1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 21/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    giới thứ 2, khi mà chỉ trong vòng 3 tháng Hitler đã giày xéo toàn bộ Tây Âu còn Nhật thì chiếm được Đông Nam Á thậm chí trong thời gian ngắn hơn. Được vận dụng lần đầu tiên để biện hộ cho việc trợ giúp cho Hy Lạp năm 1947, ý tưởng này một lần nữa được áp dụng với Đông Nam Á và đã nhanh chóng trở thành một điều khoản cam kết. Mỹ tin chắc nếu như Đông Dương thất thủ, phần còn lại của Đông Nam Á sẽ bị đẩy vào tình trạng hiểm nghèo. Việc đánh giá lại chiến lược của năm 1950 do đó đã chấm dứt lập trường "trung lập" của Mỹ và vào đầu tháng 3 đã dẫn đến một cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho Pháp trong cuộc chiến tranh chống *********. Việc làm này cũng xác lập những nguyên tắc quy định cơ sở cho chính sách của Mỹ tại Việt Nam trong nhiều năm tới và cuối cùng dẫn tới một sự dính líu với quy mô lớn hơn.
    Việc lập nên các chính phủ độc lập dù chỉ trên danh nghĩa tại Đông Dương khiến cho Mỹ hợp lý hoá hành động ủng hộ Pháp dễ dàng hơn. Không thể đánh bại nổi ********* về quân sự, Pháp mưu toan hạn chế tác động về mặt chính trị của họ bằng cách lập ra các chính phủ bản xứ tại Lào, Campuchia và Việt Nam - chính phủ ở Việt Nam thì do cựu hoàng An nam Bảo Đại đứng đầu - đồng thời cho các chính phủ này được hưởng địa vị của những "nước tự do" trong khối Liên hiệp Pháp. Nhiều quan chức Mỹ đã hoài nghi về cái gọi là "giải pháp Bảo Đại", cảnh báo rằng đó chỉ là màn hoả mù để Pháp tiếp tục thống trị và cho rằng giải pháp này có rất ít cơ hội thành công. Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận những lập luận trên là có trọng lượng, nhưng theo lời Bộ trưởng Dean Acheson, dường như Bảo Đại là phương án lựa chọn duy nhất để thoát khỏi "sự thống trị của Cao su tại Đông Dương" và mặc dù sự ủng hộ của Mỹ không đảm bảo cho thành công của Bảo Đại, nhưng nếu thiếu nó thì chắc chắn ông ta sẽ gặp thất bại (1).
    [​IMG]
    Tuy nhiên, bằng việc hậu thuẫn Bảo Đại, Mỹ ít nhất sẽ tránh khỏi bị coi là kẻ tòng phạm của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Tháng 2-1950, chính quyền Truman đã chính thức công nhận chính phủ của Bảo Đại và các quốc gia "tự do" Lào và Campuchia, đồng thời bắt đầu kế hoạch viện trợ kinh tế và kỹ thuật để hỗ trợ cho chính quyền các nước này.
    Nhìn lại thì những giả thuyết làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong những năm 1950 đều chứa đựng sai lệch. Matxcơva không thúc đẩy các cuộc cách mạng của Đông Nam Á.Liên Xô và Trung Quốc vào những thời điểm đó đều ít có khả năng kiểm soát các cuộc cách mạng này vì họ không đủ sức mạnh quân sự, nhất là sức mạnh hải quân, đồng thời chủ nghĩa dân tộc địa phương cũng có những cản trở đáng kể. Đánh giá của Mỹ về hiện trạng của Việt Nam dường như rất sai lầm. Là một nhà Cao su hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng, nhưng ***** không phải là một công cụ trong tay Liên Xô. Dù ***** sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ của các nước Cao su lớn, nhưng cũng không để cho nền độc lập của Việt Nam phụ thuộc vào họ. Những lo ngại lịch sử của
    ----------------
    (1) Dean Acheson gửi Đại sứ quán Mỹ tại Manila, ngày 7-1-1950, FR, 1950, VI, tr.692; Garry R.Hess, "Cam kết đầu tiên của người Mỹ tại Đông Dương: Việc chấp nhận giải pháp Bảo Đại", Tạp chí Lịch sử Ngoại giao, số 2, mùa thu năm 1978, tr.331-350.------------------
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 12:56 ngày 30/10/2008
  2. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam về nước láng giềng lớn phương bắc đã khiến cho việc quy phục Trung Quốc chắc chắn không thể xảy ra (1).
    Với việc ủng hộ Pháp, dù dưới chiêu bài "giải pháp Bảo Đại?, Mỹ đã tự trói buộc mình với nguyên nhân thất bại.
    Các nhà hoạch định chính sách Mỹ không phải không nhận thức được những khó khăn, nguy hiểm khi can thiệp vào Đông Dương. Một chuyên gia về châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo: Nếu như Mỹ ủng hộ Bảo Đại và rồi ông ta trở thành bù nhìn trong tay Pháp, "chúng ta khi đó phải nhắm mắt đâm đầu vào một ngõ cụt không lối thoát, phải chi tiêu các nguồn lực có giới hạn của chúng ta... trong một trận chiến vô vọng"(2). Một số quan chức Mỹ thậm chí còn mơ hồ nhận thấy rằng. Mỹ có thể bị dính líu trực tiếp vào Việt Nam.
    Nhưng cam kết bước đầu có vẻ chỉ là hạn chế và những mạo hiểm dường như là nhỏ hơn nếu không hành động gì cả. Bị kẹt lại trong một cuộc chiến toàn cầu như Chiến tranh thế giới thứ 2, với việc Liên Xô thay thế vị trí của Đức ở châu Âu và Trung Quốc thay thế vị trí của Nthật ở châu Á, các quan chức Mỹ tin chắc rằng, nếu như Mỹ không ủng hộ Pháp và Bảo Đại, thì có thể sẽ mất Đông Nam Á, điều này khiến Mỹ phải đứng trước một lựa chọn đáng sợ, nghĩa là hoặc "đầu tư lớn, vào để khắc phục tổn thất hoặc lui về một tuyến phòng thủ "thu hẹp hẳn" trong vòng Tây Thái Bình Dương (3).
    -------------------------------
    (1) Trích từ Lacouture, Hồ Chí Minh, tr.21
    (2). Carles Reed gửi Walton Bulterworth. ngày 14-4-1949, 851G.O)/tháng 4-1949, hồ sơ lưu goại giao.
    (3) Acheson gửi Truman. ngày 14-5-1950. Văn kiện Truman, Hồ sơ mật, Robert M. Blum, Hoạch định đường lối: Nguồn gốc chính sách ngăn chặn của Mỹ tại Châu Á, New York, năm 1982, tr.198-213.

