1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 21/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Dulles và Eisenhower cũng không muốn can thiệp trừ khi họ buộc được Pháp phải có những nhượng bộ quan trọng. Dulles cảnh báo rằng nếu Mỹ can thiệp, uy tín của nước này sẽ bị mắc kẹt vì Mỹ muốn chiến thắng mà nếu bị thất bại sẽ có ảnh hưởng không tốt trên toàn thế giới (1).
    Chính quyền Eisenhower quy thất bại của Pháp là do họ không nắm được người Việt Nam và không chịu tiến hành cuộc chiến một cách mạnh mẽ; những nỗ lực kiên trì của Mỹ nhằm buộc Pháp thay đổi thái độ đã không mang lại kết quả. Hơn thế, không lâu trước đó Ely đã bác bỏ đề nghị mở rộng vai trò của đoàn cố vấn quân sự Mỹ, phàn nàn gay gắt về "bản chất xâm lược" của Mỹ và "quyết tâm kiểm soát và điều hành mọi công việc quan trọng"(2). Dulles và Eisenhower nhất trí rằng Mỹ không được mạo hiểm uy tín của mình tại Đông Dương cho tới khi Pháp có những cam kết chắc chắn duy trì quân đội của họ lại đó và thúc đẩy bước tiến tới trao quyền độc lập thật sự, đồng thời cho phép Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong việc huấn luyện các đội quân bản xứ và hoạch định các chiến lược quân sự.
    Hầu hết các cố vấn quân sự cao cấp của Elsenhower đều kịch liệt phản đối việc sử dụng không quân tại Điện Biên Phủ. Một số người đặt câu hỏi liệu việc không kích có thể giải vây mà không huỷ diệt chính cụm cứ điểm này hay không; những người còn lại thì phân vân không biết một khi đã can thiệp rồi thì còn có thể giữ được trong phạm vi hạn chế hay không.
    ----------------------------
    (1) Dwight D. Eisenhower, Mệnh lệnh thay đổi, 1953-1956, New York, năm 1963, tr.345.
    (2) Radford gửi Eisenhower, ngày 29-3-1954, USVN, quyển 9, tr.283-284.

    [​IMG]
  2. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Một nhà phân tích thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo: chúng ta không thể vượt thác Niagara chỉ bằng một chiếc thùng nhỏ" (1) Trong hội đồng tham mưu trưởng liên quân, chỉ có tướng không quân Nathan F. Twining là tán thành việc sử dụng không quân oanh kích ở Điện Biên Phủ đồng thời đòi đặt ra những điều kiện trói buộc mà Pháp chắc chắn sẽ khó chấp thuận.
    [​IMG]
    (Ảnh st - 1 cuộc họp của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tướng Twining thứ tư từ trong ra)
    Các tham mưu trưởng khác thì cảnh báo rằng việc can thiệp bằng không lực tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn và sẽ không có tác động quyết định tới kết cục của cuộc chiến. Là một người bộc trực, tham mưu trưởng lục quân Matthew Ridway đã đáp lại đòi hỏi của Radford về một cuộc không kích theo đề nghị chỉ với "một từ ''Không rõ ràng và trực tiếp".
    Được báo động bởi cái mà ông ta xem như là một "ý tưởng hão huyền cũ rích... rằng chúng ta có thể làm mọi thứ theo một cách thức dễ dàng và rẻ mạt", Ridgway sau đó đã cảnh báo Eisenhower rằng chỉ riêng không quân thì không thể đảm bảo được thắng lợi tại Đông Dương và bất kỳ một lực lượng bộ binh nào được điều động tới đây sẽ phải chiến đấu với những điều kiện cực kỳ khó khăn về hậu cần và trong một địa hình vô cùng bất 1ợi (2).
    Mặc dù hết sức hoài nghi về kết quả của cuộc không kích theo dự kiến tại Điện Biên Phủ, chính quyền Mỹ cũng thấy lo lắng trước cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Đông Dương và đã tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của quốc hội cho khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào khu vực này.
