1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Irắc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi khongquen25, 30/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thưa các bác, Iraq chịu cấm vận thế là đủ rồi, coi như bù lại vụ Kuwait rồi, họ không đáng phải chịu thêm 1 cuộc chiến tranh nữa.
    Có lẽ người Mĩ đã quên VN, hoặc là nghĩ cuộc chiến này sẽ lại giống năm 91
    Lúc đó quân Iraq đầu hàng dễ dàng vì họ đang tham gia 1 cuộc xâm lược...
    Còn giờ đây, cuộc xâm lược sắp nổ ra trên quê hương họ, đó lại là 1 chuyện khác...
    Chuyện thắng thua và tổn thất không thể chỉ xét đến qua tương quan vũ khí mà không xét đến con người
    Tương quan giữa Mĩ và Bắc Việt Nam ngày xưa ra sao ? Kết quả ra sao ?
    Mỗi quốc gia có thuận lợi và bất lợi riêng về địa hình khi xảy ra chiến tranh...
    Và người hiểu rõ nhất những thuận lợi, bất lợi đó là dân Iraq...
    Năm 72 có bao nhiêu B52 bị những quả SAM có từ năm 67-68 bắn rơi ? dự đoán của Mĩ về thiệt hại là bao nhiêu ?
    Máy bay Mĩ có thể làm chủ bầu trời Iraq nhưng không quân không thể định đoạt chiến trường một mình
    Quân Mĩ sẽ phải trả 1 giá đắt nếu tiến vào Baghdad, Tirkits...
    Người dân và binh lính Iraq sẽ không ngần ngại liều chết để giữ từng căn nhà, từng khu phố...
    Đó là nhà cửa của họ, nơi họ sinh sống, làm việc, họ hiểu rõ nó...
    Mỗi đường phố sẽ là nơi người Iraq sẵn sàng đón quân xâm lược và là cạm bẫy đối với những người xa lạ là lính Mĩ...
    Liệu Iraq năm 2003 có thể tái diễn những Moscow, Stalinegrad, Leningrad của chiến tranh thế giới thứ 2, hay 1 Hà Nội năm 46, 1 Huế năm 68...
    Dù sao, tôi vẫn mong cho Iraq có thể làm nên điều thần kì đó, bọn Mĩ bây giờ hống hách ngang ngược quá, phải có ai dạy cho chúng 1 bài học
    KCVQNBHSCTQ
  2. TenLuaVacvai

    TenLuaVacvai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    2
    Gửi bạn NTA :
    B1, B2 thì đúng là chưa bị bắn rơi ( kể cả là xém bị bắn rơi..... tôi cũng chưa được đọc thấy vụ này, xin hỏi các bậc đàn anh ạ?), còn F117A đã bị down tại Nam Tư, F111 " cánh cụp cánh xoè" thì đã bị quân và dân Hà Nội shotdown cách đây ba chục năm bằng 12 ly 7, nó rơi còn gần như nguyên vẹn.....B52 thì khỏi bàn.....
    Còn về thái độ của Mỹ ( viết thế này dễ bị xoá lắm, mong các bác nhẹ tay cho) thì quá trịch thượng và ngạo mạn, có sức mạnh và dựa vào đó cho mình cái quyền đánh người theo ý muốn, tất cả những gì Mỹ cần bây giờ là một bài họcđúng theo nghĩa của nó, cho bớt sự hống hách đi......Dù có vẻ không tưởng nhưng tôi luôn mong nhân dân Iraq nói riêng và tất cả những dân tộc nào đã đang và sẽ bị Mỹ áp chế hãy đoàn kết và dạy cho quân ngoại xâm những bài học đích đáng!
    ĐẤT NƯỚC TÔI.....SÁNG CHẮN BÃO GIÔNG,CHIỀU NGĂN NẮNG LỬA.....
    Được TenluaVacvai sửa chữa / chuyển vào 19:52 ngày 02/03/2003
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Các bác à nếu theo xu hướng này e chủ đề sẽ không còn là chủ đề về kỹ thuật QS nữa mất. Chiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc rất khó đánh giá và nhận xét.. Đơn giản chúng ta không phải là họ. Bên box LS-VH có 1 câu hỏi rất hay thế này : - Đố ai tìm ra 1 dân tộc không phải là dân tộc anh hùng? Vậy Irắc theo các bác nghĩ họ có cho họ là dân tộc anh hùng không?
