1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tuaasn, 21/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Khi hội nghị họp trở lại, áp lực phải đi đến một thỏa thuận càng tăng mạnh. Hạn cuối ngày 21-7 đã nhanh chóng cận kề đối với Mèndes-france, và sự ủng hộ của Anh-Mỹ đã tăng cường thêm vị thế thương lượng của ông ta. Quan trọng hơn, mặc dù vị thế quân sự của ********* mang lại cho họ có quyền yêu sách mạnh mẽ về ảnh hưởng đối với toàn Việt Nam, nhưng cả Trung Quốc và Liên Xô đã gây một áp lực cực lớn để có một nền hoà bình được thỏa hiệp. Liên Xô chỉ có một lợi ích hạn chế ở Đông Nam Á và dường như đang theo đuổi một đường lối hoà giải đối với Pháp để khích lệ Pháp bác bỏ cộng đồng phòng thủ châu Âu. Trung Quốc lúc này đang cố gắng nâng cao uy tín quốc tế và gia tăng ảnh hưởng của mình ở những quốc gia trung lập ở Nam và Đông Nam Á bằng cách đóng vai trò của một người tạo dựng hoà bình. Hơn thế, hình như Trung Quốc đang lo ngại rằng một cuộc chiến tranh kéo dài sẽ dẫn tới hiểm hoạ Mỹ sẽ can thiệp, do vậy có thể họ thấy rằng một hiệp định chia cắt Việt Nam sẽ khiến cho ********* sẽ chịu bị ảnh hưởng của họ dễ dàng hơn. Với nhiều lý do từ phía bản thân mình, cả Liên Xô và Trung Quốc đã tiết chế bớt những yêu cầu của ********* và đóng vai trò quan trọng trong việc dàn xếp thỏa hiệp.
    Hiệp định Geneva 1954 đã phản ánh những áp lực này.
    Việt Nam bị chia cắt theo vĩ tuyến 17 cho phép cả hai bên tập kết lực lượng quân sự. Hiệp định nhấn mạnh sự phân chia này chỉ có giá trị tạm thời và rằng không nên hiểu nó như "một đường biên giới chính trị hoặc lãnh thổ". Đất nước này sẽ được tái thống nhất bằng các cuộc tuyển cử chịu giám sát của một uỷ ban quốc tế bao gồm Canada, Ba Lan và Ấn Độ theo lịch trình vào mùa hè năm 1956. Để đảm bảo cho những xung đột không được nhen lại trong thời gian chuyển tiếp, hiệp định đã quy định rằng các lực lượng quân sự phải rút khỏi các vùng chia cắt tương ứng trong vòng 300 ngày, và cấm đưa vào những lực lượng vũ trang mới cũng như cấm thiết lập các căn cứ quân sự của nước ngoài. Không bên nào trong hai miền của Việt Nam được tham gia bất kỳ một liên minh quân sự. Hiệp định cũng đã thiết lập những dàn xếp đình chiến ở Lào và Campuchia. Quyền tự vệ của hai quốc gia này cũng được thừa nhận, nhưng để làm giảm nỗi lo ngại của Trung Quốc khả năng Mỹ can thiệp, hai nước này cũng không được tham gia bất kỳ một liên minh quân sự hoặc cho phép đặt căn cứ quân sự của nước ngoài trên đất của họ trừ trường hợp khi an ninh của họ bị đe dọa.
    Chính quyền Eisenhower đón nhận hiệp định Geneva với những cảm giác lẫn lộn. Đúng như họ từng lo ngại trước đây, bản hiệp định này đã tạo ra một phản ứng dữ dội về mặt chính trị trong nước; nhà lãnh đạo thượng viện của Đảng Cộng hoà William Knowland coi đây là một "thắng lợi vĩ đại nhất mà chủ nghĩa Cộng-Sản từng giành được trong hai mươi năm qua".
    [​IMG]
    William Knowland
    Bản thân chính quyền Mỹ cũng lo ngại về việc mất đi miền Bắc Việt Nam-"hòn đá tảng trên đỉnh mái vòm Đông Nam Á". Theo Smith thì Eisenhower và Dulles đã nhận thấy "hoạt động ngoại giao hiếm khi có thể cho phép giành được thắng lợi tại bàn đàm phán những gì không thể giữ nổi được trên chiến trường".
