1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 21/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Xin góp với bác tuaans cuốn sách:
    [​IMG]
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 16:45 ngày 26/10/2008
  2. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Tủ sách nhà bác chất lượng nhỉ! Bữa nào ra ngoài đó, bác _New dắt anh em đi xem cái nhà bán đồ "lạc-xon" quân sự nhé?
  3. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Những thay đổi mà Eisenhower và Dulles đưa ra là những biến chuyển về tinh thần và sách lược hơn là về thực chất của vấn đề. Trong suốt lịch sử can thiệp lâu dài Mỹ vào Việt Nam, mỗi chính quyền mới lên cầm quyền đều tin rằng việc vận dụng những biện pháp mới hoặc áp dụng kiên trì hơn những biện pháp cũ có thể làm xoay chuyển tình hình đang xấu đi. Đảng Cộng hoà đã nhanh chóng đi đến kết luận rằng Mỹ và Pháp đã mắc những sai lầm nghiêm trọng. Eisenhower cho rằng các tướng lĩnh Pháp tại Đông Dương là một "bọn kém cỏi" và rằng cần có sự thay đổi. Giới quân sự Mỹ phàn nàn về chiến lược phòng ngự thận trọng của Pháp cùng với việc họ do dự sử dụng binh lính người Việt. Quân đội Mỹ từng giành được nhiều thắng lợi to lớn tại chiến tranh Triều Tiên do huấn luyện được quân đội Nam Triều Tiên và sử dụng chiến lược tấn công tích cực chống lại quân đội Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Do đó, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân kết luận rằng Pháp có thể giành được chiến thắng trong cuộc chiến này chỉ trong vòng một năm nữa nếu như nước này tăng cường sử dụng lực lượng binh lính người Việt và thực hiện một chiến lược tích cực nhằm tiêu diệt các đơn vị chính quy của đối phương. phần lớn các quan chức Mỹ đều cho rằng pháp đã không tranh thủ được sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc bằng việc có những nhượng bộ chính trị thực chất và đúng lúc. Eisenhower và Dulles cảm thấy rằng chính quyền Truman đã bỏ phí ảnh hưởng mà họ có trong tay và đồng ý với tướng J. Lawton Collins rằng là cần phải "thúc đẩy Pháp năng động lên" (1).
    [​IMG]
    (Ảnh st.)
    Chính quyền mới đã tích cực khắc phục những sai lầm của chính quyền nhiệm kỳ trước. Do lo sợ về tâm trạng mệt mỏi vì chiến tranh đang tăng dần tại Pháp, Eisenhower và Dulles cam đoan chắc chắn về việc tiếp tục viện trợ cho Pháp và hứa hẹn rằng "sự mệt mỏi" của nước này sẽ "tan biến trước một chương trình tích cực và xây dựng"(2). Tuy nhiên, việc tiếp tục viện trợ phải kèm theo một số điều kiện như Mỹ phải được thông báo những thông tin chi tiết và cụ thể về kế hoạch và hoạt động quân sự của người Pháp, đồng thời Pháp phải cam kết phát triển quân đội quốc gia Việt Nam và có một chiến lược mới tích cực theo một lịch trình cụ thể nhằm đánh bại quân chủ lực của *********. Bản thân Eisenhower khuyên đại sứ Douglas Dillon tại Paris hãy làm cho Pháp hiểu rõ tầm quan trọng của việc bổ nhiệm một "nhà lãnh đạo mạnh mẽ và tinh thần phấn chấn, được trao các phương tiện và quyền lực để giành chiến thắng", và ra "một thông cáo công khai, được nhắc lại càng thường xuyên càng tốt", rằng nền độc lập hoàn toàn sẽ được trao "ngay khi cuộc chiến chống chủ nghĩa Cộng-Sản giành thắng lợi" (3).
    Dưới áp lực ngày một gia tăng phải hành động tích cực hoặc rút khỏi Đông Dương, chính phủ Pháp nhanh chóng có phản ứng. Đầu tháng 5-1953, Pháp bổ nhiệm tướng Henrri Navarre làm chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương.