    Để quay lại vấn đề chính em xin bổ sung 1 số thông tin không mới :
    - Sau thất bại thảm hại của cuộc chiến năm 91, giới QS Irắc đều thống nhất rằng : chỉ có thể trì hoãn được CT chứ không thể ngăn chặn được nữa. Irắc rút ra bài học lớn là không thể đối đầu trực tiếp với Mỹ bằng sức mạnh chủ lực đơn thuần. Irắc buộc phải sử dụng chiến tranh toàn diện ( CT nhân dân ). Tổ chức tuyên truyền sẵn sàng chiến tranh trong toàn dân. Cuộc đấu tranh âm thầm nhưng rất khẩn trương này thực sự đã bắt đầu. Hàng ngày ở Irắc máy bay Mỹ Anh liên tiếp ném truyền đơn kêu gọi dân chúng nổi dậy chống Saddam, các đài truyền thanh và truyền hình lưu động của quân độ Mỹ cũng phát các chương trình chống CP Irắc. Saddam thừa hiểu âm mưu này nên cũng phát động những chiến dịch tâm lý hết sức khẩn trương.
    Năm 91, do thiếu thông tin Irắc quyết định đón dánh Liên quân ngay từ biên giới và đã chịu những tổn thất nặng nề. Hiện nay tư tưởng chiến lược của Irắc đã hoàn toàn thay đổi. Qua các kênh TV ta đều thấy Irắc chủ trương lập các tuyến phòng ngự ngay trong thành phố, sát khu dân cư ...chấp nhận nước cờ mạo hiểm mang tính mạng của toàn dân ra đánh đổi lấy chiến thắng trong cuộc chiến tranh.
    Cũng năm 91 Irắc định dùng các hào chứa dầu và các bãi mìn khổng lồ ngăn chiến xa Mỹ và chiến thuật này đã thất bại. Tuy nhiên để kéo dài cuộc chiến chiến thuật này chắc vẫn được áp dụng lại. Theo thông tin từ Janes Mỹ đã chuyển đến vùng Vịnh hàng chục xe quét mìn thế hệ mới sử dụng Lazer. Các xe bọc thép chuyên dụng này được lắp nhữnghệ thống Lazer công suất cao cỡ vài trăm KW ( tương đương lazer công nghiệp dùng để cát gọt kim loại ). Các xe này có thể quét chùm tia xa khoảng 250m và với tác dụng nhiệt của lazer này mìn hoàn toàn bị kích nổ. Bởi vậy Irắc cũng khó tránh khỏi việc chiến xa Mỹ tiến nhanh sát các thành phố lớn. Cuộc chiến sẽ được quyết định bằng những trận đánh quyết liệt ngay sát khu dân cư hay CN. Và ta có thể đoán nếu theo kịch bản này số thưòng dân thiệt mạng sẽ rất cao. Liệu Mỹ và Irắc có quyết làm hay không hay còn chiến thuật nào khác?
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  4. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    MANAMA - Hải quân Hoa Kỳ đã đưa vũ khí bí mật tới tiểu quốc Bahrain trong Vùng Vịnh, là các con hải sư đã được huấn luyện để báo động sớm đặc công phá hoại.
    Chú hải sư 19 tuổi tên Zachary và các đồng loại có râu sẽ bơi cặp theo các chiến hạm và quanh các cơ sở quân sự.
    Quân đội Mỹ đã sử dụng hải sư từ 3 thập niên, và vai trò của loài vật biển thông minh này lại được nêu ra sau vụ khu trục hạm USS Cole bị đánh nổ hồi giữa Tháng 10-2000 ở Yemen.
    Huấn luyện viên Brenda Bryan cho biết hải sư linh hoạt hơn cá heo nhiều ở những chỗ chật hẹp dưới nước.
    Các cuộc thử nghiệm trong thập niên 1960 nhận thấy loài hải sư dễ điều khiển, và đáng tin cậy trong nhng hoạt động trên mặt nước.
    Trung úy Josh Frey, phát ngôn viên hạm đội 5 Hoa Kỳ, nói "khi có kẻ khả nghi dưới kia, các con hải sư sẽ tìm thấy".