    Chính quyền Mỹ đã tự bảo vệ bản thân trước những chỉ trích ở trong nước và vẫn giữ được quyền tự do hành động bằng cách không chịu trực tiếp tham gia hiệp định. Trong một tuyên bố đơn phương, Mỹ chỉ đơn giản "ghi nhận" về hiệp định Geneva và Mỹ sẽ không "gây phiền hà cho những thỏa thuận này" bằng việc đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực (1).
    ----------------------------
    (1) Đã dẫn, 571-572.
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 13:38 ngày 30/10/2008
  2. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên, không phải toàn thể chính quyền Mỹ không hoàn toàn hài lòng với những kết quả đạt được. Những thỏa thuận trong bản hiệp định này còn tốt đẹp hơn là những gì Mỹ từng dự kiến vào lúc khai mạc và chúng cho phép Mỹ có phạm vi tự do đủ để tiếp tục theo đuổi đường lối mà Dulles đã vạch ra. Việc chia cắt Việt Nam chẳng dễ chịu gì, nhưng nó đã mang lại cho Mỹ cơ hội xây dựng lực lượng phi Cộng-Sản tại Nam Việt Nam, một thử thách mà Eisenhower và Dulles rất sốt sắng đón nhận. Bản hiệp định này có đặt ra những hạn chế về sự can thiệp từ bên ngoài, nhưng chính quyền Mỹ không cho rằng đó là những hạn chế không thể vi phạm. Và một số quy định dường như là có lợi cho Mỹ. Thí dụ, Eisenhower và Dulles thống nhất rằng nếu như tuyển cử được tổ chức ngay lập tức, ***** sẽ dễ dàng giành thắng lợi. Nhưng sự trì hoãn 2 năm cho Mỹ "cơ hội khá tốt" để chuẩn bị và sự hiện diện của Canada trong Uỷ ban giám sát sẽ cho phép Mỹ "thực hiện được ý đồ của mình"(1).
    Tuy chủ nghĩa thực dân Pháp dường như đã chấm dứt ở Đông Nam Á, nhưng Eisenhower và Dulles nhìn nhận vấn đề này với tâm trạng bình thản, nếu không nói là hoàn toàn phấn chấn. Ngay từ đầu, quan hệ đối tác Pháp-Mỹ ở Đông Dương đã mang nặng sự nghi ngờ lẫn nhau sâu sắc và căng thẳng ngấm ngầm. Từ năm 1950 đến 1954, tổng viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp là 2,6 tỷ USD, nhưng Mỹ đã thất bại trong việc gây ảnh hưởng đối với các chính sách của Pháp dù bằng những lời lẽ thuyết phục thân thiện hoặc bằng cách áp đặt các điều kiện ràng buộc, và trong thực tế, sự cam kết với Pháp rút cục là một "ngõ cụt đường cùng".
    ------------------------
    (1) Biên bản điện đàm, Eisenhower và Dulles, ngày 20-7-1954, Văn kiện Eisenhower, Nhật ký, Hộp 4.
  3. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Eisenhower và Dulles đã quy kết những thất bại của Pháp chủ yếu là do Pháp mưu toan duy trì vĩnh viễn chủ nghĩa thực dân tại Đông Dương, và họ tự tin rằng không có vấn đề mà pháp gây ra, Mỹ có thể xây dựng được một lực lượng Phi Cộng-Sản có khả năng thế chân *********.
    Eisenhower nhận xét: "Chúng ta phải cộng tác với những người này, và rồi tự họ sẽ sớm nhận ra rằng chúng ta là bạn bè của họ và họ không thể sống thiếu chúng ta"(1). Tuy nhiên thừa nhận là hiệp định Geneva chứa đựng "rất nhiều điều mà chúng tôi không muốn", nhưng Dulles nhấn mạnh ràng bản hiệp định đó có nhiều "khía cạnh có lợi", quan trọng hơn cả, "địa vị độc lập thực sự" cho Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Ông ta kết luận: "Điều quan trọng nhất không phải khóc thương cho quá khứ mà phải nắm lấy cơ hội tương lai nhằm ngăn chặn không để việc mất Bắc Việt Nam để cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa Cộng-Sản chiếm ưu thế trên toàn cõi Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương"(2).
    ---------------------------
    (1) Nhật ký Hagerly, ngày 23-7-1954, Văn kiện Hagerty.