    Hai tháng sau đó, nội các mới do Joseph Laniel đứng đầu đã hứa hẹn "hoàn thiện" nền độc lập của các nước thuộc khối Liên hiệp Pháp bằng cách chuyển giao các trách nhiệm đang được Pháp đảm nhận. Sau đó không lâu, Pháp đệ trình Mỹ thông qua một chiến lược mới, có tên gọi Kế hoạch Navarre. Nhằm đáp ứng rất nhiều chi tiết do các tham mưu trưởng liên quân Mỹ đề ra, bản kế hoạch cho phép tăng cường mạnh mẽ Quân đội Quốc gia Việt Nam và đặt ra một chương trình huấn luyện mới, đồng thời đưa thêm vào Đông Dương 9 tiểu đoàn quân chính quy Pháp.
    ---------------------
    (1) Cuộc họp của J.C.S, ngày 24-4-1953, FR, 1952-1954, XIII, tr.500.
    (2) Dulles gửi Đại sứ quán Mỹ tại Paris, ngày 27-3-1953, USVN, quyển 9, tr.20.
    (3) Eisenhower gửi Dillon, ngày 6-5-1953, Văn kiện Dwight D. Eisenhower, thư viện Dwight D. Eisenhower, Abilence, Kans, Hồ sơ quốc tế: Pháp, năm 1953, hộp 10.


    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 27/10/2008
  4. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Navarre đề xuất rút những lực lượng phân tán của Pháp từ những đồn bót biệt lập, phối hợp với những lực lượng mới mà ông ta có và bắt đầu một cuộc tấn công lớn để đánh bật ********* ra khỏi các cứ điểm trong vùng đồng bằng sông Hồng. Trong một báo cáo mật gửi về Paris, Navarre đã cảnh báo rằng không thể giành được thắng lợi hoàn toàn về mặt quân sự trong cuộc chiến tranh này và nhiều lắm thì cũng chỉ có hy vọng thủ hoà. Chính phủ Laniel thông qua bản kế hoạch này như một biện pháp cuối cùng nhằm cố vớt vát những khoản tiền đã đổ vào cuộc chiến và củng để bảo đảm Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ. Họ cũng đưa ra một cái giá khá cao, thông báo cho Washington biết rằng nếu không có thêm 400 triệu USD viện trợ nữa thì Pháp không thể thực hiện được kế hoạch và sẽ phải cân nhắc khả năng rút quân khỏi Đông Dương.
    [​IMG]
    Dù vẫn còn hoài nghi về ý định và năng lực của Pháp, Washington thấy không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận bản kế hoạch này. Eisenhower phàn nàn một cách kín đáo rằng Laniel đưa ra lời hứa trao độc lập cho các nước trong khối Liên hiệp Pháp với giọng điệu "lập lờ, quanh co chứ không phải là mạnh dạn, thẳng thắn và nhất quán" (1). Các tham mưu trưởng liên quân không tin Pháp có khả năng tích cực thực thi Kế hoạch Navarre. Tuy nhiên vào lúc này, cả hai nước đang bị kẹt trong mối bòng bong và phụ thuộc lẫn nhau với những cam kết ngày càng tăng và Mỹ thấy buộc phải đi cùng với Pháp- Các tham mưu trưởng liên quân kết luận ít nhất "Kế hoạch Navarre" cũng đem lại một tia hi vọng thành công. Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo trước rằng chính phủ Laniel là chính phủ đầu tiên của Pháp tỏ ra "sẵn sàng làm những gì cần thiết để kết thúc cuộc chiến tại Đông-Dương" và nếu như họ thất bại thì chắc chắn thay vào ví trí đó sẽ là một chính phủ sẵn sàng thực hiện một giải pháp thông qua thương lượng, như vậy có nghĩa là "cuối cùng cái rơi vào tay chủ nghĩa Cộng-Sản không chỉ là Đông Dương mà còn là toàn bộ Đông Nam Á" (2). Sau khi ép Pháp phải quyết tâm tiếp tục theo đuổi Kế hoạch Navarre, tháng 9-1953 chính quyền Mỹ đồng ý viện trợ quân sự thêm cho Pháp 385 triệu USD. Và Dulles đã công khai tuyên bố chiến lược mới của Pháp sẽ "đập tan cuộc tấn công của chủ nghĩa Cộng-Sản vào cuối năm 1955"(3).
    Trong vòng 6 tháng sau khi Pháp và Mỹ thống nhất "tấn công chấm dứt cuộc chiến tranh", tình hình quân sự và chính trị ở Đông Dương đã xấu đi nhanh chóng.
