1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuoc chien Ixraen va Ai Cap 1973

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kenndy01, 15/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kenndy01

    kenndy01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Ban nao co nhung thong tin ve cuoc chien nay co the dua ra de cung thao luan khong. Theo toi day la cuoc chien rat co y nghia ca ve ky thuat quan su va chien luoc, chien thuat cua ca doi ben tham chien.
  2. kenndy01

    kenndy01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Sau chien thang trong cuoc chien nam 1967 Israel phai doi pho voi van de bao dong tai vung da chiem dong. Chinh vi vay ho da chiem giu vung ban dao Sinai, dai Gaza vung tay Jerusalem va vung cao nguyen Golan de lam vung dem quan su. Mat khac cac quoc gia Arab da hieu duoc rang, de co the dien ra mot cuoc chien moi can phai co su chuan bi tot ca ve chinh tri va quan su. Sau cai chet cua tong thong Ai Cap Nasser vao nam 1970, tong thong moi cua Ai Cap la Anwar Sadat da cung voi tong thong Syri Assad lap mot ke hoach tai chiem nhung vung lanh tho da bi mat trong cuoc chien 1967. Day co the noi la mot ke hoach kha hoan hao va da suyt thanh cong neu nhu khong bi nhung sai lam dang tiec ve mat chien thuat va chien luoc de dan den mot hau qua dang buon cho khoi Arabis.
    De phong thu cho khu vuc kenh Suel, Israel da xay dung mot mang luoi quan sat tu xa rat cong phu. He thong nay co nhiem vu canh bao vao ngan chan nhung binh doan co gioi cua Ai Cap. He thong phong thu cua Israel duoc xay dung ngay sat bo dong cua kenh Suel, Israel da xay dung mot chuoi nhung day phong thu lien hoan va kien co. Moi mot cu diem duoc chia lam 2 phan, mot phan co dinh con mot phan nam phai sau co nhiem vu tiep ung khi can thiet. De chong lai su co dong cua luc luong Tang va thiet giap doi phuong cong binh ISrael da tao ra ngay sat bo kenh Suel mot buc truong thanh bang cat cao tren 30 m va day hang tram met. Song song voi kenh Suel o khoang cac vai km ho da tao ra nhung day doi nhan tao va tai do tap trung luc luong thiet giap cung nhu nhunh can cu hau can lon. Trong truong hop co xung dot se duoc luc luong co dong chiem linh. O nhung vi tri keo dai ve tuyen sau duoc thiet lap cu moi 500 bis 1000 m mot cu diem voi it nhat co 3 xe tang va tai nhung noi quan trong ve chien luoc nhu khu vuc deo nui Sudr, Mitla, Giddi... duoc bo tri nhung su doan Tang chan giu. Israel co xay dung 2 con duong song song voi nhau va song song voi kenh Suel o khong cach 10 va 30 km goi la hai tuyen duong hoa luc. Toan bo tuyen phong thu duoc dat duoi su chi huy cua quan doan Sinai voi dai ban doanh duoc dat tai Bir Gifganta.
  3. shinano

    shinano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến Arab- Israel 1973 còn được gọi là cuộc chiến Yom Kippur.
    Vào ngày mồng 6 tháng 10 năm 1973- Yom Kippur, ngày linh thiêng nhất của lịch Do Thái- Ai Cập và Syri phối hợp mở cuộc tấn công bất ngờ vào Israel. Một lực lượng tương đương với lực lượng của NATO được di chuyển tới biên giới Israel. Trên cao nguyên Golan, khoảng 180 xe tăng Israel đối đầu với sự tấn công dữ dội của 1400 xe tăng Syri. Dọc theo kêng đào Suez, 500 quân Israel bị tấn công bởi 80000 quân Ai Cập.