    Khi tìm thấy người lạ, hải sư nổi lên mặt nước báo hiệu, lấy từ người điều khiển cái kẹp nối với sợi dây nối với phao nổi, để máng vào chân của đặc công, giúp binh lính trên mặt nước vớt y như vớt cá.
    Hiện nay, các con hải sư đang làm quen với độ ấm của nước biển Vùng Vịnh, nóng hơn hậu cứ của chúng ở San Diego.
  5. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ chẳng bao lâu nữa loại vũ khí sử dụng năng lượng điện từ hiện đang thử nghiệm sẽ được sử dụng ngoài chiến trường. Còn bây giờ xin lược lại đôi giòng lịch sử về nguồn gốc loại vũ khí siêu hiện đại này ?
    ? Loại vũ khí chiến lược lâu đời nhất được biết đến là Con Ngựa Trojan. Chính sáng kiến này đã cho phép người Hy Lạp chiếm thành Troy mà không làm mẻ một mảng tường thành nào. Nếu chúng ta có thể tin được những lời bình luận vào năm ngoái của bộ trưởng bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Donald Rumsfeld, thì các loại vũ khí mới sử dụng năng lượng điện từ, có thể cho phép Hoa Kỳ làm được điều tương tự đối với Bagdad. Một số người nghĩ rằng sự kiện này sẽ mở ra một chương mới trên lịch sử trận chiến sử dụng loại vũ khí thần kỳ như vậy.
    Sử dụng các loại năng lượng điện từ khác nhau (cùng dạng với các loại sóng vô tuyến, tia và quang X), các vũ khí này có thể hủy diệt được các hệ thống điện tử và làm vô hiệu hóa tạm thời các hoạt động của con người mà không cần phải gây ra các các tàn tích do chạm súng hay nổ bom. Mặc dầu các hệ thống này được tuyên truyền là vẫn còn trong vòng thử nghiệm, việc đưa vào sử dụng các loại vũ khí vô thanh và hữu thanh mới đây ở Afghanistan và Yemen đã chứng tỏ rằng các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ rất thành thạo khi đưa các loại vũ khí mới này vào chiến trường thực tế.
    Tất cả bắt đầu từ năm 1962 khi Hoa Kỳ cho nổ lần đầu tiên một quả bom nguyên tử trên không gian ở độ cao 30 km, khoảng 19 dặm Anh. Các tia có bước sóng rất ngắn phát ra từ chất phóng xạ gây ra bởi vụ nổ là nguyên nhân của xung động điện từ làm tê liệt các hoạt động của các trạm vô tuyến ở cách xa nơi xảy ra vụ nổ đến 1,200 km. Mặc dù xung động này chỉ kéo dài có một khoảnh khắc (và vì vậy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến con người) cũng đủ để gieo mầm cho ý tưởng sử dụng khả thi các xung động điện từ, và có khả năng hữu ích.
    May mắn thay, thực tế cho thấy một xung động điện từ vẫn có thể có được mà không cần đến một vụ nổ nguyên tử. Các nỗ lực của Hoa Kỳ hiện nay tập trung vào công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại căn cứ không quân Kirtland thuộc tiểu bang New Mexico. Người phát ngôn của Kirtland từ chối không bình luận về công cuộc nghiên cứu này, nhưng theo một chương trình nghiên cứu đã hoàn tất cho không lực Úc, cách hữu hiệu nhất để tạo nên các sóng đủ mạnh để sử dụng như một loại vũ khí (weaponized high-powered microwaves ?" HPMs) phải sử dụng một công cụ có tên là vircator.
    Máy vircator hoạt động bằng cách thải dòng điện đã tích lũy vào một dây lòi tói bằng kim loại quấn chung quanh ngòi nổ. Dòng điện thải ra sẽ tạo nên một mảng điện từ; mảng điện từ này bị nén lại thật nhỏ khi ngòi nổ biến mất. Quá trình này gây nên một xung động điện từ với tần số thấp rồi chính xung động này được dùng để biến các điện tử thành các nguồn năng lượng mạnh bắn mạnh vào các tấm chắn kim loại. Các điện tử sẽ tạo nên một bong bóng điện tích không bền dao động trong khoang rỗng thiết kế cho mục đích tạo dao động này. Chính sự dao động đã giúp hình thành các sóng HPM trước khi các bước sóng năng lượng có cường độ cao này được thải ra ngoài qua một bộ phận cảm xúc giống như một ăng-ten đưa các lớp sóng HPM đến mục tiêu xác định.