    --------------------------------
    (1) văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), I, tr.89.
    (2) Biên bản cuộc họp giữa Ridgway và Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân ngày 2-4-1954, Văn kiện Matthew B. Ridgway, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Carlisle, Barracks, Pa.; Matthew B. Ridgway, Người lính New York, năm 1956, tr.276-277.

  3. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Vào đầu tháng 4, dường như khả năng Điện Biên Phủ thất thủ đã trở nên chắc chắn. Eisenhower và Dulles lúc đó hy vọng nhiều vào việc "Hành động phối hợp? với những quốc gia khác nhưng lại lo ngại rằng một thất bại tại Điện Biên Phủ có thể khiến Pháp sụp đổ trước khi có thể thực hiện kế hoạch "Hành động phối hợp", và khi đó chỉ còn một lựa chọn duy nhất để cứu vãn được Đông Dương là sử dụng các lực lượng không quân và hải quân Mỹ. Bài học đắt giá rút ra từ số phận của Truman trong cuộc chiến tranh Triều Tiên khiến Eisenhower không muốn hành động mà không được quốc hội hậu thuẫn, do vậy ông ta chỉ thị cho Dulles thăm dò ý kiến các nhà lãnh đạo quốc hội xem trong những điều kiện nào thì quốc hội cho phép sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ. Mục đích của cuộc gặp quan trọng tại Bộ Quốc phòng ngày 3-4 không phải là để tranh thủ sự ủng hộ cho việc tấn công bằng không quân như mọi người tương, mà để giành quyền tự do hành động nhằm triển khai các lực lượng không quân và hải quân Mỹ-dù có hay không sự ủng hộ của các đồng minh - nếu việc Điên Biên Phủ thất thủ gây nên nguy cơ mất đi toàn bộ vùng Đông Dương.
    Chính quyền Eisenhower đã vấp phải một sự phản đối kiên quyết. Dulles và Radford nghiêm khắc cảnh báo rằng nếu không có hành động quyết định thì Mỹ có thể mất toàn cõi Đông Nam Á và tổng thống phải sử dụng các lực lượng không quân và hải quân "nếu ông ta thấy cần thiết vì lợi ích an ninh quốc gia". Không một ai nghi ngờ ý kiến đánh giá trên đây về mức độ nghiêm trọng của tình hình, nhưng các nghị sĩ yêu cầu "không được để xảy ra thêm một cuộc chiến tranh Triều Tiên nữa, khi mà Mỹ phải đảm nhiệm tới 90% nhân lực", và còn tỏ rõ họ sẽ không phê duyệt bất kỳ điều gì cho tới khí chính quyền Mỹ được các quốc gia khác cam kết ủng hộ chắc chắn. Dulles vẫn kiên trì cam đoan với các nhà lập pháp rằng chính quyền Mỹ không có ý định điều bộ binh sang Đông Dương và ông ta có thể dễ dàng tranh thủ được sự ủng hộ từ các đồng minh nếu ông ta có thể đảm bảo những gì chính quyền Mỹ sẽ làm. Nhưng các nghị sĩ không bị lung lay trước những lập luận đó. Họ cho rằng, "một khi đã quyết định tham chiến thì chắc chắn bước tiếp theo là sẽ sử dụng lực lượng bộ binh". Giống như chính quyền, họ cũng không tin tưởng vào Pháp, nên đã đề nghị Mỹ không nên tham chiến ủng hộ chủ nghĩa thực dân. Họ chỉ nhất trí đưa quân Mỹ vào Đông Dương khi đã tranh thủ được "những cam kết đầy đủ, của Anh và những đồng minh khác ủng hộ giải pháp can thiệp quân sự, từ việc Pháp cam kết "quốc tế hoá" cuộc chiến, đẩy nhanh việc trao quyền độc lập. Việc quốc hội Mỹ khăng khăng đòi phải có sự cam kết trước của đồng minh, đặc biệt của Anh, đã loại trừ phương án Mỹ đơn phương can thiệp và gây trở ngại lớn đối với kế hoạch "Hành động phối hợp" (1).