    Chiến trường Ai Cập


    Chiến trường Syri


    Ít nhất 9 quốc gia Arab, bao gồm 4 nước không thuộc Trung Đông, tích cực viện trợ cho những nỗ lực chiến tranh của Ai Cập và Syri.
    Vài tháng trước cuộc chiến, Iraq chuyển 1 phi đội máy bay phản lực Hunter sang Ai Cập. Trong cuộc chiến, một sư đoàn Iraq khoảng 18000 quân và vài trăm xe tăng được triển khai ở trung tâm vùng Golan và tham gia vào cuộc tấn công ngày 16/10 chống Israel. Mig của Iraq bắt đầu hoạt động sớm trên vùng cao nguyên Golan vào ngày 08/10, ngày thứ 3 của cuộc chiến.
    Bên cạnh việc cung cấp tài chính , Saudi Arabi và Kuwait còn cam kết gửi quân cho cuộc chiến. Một lữ đoàn Saudi Arabi khoảng 3000 quân được gửi đi Syri, nơi nó tham gia vào cuộc chiến dọc theo trục đường chính dẫn tới Damascus. Mặc dù vi phạm vào lệnh cấm chuyển giao vũ khí Pháp sản xuất của Paris, Lybi đã gửi một số chiến đấu cơ Mirage tới Ai Cập. ( từ 1971 đến 1973, tổng thống Muammar Qaddafi đã gửi hơn 1 tỷ dollar viện trợ cho Ai Cập (AC) để hiện đại hóa và thanh toán tiền vũ khí Liên Xô cung cấp).
    Những nước Bắc Phi khác hưởng ứng lời kêu gọi của AC và LX viện trợ cho các nước tiền tuyến. Angeri gửi 3 phi đội máy bay chiên đấu và ném bom, lữ đoàn tăng với 150 xe.Khoảng 1000-2000 lính Tuynidi được triển khai ở vùng châu thổ sông Nil. Sudan gửi 3000 đến nam AC, Maroc gửi 3 lữ đoàn đến AC cũng như 2500 quân đến SR.

    Các đơn vị radar của Liban được sử dụng bởi lực lượng phòng không SR. Liban cũng cho phép du kích Palestin pháo kích các khu vực dân sự Israel từ lãnh thổ của mình.Người Palestin cũng chiến đấu ở mặt trận phía Nam với AC và Kuwait.
    Người ít nhiệt tình nhất có lẽ là vua Hussen của Jordani, người mà nhìn bên ngoài có vẻ không biết rõ kế hoạch của AC và SR. Nhưng vua Hussen đã gửi 2 đơn vị tốt nhất của mình, lữ đoàn tăng số 40 và 60 tới SR. Lực lượng này đóng ở khu vực phía nam, phòng thủ tuyến đường Amman- Damascus và tấn công vị trí của Israel dọc theo con đường Kuneitra-Sassa vào ngày 16/10. 3 đại đội pháo của Jordani tham gia vào cuộc tấn công, với hơn 100 xe tăng.
    Israel phục hồi

    Bị đẩy vào thế phòng thủ suốt 2 ngày đầu cuôc chiến, Israel điều động lực lượng dự trữ và thậm chí đẩy lùi các lực lượng tấn công và tấn công sâu vào AC và SR. Các quốc gia Arab nhanh chóng được cung cấp lại bằng đường biển và đường không bởi LX. LX cũng đã từ chối nỗ lực của Mỹ tạo một sự ngưng bắn. Cuối cùng, Mỹ cũng bắt đầu một cầu hàng không tới Israel. 2 tuần sau, AC được cứu thoát khỏi một sự thất bại thảm khốc bởi nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ.

    Vào ngày 22/10, HĐ bảo an LHQ ra nghị quết 338, kêu gọi các bên ngưng chiến. Lời kêu gọi đưa ra khi quân Israel cắt đứt và cô lập quân đoàn 3 AC và chuẩn bị tiêu diệt .

    Mặc dù quân đội Israel cuối cùng đạt được thắng lợi trên chiến trường, nhưng cuộc chiến vẫn được coi là thất bại về ngoại giao cũng như quân sự. Khoảng 2688 lính bị tử trận.
    ------------------------------------------------------------------------
    Bác nào biết chi tiết về trận đấu tăng lớn nhất từ sau thế chiến ở Golan thì cho biết với.