    Do nguồn năng lượng phát sinh là một vật chất có khả năng gây nổ đã nén chặt lại, bộ phận chuyển đổi và thải sóng vircator có thể được thiết kế để nằm gọn trong một quả bom hay trong một đầu đạn hạt nhân tự điều khiển bay ở tầm thấp. Khi được triển khai các đầu đạn tự điều khiển có bộ phận vircator này có thể phá hủy hay làm rối loạn nhiều hệ thống phòng thủ của đối phương, gồm cả hệ thống phát hiện, xác định mục tiêu hay bắn các tia điện tử , hoặc các hệ thống điều khiển và truyền mệnh lệnh tự động. Loại vũ khí mới vừa kể ?" sóng năng lượng điện từ ?" có khả năng đi xuyên qua hằng trăm mét sâu dưới lòng đất để đến các hầm trú ẩn kiên cố chống đạn pháo. Đáng nói hơn nữa, các vũ khí có thể tái chế này cũng được dùng để thiết kế thành các loại công cụ dùng trên các tàu thuyền để làm vô hiệu hóa các tên lửa tấn công như loại ?ocon trùng bạc? ?" (Silkworm) của Trung quốc.
    Thời Đại của Sóng Vi Ba
    Vào thời điểm khi kỹ thuật chiến tranh của Hoa Kỳ đạt được những thành tựu đáng kể nhất trên thế giới và những phát triển này phần lớn dựa vào công nghệ điện tử, một vấn đề dễ thấy nhất đã được đề cập đến là phía tấn công vẫn có thể bị thiệt hại nếu họ ở gần địa điểm tấn công. Hiện tượng này được các nhà lý thuyết quân sự gọi là tình trạng tự ?ocầm dao cắt ruột? (tạm dịch từ nguyên bản tiếng Anh: ?ofratricide? problem), còn đối với những người khác đây chính là hiện tượng ?ogậy ông đập lưng ông? hay nôm na ?ocon dao hai lưỡi.? Chính vì các vũ khí sử dụng sóng năng lượng điện từ có các bước sóng cực ngắn ?" có thể thâm nhập qua những khoảng cách cực nhỏ ?" người sử dụng loại vũ khí này đồng thời cũng rất khó tự bảo vệ.
    Các hệ thống bảo vệ chống lại bức xạ điện từ cũng đã được nghiên cứu và phát triển. Các hệ thống này đã được đưa vào thực tiễn sử dụng dưới dạng các hoạt động dân sự như bảo vệ các máy bay chống sét đánh khi bay trên không. Một hướng khác là che chở các máy móc bằng các vật liệu nhạy cảm dưới dạng một vật kim loại dẫn điện để loại bỏ các điện và từ trường ngoại biên. Ngoài ra, các ứng dụng này được đưa vào việc chế tạo các dàn ăng-ten từ các bộ phận cảm ứng để hướng dòng năng lượng sang hướng khác hoặc xuống lòng đất.
    Theo lời trung tá Piers Wood, thành viên tổ chức An Toàn Toàn Cầu ?" tổ chức gồm các chuyên gia cố vấn của Hoa Kỳ, ngay với những bảo vệ an toàn vừa kể, Hoa Kỳ vẫn lo ngại về việc thao tác các vũ khí điện từ trong vùng hoạt động của các phi cơ có người lái. Điều này lý giải tại sao sóng điện từ HPM là động lực chính trong công cuộc nghiên cứu phi cơ không người lái hiện đại và tinh vi hơn.