    ------------------------------------
  3. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    (Ảnh st - Bảo Đại và bà Nam Phương)
    vào lúc mà Mỹ cam kết ủng hộ Pháp, ********* đã giành được thế chủ động về quân sự tại Đông Dương. Lực lượng của ***** đã kiểm soát được khoảng hai phần ba vùng nông thôn, với bộ đội chính quy và quân du kích đã lên tới hàng trăm nghìn người. Trung Quốc giúp họ xây dựng những căn cứ an toàn bên kia biên giới cùng nhiều kho vũ khí lớn. Đầu năm 1950, tự tin vào sức mạnh quân đội *********, tướng Giáp bắt đầu phản công. Quân Pháp vẫn tiếp tục kiểm soát các thành phố và các trung tâm sản xuất quan trọng, nhưng cũng phải trả giá rất đắt, riêng năm 1949 có 1.000 quân thương vong mỗi tháng, tiêu tốn 167 triệu Francs vào cuộc chiến. Thậm chí ngay tại những vùng do Pháp kiểm soát, ********* đã gây kinh hoàng cho quân Pháp. Một phóng viên mặt trận Mỹ phản ánh, tâm lý sợ hãi đã bao trùm lên quân đội Pháp (1).
    Chính Bảo Đại đã thừa nhận một cách thảm hại rằng, giải pháp Bảo Đại "chỉ là một giải pháp của người Pháp" (2).
    "Vị Hoàng đế tay chơi" mang quá nhiều tai tiếng này trên thực tế là một nhân vật đầy bi kịch. Gần như cả đời Bảo Đại chỉ là một con rối trong tay Pháp và rồi sau đó là Nhật Bản. Ông ta phung phí thời gian vào những đam mê phù phiếm vô độ như xe hơi đua, đàn bà và cờ bạc, thỏa thuận tháng 2-1950 khiến ông ta chẳng có gì nhiều để làm. Theo văn kiện phức tạp dày 258 trang này thì Pháp vẫn tiếp tục kiểm soát ngân khố, thương mại, chính sách đối ngoại và
    ----------------------
    (1) Tilman Durdin, "Cuộc chiến không vì đất đai mà vì con người", Thời báo New York, ngày 28-5-1950, tr.48.
    (2) Robert Shaplen, Cuộc cách mạng bị thất bại: Mỹ tại Việt Nam, 1946 -1966. New York, năm 1966, tr.64.