    (2) Họp báo của Dulles ngày 23-7-1954, Văn kiện John Foster Dulles, Thư viện nguyên cảo Seeley G.Mudd, N.J.

  4. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Chương II
    CON ĐẺ CỦA NƯỚC MỸ: XÂY DỰNG MỘT QUỐCC GIA TẠI NAM VIỆT NAM (1954-1961)

    Năm 1956, thượng nghị sĩ John F. Kennedy tuyên bố: "Những nguyên lý cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ tuỳ thuộc đáng kể vào một nước Việt Nam tự do và hùng mạnh. Việt Nam tượng trưng cho Thế giới Tự do tại Đông Nam Á, là tảng đá đỉnh vòm, là chân móng của con đê".
    Kennedy cảnh báo, nếu "làn thuỷ triều đỏ của chủ nghĩa Cộng-Sản" đổ vào Việt Nam thì phần lớn châu Á sẽ bị đe doạ. Vị thượng nghị sĩ này còn phát biểu, nền kinh tế Việt Nam rất quan trọng đối với nền kinh tế của Đông Nam Á, "sự tự do chính trị" của Việt Nam là một "nguồn động viên cho những ai đang phấn đấu để đạt tới hoặc duy trì tự do ở khắp khu vực châu Á - và thậm chí là trên toàn thế giới". Mỹ có một bổn phận đặc biệt xuất phát từ lợi ích quốc gia đối với Việt Nam và vì thế Kennedy đã nhấn mạnh trong phần kết: "Việt Nam là con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể bỏ rơi nó và cũng không thể làm ngơ trước những nhu cầu của nó" (1).
    --------------------------
    (1) John F. Kennedy, "Lợi ích của Mỹ tại Việt Nam", Tuyển tập diễn văn quan trọng, số 22, ngày 1-8-1956, tr. 617-619.
    (ảnh st - TNS. JFK 1959)
    [​IMG]
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 13:39 ngày 30/10/2008
  5. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Lúc Kennedy phát biểu trước Hội những người bạn Mỹ của Việt Nam (American Friends of Viet Nam), có thể ông ta đã sa đà vào lối nói cường điệu, nhưng bài diễn văn đó đã bao quát những lý do căn bản trong chính sách của Mỹ tại Việt Nam trong những năm 1950, đã đề cập ít nhiều tới vai trò then chốt của Mỹ vào lúc khai sinh ra nước Việt Nam và nêu bật tầm quan trọng của đất nước này sau đó.
    Vì cho rằng nếu Việt Nam rơi vào tay chủ nghĩa Cộng-Sản thì nguy cơ mất toàn bộ Đông Nam Á rất dễ xảy ra, nên sau hội nghị Geneva, chính quyền Eisenhower đã kiên quyết thực hiện việc tạo dựng miền Nam Việt Nam thành một quốc gia mà sau này sẽ là thành trì chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng-Sản và đóng vai trò như một nơi thử nghiệm cho "nền dân chủ" ở châu Á.Bắt nguồn từ tình trạng khẩn cấp của chiến tranh lạnh, công cuộc thử nghiệm xây dựng quốc gia này đã thu hút sự quan tâm của xã hội Mỹ và mang nhiều dáng dấp của một cuộc thập tự chinh.
    Bắt đầu như một canh bạc đầy rủi ro, nhưng có lúc công cuộc thử nghiệm này lại có vẻ như là một trong những câu chuyện thành công nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời hậu chiến. Chỉ vào cuối thập kỷ đó, khi mà phong trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở miền Nam Việt Nam thì người Mỹ mới nhận thức đầy đủ về tầm vóc và sự phức tạp của vấn đề mà trước đó họ đã gánh vác.
