1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 21/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Washington cực kỳ thận trọng đối với việc mở rộng cam kết. Đề xuất về một thỏa thuận an ninh tập thể dường như là cái bẫy hòng lôi kéo Mỹ lao sâu hơn vào cuộc xung đột nên chính quyền Truman ngay lập tức đã bác bỏ đề xuất đó. Acheson sau này kể lại, đường lối đó là "ở một số nơi như châu âu và NATO, chúng tôi có một trách nhiệm chung. Còn ở các nơi khác, nước này hay nước kia phải giữ vai trò tiên phong" (1). Mỹ cũng từ chối cam kết điều bộ binh vào Đông Dương trong bất kỳ tình huống nào. Chính quyền Mỹ từng khởi động một chương trình hiện đại hoá vũ khí có quy mô lớn, nhưng tiến trình thực hiện chương trình đó đã bị chậm lại do cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, nên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ kết luận rằng, nước này đang phải đứng trước "một mối đe dọa liên tục của một cuộc chiến toàn cầu, cũng như là các vụ xâm lược cục bộ trong một bối cảnh không đủ sức mạnh quân sự tương xứng"(2). Sự bế tắc kéo dài và hao tống tiền của tại Triều Tiên đã gây ra một tâm trạng vô cùng thất vọng trong dân chúng Mỹ và làm cho những khó khăn của việc chiến đấu trong một cuộc chiến trên bộ tại châu Á trở nên hết sức rõ ràng. Acheson nhận xét, "thật là vô ích và sai lầm để bảo vệ Đông Dương ngay tại Đông Dương. Chúng ta không thể để xảy ra một Triều Tiên thứ hai, và chúng ta không thể đưa bộ binh vào Đông Dương" (3).
    Tuy nhiên, chính quyền Mỹ chưa sẵn sàng bỏ rơi Pháp.
    ------------------
    (1) Bộ trưởng Acheson, "Chuyên đề Princeton", ngày 14-3-1954, Văn kiện Bộ trưởng Acheson, Thư viện Harry S. Truman, Độc lập, Mo, hộp 66. Xem "Phòng thủ Đông Nam Á", ngày 2-1-1952, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký Tổng thống, các cuộc gặp giữa Churchill-Truman, hộp 116.
    (2) Nghiên cứu của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân ngày 20-12- 1951, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký tổng thống, hộp 216.
    (3) Bị vong lục Acheson, ngày 17-6-1952, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), I, tr.381.

    -------------
  2. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Đầu năm 1952, thuyết Đôminô trở thành một nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ Các nhà hoạch định chính sách Mỹ thống nhất răng Đông Nam Á không thể được phép rơi vào tay của chủ nghĩa Cộng-Sản và rằng một sự hiện diện tiếp tục của Pháp tại Đông Dương là cần thiết bảo vệ khu vực trọng yếu này (1). Cho rằng mối đe dọa đối với Đông Dương đã gia tăng kể từ năm 1950, và sợ rằng Pháp có thể rút khỏi nếu như những yêu cầu của họ không được đáp ứng, chính quyền Mỹ trong tháng 6-1952 đã phê chuẩn một khoản viện trợ quân sự bổ sung trị giá 150 triệu USD cho Pháp. Tiến một bước vượt xa so với cam kết của mình năm 1950, Hội đồng An ninh Quốc gia nhất trí rằng, nếu như Trung Quốc can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến, Mỹ sẽ gửi các đơn vị hải quân và không quân tới bảo vệ Đông Dương và sẽ phải cân nhắc khả năng hoạt động không quân và hải quân chống lại chính Trung Quốc(2).
    Mặc dù không hoàn toàn thỏa mãn với hoạt động của Pháp trong cuộc chiến Đông Dương và bất bình sâu sắc trước thái độ giữ bí mật và chủ trương phá rối của nước này, nhưng chính quyền Truman cũng không đưa ra bất kỳ điều kiện ràng buộc nào cho những cam kết mới của mình.
    -----------------
    (1) Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 24-6-1952, hiệp ước Thái Bình Dương", ngày 2-1-1952, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký Tổng thống, các cuộc gặp Churchill-Truman, hộp 116.
    (2) Hội đồng An ninh Quốc gia, 124/2, ngày 25-6-1952, Văn kiện Lầu năm góc (Gravel), I, tr.385-386.