    Kẻ môn đồ của Fellix Dzerzhinsky
  4. shinano

    shinano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Khoảng 1200 xe tăng Syri được sự yểm trợ bởi bộ binh và pháo binh, tấn công qua biên giới tại một số vị trí trên cao nguyên Golan. Mục tiêu chính là hướng Hushniye-Sindiana-Nafah, tại vị trí phía Nam. Trong vòng 5 ngày, từ thứ bảy đến thứ tư, những cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt tại một số khu vực nhỏ trên cao nguyên Golan. Tối thứ bảy, lực lượng phòng ngự được phân chia nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm khu vực phía bắc được giao cho 1 lữ đoàn, lữ đoàn Barak chịu trách nhiệm khu nam. Lữ đoàn nhận được 1 lực lượng tiếp viện nhỏ. Lực lượng tăng phía bắc Golan, với lực lượng của tiểu đoàn 74 và 71, thành công trong việc ngăn chặn quân Syri tấn công xuyên qua phòng tuyến Kunetra-Masada. Tuy nhiên, ở phía khu Nam do địa hình bằng phẳng, địa hình khó phòng thủ, quân Syri đã vượt qua được. Trong vòng 2 ngày, các trận đánh đẫm máu diễn ra nhằm đẩy lùi cuộc tấn công. Chiều chủ nhật, xe tăng Syri tiến tới khu vực Nafah. Trên thực tế, căn cứ đã bị bỏ mặc, được giữ bởi 1 lực lượng nhỏ cố gắng bảo vệ bunker chỉ huy. Nhóm nhỏ này đã không thành công trước 1 lực lượng áp đảo.
    Chiều 07 tháng mười, tin lực lượng Syri chọc thủng phòng tuyến tại Nafah và địch đã trước cửa, đến tay chỉ huy lữ đoàn. Lữ đoàn trưởng hiểu rằng nếu Syri chiếm được Nafah thì không những căn cứ chính lớn nhất tại Golan thất thủ, mà cả đơn vị sẽ bị bao vây. Ông ta nhanh chóng truyền lệnh cho 5 xe tăng dưới sự chỉ huy trực tiếp đến chi viện cho Nafah. Chỉ huy trưởng lữ đoàn, chỉ huy phó, sỹ quan hành quân hy sinh trong khi chiến đấu. Duy nhât 1 xe tăng chỉ huy bởi 1 viên y tá thành công trong việc tiêu diệt nhiều xe tăng Syri. Chiếc xe tấn công chọc sườn, xuyên thẳng vào căn cứ thì hết đạn, dùng tiếp súng máy quét mọi hướng, cho đến khi bộ binh Syri bị tiêu diệt hết hay trốn chạy.
    Cùng lúc đó, lực lượng trừ bị tiếp viện cũng tới nơi và đẩy lui quân Syri khỏi phòng tuyến. 3 giờ chiều, Nafh trở về tay lực lượng Israel, nỗ lực chọc sâu xuống cao nguyên Golan của Syri đã thất bại.
    Vào thứ 3 và thứ 4, quân Syri tiếp tục bị đẩy về bên kia biên giới. Trong suốt thời gian này, lữ đoàn tổ chức lại lực lượng từ những tank bị bắn trúng, sửa chữa và đưa trở lại tiền tuyến. Vào thứ tư, một số tăng của lữ đoàn dưới sự chỉ huy của lữ đoàn khác, đặt chân lên lãnh thổ Syri, tại làng Jubeta el Hashab. Lữ đoàn Barak là đơn vị Israel cuối cùng rời khỏi vùng lõm trên đất Syri. (bác nào dịch rõ nghĩa enclave là gì, tôi hiểu nhưng không tìm từ tiếng Việt tương đương.Có nhiều đoạn không sát nghĩa lắm, thông cảm)