    ---------------------------
    (1) Bút lục Dulles, ngày 5-4-1954, "Hội đàm với các nhà lãnh đạo quốc hội", ngày 3-4-1954", Văn kiện John Foster Dulles, Thư viện Dwight D. Etsenhower, Abilence, Kans.
  4. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Cuộc họp ngày 3-4 dường như làm tan biến mọi khả năng dùng không quân đánh vào Điện Biên Phủ. Mặc dù không tha thiết với triển vọng Mỹ can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng chính phủ Pháp cuối cùng phải đi đến kết luận rằng, một cuộc không kích sẽ mang lại một hy vọng duy nhất là cứu nguy cho cụm cứ điểm đang bị bao vây, nên vào ngày 5-4 họ đã đề nghị thực hiện bản kế hoạch này. Nhưng Eisenhower ngay lập tức bác bỏ đề nghị của Pháp và bày tỏ tâm trạng bực mình với Radford vì ông ta đã làm Pháp hiểu nhầm ý đồ của Mỹ, rồi tuyên bố rõ ràng rằng đề nghị này là "bất khả thi về mặt chính trị" (1).
    Trong một cuộc họp vào ngày 6-4, hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã thống nhất rằng việc hoạch định kế hoạch và động viên khả thi sau sự can thiệp nên "được tiến hành ngay lập tức", đồng thời chính quyền phải có những nỗ lực kiên quyết để đáp ứng những tiền đề cần thiết cho hành động phối hợp (2).
    Trong khi số phận của Điện Biên Phủ vẫn chưa được định đoạt thì Mỹ điên cuồng thúc đẩy thực hiện kế hoạch "Hành động phối hợp". Dulles đi London và Paris để thương thuyết với các nhà lãnh đạo Anh và Pháp.
    Eisenhower viết một bức thư riêng rất dài cho thủ tướng Anh Winston Churchill yêu cầu Anh ủng hộ liên minh "sẵn sàng chiến đấu ngăn cản sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng-Sản tại Đông Nam Á". Trong một cuộc họp báo được tuyên truyền rùm beng vào ngày 7-4, tổng thống Eisenhower đã xác lập cơ sở cho khả năng can thiệp của Mỹ. Bằng những lời lẽ dễ hiểu, ông ta phác hoạ những nguyên tắc đã hình thành nên nền tảng cho chính sách của Mỹ trong 4 năm qua, và nhấn mạnh rằng Đông Dương là một nguồn quan trọng cung cấp thiếc, vonfram và cao su, và việc để Trung Quốc rơi vào tay "chế độ độc tài Cộng-Sản", Mỹ "không thể chịu được tiếp những thiệt hại to lớn hơn". Quan trọng hơn, ông cảnh báo, nếu như Đông Dương thất thủ, các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á sẽ "nhanh chóng tan rã", giống như "hiệu ứng đôminô", và điều này sẽ gây ra những thiệt hại to lớn hơn về nguồn cung cấp nguyên liệu thô, nguy hại cho vị trí chiến lược của Mỹ ở Viễn Đông, và đẩy Nhật về phía phe Cộng-Sản.
    ----------------------------------
    (1) Biên bản đàm thoại điện thoại, Eisenhower và Dulles, ngày 5-4- 1954,Văn kiện Eisenhower, Nhật ký hộp 3.
    (2) Biên bản cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 6-4-1954, FR, 1952-195. XIII, tr.1253.

  5. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Eisenhower kết luận: "Hậu quả nhãn tiền mà sự mất mát này có thể đem lại đối với thế giới tự do là không thể tính nổi" (1).
