1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến dưới đáy biển giữa Liên Xô và Anh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi bacmyan, 07/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nitriloxid

    nitriloxid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Tớ không nghĩ vỏ những tàu ngầm hiện đại lại có thể gõ kêu boong boong tới bên ngoài. Mà cái đó là ở trên cạn, ở dưới đáy biển thì làm sao thợ lặn, hoặc những tàu ngầm khác có thể dò ra tiếng boong boong được.
    Điều khó hiểu nhất là chẳng lẽ Nga ko phái được vài tàu ngầm khác bơi xung quanh con tàu này ở cự ly gần để bắt mấy cái ELF gì đó được ư? Cự ly gần thì có lẽ sóng mạnh hơn chứ.
  2. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Không biết thời nay thế nào, thời trước thì:
    Xem "phim tàu ngầm K-19":
    1 - Trước khi làm gì thì nổi hẳn lên trên, đánh điện về xin chỉ thị Mát cơ va. Không liên lạc tầm xa ở dưới nước được. Vì vậy, khi tàu K-19 bị sự cố lò phản ứng hạt nhân, thuyền trưởng phải ra lệnh cho tàu nổi lên để tìm cách liên lạc, nhưng do ăng ten đã bị hỏng rồi (vì trước đó tàu drill, nổi lên đâm xuyên mặt băng) nên đành tự quyết.
    Tuy nhiên một tàu ngầm khác được cử đi tìm kiếm K-19 vẫn liên lạc được với nó ở tầm gần và khi tàu chưa nổi hẳn lên mặt nước. K-19 và chiếc Tuần dương hạm của Mỹ đang over shadow tàu K-19 cũng vẫn liên lạc được với nhau liên tục kể cả khi K-19 đang lặn mau xuống vì sợ bị nổ lò phản ứng.
    2 - Xem phim ???? của Mỹ (xem nửa chừng, ko biết tên)
    Tàu ngầm bị chìm, thuyền trưởng ra lệnh thả phao liên lạc - vị trí (trông như quả thuỷ lôi - màu trắng) nổi lên mặt nước. Quả này có dây cáp và dây điện thoại nối với tàu ngầm ở dưới. Đồng thời, cứ vài tiếng lại bắn một quả tên lửa lên trời (từ dưới mặt nước - quả này chỉ nhỏ như rocket của trực thăng tấn công, đút vào ống phóng đứng ở gần thuyển trưởng)
    Tàu đi tìm cứu phát hiện thấy tên lửa nổ bung ra một đám mây có màu hồng ở xa (đám mây màu này tồn tại rất lâu), liền phóng nhanh về phía đó và thấy cái phao. Một thuỷ thủ nhảy xuống, lật nắp phao ra, bên trong có một cái điện thoại giống hệt cái điện thoại ở nhà chúng ta loại quay tay ngày xưa, sau đó họ nhấc tay nghe, gọi xuống bên dưới, liên lạc trực tếip với các thành viên trong tàu để phối hợp cấp cứu.
    Khi cứu hộ phải cẩn thận. Trong trường hợp tàu ngầm này, do kô để ý nên đã khiến cho dây neo phao vị trí-liên lạc bị căng dẫn đến đứt dây liên lạc, mất kênh liên lạc trực tiếp với tàu bên dưới.
    Tàu cứu hộ thả buồng áp cứu sinh dọc theo dây cáp của phao cứu sinh, nên thả một phát trúng ngay nắp.
    3 - Xem phim Tàu Ngầm tháng 10 đỏ