    Cảnh báo rằng hội nghị Geneva là một "thảm họa" tạo điều kiện cho "chủ nghĩa Cộng-Sản có bước nhảy vọt nghiêm trọng", mùa hè năm 1954 hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ kêu gọi thực hiện một "sáng kiến mới" để giữ vững địa vị của Mỹ ở Đông Nam Á.Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đề nghị nhiều vấn đề, trong đó có việc dùng "mọi biện pháp hiện có" để làm suy yếu chế độ ********* còn non nớt ở miền Bắc Việt Nam (1). Trong thời gian còn lại của năm đó, một nhóm CIA nằm ở Sài Gòn dưới sự chỉ huy của đại tá Edward Lansdale đã đề ra nhiều biện pháp nhằm hoạt động lén lút quấy rối chính quyền Hà Nội. Nhiều toán bán quân sự thâm nhập qua khu vực phi quân sự thực hiện các nhiệm vụ phá hoại, như phá huỷ các nhà máy in, đổ chất ô nhiễm vào động cơ xe buýt làm tê liệt hệ thống giao thông vận tải. Những toán này cũng thực hiện các hoạt động "tâm lý chiến" nhằm gây khó khăn cho chính quyền ********* và kích động người dân di cư vào Nam. Chúng rải truyền đơn giả loan báo những biện pháp khắc nghiệt mà chính quyền miền Bắc sẽ áp dụng, thậm chí còn sử dụng các nhà chiêm tinh dự đoán cái gọi là thời kỳ khó khăn gian khổ ở miền Bắc và thời kỳ tốt đẹp ở miền Nam (2)
    [​IMG]
    Trong lúc đó, Dulles vội vã tới Manila thương lượng về một hiệp ước an ninh Đông Nam Á mà trước đây trong cuộc khủng hoảng Điện Biên Phủ ông ta từng xúc tiến mạnh mẽ. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) có quá nhiều điểm yếu.
    ---------------------------------
    (1) Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, "Chính sách của Mỹ tại Viễn Đông". tháng 8-1954, Quốc hội Mỹ, House, Uỷ ban Quân dịch, Quan hệ Mỹ- Việt Nam 1945-1967: Nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Washington, D.C, năm 1971, quyển 10. tr.731-741.
    (2) Neo Sheehan, sách đã dẫn, văn kiện Lầu Năm góc được công bố bởi Thời báo New York, New York, năm 1971, tr.16-18, Sau đây xin được trích là Văn kiện Lầu Năm góc (NYT).

  6. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Các quốc gia trung lập lớn của khu vực này như Mianma, Ấn Độ, Indonesia đều từ chối tham gia và vì những hạn chế do hiệp định Geneva áp đặt nên Lào, Campuchia và Nam Việt Nam cũng không thể chính thức tham gia. Các nước thành viên chỉ cam kết "đối phó với những mối nguy hiểm chung" theo "những quy trình hiến định" của bản thân họ và có "tham khảo" ý kiến lẫn nhau. Tuy nhiên theo quan điểm của Dulles, thì nghị định thư SEATO vượt quá sự mong đợi. Ông ta hy vọng rằng, chỉ riêng sự tồn tại của liên minh này cũng đủ để răn đe Cộng-Sản tấn công khu vực Đông Nam áp Quan trọng hơn, một nghị đính thư tách rời đã quy định cụ thể Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam là những khu vực mà nếu bị "đe doạ" sẽ gây "nguy hiểm" cho "hoà bình và an ninh của các nước ký Hiệp ước". Trong cuộc khủng hoảng Điện Biên Phủ, Dulles nhận thấy bị bó buộc do thiếu cơ sở pháp lý cho việc can thiệp vào Đông Dương. Nghị định thư SEATO không chỉ khắc phục khiếm khuyết này mà còn tạo cơ sở cho tình huống cần phải có "Hành động phối hợp trong tương lai và đem lại cho miền Nam Việt Nam một vị thế quốc tế bề ngoài như một quốc gia "tự do" (1).
    -----------------------------------------------
    (1). Thành viên của SEATO bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Auslralia, New Zealand, Thái Lan, Philippines, Pakistan, Về thái độ của Dulles với liên minh này, xem phỏng vấn của Richard Bissell, Văn kiện Dulles, Princeton, N.J.
  7. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề then chốt để tiến tới một "sáng kiến mới" của Mỹ là miền Nam Việt Nam. Tháng 8-1954, hội đồng An ninh quốc gia đã khuyến nghị rằng Mỹ "cần phải cố hết sức để duy trì một Nam Việt Nam thân thiện phi cộng sản và ngăn cản cộng sản giành thắng lợi qua tổng tuyển cử nhưng không công khai trái với lập trường của Mỹ đối với các hiệp định đình chiến..."(1).
    ---------------------------
    (1) Hội đồng An ninh Quốc gia, "Chính sách của Mỹ tại Viễn Đông" tháng 8-1954, USVN, quyển 10,tr.73l-741.