    ----------------
  3. minhnet2006

    minhnet2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh VN giống như chiến tranh Triều Tiên
    Đó là cuộc chiến giữa miền Bắc(CS) và miền Nam (Tư bản)+Mỹ+đồng minh
    Nhưng chiến tranh VN dài hơn chiến tranh Triều Tiên
    Sau chiến tranh VN thì đất nước đã thống nhất sau 1975
    Còn Triều Tiên vẫn còn bị chia cắt
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chả giống tí nào nếu nhìn lại giai đoạn trước đó (9 năm).
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    mình lại thấy giống y chang
    ở Nam Hàn trước cũng có cs hoạt động tích cực, sau cũng bị chính quyền thân Mỹ đàn áp sạch sẽ.
  6. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu chính quyền Mỹ dùng ảnh hưởng của mình để buộc Pháp phải thực hiện một "chương trình mạnh mẽ nhằm cải thiện tích cực tình hình quán sự và chính trị". Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mỹ lại lo ngại rằng nếu như chính quyền Mỹ "gây áp lực quá mạnh cho người Pháp, họ sẽ rút khỏi hoặc để mặc chúng ta giữ lấy khu vực non nớt này (1)". Chính sách Đông Dương của Mỹ tiếp tục là con tin của chính sách của nước này ở châu âu, một khu vực mà Truman và Acheson giành cho ưu tiên cao nhất. Từ năm 1951, Mỹ liên tục gây áp lực thúc ép đồng minh tán thành một cộng đồng phòng thủ châu âu, một kế hoạch hợp nhất quân đội Pháp và Đức thành một quân đội đa quốc gia mà Pháp từng đề xuất để cản trở hoạt động tái vũ trang của Đức Pháp liên tiếp thông báo rằng họ không thể cung cấp các lực lượng bảo vệ châu âu mà không có sự ủng hộ hào phóng của Mỹ tại Đông Dương, một thủ đoạn mà Acheson đã mô tả chính xác là một kiểu "làm tiền". Cộng đồng phòng thủ châu âu cũng đã trở thành một chủ đề tranh luận chính trị phức tạp tại Pháp, nơi mà những quan điểm theo chủ nghĩa dân tộc phản đối mạnh mẽ việc từ bỏ bản sắc quân đội Pháp cùng việc cộng tác với một kẻ thù cũ.
    ----------------
    (1) Trích lừ John M. Allison, Đại sứ từ thảo nguyên, hoặc Thế giới kỳ diệu Allison, New York, năm 1976, tr.191, 194.
    [​IMG]
    (Ảnh chế biến vì tìm không ra hình của sách)
    --------------
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 25/10/2008
  7. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Giống nhau là chiến trường giữa SC và phần còn lại của thế giới. Còn sự khác nhau, ở chiến trường Hàn, bên Bắc là vũ khí LX, nhân lực TQ, bên Nam là vũ khí, nhân lực Mỹ, tiến lùi đều do mấy ông lớn đó quyết, VN ngược lại, đi trên dây ngần ấy năm trời. Thắng thua chủ yếu do BV tự quyết.
  8. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Acheson sau đó hồi tưởng, khi vấn đề này vẫn còn nằm
    chờ Quốc hội Pháp phê chuẩn, không có ai dám "khuyên bảo nghiêm túc" rằng việc chấm dứt hoặc đe dọa chấm dứt viện trợ cho Đông Dương là khôn ngoan trừ phi Mỹ thực hiện kế hoạch cải cách quân sự và chính trị" (1). Tháng 6- 1952, chính sách quan trọng về Đông Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chỉ dừng lại ở một tuyên bố rằng Mỹ nên sử dụng "ảnh hưởng để thúc đẩy các chính sách chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội tích cực..."(2) - Trong nửa cuối năm 1952, Acheson đã có một nỗ lực phối hợp để phá vỡ việc giữ bí mật của Pháp. Ngoại trưởng Mỹ thẳng thừng thông báo với các quan chức Pháp vào tháng 7 rằng, vì Mỹ đang chi trả khoảng một phần ba chi phí chiến tranh, nên không thể là "bất hợp lý" nếu nước này được biết những thông tin chi tiết về diễn biến của cuộc chiến. Acheson sau đó kể lại, Pháp không phản đối, nhưng "kết quả chẳng có gì nhiều". Sau một phiên họp gay gắt và kéo dài của Hội đồng các ngoại trưởng tại Paris vào tháng 12, Pháp một lần nữa nhắc lại yêu cầu xin viện trợ quân sự. Acheson kể lại, "lúc đó do mệt, đói và bực mình, tôi đã không giữ được kiên nhẫn nữa". Rồi ông ta phàn nàn rằng, Mỹ đã "hoàn toàn không thỏa mãn" với những thông tin họ nhận được và cảnh cáo rằng "tình hình này cần được khắc phục. Chúng ta phải biết đích xác tình hình đang diễn ra thế nào và cái gì chúng ta đang tiến hành mỗi khi chúng ta có bất kỳ một bước tiến thêm" (3). Thái độ phản đối của Acheson cho thấy Mỹ đã thất vọng sâu sắc thế nào sau hơn 2 năm hợp tác với Pháp, nhưng đã quá muộn để đón chờ một kết quả tích cực. Trong vòng chưa tới 1 tháng nữa, Chính quyền Truman sẽ hết nhiệm kỳ, do vậy không còn phải chịu thêm trách nhiệm gì nữa.