    Thuỷ thủ Liên xô đang hát trong tàu cũng bị nghe thấy ở khoảng cách hàng dặm từ một tàu ngầm khác của Mỹ.
    Khi đóng mở nắp ống phóng ngư lôi, do có âm thanh đặc trưng phát ra, tàu ngầm đối phương hoàn toàn có thể nghe được âm thanh này và biết bên đối phương đang ở thể aggressive mà có biện pháp đối phó. Khi ngư lôi bị phóng đi cũng vậy, "nghe" thấy được ngay.
    4 - Xem kênh khoa học Discovery:
    Khi bắt đầu vào chế độ stealth, tầu ngầm lớp Ohio yêu cầu tắt phần lớn các quạt gió, điều hoà, và các equipment khác ko cần thiết (đèn, máy tính, bếp...), không cho thuỷ thủ đánh bài nói chuyện, yêu cầu ai ko có nhiệm vụ thì về ngay giường ngủ đắp chăn nằm im. Lý do, âm thanh này dễ dàng bị nghe thấy từ khoảng cách hàng mile. Vì thế tàu ngầm mới hay bọc thêm một lớp cao su dày (Kurk).
    5 - Xem National Geographic về tàu Kurk.
    Thuỷ thủ trong tầu khi chìm vẫn tìm cách liên lạc với bên ngoài bằng cách tapping vào thân tàu, vọng âm ra ngoài.
    Cả hai bộ phim đầu về tàu ngầm đầu đều dựa trên chuyên thực, nay đã được Bộ quốc phòng Nga và Mỹ cho tiếp cận. Phim Tàu ngầm tháng 10 đỏ thì là giả tưởng.
    Được kqndvn2 sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 10/11/2006
  3. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Ấy ấy, ai nói thế, mất thời gian chết.
    Họ dùng mã khoá quy định lại hết.
    Ví dụ,
    tích = tàu đang bị tấn công (1).
    tà = tàu xin phép giáng trả.
    tích tà = tàu xin phép chạy
    tà tích= tàu đang quan sát
    Mát cơ va trả lời:
    - tích = đánh bỏ mẹ nó đi (2).
    - tà = từ từ xem tình hình thế nào báo cáo tiếp
    -tích tà = mày tự quyết định.
    - tà tích = lẩn tránh
    Tàu ngầm trả lời:
    - tích = ok, tôi giáng trả (3).
    ...
    (1) và (2): Cùng chỉ là một cái tích, nhưng tích do tàu ngầm đánh và tích của Mát cơ va ý nghĩa khác nhau.
    (1) và (3) Cũng chỉ là một cái "tích" của tàu ngầm, nhưng tích trước và tích sau khác ý nghĩa nhau. Do đó, nếu địch intercept được liên lạc giữa tàu ta và tàu địch cũng d'' biết đằng nào mà hiểu.
    Thế nên cũng không đến nỗi mất thời gian lắm đâu. Nếu biết quy định khoa học. Nhưng phải có cơ chế chống hiểu nhầm, phân biệt stages.
    Khi phi công ta đánh nhau mà đang bay trong giai đoạn bí mật tiếp cận khu chiến chẳng hạn, sở chỉ huy và phi công thoả thuận im lặng tuyệt đối. Khi cần thì sở chỉ huy bóp micro, không trao đổi thành tiếng, chỉ nghe máy đối ko "xè" một cái, thế là phi công hiểu chuẩn bị rẽ gì đấy. Phi công bóp micro ko trả lời thành tiếng, chỉ nghe máy thoáng "lạo xạo" một cái, là báo cho Sở chỉ huy hiểu vừa nhìn thấy địch.
    Đại loại là thế, nhưng tất nhiên là cụ thể hơn thì các cậu đi hỏi ông Lê Thành Chơn.
  4. namsp

    namsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa xuống tàu ngầm nên chưa biết các kỹ thuật xyz truyền tin. Nhưng tôi chắc chắn rằng NƯỚC là môi trường truyền âm khá tốt. Người ta đánh cá còn gõ vào thuyền để gọi cá nữa là. Còn bọn cá voi "nói chuyện" với nhau được hàng trăm km!
    Được namsp sửa chữa / chuyển vào 08:06 ngày 10/11/2006
  5. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Đây là bản đồ các trạm chuyền tin cho tàu ngầm của Mẽo dùng ELF (extremely low frequency 40-80Hz) và VLF (very low frequency 3-30KHz). Hình như là vì mấy cái trạm này mà cá voi hay bị lạc đường và đâm hết cả lên bờ.
    [​IMG]
    Được buratinos sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 10/11/2006
    Được buratinos sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 10/11/2006
  6. thantuonghung

    thantuonghung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    các bác nhầm rồi không biết có nhầm thật không nữa nhưng mà trong phạm vi ngắn thì sóng điện từ hoàn toàn có thê rliên lạc đuọc dứoi nước đấy đó là loại sóng dài hayc ực dài chính ví vậy nó ít bị nuớc hấp thụ nhưng do là loại sóng có lăng lượng rất thấp lên không thể chuyền xa được ..... em chỉ góp ý vậy thôi các bác có gì không phải góp ý thêm nhé
  7. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Tầu ngầm chỉ nhận lệnh 1 chiều từ bộ chỉ huy qua đài phát sóng radio Extremely Low Frequency ( ELF ) đài phát sóng này dài....cả trăm Km . Liên lạc 2 chiều tầu ngầm dùng radio Extremely High Frequency (EHF) ngược lại . Ngày nay người ta đang nghiên cứu dùng Laser liên lạc 2 chiều thông qua vệ tinh không rõ dự án này đã đến đâu hay chỉ mới còn trong khuôn khổ lý thuyết ở trường ĐH . Hải quân Nga đã xác nhận tai nạn tầu Kurk là Tai Nạn thuần tuý . nguyên nhân do nhiên liệu ngư lôi bị leak gây cháy nổ ở khoang ngư lôi trước đầu tầu . Phim , truyện , tin đồn ....các loại thì vô số .
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Vấ đề chính là ở chỗ sóng dài bác ạ, nó bị mất năng lượng rất nhanh và khả năng mang thôn tin hạn chế. Với tầm ngắn thế thì khả năng liên lạc với trung tâm mô tả chi tiết trận đánh một cách hào hùng với cả tên chính xác loại tàu ngầm địch, loại ngư lôi sử dụng, thao tác của ta, tình hình tác chiến... là không tưởng. Với tần số vài chục Hz thì chỉ đánh tín hiệu Morse đã đủ mệt rồi. Thế nên mới có chuyện muốn liên lạc về trung ương tàu ngầm phải nổi lên thò antena. Như vụ tàu ngầm Kursk ấy, chìm tại vùng biển gần Nga thế mà cũng có tường thuật trực tiếp đâu, lúc vớt về mới phân tích nọ kia nữa là cái tàu chìm thời chiến tranh Lạnh ở biển gần Florida. Tàu Nga mà hiền đến mức bị nó săn là toàn ...hi sinh cao cả thế thì hạm đội tàu ngầm Nga sạch bóng từ lâu rồi. Bài báo đó là không chấp nhận được về mọi phương diện do tất cả người chứng kiến (tức thủy thủ tàu) đều đã hi sinh, phương tiện truyền thông về khía cạnh kỹ thuật không thể cho phép làm như bài viết, chưa kể lỗi về loại tàu ngầm và ngư lôi hiện đại mới có từ thời 198x đem vào sự kiện vịnh con Lợn thì đủ biết độ tin cậy của nó đến đâu.
  9. DTMK

    DTMK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Sorry các bác , cho em lạc đề tí Mà cũng không hẳn ...... vì đây cũng tàu ngầm ............ nhưng chỉ có điều là tàu ngầm của Gấu Trúc
    Em thắc mắc là : với tên lửa tầm bắn 7,400 Km thì tàu TQ phải đậu ở đâu mới bắn tới Mỹ được nhỉ ? ( Tất nhiên là các chỗ trọng điểm như California hay Washington này nọ chứ Hawai bé như hạt tiêu hoặc Alaska tòan gấu với chim cánh cụt sống không thì tính làm gì nhỉ ? ) . Nói vậy hóa ra tên lửa Bắc Hàn vừa củ kỹ lạc hậu mà lại nghê gớm hơn nữa nhỉ ? )
  10. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Việc khi vào chế độ stealth thì các thủy thủ ko có nhiệm vụ gì phải về cabin đắp chăn nằm mình cũng đã được xem trên Discovery Channel và trên TV của Úc rồi. Nói chung là làm mọi việc có thể để hạn chế âm thanh phát ra, dù nhỏ nhất.
    Chuyện tàu ngầm thời nay liên lạc với sở chỉ huy thế nào thì theo mình được biết là ngày nay tàu ko cần thiết phải nổi hẳn lên mặt nước để raise antenna nữa rồi, nó có antenna wire, tàu sẽ nổi lên periscope depth (tầm 69 feet ~ 21m) rồi thả cái wire này cho nó nổi lên mặt nước thế là tha hồ truyền nhận tin thôi. Mà ở periscope depth thì cũng là độ sâu mà tàu ngầm có thể phóng tên lửa -> vừa nhận chỉ thị trực tiếp vừa bắn được luôn.
    btw, performance của sonar ở các độ sâu khác nhau cũng khác nhau, như bác hairyscary đã nói, do các layer nước có nhiệt độ khác nhau.
    Chuyện 2 tàu ngầm liên lạc với nhau bằng VLF và ELF thì hình như 2 tàu ngầm phải tiến lại rất gần nhau mới nhận được tín hiệu thì phải (đọc trong novel Tom Clancy - Red Storm Rising) nên ko chắc nữa.

Chia sẻ trang này