    Không chỉ các lực lượng quân đội tinh nhuệ là những bộ phận sử dụng loại vũ khí điện từ. Các máy bay phản lực dân sự, không giống như các máy bay quân sự, không được bảo vệ tuyệt đối để chống các ảnh hưởng của loại vũ khí sóng từ này và vì vậy các phi cơ dân sự này vẫn có khả năng tiếp sóng năng lượng phát ra từ các điện thoại di động, máy vi tính xách tay tạo thành các nguồn điện từ bên trong lớp vỏ kim loại của máy bay. Ngay trong trường hợp mang tính lý thuyết giáo khoa hơn thực tiễn, một cuộc chiến tranh không cân sức phần thắng vẫn có thể nghiêng về phe yếu thế, chẳng hạn, một tên khủng bố tự trang bị bằng một bộ phận thải năng lượng ở dạng thấp, được chế tạo đơn giản và không có khả năng tạo ra lực do gây nổ, vẫn có thể gây nên tai nạn máy bay.
    Các dụng cụ đòi hỏi ít các thành tựu kỹ thuật cao được thiết kế để làm tê liệt các hệ thống điện từ là các dụng cụ chống lại con người. Các kỹ thuật này là các loại vũ khí được dùng như một phương tiện để triệt hạ đối phương nhanh chóng nhưng không gây chết. Chẳng hạn, loại bọt trơn và các súng lây-dơ (laser) làm lòa mắt tạm thời.
    Một hình thái kỹ thuật mới có tên là ?oactive-denial? (tạm dịch: chủ động đầu hàng) hoạt động do sử dụng tia bức xạ có các bước sóng một mi-li-mét làm phỏng da. Các đơn vị thủy quân lục chiến Hoa Kỳđang lắp đặt thử nghiệm kỹ thuật này trên xe díp với tầm hoạt động nhất định, nhưng các báo chí quân đội cho biết bức xạ này có thể có tác động tương đương 55 độ bách phân trên da người ở một khoảng cách xa đến 750 mét. Dự án này được các nhà kế hoạch quân sự trong thành phố ủng hộ nhiệt tình vì nó cho phép các lực lượng quân đội của Hoa Kỳ thanh sát các khu nhà trong thành phố, như thành phố Bagdad nếu chiến tranh xảy ra, mà chẳng cần phải lục soát từng nhà và tốn hao nhân sự.
    Thoạt nhìn, những thiết bị như loại vũ khí sử dụng năng lượng điện từ và hệ thống buộc đối phương chủ động đầu hàng là một ý kiến khả dụng. Những thiết bị hiện đại này cho phép quân đội có trang bị kỹ thuật cao chinh phục các mục tiêu nhanh hơn và có hiệu quả hơn với số thương vong thấp hơn. Nhưng càng tiến gần đến việc áp dụng các kỹ thuật tân kỳ này người ta cảm thấy cần phải cân nhắc kỹ hơn việc sử dụng các loại kỹ thuật này. Phải nhìn nhận rằng bên cạnh các bảo đảm trước mắt về sự an toàn kỹ thuật con người hiện nắm được vẫn còn có quá nhiều điều chúng ta chưa biết, và vì vậy vẫn là những bí mật chưa được giải mã hay chưa lộ diện về thứ vũ khí tinh vi này. Ngay như active-denial vẫn có thể gây thương tổn trầm trọng, thậm chí tử vong, nếu sử dụng cận chiến hoặc nhắm vào đối phương khá lâu.
    Kinh nghiệm cho thấy các kế hoạch của một quá trình phiêu lưu đã kết thúc bằng một cuộc chiến đẫm máu mặc dù chúng đã được dự trù kỹ lưỡng. Vũ khí năng lượng điện từ có thể tránh được một cuộc chiến đổ máu, nhưng những bí ẩn mà chúng ta chưa biết hết về chúng sẽ làm chúng ta khó đoán được kết quả của thắng lợi.
    (Theo báo nước ngoài)
  6. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Saddam Cho Dựng Vòng Đai Vũ Khí Hóa Học Quanh Baghdad, Với 4 Triệu Dân Iraq Làm Bia Đỡ Đạn
    MANILA - Cựu cố vấn trưởng Uûy Hội Nguyên Tử Năng của Iraq tuyên bố hôm thứ ba, tại 1 cuộc thuyết trình do hội nhà báo ngoại quốc tại Philippines tổ chức, rằng ông Saddam đã giải tán chương trình vũ khí nguyên tử, nhưng vẫn làm vũ khí hóa học, vũ khí vi trùng, và cất giấu sâu dưới lòng đất.