    ---------------------------
    Vi phạm tinh thần và đôi khi cả lời văn của hiệp định Geneva, trong năm 1954 rồi cả sau đó, chính quyền Eisenhower đã câu kết chặt chẽ với chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam và không tiếc tay vung vãi các nguồn lực của mình vào việc xây dựng một quốc gia phi cộng sản có khả năng đứng vững tại Nam Việt Nam mà sau này sẽ đóng vai trò là một "hòn đá tảng của Thế giới Tự do tại Đông Nam Á''? Giá như Mỹ nhìn rộng ra toàn thế giới thì chắc hẳn họ không thể lựa chọn một địa điểm kém triển vọng như vậy để thử nghiệm việc xây dựng một quốc gia. Giải pháp chia cắt đã để 14 trong số 25 triệu dân Việt Nam ở lại trên vĩ tuyến 17. Chế độ Bắc Viết không phải không gặp khó khăn và họ cũng đang phải đương đầu với những thách thức to lớn của công cuộc tái thiết hậu chiến. Tuy vậy, miền Bắc có một lực lượng quân đội hùng hậu được trang bị khá tốt và một chính quyền được tổ chức chặt chẽ. Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo dân tộc có uy tín nhất trên cả nước và ********* đã giành được tình cảm quý trọng của nhân dân về việc lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tất cả các dân tộc Việt Nam đều thiết tha với nguyện vọng thống nhất đất nước...
    Tại miền Nam Việt Nam, tình hình đã trở nên rối ren.
    Nền kinh tế thuộc địa lúc này phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu gạo và cao su để cung cấp tài chính nhập khẩu hàng hoá thiết yếu. Trải qua gần 14 năm chiến tranh, miền Nam bị tàn phá nặng nề và chỉ có những khoản chi tiêu quân sự khổng lồ của Pháp mới có thể giữ cho vùng đất này khỏi tan rã, nhưng những khoản chi tiêu đó sẽ chấm dứt trong nay mai. Pháp cuối cùng đã trao quyền độc lập cho nhà nước Việt Nam vào tháng 6-1954, nhưng chính phủ trên danh nghĩa do Bảo Đại đứng đầu chỉ là hư danh.
  8. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng từ mùa hè năm 1954, Ngô Đình Diệm-một nhân vật kiên cường chống Pháp- đã thừa kế những thể chế cổ lỗ theo kiểu Pháp, rất không phù hợp với nhu cầu của một quốc gia độc lập - đó là "một nền chuyên chính phương Đông mang bản sắc Pháp" theo cách gọi đầy miệt thị của một người Mỹ.
    [​IMG]
    (Ảnh của LIFE - Ngô Đình Diệm tại biệt dã của cựu quốc tưởng Bảo Đại)
    Chính quyền Diệm thiếu các viên chức có kinh nghiệm, lại bị hoen ố bởi mối quan hệ lâu dài không lấy gì làm tốt đẹp với Pháp nên chính phủ này không có cơ sở ủng hộ ở nông thôn hoặc trong số các nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc phi Cộng-sản ở Sài Gòn. Quân đội của chính quyền này được Pháp dựng lên trong tâm trạng tuyệt vọng ở những giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến và tướng Navarre đã từng gọi một cách chính xác là một "đám quân ô hợp" (1).
    -----------------------------------
    (1) Robert McClintock gửi Bộ Ngoại Giao, ngày 20-5-1953, và ngày 8- 5-1954, FR, 1952-1954, XIII, tr.575, tr.1519.
    -----------------------------------
    Pháp dùng chính sách cổ điển "chia để trị" đối với các xứ thuộc địa Đông Dương và sau hội nghị Geneva, thực trạng cơ bản ở miền Nam Việt Nam là sự chia rẽ về chính trị. Quân Pháp tiếp tục ở lại và chính phủ Pháp vẫn còn níu kéo hy vọng phát huy ảnh hưởng ở thuộc địa cũ của mình.
  9. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    ********* kiểm soát được nhiều nơi, thậm chí ngay cả cửa ngõ Sài Gòn. Các phe phái, tổ chức chính trị-tôn giáo với chính quyền và quân đội riêng thống trị đồng bằng sông Cửu Long và ngoại ô Sài Gòn như những lãnh địa riêng của họ.