    Mặc dù đầu tư quá nhiều vào Đông Dương, Truman và Acheson đã bỏ lại cho những người kế nhiệm một vấn đề vô vàn phức tạp và nguy hiểm hơn so với vấn đề mà họ đã tiếp nhận năm 1950. Thoạt đầu chỉ là một cuộc chiến có tính chất quốc gia chống thực dân Pháp, tới nay nó đã phát triển thành một cuộc xung đột có tầm cỡ lớn quốc tế. Lúc này Mỹ chịu hơn 40% chi phí của cuộc chiến và đã đặt cược vào kết quả của nó. Viện trợ của Trung Quốc cho ********* mỗi tháng đã tăng từ 400 tấn lên tới hơn 3.000 tấn đồng thời có khoảng 4000 "tình nguyện quân" Trung Quốc sang giúp đỡ ********* dưới nhiều hình thức. Cuộc chiến đã lan sang cả Lào và Thái Lan, nơi được Trung Quốc và ********* hậu thuẫn cho các lực lượng kháng chiến chống lại các chính phủ do Mỹ và Pháp bảo trợ.
    ----------------------------------------------
    (1), (3) Bộ trưởng G. Acheson, Món quà tạo hoá, New York, năm 1969, tr.676.
    (2) Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 25-6-1952, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), I, tr.387.
    [​IMG]
    ------------------------
  9. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Ngay tại Việt Nam, sự kiểm soát của Pháp đã bị giảm xuống còn chỉ ở những vùng quanh Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn cùng một dải đất hẹp dọc theo biên giới Campuchia và người Pháp đang phải đối mặt với những kiểu loại đe dọa quân sự mới rất đáng ngại. Phóng viên kỳ cựu Theodore Whlte nhận xét, "đối phương trước đây phải nguỵ trang đánh bom, bắn lén, phục kích trong đêm, nay đã trở thành một lực lượng hiện đại, thiện chiến được trang bị pháo binh, tổ chức thành nhiều sư đoàn" (1).
    [​IMG]
    (Lễ thành lập Đại đoàn 308 - @dongadoan)
    Pháp hy vọng rằng viện trợ của Mỹ có thể giúp họ không phải hi sinh nhiều hơn, nhưng rồi họ cũng nhận ra rằng cuộc chiến ngày càng cần thêm sức lực của chính họ. Lo sợ Pháp ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ và cũng thấy rằng để chiến thắng sẽ đòi hỏi một cố gắng tổng lực, nên cuối năm 1952 một số chính trị gia Pháp đã lên tiếng đề nghị Pháp rút quân khỏi Đông Dương. Trong khi đó tại Mỹ, Acheson cảnh báo cho chính quyền sắp tiếp quản biết rằng, vấn đề "thực sự" là "Pháp phải tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh"(2).
    Chính quyền cộng hoà dưới quyền Dwight D.Eisenhower đã chấp thuận không mảy may sửa đổi các nguyên tắc trong chính sách Đông Dương do chính quyền Đảng Dân chủ để lại. Eisenhower và Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đã nhất trí rằng sự sụp đổ của Đông Dương sẽ dẫn đến chỗ mất toàn bộ Đông Nam Á với những hậu quả tai hại về chính trị, kinh tế và chiến lược cho Mỹ. Trong cuộc vận động bầu cử năm 1952, Đảng Cộng hoà công kích Đảng Dân chủ đã không ngăn cản được bước tiến của chủ nghĩa Cộng-Sản, và họ thậm chí còn quyết tâm hơn những nhà tiền nhiệm trong việc ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của Đông Dương. Trong khi tích cực tuyên bố sẽ tiến hành quyết liệt chiến tranh lạnh, Eisenhower và Dulles cũng đã hứa hẹn cắt giảm chi phí quốc phòng và đưa ra chính sách quốc phòng "Tầm nhìn mới" nhằm cắt giảm mạnh lực lượng bộ binh Mỹ. Họ thậm chí còn do dự hơn cả Truman và Acheson trong việc điều lực lượng chiến đấu Mỹ sang Đông Nam Á và cho rằng Pháp phải tiếp tục ở lại Đông Dương và chịu gánh nặng của cuộc xung đột.
    --------------------
    (1) Theodore H.White, "Pháp cưỡi trên lưng hổ Đông Dương", Thời báo New York ngày 8-6-1952, tr.9.
    (2) Henry Cabot Lodge, Vốn là nó, New York, năm 1976, tr36.

  10. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    1 số bản in sách này
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 30/10/2008

Chia sẻ trang này