    Theo khoa học gia Hussain Al Shahristani, ông Saddam không có khả năng phóng vũ khí hủy diệt quy mô tới các nước xa xôi, nhưng có thể chuyển giao cho các tổ ủng hộ viên của ông ta ở hải ngoại.
    Ông Shahristani nói rõ "Không có cách nào thanh tra LHQ tìm thấy, trừ phi do tình cờ - những thứ ấy được cất giấu sâu dưới mặt đất hay trong 1 hệ thống đường hầm.?
    Khoa học gia Sharistani bị chế độ Saddam bỏ tù 11 năm vì từ chối chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt, trốn đi được năm 1991, và nay sinh sống ở London.
    Ông có những thông tin trên từ các đồng nghiệp trốn ra ngoài gần đây. Ông tin rằng nhà độc tài Hussein dự định cố thủ ở Baghdad khi Hoa Kỳ và đồng minh tấn công, và sẽ sử dụng 4 triệu cư dân thủ đô làm bia đỡ đạn.
    Khoa học gia Shahristani nói "Trong đám thân cận ông Hussein đã có bàn tới việc lập vòng đai vũ khí hóa học quanh Baghdad, giữ lại bên trong hàng triệu cư dân" - ông thuật lời các mật báo viên cho biết ông Saddam dùng từ 50,000 đến 100,000 quân bảo vệ thủ đô, nhưng không chắc gì họ sẽ chiến đấu đến người cuối cùng.
    Về tin ông Saddam có những người cải trang thay thế, khoa học gia Shahristani nói là hoàn toàn đúng sự thật, ông có thấy.
    Ông kể rằng "những Saddam giả ra khỏi lâu đài cùng lúc trên 4 đến 8 đoàn xe và theo những hướng khác nhau. "
  7. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    WASHINGTON (Washington Times) -- Tinh thần đang xuống thấp trong quân đội Iraq, và nhiều chiến binh đang sửa soạn phất cờ trắng đầu hàng, theo tin của tờ Washington Times dựa vào tiết lộ của tình báo Mỹ, người vừa hỏi cung 2 hàng binh trốn từ quân đội của Saddam Hussein.
    Một hàng binh là đại úy thuộc Sư Đoàn 5 Thiết Kỵ Cơ Giới, thuộc Quân Đoàn 1, đóng gần thị trấn Kirkuk, phía Bắc Iraq. Viên đại úy này khai rằng sư đoàn cơ giới nặng của ông hiện chỉ có 35% khả năng tác chiến, tinh thần đã thấp tới nỗi các lính trẻ nói công khai về khả năng đầu hàng -- ngay trước khi phát súng đầu tiên nổ lên.
    Một chiến binh Iraq thứ nhì, là một sĩ quan cao cấp trừ bị, đã đào ngũ từ TRung Đoàn 34 của cùng sư đoàn cơ giới trên, căn cứ ở phía nam thị trấn Mosul. Ông nói là trong 28 xe tăng dưới quyền điều động của ông, chỉ còn 6 chiếc chạy nổi. Các chiếc khác đã hư hỏng hay cần sửa chữa.
    ?oHắn nói là cả sư đoàn bây giờ chỉ còn 25% hiệu quả, và hầu hết chiến binh đang giấu sẵn lá cờ trắng,? theo lời một nguồn tin của Washington Times, người mới thẩm cung cả 2 hàng binh đó.
    Các nguồn tin quân báo ở Bắc Iraq, nơi cả các toán nhân viên Chiến Dịch Đặc Biệt CIA (CIA Special Operations Group) và Lực Lượng Đặc Biệt đang hoạt động, nói là có hàng chục hàng binh Iraq về hàng trong mấy tuần qua. Cũng có tin là quân đội của Saddam đã ra lệnh cho cấp chỉ huy bắn bỏ bất kỳ đào binh nào họ bắt được.
    Tình hình quân đội Saddam thê thảm gợi nhớ tới vài đơn vị Iraq trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh 1991, khi lính Iraq đổ xô ra đầu hàng, hấp tấp tới nỗi ra hàng cả một toán phóng viên TV Ý Đại Lợi đang theo quay cuộc chiến.