    http://www.tanksim.com/topic11.htm
    Kẻ môn đồ của Fellix Dzerzhinsky
  5. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là toàn cảnh về cuộc chiến tranh Israel va Ai Cập 1973
    ( Nguồn: VNExpress ngày 16/4/2002):
    Chiều 6/10/1973, những tiếng cầu nguyện trong ngày lễ Sám hối (Yom Kippur) lặng lẽ và thiêng liêng nhất của năm đột ngột bị ngắt quãng bởi tiếng còi hú dồn dập. Trên đường, xe tải, xe buýt và xe jeep quân sự phóng như điên. Toàn thể Israel bàng hoàng trước tin quân Ai Cập và Syria đã vượt biên giới.
    Tình thế quả thực vô cùng nguy ngập. Liên quân Ảrập tấn công đúng vào ngày lễ trọng khi mà toàn dân Do Thái hầu như ngừng làm việc. Tất cả các viên chức đều nghỉ và đến giáo đường cầu nguyện. Đài phát thanh im tiếng. Hệ thống giao thông liên lạc giảm hoạt động đến mức tối thiểu. An ninh quốc phòng hết sức lơi lỏng.
    Các mũi tiến công vào Sinai.
    Chiến sự nổ ra ở biên giới, Bộ Quốc phòng Israel đột ngột sôi lên như đàn ong vỡ tổ. Tin từ mặt trận báo về tới tấp. Vào đúng 1h55' (giờ địa phương), Syria điều 1.400 xe tăng và hơn 1.000 khẩu pháo tấn công lên cao nguyên Golan. Trong khi đó ở đây, Israel chỉ để gần 180 xe tăng và 50 pháo. Chênh lệch lực lượng quá lớn (tỷ lệ 12:1, lợi thế nghiêng về Syria), cộng với sự bất ngờ khiến quân Do Thái phải lùi liên tục. Cùng lúc, ở phía nam Israel, quân Ai Cập vượt kênh Suez, dễ dàng vượt qua phòng tuyến Do Thái lỏng lẻo, nhanh chóng lập ra một đầu cầu khoảng 10 km xuyên sâu vào bán đảo Sinai.
    Với người Do Thái, tháng 10 năm 1973 thực sự là những ngày đen tối. Chiến tranh Yom Kippur xảy ra bất ngờ và khủng khiếp, đột ngột đe dọa an ninh, thậm chí cả sự sống còn của Israel. Mặc dù vào cuối cuộc xung đột, Tel Aviv lật ngược tình thế, kề dao vào cổ cả Cairo lẫn Damascus, nhưng điều này chẳng thể loại bỏ được nỗi choáng váng khiến cả đất nước Do Thái chao đảo rất lâu sau đó. Người ta đặt câu hỏi: Làm thế nào mà một thảm họa như vậy lại xảy ra? Tại sao tình báo Israel - được đánh giá là mạnh nhất vùng - lại không đánh hơi được việc hai nước láng giềng chuẩn bị chiến tranh?
    Thực tế, để giành được ưu thế bất ngờ, tổng thống Ai Cập Anwar Sadat - nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo liên quân Ảrập - đã tính kỹ từng đường đi nước bước.

    Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat.
    Khi Sadat lên nắm quyền năm 1970, Ai Cập ở trong tình trạng rất xấu: Xã hội bất ổn, kinh tế vô cùng khó khăn. Kênh Suez, mối lợi 1,5 triệu USD mỗi tuần, vẫn phải đóng cửa suốt kể từ cuộc chiến 6 ngày với Israel. Người Do Thái lại chiếm mất bán đảo Sinai giàu dầu mỏ. Vì vậy, suốt từ năm 1970 đến đầu năm 1973, Cairo không ngừng thương lượng với Tel Aviv, hy vọng thu lại được đất đai để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, quan điểm của hai bên rất xa nhau. Ai Cập chấp nhận ký hiệp ước hòa bình với điều kiện Israel rút hết quân khỏi những vùng đất chiếm đóng trái phép. Israel kiên quyết bác bỏ yêu cầu này. Sau thắng lợi quá giòn giã năm 1967, Tel Aviv xem quân Do Thái gần như vô địch trong khu vực và tin rằng người Ảrập còn lâu mới dám đối đầu một lần nữa. Đàm phán hoàn toàn bế tắc. Tổng thống Sadat nhận định, chiến tranh là không thể tránh khỏi. Người đứng đầu Syria Hafez Assad cũng đồng tình. Ông muốn giành lại cao nguyên Golan.