    Sự nhộn nhịp của hoạt động ngoại giao Mỹ trong tháng 4-1954 đã bộc lộ những bất đồng sâu sắc giữa Mỹ và các đồng minh. Chính phủ Churchill sẵn sàng tham gia dàn xếp một hiệp ước an ninh tập thể sau hội nghị Geneva, nhưng họ phản đối kịch liệt hành động can thiệp ngay vào Đông Dương. Churchill và ngoại trưởng Anh Anthony Eden không chia sẻ với Mỹ nỗi lo việc mất tất cả hoặc một phần của Đông Dương sẽ dẫn đến sự sụp đổ của toàn cõi Đông Nam Á.Họ tin rằng Pháp vẫn giữ được ảnh hưởng thích đáng để vớt vát được một giải pháp hợp lý tại hội nghị Geneva và họ sợ rằng hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài sẽ phá vỡ mọi hy vọng về một giải pháp qua thương lượng và thậm chí có thể khơi lên một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Quan trọng hơn cả, họ không muốn Anh dính vào một cuộc chiến tranh mà họ cảm thấy là không thể nào giành được chiến thắng.
    Những cuộc thảo luận của Dulles với Pháp cũng không đem lại kết quả và làm bộc lộ rõ giữa hai nước còn có những quan điểm khác nhau về cuộc chiến tranh cũng như về việc đàm phán tại hội nghị Geneva. Mỹ sẵn sàng muốn can thiệp vào Đông Dương, nhưng chỉ với điều kiện là Pháp phải chống lại một giải pháp thông qua thương lượng tại hội nghị Geneva, đồng ý tiếp tục ở lại Đông Dương chiến đấu lâu dài và chịu để cho đồng minh giữ vai trò lớn hơn trong việc hoạch định chiến lược và huấn luyện các lực lượng bản xứ, đồng thời chấp nhận những đòi hỏi của người Việt Nam về một nền độc lập hoàn toàn. Pháp khăng khăng cho rằng Việt Nam phải có mối quan hệ ràng buộc với khối Liên hiệp Pháp. Họ chỉ muốn một cuộc không kích nhằm giải vây cho Điện Biên Phủ. Họ chống lại việc quốc tế hoá cuộc chiến tranh, một việc không chỉ đe dọa uy tín của họ tại Đông Dương mà còn làm cho quyền kiểm soát tuột khỏi tay họ. Dulles hy vọng rằng nếu giúp Pháp, ông ta có thể cứu vãn được Cộng đồng phòng thủ châu âu, nhưng chính phủ Pháp đã nêu rõ. Cộng đồng phòng thủ châu âu sẽ không có một cơ may được chấp thuận nếu như Pháp phải cam kết duy trì quân đội tại Đông Dương vô thời hạn.
    ----------------------------------
    (1) Eisenhower, Mệnh lệnh thay đổi, tr.346-347; DHwight D. Eisenhower, Văn kiện công khai, 1954, Washington, D.C., năm 1955, tr.382-384.
  6. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Chính quyền Mỹ khó chịu sâu sắc trước phản ứng của các đồng minh. Các quan chức Mỹ thì phàn nàn Anh "thiếu dũng khí", còn Eisenhower trách cứ kín đáo rằng Churchill và Eden tỏ ra "thiếu hiểu biết một cách đáng tiếc" về những mối hiểm hoạ của việc khoanh tay không hành động tại Đông Nam Á (1). Dulles đã hiểu nhầm việc Eden sẵn sàng thảo luận về những dàn xếp an ninh dài hạn như một cam kết mang tính thăm dò đối với kế hoạch hành động phối hợp, do đó khi được thông báo về lập trường thực sự của Anh, ông ta vô cùng tức giận. Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng phát khùng vì sự ngang ngạnh của Pháp.
    Eisenhower đổ lỗi hoàn toàn cho Pháp đã đẩy Mỹ vào tình thế khốn khó hiện tại. Trong một bức thư gửi bạn Eisenhower viết, trước đó Pháp đã dùng "những lời nói quanh co để hứa hẹn trao quyền độc lập và mặc dù vì lý do này hay những yếu tố khác, họ đã phải hứng chịu những điều trái với mong đợi không thể tha thứ". Ông ta cự tuyệt xem xét việc can thiệp vào Đông Dương theo điều kiện của Pháp, với lập luận rằng người Pháp "muốn chúng ta tham gia cuộc chiến như một đối tác thấp kém hơn và cung cấp tiền của... trong khi bản thân họ vẫn tiếp tục nắm giữ quyền lực ở khu vực này" và Eisenhower sẽ "không đi cùng họ... trong bất kỳ một khía cạnh nào"(2).