  8. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/03/3B9C5847
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Thứ hai, 3/3/2003, 11:54 GMT+7
    Vũ khí 'không sát thương'
    Các loại vũ khí này chỉ có tác dụng vô hiệu hóa tội phạm trong thời gian ngắn mà không gây thương tích, vì thế chúng được gọi là ?ovũ khí không sát thương?. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng lại rất mạnh. Căn cứ vào nguyên lý hoạt động có thể chia thành 5 loại sau.
    1. Bắn xung năng lượng
    Nguyên lý hoạt động: Xung năng lượng là tia laser hóa học deuteri/fluoru, dùng để xua đuổi hoặc đánh ngã đối tượng. Loại vũ khí này có hai hình thức: thiết bị phóng tia laser năng lượng lớn lắp trên phương tiện di động hoặc súng bắn laser với năng lượng nhỏ. Tia laser bắt gặp mục tiêu sẽ đốt nóng tức thời một vùng da nhỏ ẩm ướt trên thân thể đối tượng, tạo ra một tiếng nổ.
    Hiệu quả: Đối tượng thoáng thấy một chớp sáng chói mắt kèm theo một tiếng nổ đinh tai, đồng thời cảm nhận một cú đấm như trời giáng vào thân thể. Cú đấm này mạnh hơn nhiều so với tác động của viên đạn bằng chất dẻo. Theo Mission Research - cơ quan sản xuất vũ khí - thì ?ophát đạn? có tác dụng làm cho đối tượng cảm thấy đau đớn ngoài da, tê liệt thần kinh và loạng choạng mất phương hướng trong phút chốc.
    Vũ khí này đã được sử dụng, nhưng các thông số kỹ thuật của nó vẫn còn được giữ bí mật. Hiện đã có một nguyên mẫu hoạt động, nặng 250 kg. Theo đại tá George Felton, giám đốc bộ phận Joint Non Lethal Directorate của Bộ Quốc phòng Mỹ, ?ocác phiên bản đầu tiên sẽ được đặt trên xe bọc thép. Chúng hoạt động tốt nhất trong khoảng ít nhất là 10 năm?.
    Đặc điểm của vũ khí này là có thể điều chỉnh được cường độ của tia laser. Ở mức tối đa, nó có thể gây chết người.
    2. Đạn âm thanh
    Nguyên lý hoạt động: Gồm 1 ống kim loại dài 1 mét, đường kính 4 cm, bên trong chứa các đĩa tinh thể áp điện. Cụm tinh thể này phóng ra một chùm sóng âm thanh cực mạnh, có tiếng kêu chói tai, tần số từ 6.000 đến 10.000 Hz và cường độ có thể đạt đến 140 dexibel.
    Hiệu quả: Đạn âm thanh gây đau đớn cho vùng tai trong, làm đối tượng bị ?ođiếc tạm thời? và loạng choạng, sững sờ trong nhiều phút sau đó. Tuy vậy do công suất âm thanh có hạn nên vùng tai trong không bị tổn thương kéo dài và cũng không gây nên bất cứ một tác hại nào khác.
    Vũ khí này do Hiệp hội Công nghệ Mỹ ở San Diego nghiên cứu và chế tạo, theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Nó cũng áp dụng công nghệ của những năm 70 về vũ khí tấn công dùng hạ âm (0-20Hz) và siêu âm (trên 20 kHz). Các âm thanh này được xem là có tác dụng gây buồn nôn, thậm chí ở cường độ mạnh còn làm cho người ta nôn thốc nôn tháo.
    3. ?oChưởng phong? xoáy cuộn
    Nguyên lý hoạt động: Một tiếng nổ được phát ra từ chiếc ống kim loại (như súng bazoka). Tiếp đó, khí phụt ra và đám khí này lập tức biến thành một luồng xoáy cuộn, ào ạt tiến về phía đối tượng. Luồng gió quay rất nhanh, còn nhanh hơn cả tốc độ âm thanh và lao về phía đối tượng với vận tốc 500 km/h.