    Tổng thống Syria Hafez Assad.
    Từ năm 1970 tới nửa đầu năm 1973, phe Ảrập liên tục đe dọa chiến tranh. Cứ vài tháng, tổng thống Ai Cập Sadat lại làm báo chí sục sôi khi công khai tuyên bố ý định tấn công Israel. Ông gọi 1971 là "năm quyết định", nhưng 1971 đến và đi mà không có sự kiện gì xảy ra. Năm 1972, Sadat lại hằm hè với Tel Aviv, tuy nhiên quân Ai Cập vẫn án binh bất động. Đến trước năm 1973, Israel và cả thế giới đã quá mệt mỏi, khi nghe Cairo tuyên bố tấn công, chẳng mấy ai còn tin nữa. Những đợt chuyển quân lớn của Ai Cập và Syria lên vùng biên giới vào tháng 9/1973 để chuẩn bị cho chiến tranh thực sự cũng không làm Tel Aviv cảm thấy cần cẩn thận hơn trong bố phòng biên giới.
    Kế hoạch tác chiến của phe Ảrập được tuyệt đối giữ kín. Ở Ai Cập, trước ngày 1/10/1973, chỉ có tổng thống và bộ trưởng quốc phòng nắm được bí mật này. Về phần Syria, chỉ một số nhân vật trong nội các (dưới 10 người) biết rằng chiến tranh chắc chắn sẽ nổ ra. Dè chừng hệ thống nghe trộm điện tử tinh vi của Israel, lãnh đạo Ảrập hạn chế tối đa liên lạc qua điện thoại và điện tín.
    Ngay cả khi ngày khai chiến đã gần kề, các nhà ngoại giao Ai Cập vẫn không ngừng "bày tỏ thiện chí hòa bình" với các chính phủ phương Tây. Cairo còn tung hỏa mù bằng cách yêu cầu các học viên sĩ quan trở lại trường vào ngày 9/10 và cho tướng tá quân đội đi hành hương ở Mecca. Vào 4/10, đài Ai Cập cũng loan báo 20.000 lính dự bị đã được phục viên...
    Tình báo Israel bối rối vô cùng. Những thông tin họ thu được cực kỳ mâu thuẫn. Ngay từ cuối tháng 4, mật vụ Do Thái đã có trong tay kế hoạch hành quân chi tiết của Cairo và Damascus. Israel biết rằng đội quân thứ 2 và thứ 3 của Ai Cập sẽ vượt kênh và thọc sâu 10 km vào bán đảo Sinai. Sau đó, bộ binh và thiết giáp sẽ đổ quân đánh úp đèo Mitla và Gidi - điểm giao chiến lược. Trong lúc đó, hải quân và lính dù tấn công Sharm el-Sheikh ở cực nam Sinai, v.v. Tuy nhiên, các chính trị gia Israel, sau nhiều lần bị báo động giả, không tin rằng người Ảrập có ý định gây chiến nghiêm túc. Chỉ một thiếu úy tình báo quân đội có tên Binyamin Siman-Tov là không bị lừa. Anh viết liền 2 bản báo cáo dài về nguy cơ chiến tranh vào mồng 1 và 3/10. Lời cảnh báo bị cấp trên của Siman-Tov bỏ qua.
    Vào ngày 4/10, Zvi Zamir, giám đốc cơ quan tình báo Mossad, bắt đầu cảm thấy lo lắng. Hôm đó, toàn bộ cố vấn Xô Viết và gia đình của họ đột ngột rời Ai Cập và Syria mà không đưa ra lời giải thích chính thức nào. Trong khi đó, máy bay vận tải chở nhiều vũ khí và quân trang lại nối đuôi nhau bay từ Matxcơva tới Damacus.
    Đêm 5/10, ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy quân Ảrập tập trung nhiều xe tăng, bộ binh gần cao nguyên Golan và trên bờ tây kênh Suez. Hệ thống phòng không dùng tên lửa đất đối không (SAM) do Liên Xô cung cấp cũng ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, chính quyền trung ương Do Thái vẫn không có phản ứng gì.
    Chiều 5/10, Zamir nhận được điện khẩn từ một điệp viên kỳ cựu khẳng định Ai Cập và Syria sẽ tấn công Israel, tuy không biết rõ ngày giờ cụ thể. Giám đốc Mossad liền bay sang châu Âu trực tiếp xác minh tin trên. 3h45' sáng 6/10, Zamir gọi điện về báo "chiến tranh sẽ xảy ra vào lúc mặt trời lặn" - một sự nhầm lẫn bởi Cairo và Damascus quyết định tấn công sớm hơn mốc này vài tiếng.
    Dù thế nào thì Tel Aviv vẫn trở tay không kịp. Gần trưa 6/10, lệnh động viên lực lượng dự bị mới được phát đi. Nội các Do Thái tranh cãi kịch liệt xem phải phản ứng thế nào trước cuộc xâm lược của Ai Cập và Syria. Cuối cùng, nữ Thủ tướng Golda Meir tán thành kế hoạch phản công tích cực do Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Dayan đề xuất. Ông Dayan lập luận rằng cần thẳng tay trừng trị người Ảrập bằng cách đưa quân vào lãnh thổ của họ.
    Bà thủ tướng trấn an toàn dân trên đài phát thanh. Giọng vẫn chắc nịch nhưng bà Meir tỏ ra kiềm chế hơn mọi ngày: "Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ chiến thắng". "Mặc dù tôi tin rằng Ai Cập và Syria đang hành động hết sức điên rồ", bà nói thêm. Tướng độc nhãn Moshe Dayan tỏ ra lạc quan hơn, khẳng định người Ảrập sẽ không thu được gì trước khi có lệnh đình chiến. Ông thừa nhận quân đội Do Thái đang bị dàn mỏng ra dọc kênh đào Suez. Dù vậy, bán đảo Sinai rất rộng, có thể che chắn cho các thành phố lớn của Israel. Dayan nhấn mạnh: "Quân Ai Cập sẽ bị đánh bật khỏi Sinai ngay khi lực lượng dự bị tham chiến. Về phần Syria, họ sẽ không bao giờ giành lại được cao nguyên Golan".