    Navarre bị buộc phải bỏ dở bản kế hoạch của mình ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Mùa thu năm 1953, ông ta bắt đầu huy động lực lượng cho một cuộc tấn công dự kiến ở vùng đồng bằng. Nhận thấy phải đánh một đòn quyết định trước khi Mỹ tăng cường viện trợ mới phát huy được tác dụng, tướng Giáp đã đưa quân sang vùng Trung và Nam Lào, đẩy mạnh hoạt động du kích tại vùng đồng bằng và chuẩn bị đánh lớn ở Bắc Lào. Phản ứng duy nhất mà Navarre có thể tiến hành là phân tán chính các lực lượng mà ông ta vừa tập hợp lại để đối phó với các hoạt động quân sự của *********.
    ------------------
    (1) Eisenhower gửi Ralph Flanders, ngày 7-7-1953, Văn kiện Eisenhower, nhật ký, hộp 2.
    (2) Báo cáo của Bộ Ngoại giao gửi tới Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ngày 5-8-1953, USVN, quyển 9, tr.128.
    (3) Trích trong Bemard Faii, Hai Việt Nam: Một phân tích về chính trị và quân sự, New York, năm 1967, tr.122.

    ---------------
  5. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Đến đầu năm 1954, cả hai bên đều điều các lực lượng quân lớn tới Điện Biên Phủ, một vùng xa xôi ở Tây Bắc Việt Nam. Navarre đã thiết lập một cứ điểm ở vùng giao điểm của nhiều con đường quan trọng gần biên giới Lào với hi vọng đập tan các cuộc tấn công dự kiến và dụ các đơn vị chủ lực ********* vào một chiến trường lộ thiên. Trong một thung lũng rộng được bao bọc bởi nhiều quả đồi có độ cao tới 300 m, ông ta xây dựng một tập đoàn cứ điểm quân sự có dây thép gai bao bọc và boongke liên hoàn, rồi vội vã điều 12 tiểu đoàn quân chính quy có máy bay và pháo hạng nặng yểm trợ.
    [​IMG]
    Tướng Giáp đã tóm lấy "con mồi". Sau khi đánh chớp nhoáng vào Lào, tướng Giáp rút lui theo đường cũ và bao vây tập đoàn cứ điểm này của Pháp. Lúc này Navarre mới nhận thấy lực lượng 12.000 quân tinh nhuệ của mình đã bị cô lập ở một vùng xa xôi của Việt Nam.
    Tuy không còn chắc có thể trụ vững trước sự tấn công mãnh liệt của *********, nhưng vào tháng 1, Navarre vẫn quyết định giữ tập đoàn cứ điểm này.
    Trong lúc đó, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam bùng lên mạnh mẽ đã có tác động xấu đến vị thế chính trị vốn đã mỏng manh của Pháp. Khi Pháp bắt đầu các cuộc đàm phán để "hoàn thiện" nền độc lập của Việt Nam, các nhà dân tộc chủ nghĩa phi Cộng-Sản, kể cả một số người ủng hộ Bảo Đại, đã đòi hỏi không chỉ một nền độc lập hoàn toàn mà còn là cắt đứt mọi liên hệ với Pháp. Mỹ lâm vào một tình thế cực kỳ khó xử. Tuy trước đó Mỹ ra sức ủng hộ trao lại quyền độc lập cho Việt Nam, nhưng lại sợ rằng những yêu sách của người Việt Nam sẽ khiến Pháp phải rút quân và rồi chính phủ Bảo Đại không thể tự mình tồn tại. Đại sứ Heath buộc tội người Việt Nam có thái độ "trẻ con" và "vô trách nhiệm". Dulles tức giận lên án những hoạt động "thiếu cân nhắc" của phái dân tộc chủ nghĩa và đưa ra lời hứa hẹn rằng Mỹ sẽ viện trợ quy mô lớn nếu họ hợp tác (1). Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thì gây áp lực buộc người Việt Nam phải hạ thấp yêu sách. Một nhà ngoại giao Mỹ hài hước nhận xét: "Chúng tôi đã làm điều đó giống như những kẻ dân thực dân Pháp cuối cùng tại Đông Dương"(2). Mặc dù Mỹ đã có nhiều cố gắng để dàn xếp, nhưng Pháp và Việt Nam không thể đi đến được một thỏa thuận về quy chế cho một Việt Nam độc lập.