    Hiệu quả tác động: Với một khẩu súng cố định cỡ lớn, luồng ?ochưởng phong? này có thể quật ngã đối phương trong nháy mắt. Hơn nữa, người trúng ?ochưởng? còn có cảm giác như bị dội một thùng nước lạnh buốt vào người (hiệu ứng giảm áp đột ngột). ?oSắp tới, người ta còn có thể tạo ra một khẩu súng cầm tay phóng luồng khí xoáy để đạt mục đích trên?, Martin Brouillette, chuyên viên thuộc Viện Đại học Sherbrooke, Quebec, Canada, đã khẳng định như vậy. Tuy nhiên, ông cho biết thêm: ?oĐiều hạn chế là muốn có tác động mạnh, lượng không khí phóng ra phải lớn. Khẩu súng do đó cũng phải lớn theo. Để có được động năng tương đương với một viên đạn, phải phóng ra ít nhất là 500 lít không khí?.
    4. Đại bác điện từ
    Nguyên lý hoạt động: Một ăng ten lắp trên mui xe phát ra một chùm xung vi sóng cực mạnh, vào khoảng vài nghìn triệu megahez, về hướng đám đông cần giải tán hoặc quanh đám đông cần bảo vệ.
    Hiệu quả: Tạo cho đối tượng cảm giác bị bỏng, giống như khi ta vô ý chạm vào một bóng đèn đang cháy sáng. Nhưng cảm giác này chỉ đơn thuần là tác động của vi sóng vào đầu dây thần kinh cảm nhiệt mà thôi, còn trong thực tế thì da đối tượng không hề bị bỏng. Thoát khỏi chùm vi sóng, cảm giác đau đớn lập tức biến mất.
    Lầu Năm Góc đã trình bày trước công chúng một loại vũ khí tương tự vào tháng 3/2003. Hiện công trình đang ở trong giai đoạn thử nghiệm trên cơ thể người. Theo Bernard Verret, một chuyên gia về vật lý ở Bordeau (Pháp), các doanh nghiệp tư nhân ở Nga đang chào bán loại vũ khí này cho các nước phương Tây, với tầm hoạt động từ 500 đến 700 mét. Ngoài ra, người ta còn dự kiến dùng nó để làm tê liệt các ôtô tội phạm đang bị truy đuổi, bằng cách dùng vi sóng ?ođốt cháy từ xa? mạng điện tử trên xe.
    5. Tia laser gây tê liệt
    Nguyên lý hoạt động: Một tia laser mắt thường không nhìn thấy sẽ ion hóa không khí trên đường đi của nó, hình thành một dây dẫn điện từ người bắn đến đối tượng. Sau đó, người ta phóng tiếp một xung điện cao áp khoảng 500 kV. Xung điện này có công suất rất yếu, không đủ làm chết người, nhưng đủ để làm rối loạn hệ thống thần kinh điều khiển các bắp thịt của đối tượng.
    Hiệu quả: Đối tượng tự nhiên cảm thấy bất lực, không thể điều khiển nổi tay chân và ngã xuống, nằm bất động trong vài giây. Tuy vậy, khi ngừng phóng xung, đối tượng lại cảm thấy bình thường, đi đứng được như mọi người. Ưu điểm của phương pháp này là không để lại bất kỳ di chứng nào.
    Vũ khí hoạt động dựa trên nguyên tắc của Taser, một loại phương tiện phòng vệ đang thịnh hành ở Bắc Mỹ, tuy vậy tầm bắn của nó khá hạn chế. Sắp tới HSV Technology sẽ bán ra thị trường một loại súng tương tự có tầm bắn đến 2 km. Công dụng chính của nó là làm tê liệt các ôtô tội phạm đang bị truy đuổi, bằng cách phát dòng điện đốt cháy mạng điện tử trên xe ở khoảng cách khá xa. Kích thước của bộ phát to bằng chiếc ngăn kéo. Người ta đang tìm cách thu nhỏ thiết bị này để lắp trên các vũ khí cá nhân.
    (Theo Khoa học và Đời sống)

  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/02/3B9C5738/
    ????????????????????????????????????????????
  10. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    --================================================================================-
    Sau khi Mỹ và Anh thoả thận tuyên bố rằng sẽ tấn công Iraq vào giữa tháng 3 này thì quân đội Mỹ lại chuyển quân (căn cứ quân sự từ Tây Âu sang các nước đông Âu mới vào Na To và máy bay U-2C lại bắt đầu bay do thám gần biên giới Nga có vài chục km trên lãnh thổ Gruzia...Hay Mỹ lại định chiến đấu trên toàn thế giới nhỉ ?

Chia sẻ trang này