    Tuy nhiên, trận chiến diễn ra ác liệt hơn so với những gì tướng Dayan nghĩ. Ở phía bắc, Syria tập trung 6 sư đoàn với tổng cộng 100.000 quân và gần 1.400 xe tăng. Phía nam, Ai Cập huy động trên 120.000 binh lính với sự yểm hộ của 2.000 tăng và suýt soát 700 máy bay. Trong hai ngày đầu (6-7/10), Israel thua liểng xiểng. Quân Syria chiếm được cao nguyên Golan và đánh thẳng vào những khu vực đông dân cư Do Thái gần biên giới. Trên biển, Damascus cũng làm Tel Aviv bất ngờ bằng đội tàu phóng tên lửa Komar do Nga trang bị. Hải quân Syria tiến nhanh tới biển Galilee, uy hiếp các khu định cư miền bắc, gây nên một nỗi hoảng loạn mà dân chúng Israel không bao giờ quên được.
    Giao tranh ở kênh đào ác liệt hơn cả. Sau khi lập được một đầu cầu ở Sinai, Ai Cập thả lính dù xuống bắc bán đảo định cắt đường tiếp tế của quân Do Thái. Cairo tuyên bố bắn rơi 27 máy bay Israel, mặc dù phải đổi bằng 15 chiếc tiêm kích. Ở mặt trận này, độc long tướng quân Dayan mất rất nhiều thiết giáp. Súng chống tăng Sagger do Liên Xô sản xuất tỏ ra lợi hại hơn so với nhận định của tình báo Do Thái. Các dàn tên lửa đất đối không SAM cũng gây khó dễ không ít cho không quân Israel.