    [​IMG]
    (Năm Lửa -Trần Văn Soái và đội nữ binh Hòa Hảo)
    Vì coi việc di cư ồ ạt từ miền Bắc Việt Nam như là một biện pháp có khả năng thực hiện làm lệch cán cân chính trị có lợi cho miền Nam và thậm chí là giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1956, nên Pháp và Mỹ đã tích cực kích động dân miền Bắc vượt giới tuyến 17. Trong vài tuần sau hiệp định Geneva, các giáo dân Công giáo miền Bắc đã đổ vào miền Nam với nhịp độ khoảng 7.000 người một ngày, bổ sung thêm những căng thẳng tôn giáo và sắc tộc trong một hỗn thế vốn đã vô cùng bất ổn.
    Một số quan chức Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc về những cạm bẫy trong công cuộc xây dựng quốc gia tại miền Nam Việt Nam. Bản đánh giá của cơ quan tình báo quốc gia tháng 8-1954 đã khuyến cáo rằng, dù Mỹ có tích cực ủng hộ thì cũng có "rất ít" cơ hội để thiết lập một chính phủ mạnh và ổn định (1) tại Nam Việt Nam. Khi nhận được đề nghị xây dựng chương trình huấn luyện quân đội Nam Việt Nam, hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã lưỡng lự và cho rằng, nếu xây dựng một quân đội thiếu "sự kiểm soát của một chính phủ dân sự ổn định và tương đối mạnh" thì điều đó sẽ trở thành "vô vọng" (2).
    --------------------------------
    (1) Đánh giá của tình báo quốc gia số 63-5-54, "Viễn cảnh hậu Geneva tại Đông Dương", ngày 3-8-1954, USVN, Quyển 10, tr.692.
    (2) Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân gửi Bộ trưởng Quốc phòng, ngày 4, 12-8-1954, sách đã dẫn, tr.701-702, tr.759-760.
    -----------------------------
    Do nhất trí rằng, tình hình miền Nam Việt Nam là "cực kỳ vô vọng", bộ trưởng quốc quốc phòng Charles E. Wilson đã yêu cầu Mỹ rút ra "một cách hoàn toàn càng sớm càng tốt". Với những lời lẽ mang tính tiên tri trong hơn một thập kỷ sau, Wiison cảnh báo rằng ông nhận thấy "không có gì ngoài nỗi thống khổ đang chờ đợi chúng ta nếu chúng ta vẫn tiếp tục bám lấy khu vực đó" (1).
    [​IMG]
    (Bộ trưởng Charles E. Wilson 1953-1957 - ảnh ST)
    ------------------------------
    (1) Biên bản họp Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 26-10-1954, FR 1952-1954, III. 2184-2186.
    ----------------------------------
    Song những lời dự báo bi quan đó không làm nản lòng Eisenhower và Dulles. Ngoại trưởng Dulles thừa nhận rằng, cơ hội thành công có thể không quá một phần mười.
    Nhưng mặt khác ông ta và tổng thống Eisenhower vẫn cho rằng, nếu không hành động thì có nguy cơ toàn bộ khu vực có tầm quan trọng sinh tử này rơi vào tay chủ nghĩa Cộng-sản. Dường như cảm thấy rằng mình xuất phát từ động cơ trong sáng và sử dụng những phương pháp ưu việt nên Mỹ cho rằng họ có thể thành công ở nơi mà Pháp đã thất bại trong việc xây dựng một quân đội Nam Việt Nam mạnh và một chính phủ có khả năng trụ vững. Thêm nữa, trong hai năm đầu cầm quyền, chính quyền Eisenhower chỉ với những nỗ lực ở mức độ hạn chế đã lật đổ được các chính phủ không thân thiện ở Iran và Guatemala, do vậy Eisenhower và Dulles có thể đã đi đến kết luận rằng họ cũng có thể giải quyết được tình hình rối loạn ở Việt Nam.