    Cuộc khủng hoảng chính trị cuối năm 1953, cùng với sự chuyển đổi rõ rệt được trong chính sách ngoại giao của Liên Xô, đã làm Pháp nghiêng mạnh về hướng giải quyết cuộc chiến tranh thông qua thương lượng. Nhiều chính trị gia Pháp kết luận, cùng lắm chỉ có thể vớt vát được ở cuộc chiến tranh này một điểm, đó là việc người Việt Nam chịu nằm trong khối Liên hiệp Pháp dù chỉ về hình thức, mà nếu không được như vậy thì chẳng có lý do gì để kéo dài nỗi thống khổ này. Sau khi Stalin qua đời, các nhà lãnh đạo trước đây từng nắm quyền trong điện Kremli đã đi theo đường lối hoà giải trong nhiều vấn đề lớn của cuộc chiến tranh lạnh, trong đó có vấn đề Đông Dương, và do vậy Pháp hy vọng ảnh hưởng Của Liên Xô sẽ cho phép họ đạt được một giải pháp có lợi. Dù Dulles phản đôi kịch liệt, đầu năm 1954 Pháp đã đồng ý đưa Đông Dương vào chương trình nghị sự của Hội nghị Đông-Tây sẽ họp tại Geneva để xem xét các vấn đề Viễn Đông.
    -----------------------
    (1) Heath gửi tới Bộ Ngoại giao, ngày 18-10-1953, FR, 1952-1954, XIII, tr.836; Dulles gửi Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, ngày 21-10-1953, USVN, quyển 9, tr.169-170.
    (2) Trích từ Hammer, Đấu tranh vì Đông Dương, tr.319.

  6. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Sách "Đấu tranh vì Đông Dương" của Ellen J. Hammer
    [​IMG]
  7. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Eisenhower và Dulles chỉ có thể miễn cưỡng chấp nhận. Dù không tin vào lời đề nghị của Liên Xô và nghi ngờ về tính sáng suốt trong những quyết định của Pháp, nhưng họ không muốn đặt Mỹ vào vị thế là cường quốc duy nhất chống lại việc giải quyết hoà bình cuộc khủng hoảng quốc tế lớn này. Hơn nữa, mặc dù Dulles đe dọa Mỹ sẽ "đánh giá lại" các cam kết, Pháp vẫn không chịu tán thành cộng đồng phòng thủ châu âu và đường lối mới của Liên- Xô càng làm triển vọng tình hình thêm phức tạp vì các nước châu âu rất lo sợ Liên Xô sẽ tấn công. Cũng giống như vị bộ trưởng tiền nhiệm Acheson, Dulles không muốn ép pháp quá mạnh về vấn đề Đông Dương và sợ rằng họ sẽ cùng nhau bác bỏ tổ chức cộng đồng phòng thủ châu âu làm tan rã các đồng minh phương Tây khiến tình hình có lợi cho Liên Xô.
    Tháng 1-1954, lần đầu tiên Mỹ đứng trước việc lựa chọn phải can thiệp quân sự trực tiếp vào Đông Dương.
    Với những lời lẽ hùng hồn, Eisenhower tuyên bố trước Hội đồng An ninh Quốc gia rằng, ông ta kịch liệt phản đối việc đưa quân Mỹ vào các vùng rừng núi Đông Dương. Nhưng Eisenhower lại nhấn mạnh Mỹ không được quên những lợi ích quan trọng của mình ở khu vực này. Ví Đông Dương như một "con đê đang bị rò rỉ", ông ta cảnh báo, trong tình huống như vậy "đôi khi giải pháp tốt hơn lại là mó tay vào còn hơn là để cả con đê bị cuốn trôi" (1). Các quan chức Mỹ đặc biệt lo sợ tâm lý chán chường chiến tranh của Pháp có thể dẫn đến kết cục đầu hàng tại Hội nghị Geneva. Một uỷ ban đặc biệt do tổng thống Mỹ cử ra nhằm xem xét chính sách đối với Đông Dương vào giữa tháng 3 đã khuyến nghị rằng, Mỹ cần tìm cách đẩy lùi khuynh hướng chủ bại tại Pháp và cần sử dụng ảnh hưởng của mình tại Geneva để đảm bảo sẽ không có một thỏa thuận nào có thể đạt được.
    [​IMG]
    (Hình st.)
    -----------------------
    (1) Biên bản cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 8-1-1954, FR, các năm 1952-1954, III, tr.949 và 952.