    Tối mồng 7/10, gió bắt đầu đổi chiều ở phía bắc. Quân Do Thái xốc lại đội hình và tổ chức phản công, đánh bật lực lượng Syria khỏi cao nguyên Golan. Những ngày sau đó, Israel tiến không ngừng tới sát Damascus, thủ đô nước láng giềng.
    Xung đột ở biên giới phía nam kéo dài hơn. Phải tới giữa tháng 10, Tel Aviv mới giành lại được thế thượng phong. Lính của tướng Moshe Dayan đốt sạch thiết giáp của đối phương, vượt kênh, chặn đường tiếp tế của quân Ai Cập. Cairo bị dồn vào chân tường.
    Liên Xô và Mỹ vội vàng can thiệp. Hai nước lớn lập cầu hàng không tiếp viện cho "gà nhà". Matxcơva đe dọa sẽ gửi quân tới Trung Đông. Washington, muốn giữ thế hòa hoãn với khối XHCN, gây sức ép buộc Tel Aviv dừng tay. Hội đồng Bảo an LHQ ra nghị quyết 338 yêu cầu các bên lập tức ngừng xung đột. Ngày 22/10, chiến sự ở mặt trận bắc Israel chấm dứt. Đến 26/10, khu vực Sinai và kênh Suez cũng im tiếng súng.
    Tổng kết lại, các nhà sử học cho rằng, Israel thua thiệt nhiều nhất trong cuộc xung đột 1973. Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh lập quốc, đất nước Do Thái thấy sự sống của mình mong manh đến thế. Sự tự tin của Tel Aviv không còn mạnh mẽ như trước. Người dân đổ lỗi cho ngành tình báo đã không kịp thời nhìn ra kế hoạch tấn công của Ai Cập và Syria. Nhưng giới phân tích nhận xét, lãnh đạo chóp bu cũng có phần trách nhiệm không nhỏ. Họ quá chủ quan khinh địch. Vì sai lầm đó, gần 2.700 quân nhân Do Thái đã ngã xuống. 3.000 người khác bị thương. Thiệt hại của Israel ước tính bằng một năm thu nhập quốc nội. Sau chiến tranh, nội bộ Tel Aviv bị xáo trộn nhiều.
    -Phe Ảrập thì được một dịp "khoe" sức mạnh. Ngoài Syria và Ai Cập trực tiếp tham chiến, một số nước như Iraq, Algeria, Ảrập Xêút, Kuwait cũng gửi quân tới. Ảrập Xêút và Kuwait trang trải hầu hết chi phí chiến tranh. Qua xung đột 1973, Ai Cập giành lại một phần bán đảo Sinai, giải quyết thế bế tắc trong nước và quốc tế. Còn Syria, trong những cuộc đàm phán sau đó, đòi được một góc cao nguyên Golan.

    Thủ tướng Israel Golda Meir và Tổng thống Ai Cập Sadat trong đàm phán sau chiến tranh 1973.
    Liên Xô và Mỹ cũng có cơ hội chứng tỏ ảnh hưởng của mình trong vùng. Dưới sức ép của các cường quốc, Israel và Ai Cập cùng Syria phải ngồi vào bàn thương lượng và ký kết các hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau (thoả thuận lần lượt đạt được trong những năm 1974 và 1975). Sau chiến tranh, Ai Cập và Syria phụ thuộc nhiều hơn vào Liên Xô. Israel cũng nhận thêm viện trợ quân sự kinh tế từ Mỹ.
    Có lẽ một trong những kết quả quan trọng nhất của chiến tranh 1973 là việc các nước Ảrập tìm ra một vũ khí mới để gây sức ép với phương Tây. Việc cấm vận dầu mỏ đối với các nước ủng hộ Israel kéo dài suốt từ tháng 10/1973 tới tháng 3/1974 đã khiến phe Mỹ gặp không ít khó khăn.
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 11:11 ngày 16/04/2003
  6. kenndy01

    kenndy01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Trong cuoc chien nay Ai Cap da dau tu rat nhieu vao luc luong sy quan tre duoc dao tao mot cach rat chinh quy tai cac hoc vien quan su nuoc ngoai. Chinh mot sy quan tre cua Ai Cap da tim ra phuong phap pha bo buc tuong cat cua Israel bang cac dung voi rong phun nuoc lam troi cat. Trong nhung ngay dau cua chien su nhung sy quan tre dq de suat nhieu y kien tao bao nhung khong duoc chap thuan de dan den su that bai cua Ai Cap. Vi du nhu khi ho muon tang cuong toc do tan cong danh thang vao nhung vi tri trong yeu cua doi phuong va lien ket hai quan doan 2 va 3 cua Ai Cap lai nhung khong duoc chap thuan, vi gioi lanh dao Ai Cap van can than va e de Do Thai. Chinh vi vay ma tuong Do Thai Sharon moi co dieu kien tan cong vao chinh diem giua cua 2 canh quan Ai Cap dan toi su tan vo cua toan bo chien dich.
  7. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Lần sau kendy viết chữ có dấu nhé
  8. shinano

    shinano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Một vài hình ảnh không chiến
    Mig 21 Ai Cập tiến hành không kích sân bay Israel tại Ras Nasrani vùng phía nam Sinai gần Sharm al Sheik . Chú ý 3 chiếc Mirage đậu trên đường băng ( mũi tên chỉ). Mig 21 gun camera chỉ 2 Mirage đang chuẩn bị cất cánh.(vòng tròn), trong lúc đó thì máy bay AC không kích các máy bay khác ( đang bùng nổ)