    Được tuaasn sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 22/11/2008
  10. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Tuy thừa nhận mình có sa đà vào một cuộc tranh luận kiểu "gà đẻ ra trứng hay trứng đẻ ra gà", nhưng Dulles đã trực tiếp thông báo cho các tham mưu trưởng liên quân rằng, một quân đội mạnh có thể làm ổn định chính phủ Nam Việt Nam hơn bất kỳ một yếu tố nào khác (1). Lập luận của ông ta cuối cùng đã thuyết phục được tổng thống Eisenhower. Tại cuộc họp của hội đồng An ninh Quốc gia ngày 22-10-1954, Eisenhower đã dùng một câu châm ngôn để khẳng định với "lòng tin sâu sắc" rằng "kẻ chột làm vua xứ mù", qua đó có thể ông ta muốn nói rằng, dù có nhiều trở ngại nhưng Mỹ vẫn đủ tài lực để chiến thắng (2). Ngay sau đó, chính quyền Mỹ đã lao vào một chương trình viện trợ lớn cho Nam Việt Nam. Cam kết này được chuẩn bị một cách thận trọng và kèm với điều kiện về những cải cách cơ bản mà Diệm phải thực hiện, nhưng ý nghĩa của bước đi này thật rõ ràng: Cuộc thử nghiệm xây dựng quốc gia đã bắt đầu được thực hiện.
    ---------------------------
    (1) Dulles gửi Charles E. Wilson, ngày 18-8- 1954, USVN, Quyển 10, tr.728-729.
    (2) Biên bản của cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 22-l0- 1954, FR. 1952-1954, XIII, tr. 2154.

    ---------------------------------
    Nhân vật mà Eisenhower trao cho cam kết mang tính định mệnh này có những phẩm chất hoàn hảo của một người theo chủ nghĩa dân tộc, theo quan điểm của người Mỹ, quan trọng hơn, là một người chống Cộng. Là một trong 9 người con của Ngô Đình Khả, một vị quan của triều đình phong kiến Huế, Ngô Đình Diệm theo học trường dòng Công giáo của Pháp tại Huế và trường Hành chính công ở Hà Nội, nơi mà sau khi đỗ thủ khoa, ông ta được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy của nhà nước bảo hộ của An Nam. Là một con chiên mộ đạo, ông ta trở thành một phần tử chống cộng khét tiếng trước khi trở thành một nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc. Khi đảm nhiệm chức trách tại miền Trung Việt Nam, Diệm đã phát hiện ra một cuộc khởi nghĩa do Cộng-sản khởi xướng năm 1929 và ông ta đã ra sức đàn áp các nhà lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa đó. Để thưởng công, Pháp bổ nhiệm Diệm giữ chức vụ bộ trưởng nội vụ, chức vụ cao nhất trong nội các.
    Nhưng khi Pháp không chịu thực hiện cải cách theo đề nghị của ông ta, Diệm đã từ chức và không chịu giữ chức vụ đó nữa kể cả khi bị đe dọa trục xuất. Trong phần lớn hai thập niên tiếp theo, Diệm gần như chịu cảnh lưu đày trên chính quê hương mình, sống một cuộc đời ẩn dật, không nhận lời mời của Nhật, ********* và Bảo Đại tham gia một số chính phủ thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
    Cuối cùng, Diệm rời Việt Nam, tới Rome, rồi dừng lại ở tu viện Maryknoll tại Lakewood, bang New Jersey. Khi ở Mỹ, ông ta đã đi diễn thuyết ở nhiều nơi và bằng những lời kêu gọi đầy nhiệt huyết cho một nước Việt Nam độc lập, phi Cộng-sản, ông ta đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhân vật có ảnh hưởng lớn như Hồng y giáo chủ Spellman thuộc dòng Francis và các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ là John F. Kenneđy và Mike Mansfield (1).
    ------------------------------------
    (1) Frances FitzGerald, Lửa trong lòng hồ: Người Việt Nam và Người Mỹ tại Việt Nam, Boston, năm 1972 tr.80-84, 98-99.
    [​IMG]
    -------------------------------------
    Đầu óc dân tộc chủ nghĩa và kinh nghiệm quản lý hành chính của Diệm đã khiến cho ông ta xuất hiện như một lựa chọn logic cho chức vụ thủ tướng của một Việt Nam độc lập nhưng ông ta thiếu nhiều phẩm chất cần thiết để đối phó những thách thức vấp phải. Và phẩm chất đáng chú ý nhất của ông ta dường như là một lòng quyết tâm ương ngạnh kiên trì đương đầu với những hiểm nguy và một thiên hướng sinh tồn rất rõ rệt.

Chia sẻ trang này