    sự phản đối của Quốc hội chỉ khiến chính phủ Mỹ củng cố thêm quyết tâm tránh đơn phương can thiệp để hỗ trợ Pháp. Trong một bài diễn văn được cả hai phe tán thưởng, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John F. Kennedy bang Massachusetts đã cảnh báo rằng không một khối lượng viện trợ quân sự nào có thể chinh phục "được một kẻ thù của người dân nhưng lại được sự ủng hộ và sự mến mộ của họ", và chiến thắng đó không thể giành được chừng nào Pháp vẫn còn hiện diện tại Đông Dương.
    --------------------
    (1) Nhật ký Hagerty, ngày 25-4, Văn kiện Hagerty; Nhật ký Eisenhower, ngày 27-4-1954, Văn kiện Eisenhower, Nhật ký, hộp 3.
    (2) Eisenhower gửi E.E. Hazlett, ngày 27-4-1954, Văn kiện Eisenhower, Nhật ký, hộp 4; biên bản điện đàm, Eisenhower và Walter Bedell Smith, ngày 24-4-1954, sách đã dẫn, hộp 3.

    [​IMG]
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 13:35 ngày 30/10/2008
  7. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Khi một nhân vật cấp cao trong chính quyền Mỹ, sau đó được biết là phó tổng thống Richard M. Nixon, nhận xét "ngoài lề" rằng nếu như kế hoạch Hành động phối hợp thất bại thì Mỹ có thể phải hành động một mình, phản ứng đã bùng lên ngay lập tức và mạnh mẽ (1).
    Ngay cả khi Pháp có xuống giọng hơn chút ít, thì việc Anh tiếp tục phản đối hành động can thiệp quân sự đã quyết định số phận của kế hoạch Hành động phối hợp.
    Cuối tháng 4, Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault, người mà Dulles mô tả là "đang sắp hết thời", đã có một thỉnh cầu tuyệt vọng cuối cùng đề nghị Mỹ hỗ trợ, với lời cảnh báo ràng chỉ có một cuộc không kích "ồ ạt" mới có thể cứu nổi Điện Biên Phủ và bóng gió rằng Pháp sẵn sàng chấp nhận quốc tế hoá cuộc chiến tranh. Với hy vọng việc thực thi Hành động phối hợp lại bất ngờ trỗi dậy, Dulles thông báo cho Bidault rằng nếu như thuyết phục được Anh cùng hành động thì chính quyền Mỹ sẽ cố gắng đề nghị quốc hội ra nghị quyết cho phép can thiệp. Trong 3 ngày sau đó, vị ngoại trưởng này đã cố gắng hết sức thuyết phục Eden
    thay đổi lập trường, với lời cảnh báo khẩn cấp rằng nếu không có sự ủng hộ của đồng minh, Pháp có thể phải từ bỏ cuộc chiến. Tuy nhiên, Anh vẫn không đồng tình, do vậy chính quyền Mỹ buộc phải dừng bước. Ngày 26-4, Eisenhower thông báo cho các nhà lãnh đạo quốc hội rằng sẽ là một "sai lầm chiến lược nếu một mình tham gia cuộc chiến như một đối tác của Pháp" và thể hiện rõ rằng Hoà Kỳ sẽ can thiệp chỉ với tư cách là một thành phần trong một "tổ chức các quốc gia có liên quan". Ba ngày sau, hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã chính thức quyết định "tạm thời đình chỉ mọi hoạt động quân sự lúc này tại Đông Dương cho tới khi chúng ta thấy rõ diễn biến của hội nghị Geneva" (2).
    Quyết định của Mỹ đã khiến sự thất thủ của Điện Biên Phủ là không thể tránh khỏi. Không có không lực Mỹ, Pháp không còn cách nào để cứu vãn cụm cứ điểm này.