    ---------------------
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Dù Mỹ có nhiều nỗ lực, nhưng nếu Pháp cứ chấp nhận một giải pháp không thỏa đáng, thì Mỹ có thể phải dàn xếp với các nước trong khối Liên hiệp cũng như những quốc gia có liên quan khác để tiếp tục cuộc chiến mà không cần tới Pháp.
    Trong khi Eisenhower cùng những cố vấn của ông ta đang cân nhắc về khả năng tầm xa Mỹ can thiệp vào Đông Dương, tướng Giáp đã xiết chặt thòng lọng quanh Điện Biên Phủ. Ngày 13-3-1954, ********* mở một cuộc tấn công tổng lực và trong vòng 24 tiếng đã chiếm được hai quả đồi Him Lam và Độc Lập, những tiền đồn do Pháp lập ra để bảo vệ các pháo đài nằm ở thung lũng phía dưới. Các chuyên gia Mỹ và Pháp dự đoán không thể kéo pháo lên các điểm cao bao quanh cụm cứ điểm này. Nhưng ********* lại dùng các "phương tiện vận tải thô sơ nhất", đưa những khẩu pháo đã được tháo rời, rồi lắp ráp lại và nguỵ trang rất khéo léo, hiệu quả dưới làn đạn đánh phá rất ác liệt của pháo binh và máy bay Pháp. Các khẩu pháo hạng nặng của ********* đã nhanh chóng vô hiệu hoá sân bay, khiến cho đối phương không thể tiếp tế, ngoại trừ bằng cách thả dù, khiến cho 12.000 quân Pháp bị cô lập và chịu tổn thất.
    Chiến thắng vang dội của ********* ở Điện Biên Phủ đã làm nảy sinh khả năng Mỹ sẽ can thiệp khẩn cấp. Trong chuyến thăm Washington cuối tháng 3, Tham mưu trưởng Pháp tướng Paul Ely vẫn dự đoán "cơ hội thắng thua tại Điện Biên Phủ là 50-50" và chỉ yêu cầu Mỹ chuyển một số máy bay bổ sung cho Pháp dùng để oanh kích các phòng tuyến của ********* quanh cụm cứ điểm này. Tuy nhiên, Ely lo sợ sâu sắc về khả năng Trung Quốc can thiệp nên công khai hỏi Dulles Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu xảy ra tình huống bất trắc này (1). Người ít lạc quan về Điện Biên Phủ hơn cả là đô đốc Arthur Radford, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân.
    [​IMG]
    (Ảnh wiki)
    Trong lúc Ely thăm Washington, đô đốc Radford bắt đầu nghiêm túc cân nhắc một kế hoạch mà các sĩ quan Pháp và Mỹ đã thiết kế ở Sài Gòn. Kế hoạch này yêu cầu sử dụng máy bay B-29 của Mỹ và máy bay trên các hàng không mẫu hạm ném bom ồ ạt, và có thể sử dụng vũ khí chiến thuật hạt nhân để giải vây cho Điện Biên Phủ. Mặc dù Radford không có một cam kết nào, nhưng ông ta đã khiến Ely hoàn toàn tin rằng ông ta sẽ cố gắng để bản kế hoạch được phê duyệt nếu như Pháp chính thức yêu cầu.
    -----------------------------
    (1) Biên bản cuộc đàm thoại, Ely và Dulles, ngày 23-3-1954, 751 G.00/3-2354, hồ sơ lưu Bộ Ngoại giao. Chi tiết hơn về những sự kiện này xem: George C. Herring và Rcharch H. Immerman, ?oEisenhower, Dulles và Điện Biên Phủ:"Ngày chúng ta không đi tới chiến tranh" xem lại?, Tạp chí Lịch sử nước Mỹ, số 71, tháng 9-1984, tr.343-363.