    ----------------------
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 12:56 ngày 30/10/2008
  4. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    .... là một nhà Cao su hiến dâng cả đời mình ...
    Bó tay cái bộ lọc của ttvnol! Hậu quả nhãn tiền của việc cấm vớ vẩn.
    Tớ đếck pót nữa, vì pót nữa chỉ làm cho cái lũ ăn hại nó phì cười!
    Bác nào góp ý, bày mưu, tính kế xem thay bằng chữ gì mà vẫn giữ nguyên được "bản sắc quốc tế đậm đà" không?
    Thành viên đang bí, các mod cho ý kiến tí chớ hả?

    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 23/10/2008
  5. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Kết quả của sự phét minh vĩ đại mang tên "bộ lọc TTVNOL". Nào là:

    "mối đe dọa từ chủ nghĩa Cao su"
    "Nếu khu vực này bị chủ nghĩa Cao su kiểm soát"
    "Những thắng lợi của chủ nghĩa Cao su gần đây"
    "Sau khi Trung Hoa Dân Quốc hoàn toàn rơi vào tay chủ nghĩa Cao su"
    "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Liên Xô và chủ nghĩa Cao su"
    "dường như Bảo Đại là phương án lựa chọn duy nhất để thoát khỏi "sự thống trị của Cao su tại Đông Dương" "
    "Là một nhà Cao su hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng, nhưng ***** không phải là một công cụ trong tay Liên Xô. Dù ***** sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ của các nước Cao su lớn, nhưng cũng không để cho nền độc lập của Việt Nam phụ thuộc vào họ. "

    Cái này thì không phải do bộ lọc vĩ đại của chúng ta: "Đông Nam Á là nơi sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới "
    Ối giời ơi, một chủ nghĩa mới được khai quật, mời các bác tham gia tìm kiếm tư liệu, khó khăn đó nha!
  6. HongVeBinh

    HongVeBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    1
    Mod Hong thấy có nhiều mem hay dùng món cơm sườn để bài viết được hiển thị ngay. Nếu không thích ăn cơm sườn, bác có thể cứ post nguyên bản, bài viết sẽ bị tạm chặn lại, các mod sẽ giúp bác làm cho nó hiện ra trong thời gian nhanh nhất có thể. Trong lúc chờ đợi, bác có thể quay sang nick dienthai để post tiếp đoạn sau.
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Em có kế nho nhỏ này, học của các bác chống chống +, bác dùng tool replace thay chữ bỏ dấu mũ ở trên chữ + thi cho nó thành Cọng, hoặc như một số bác ở đây vẫn dùng, thay bằng dấu + bác ạ, chứ cái trò cơm sờn nghe ra nhạo báng quá, cấm gọi vịt mà lại sửa thành cơm dĩa thế kia thì còn ra làm sao!
  8. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bác nói tới Cao-su, người đọc lại hình dung ra cái bao
    Bác cứ dùng như ngày còn Quốc tế 2, tức thuật ngữ chưa được Hán hoá. Communism thực ra phải được hiểu là group of active socialists, hay Cao-su là nhóm các nhà hoạt động theo chủ nghĩa xã hội hoạt động trong một đảng phái. Xu hướng ngày nay cho dù dùng với communism hay CS cũng dễ gây dị ứng và do đó không qua được bộ lọc. Vậy nên, bác có thể gọi "nhà CS" là "nhà hoạt động XHCN" cho nó có bản sắc quốc tế đậm đà, gần với xu thế tiệm cận thuật ngữ Đông Tây.
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Chúng ta nên bắt chước Bác thời kỳ đầu mới giành độc lập:
    Hội những người nghiên cứu Mác - Lê = Đ.ảng = Mác - Lê FC
    Chỉ sợ viết được 1 thời gian, nhập tâm xong thì 1 nhân viên vệ sinh lại đến bảo bọn này nó thế là *********, là bôi nhọ, là xúc phạm thì khổ .
  10. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Bắt chước Bác thì còn ai cãi được nữa . Hay là bác thù bác HVB vì bị bác HVB treo lên cây mấy hôm bên LSVH .
    to bác tuaasn: topic rất hay, theo ý em thì bác cứ giữ gõ vào theo nguyên tác, nếu gặp từ nào khó thì viết tắt là đủ. Theo em biết thì CS không bị chặn đâu ạ.
    Xin góp ý thêm với bác là em hem hiểu bác có ý đồ gì hem mà rất nhiều post bác ngưng lưng chừng bằng cách cắt đôi câu, và bắt đầu post tiếp theo bằng nửa câu đang dở ... "phúc thống phục nhân sâm"... [nick]
    Được database sửa chữa / chuyển vào 19:50 ngày 23/10/2008

Chia sẻ trang này