    ----------------
    (1) Tuyên bố của Nixon đôi khi được xem như như một trái bóng thăm dò, nhưng nó chưa được phép và không phản ánh suy nghĩ của chính quyền vào thời điểm đó, Xem Nhật ký Hagerty, ngày 17-4-1954, Văn kiện Hagerty, và Richard M.Nixon, RN: Hồi ký của Richar M.Nixon, New York, năm 1978, tr.152-153.
    (2) Dulles gửi Bộ Ngoại giao ngày 22-4-1954, Văn kiện Eisenhower, Hồ sơ Ann Withman, tóm tắt cuộc họp, ngày 26-4-1954, Văn kiện Eisenhower, hồ sơ giải mật, hộp 16, Nhật ký Hagerty, ngày 29-4- 1954, Văn kiện Hagerty.

    Ảnh st - Nixon tại Việt Nam, 1953
    [​IMG]
  8. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Dưới hoả lực như mưa của pháo binh cùng hàng loạt các đợt xung kích bộ binh của *********, quân Pháp tuy đông nhưng đầy tuyệt vọng đã phải đầu hàng vào ngày 7-5, sau 55 ngày đêm kháng cự vô ích. Các bên tham chiến và các nước quan tâm đến tình hình Đông Dương đã nhanh chóng chuyển sang chú ý theo dõi hội nghị Geneva, nơi mà những ngày sau vấn đề Đông Dương sẽ được bàn tới. Với chiến thắng sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, ********* bước vào đàm phán với niềm tin tưởng lớn. Do ảnh hưởng của Pháp ở Bắc Việt Nam hiện chỉ còn giới hạn ở một số khu vực nhỏ quanh Hà Nội, quân Pháp bắt đầu có sự chuẩn bị cho việc rút khỏi miền Bắc và cố cứu vãn càng nhiều càng tốt ở khu vực nam vĩ tuyến 16. Bidault than vãn, phái đoàn Pháp tới Geneva chỉ có những quân bài không đáng giá là "hai quân nhép và ba quân rô"(1).
    Tại Geneva, Mỹ chỉ miễn cưỡng tham dự. Việc thương lượng với bất kỳ một quốc gia Cộng-Sản là điều Mỹ ghét cay ghét đắng, đặc biệt là sự hiện diện của Trung Quốc Cộng-Sản đã khiến cho họ thực sự khó chịu. Dulles chỉ có mặt ở Geneva rất ngắn và theo người viết tiểu sử của ông ta, Dulles đã hành xử như "một người khắt khe"(2). Dulles có lần nói rằng, cách duy nhất để ông ta và trưởng đoàn đại diện Trung Quốc Chu ân Lai gặp gỡ là ô tô của họ đâm vào nhau, và theo tin tức cho biết khi hai người thực sự gặp nhau trực diện, ông Chu đưa tay ra bắt còn ngoại trưởng Dulles thì đã quay lưng lại. Chính quyền Mỹ từ lâu lo sợ rằng hội nghị Geneva chỉ đơn thuần tạo điều kiện cho Pháp dâng nộp lại Đông Dương mà không bị sỉ nhục, và sự thất thủ của Điện Biên Phủ càng làm tăng thêm mối lo ngại này. Sau khi rời Geneva, Dulles chỉ thị cho đoàn đại biểu Mỹ rằng cần tham gia hội nghị này chỉ với tư cách một "quốc gia quan tâm", chứ không phải như "một bên tham chiến hay một nhân vật chính trong các cuộc thương lượng" và không được tán thành bất kỳ thỏa ước nào có tác hại ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đến sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong khối Liên hiệp (3). Trước vị thế quân sự của *********, khi hội nghị khai mạc, Dulles tuyên bố Mỹ sẽ không tán thành bất kỳ một thỏa thuận nào.
    -----------------------
    (1) Trích trong Chester Cooper, Cuộc thập tự chinh thất bại: Mỹ tại Việt Nam, New York, năm 1970, tr.79.