    Su 7 cường kích không kích khu vực hậu cần thiết giáp Israel trên bán đảo Sinai. Chú ý những chiếc xe chở xăng đậu gần bờ tường và vài chiếc thiết giáp di chuyển khi bị tấn công.


    Mig 21 gun camera chiếu cảnh tấn công F4 trên khu vực sông Nile. Máy bay F4 của Israel mang bom tấn công các sân bay AC khu vực sông Nile, Port Said là mục tiêu chính của Mig 21 AC.


    Kẻ môn đồ của Fellix Dzerzhinsky
  9. shinano

    shinano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Không kích sở chỉ huy Syri​
    Ngày 09 tháng 10 năm 1973, 2 phi đội 16 chiếc Phantom được chỉ định cho nhiệm vụ, tiến hành bay đêm, được chỉ huy bởi thiếu tá L. Cất cánh và tiến hành bay trong đội hình hoàn toàn không sử dụng radio liên lạc, bay thấp nhằm tránh radar. Không lâu sau khi cất cánh, 1 Phantom tốp thứ nhất gặp trục trặc kỹ thuật phải quay về, còn lại 7 chiếc. Trong khi thời tiết khá đẹp ở Israel thì ngược lại ở Syri, nhiều mây, sự nhiễu loạn không khí khiến việc định hướng, liên lạc trong điều kiện bay thấp rất khó khăn, gây nguy hiểm, nhưng là yếu tố bất ngờ. Việc định hướng gần như không thể và có lẽ phải bỏ nhiệm vụ, nhưng thiếu tá L sử dụng radio yêu cầu phi đội tiếp tục bay. Chỉ một lúc sau, qua 1 khe hở trong đám mây, tốp bay định lại đường bay. Những chiếc Phantom xuất hiện trên bầu trời Damascus trong sự bất ngờ hoàn toàn, hỏa lực phòng không chỉ kịp phản ứng khi những trái bom đầu tiên rơi xuống.
    Bảy chiếc Phantom đầu tiên hướng tới mục tiêu ở độ cao thấp, đột ngột vọt lên, lật ngược và bổ nhào xuống mục tiêu. Mỗi chiếc thả 5 tấn bom rồi vọt lên. Tránh hỏa lực phòng không đang bắn lên dữ dôi rồi quay về Israel. Khi yếu tố bất ngờ đã qua, lực lượng phòng không Syri phủ kín bầu trời bằng hỏa lực dữ dội. 1 Phantom trúng đạn, phi công hy sinh, còn hoa tiêu bị bắt làm tù binh. 1 chiếc khác trúng vào cánh và động cơ được hộ tống về Israel, đáp xuống sân bay Ramat-David an toàn.
    Phi đội Phantom thứ 2 không đến được Damascus, 1 phần do không tìm được đường, 1 phần do hỏa lực quá mạnh của Syri. Tầng trên của sở chỉ huy Syri cũng như bộ phận chỉ huy không quân bị phá huỷ., khiến họ phải liên tục đổi vị trí. Một mục tiêu khác cũng bị trúng (do tai nạn) là trung tâm văn hóa Liên Xô bên cạnh. Thiếu tá L được thưởng huân chương Medal of valor.
    Kẻ môn đồ của Fellix Dzerzhinsky
  10. shinano

    shinano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Không lực Israel trong giai đoạn này.​
    Đa số máy bay do Pháp cung cấp, một phần tịch thu được của Arab. Một phần do Mỹ (sau này)
    Chiếc Mystere (Pháp)


    Super Mystere


    Ouragan

    Vautour



    Mirage


    Phantom

    Skyhawk

    Mig 17

    Kẻ môn đồ của Fellix Dzerzhinsky
    Được shinano sửa chữa / chuyển vào 02:47 ngày 18/04/2003

Chia sẻ trang này