới nhất này chỉ xảy ra vài ngày sau khi Diệm hứa hẹn với Nolting là một sự "lăng mạ có chủ ý" và cần phải kiên quyết trả đũa. Sau này, Roger Hilsman nhớ lại: "Chúng tôi không thể ngồi yên và làm bù nhìn cho chính sách chống Phật giáo của Diệm" (1).
    Chỉ vài ngày sau trận đàn áp nhắm vào chùa chiền, một nhóm tướng lĩnh Nam Việt Nam bí mật liên lạc với Mỹ.
    Họ báo động rằng sự cố mới đây nhất cho thấy rõ Nhu sẽ không từ thủ đoạn nào. Báo cáo về những bằng chứng này cho thấy ông ta không chỉ đang chuẩn bị thực hiện mà còn đang đàm phán với Hà Nội về một giải pháp bán rẻ nền độc lập của Nam Việt Nam, các tướng lĩnh Mỹ đã thẩm tra nguồn tin này. Nhóm chống Diệm ở Washington kinh hoàng khi nghe tin Nhu đang có những cuộc thương lượng với Hà Nội, và do vậy họ càng thêm tin rằng phải có hành động gì đó. Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn từ những yêu cầu của các tướng lĩnh người ta thấy rằng cuối cùng đã có thể tìm được người thay Diệm.
    ---------------------------
    (1) Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc", tr.482; phỏng vấn Hilsman. Văn kiện Kennedy, Geoffrey Warner. " Mỹ và sự sụp đổ của Diệm", Phần I: "Hành động phi thường chưa từng xảy ra", Autralian Oullook, số 28, tháng 12-1974, tr.245-258.
    --------------------
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Đề nghị của các tướng lĩnh nói trên đã đến Washington vào ngày thứ bảy khi mà nhiều quan chức cấp cao đã rời khỏi thành phố, và Hilsman, Forrester và Harriman đã chớp lấy cơ hội để làm cái mà sau này Taylor mô tả là "bước ngoại lệ cuối cùng" (1). Họ chuẩn bị một bức điện lời lẽ cứng rắn, tuy có phần mập mờ, chỉ thị cho đại sứ mới bổ nhiệm Henry Cabot Lodge tạo cho Diệm một cơ hội phế bỏ Nhu, nhưng cũng nói thêm rằng nếu Diệm từ chối, Mỹ phải "đón lấy khả năng là không thể giữ được ngay cả Diệm nữa". Họ cũng chỉ thị cho Lodge phải nêu rõ với các tướng lĩnh rằng. Mỹ sẽ không tiếp tục ủng hộ Diệm nếu Diệm không hợp tác và Mỹ sẽ bảo đảm "chi viện trực tiếp cho họ trong giai đoạn tạm thời khi chính quyền trung ương tan rã" (2).
    Những lời lẽ cuối cùng này cố ý để mập mờ những gì Mỹ có thể làm và làm trong những tình huống nào, những tín hiệu nhắn gửi thật rõ ràng: Nếu Diệm cứ ngoan cố thì Mỹ sẵn sàng vứt bỏ hắn. Bức điện được gửi đến Kennedy thông qua vì lúc đó ông ta đang đi nghỉ ở Cape Cod, và sự phê chuẩn của tổng thống đã được dùng để tranh thủ sự đồng tình của các quan chức có trách nhiệm trong Bộ Quốc phòng.
    ----------------------------------
    (1) Taylor, Thanh gươm và lưỡi cày, tr.292.
    (2) Điện tín, ngày 24-8-1963, Quốc hội Mỹ, Thượng viện, ủy ban Quân dịch, Quan hệ Mỹ-Việt, 1945-1967: Một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Washinglon, D.C., năm 1971, quyển 12, tr.536-537.