    (2) Townsend Hoopers, Sự xấu xa và Jonh Foster Dullles, Boston, năm 1973, tr.222.
    (3) Dulles gửi Smith ngày 12-5-1954, USVN, quyển 9, tr.457-459.

    [​IMG]
  9. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Thực ra, chính quyền Mỹ hy vọng hội nghị sẽ không đạt được một thỏa thuận nào, và trong suốt 5 tuần đầu của hội nghị Geneva, nước này vẫn giữ quan điểm về một triển vọng can thiệp quân sự. Khi Laniel yêu cầu Mỹ chi viện quân sự trong trường hợp Trung Quốc ngăn cản các đàm phán, trong lúc đó ********* tiếp tục đẩy mạnh hoạt động để giành thắng lợi trên chiến trường, Dulles và Eisenhower đã nghiêm túc xem xét một kế hoạch can thiệp mới. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân liền vạch ra các kế hoạch chi tiết cho việc triển khai quân đội Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có một chi tiết là sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu Mỹ muốn có lợi thế về quân sự. Các quan chức chính quyền Mỹ đã dự thảo một nghị quyết của quốc hội cho phép tổng thống triển khai quân đội tại Đông Dương.
    Tuy nhiên, cũng như trước đó, Mỹ và Pháp không thể đạt được sự nhất trí về các điều khoản đặt ra. Lúc này, chính quyền Mỹ không đặt điều kiện chỉ can thiệp nếu được Anh ủng hộ, nhưng họ đã xiết chặt hơn những nhượng bộ mà Pháp phải thực hiện, nhấn mạnh rằng Pháp phải rõ ràng và nhanh chóng cam kết quốc tế hoá cuộc chiến và đảm bảo rằng các nước liên hiệp có thể rút khỏi khối Liên hiệp Pháp bất kỳ lúc nào. Pháp tỏ thái độ chỉ muốn bàn về những điều kiện của Mỹ và bổ sung một số yêu sách mà Washington không thể chấp nhận, kể cả ít nhất Mỹ cũng cam kết tượng trưng là đưa quân vào cam kết ưu tiên triển khai không lực nếu Trung Quốc can thiệp. Cuộc thảo luận kéo dài mà chẳng đi đến đâu do vậy mỗi bên đều tăng dần mối cảnh giác với nhau. Cuối cùng, chính phủ Pháp quyết định phải tận dụng mọi khả năng giải quyết chiến tranh qua thương lượng trước khi xem xét đến việc kéo dài cuộc chiến. Eisenhower và Dulles phỏng đoán Pháp chủ yếu chỉ muốn duy trì khả năng Mỹ can thiệp vào Đông Dương "như là một lá bài tại Hội nghị Geneva", và họ không muốn cho phép Pháp được sử dụng Mỹ như một phương án vô hạn định. Các cuộc đàm phán đã chấm dứt vào giữa tháng 6 (1).
    Trong lúc đó, hội nghị tại Geneva đã cố gắng để đi đến một thỏa thuận. Dưới áp lực từ nhiều phía, ********* miễn cưỡng đồng ý với nguyên tắc chia cắt tạm thời Việt Nam để cho Pháp tập kết quân sự sau khi ngừng bắn. Laniel trước đó đã có những cam kết với Bảo Đại là không chấp nhận bất kỳ một hình thức chia cắt nào, nhưng chính phủ của Laniel đã bị hạ bệ ngày 12-6, thay vào đó là chính phủ của Pierre Mendes. Vị tân thủ tướng này tỏ ra linh hoạt trong vấn đề chia cắt và khi nhậm chức, ông ta hứa sẽ từ chức nếu không đi đến một giải pháp trước ngày 21-7.
    Thủ tướng Pháp - Laniel
    [​IMG]
    Và Pierre Mendès-France''''s
    [​IMG]
    Mặc dù rất nhiều chi tiết vẫn còn phải được bàn thảo, nhưng đã bắt đầu hình thành những nét tổng quát của một thỏa thuận chính trị khi các trưởng đoàn đại diện đồng ý tạm nghỉ vào ngày 19-6.