  9. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    General Paul-Henri-Romuald Ely
    [​IMG]
    Song đề xuất sử dụng máy bay tấn công giành được rất ít sự ủng hộ tại Washington. Eisenhower cũng chỉ nghĩ thoáng qua về ý tưởng của một "cuộc oanh tạc đơn lẻ (do phi công Mỹ lái những chiếc máy bay không mang quân hiệu) nếu chắc chắn phải làm thì nó sẽ đem lại những kết quả quyết định", rồi ông ta vội vã nói thêm, "dĩ nhiên, nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta sẽ phải phủ nhận nó vĩnh viễn" (1). Dulles thì tích cực xem xét các hoạt động của không quân và hải quân tại Đông Dương, nhưng đó chỉ là giải pháp cuối cùng. Ngoại trưởng Mỹ lo ngại về mối đe dọa lâu dài đối với Đông Nam Á nhiều hơn mối đe dọa trước mắt với Điện Biên Phủ, vì vậy ông ta thiên về cái mà ông ta gọi là "Hành động phối hợp" (United Action), tức là thành lập một liên minh gồm Mỹ, Anh, Pháp, Australia, New Zealand, Philippines, Thái Lan và các nước thuộc khối Liên hiệp Pháp để bảo đảm an ninh cho Đông Nam Á.Sự tồn tại của một liên minh như vậy có thể ngăn ngừa Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương cung như việc mở rộng ảnh hưởng của nước này tại bất kỳ đâu ở châu Á.Nếu như can thiệp quân sự trở nên cần thiết, "Hành động phối hợp" sẽ rửa được vết nhơ của cuộc chiến đối với chủ nghĩa thực dân của Pháp và sẽ đảm bảo rằng toàn bộ gánh nặng tài chính sẽ không đè lên vai Mỹ. Theo học thuyết về chính sách phòng thủ tầm nhìn mới", các lực lượng địa phương và khu vực có thể đảm nhiệm phần chính của cuộc chiến tranh trên bộ còn Mỹ bảo đảm chi viện không quân và hải quân, cung cấp tiền bạc và nhu yếu phẩm, huấn luyện các đội quân bản xứ.
    ------------------------
    (1) Biên bản cuộc đàm thoại giữa Eisenhower và Dulles ngày 24-3- 1954, lô 64D199, hộp 222, Hồ sơ lưu Bộ Ngoại giao; Nhật ký James Hagerty, ngày 1-4-1954, Văn kiện James Hagerty, thư viện Dwight D.
    Eisenhower, Abilene, Kans.

  10. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Song đề xuất sử dụng máy bay tấn công giành được rất ít sự ủng hộ tại Washington. Eisenhower cũng chỉ nghĩ thoáng qua về ý tưởng của một "cuộc oanh tạc đơn lẻ (do phi công Mỹ lái những chiếc máy bay không mang quân hiệu) nếu chắc chắn phải làm thì nó sẽ đem lại những kết quả quyết định", rồi ông ta vội vã nói thêm, "dĩ nhiên, nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta sẽ phải phủ nhận nó vĩnh viễn" (1). Dulles thì tích cực xem xét các hoạt động của không quân và hải quân tại Đông Dương, nhưng đó chỉ là giải pháp cuối cùng. Ngoại trưởng Mỹ lo ngại về mối đe dọa lâu dài đối với Đông Nam Á nhiều hơn mối đe dọa trước mắt với Điện Biên Phủ, vì vậy ông ta thiên về cái mà ông ta gọi là "Hành động phối hợp" (United Action), tức là thành lập một liên minh gồm Mỹ, Anh, Pháp, Australia, New Zealand, Philippines, Thái Lan và các nước thuộc khối Liên hiệp Pháp để bảo đảm an ninh cho Đông Nam Á.Sự tồn tại của một liên minh như vậy có thể ngăn ngừa Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương cũng như việc mở rộng ảnh hưởng của nước này tại bất kỳ đâu ở châu Á.Nếu như can thiệp quân sự trở nên cần thiết, "Hành động phối hợp" sẽ rửa được vết nhơ của cuộc chiến đối với chủ nghĩa thực dân của Pháp và sẽ đảm bảo rằng toàn bộ gánh nặng tài chính sẽ không đè lên vai Mỹ. Theo học thuyết về chính sách phòng thủ tầm nhìn mới", các lực lượng địa phương và khu vực có thể đảm nhiệm phần chính của cuộc chiến tranh trên bộ còn Mỹ bảo đảm chi viện không quân và hải quân, cung cấp tiền bạc và nhu yếu phẩm, huấn luyện các đội quân bản xứ.
    ------------------------
    (1) Biên bản cuộc đàm thoại giữa Eisenhower và Dulles ngày 24-3- 1954, lô 64D199, hộp 222, Hồ sơ lưu Bộ Ngoại giao; Nhật ký James Hagerty, ngày 1-4-1954, Văn kiện James Hagerty, thư viện Dwight D. Eisenhower, Abilene, Kans.
    (Ảnh St. Hargerty - trái)
    [​IMG]
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 13:30 ngày 28/10/2008

Chia sẻ trang này