    --------------------------
    [​IMG]
    Kennedy với kỳ nghỉ hè cuối cùng năm 1963 tại Cape Cod
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Lodge không bỏ phí thời gian trong việc thực thi các chỉ thị này. Vị đại sứ này cùng chia sẻ nỗi căm phẫn của Hilsman đối với sự cố 21-8. Sau này, ông ta kể lại, lúc ấy ông ta nghĩ là cuộc bố ráp chùa chiền chắc chắn "đánh dấu bước đầu đi đến kết thúc chế độ Diệm" (1). Sau cuộc gặp gỡ Diệm lần đầu, niềm tin của ông ta càng được củng cố. Khi Lodge khuyến cáo rằng, cách chính quyền giải quyết vấn đề phật giáo đã đặt sự ủng hộ của Mỹ cho Nam Việt Nam vào thế nguy hiểm, thì Diệm đáp lại bằng bài diễn thuyết dài dòng về những khó khăn trong việc cai trị một đất nước "thiếu những người có giáo dục" (2). Sau đó, đại sứ quán Mỹ lại tiếp xúc với các tướng lĩnh qua một nhân viên CIA-để khỏi lộ bàn tay Mỹ chính thức nhúng vào-cam đoan với họ là Mỹ sẽ ủng hộ nếu họ lật đổ chính quyền Diệm thành công nhưng cũng nói trước rằng Mỹ sẽ không giúp họ làm đảo chính hoặc "bảo lãnh cho họ" nếu như họ gặp trục trặc (3).
    Vào lúc mà Kennedy họp với các cố vấn của ông ta vào thứ hai ngày 26-8, Mỹ đã ngả hẳn về hướng đảo chính.
    Cuộc họp căng thẳng và có những ý kiến trao đổi gay gắt.
    -----------------------------------
    (1) Phỏng vấn Lodge, Văn kiện Kennedy.
    (2) Forrestal gửi Kennedy, ngày 26-8-1963, Văn kiện Kennedy, hồ sơ Công tác, hộp 128.
    (3) Neil Sheehan đã dẫn, Văn kiện Lầu Năm góc được công bố trên Thời báo New York, New York, năm 1971, tr.195-196. Được trích dẫn sau đây là Văn kiện Lầu Năm góc (NYT). Xem hồi ký, "Tiếp xúc với các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà", ngày 23-10-1963, Văn kiện Lyndon B. Johnson, thư viện Lyndon B. Johnson, DSDUF, hộp 2.

    --------------------------
    [​IMG]
    Van Minh Duong (L), Henry Cobot Lodge Jr. (C), and Robert McNamara (R).
    Date taken: December 1963, Photographer: Larry Burrows
  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Taylor và bộ trưởng quốc phòng Robert Mc.Namara phản đối việc gửi bức điện chỉ thị thay đổi cơ bản về chính sách của Mỹ được gửi cho Lodge sau lưng họ, còn tổng thống Kennedy cũng tỏ ra không vui, và theo lời của một cố vấn của Kennedy sau này kể lại, tổng thống Kennedy cảm thấy "như đã bị dồn vào chân tường và lẽ ra ông muốn trả lời cho các tướng lĩnh với lời lẽ nước đôi hơn nữa" (1). Nhưng điều quan trọng là Kennedy không rút khỏi đường lối đã đề ra trước đó. Trong những bức điện tiếp theo, ông ta khuyên Lodge tiến hành công việc một cách thận trọng, nhưng cũng khẳng định lại những chỉ thị ngày 24-8 và cho ông đại sứ được quyền tự do hành động rộng rãi một cách khác thường khi thực thi các chỉ thị đó. Lodge được phép nhắc lại với nhóm tướng lĩnh những lời cam đoan rằng Mỹ sẽ không hỗ trợ cuộc đảo chính nhưng sẽ ủng hộ một chính phủ mới có triển vọng thành công. Hơn nữa, ông tự cho phép mình thông báo công khai về việc Mỹ giảm viện trợ cho Diệm, một tín hiệu mà các tướng lĩnh yêu cầu để chứng tỏ sự ủng hộ của Mỹ.
    Trong khi các quan chức Mỹ ở Washington và Sài Gòn hồi hộp chờ đợi câu trả lời của các tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa thì các kế hoạch đảo chính đã dần dần lộ rõ.
    Những người cầm đầu âm mưu đảo chính không tranh thủ được sự ủng hộ của các đơn vị quân đội chủ chốt ở khu vực Sài Gòn, mặc dù có sự cam đoan của nhân vật CIA trung gian nhưng họ vẫn không dám chắc về sự ủng hộ của Mỹ.
    ---------------------------
    (1) Cooper, Cuộc viễn chinh thất bại, tr.212.
    ----------------------

Chia sẻ trang này