    -----------------------
    (1) Dulles gửi Toà lãnh sự Mỹ tại Geneva, ngày 8-6-1954, sách đã dẫn, tr.541.
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 13:34 ngày 30/10/2008
  10. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Vào lúc này, chính quyền Eisenhower có thay đổi về chính sách hướng về dài hạn. Nhận thấy không thể kéo dài cuộc chiến mà không phải hứng chịu những rủi ro không thể chấp nhận nổi và ********* đã giành thắng lợi tại Geneva, chính quyền Mỹ bắt đầu đưa ra kế hoạch phòng thủ cho phần còn lại của Đông Dương và Đông Nam Á.
    Ngày 24-6, Dulles thông báo cho các nhà lãnh đạo quốc hội Mỹ rằng bất kỳ một thỏa thuận nào tại Geneva sẽ là "những cái mà chúng ta phải đối phó", tuy nhiên ông ta đã tỏ vẻ lạc quan rằng Mỹ vẫn có thể "vãn hồi được điều gì đó" tại khu vực Đông Nam Á "không còn dấu vết của thực dân Pháp". Mỹ sẽ đảm nhận từ Pháp trách nhiệm bảo vệ Lào, Campuchia và phần còn lại của Việt Nam ở phía nam đường phân chia giới tuyến. Điều cơ bản đầu tiên là phải lập ra một phòng tuyến mà Cộng-Sản không thể vượt qua, rồi sau đó "giữ vững vùng này và chiến đấu lật đổ (các chính thể Cộng-Sản) trong khu vực này với tất cả sức mạnh mà chúng ta (Mỹ) có" thông qua viện trợ kinh tế và xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh. Mỹ phải đi đầu trong việc hình thành một tập đoàn phòng thủ khu vực đủ mạnh để "duy trì tự do tại Đông Nam Á"(1).
    Trong vài tuần sau đó, Dulles cố gắng không mệt mỏi để đạt được một giải pháp cho phép Mỹ "bảo vệ Đông Dương và Đông Nam Á sau hội nghị Geneva. Ông ta tranh thủ được Anh đồng ý đặt ra một số nguyên tắc sẽ tạo nên một giải pháp "có thể chấp nhận được", kể cả việc bảo đảm cho Lào, Campuchia và Nam Việt Nam được tự do duy trì "các chế độ ổn định và phi Cộng-Sản" và tiếp nhận vũ khí và các cố vấn nước ngoài. Ông ta đã gây một áp lực cực lớn, thậm chí đe dọa là Mỹ sẽ rút hoàn toàn không tham gia hội nghị Geneva, cho tới khi Mèndes-france chấp nhận cái gọi là 7 điểm làm cơ sở cho lập trường thương lượng của Pháp. Tuy có được những hứa hẹn chắc chắn của Anh và Pháp, nhưng Dulles vẫn rất thận trọng trong những giai đoạn cuối cùng của hội nghị với quyết tâm duy trì quyền hoàn toàn tự do hành động. Ông ta thông báo cho trưởng đoàn đàm phán Mỹ Walter Bedell Smith rằng Mỹ chỉ được giữ một vai trò thụ động trong cuộc thương lượng. Nếu thỏa thuận đáp ứng được những nguyên tắc mà họ đề ra, chính quyền Mỹ sẽ có bản tuyên bố tán thành đơn phương, nhưng không đạt được các tiêu chuẩn mà họ đề ra, thì Mỹ vẫn giữ được quyền hoàn toàn tự do để "công khai tách ra khỏi thỏa thuận đó". Trong bất kỳ tình huống nào, Mỹ cũng sẽ không "cùng ký với Cộng-Sản" và họ sẽ không ở vào vị thế phải bảo đảm thực hiện kết quả mà hội nghị đem lại (2).
    --------------------------
    (1) Nhật ký Hagerty, ngày 23, 24 và 28-6-1954, Văn kiện Hagerty.
    (2) Văn kiện Lầu Năm góc, I, 152.

Chia sẻ trang này