1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Lybia và những bài học cần thiết cho việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Sinbad_vking, 20/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hieusuda1

    hieusuda1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    15
    Hóa ra phương tay dùng chính sách dân chủ địa phương bế quan tỏa cảng =))
  2. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    phật pháp có câu: sắc tất thị không, không tất thị sắc =))
  3. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Bạn sai cơ bản, khi đánh đồng "xâm lược" vs. "thống nhất" hoặc vs. "tự vệ phản kích".

    Đại Việt chưa từng xâm phạm đế cuốc Chăm Pa cho đến thời Chế Bồng Nga nổi lòng tham đem quân nhiều lần đánh Đại Việt vào cuối đời Trần. Sau này khi mối bang giao đã đứt, dù ĐV dùng cả hôn nhân chính trị để cầu hòa, thì Đại Việt mới phải thôn tính lại Chăm Pa để tự cứu mình. Và dân Chăm Pa chấp nhận chung sống với dân ĐV, hòa mình vào 54 bộ độc ĐV ngày nay. Chưa bao giờ có cái gọi là "cuộc kháng chiến chống ĐV cứu nước" tại Chăm Pa. Trong khi đó, bao nhiêu lần nhân dân Bắc Mỹ nổi dậy đòi độc lập là bấy nhiêu lần bị bọn thực dân da trắng ALXX dìm trong bể máu, vì họ ko có một chính Đa?ng đủ mạnh như ĐCSVN, ko có một lãnh tụ đủ tầm đủ tài như c/t HCM. Đây cũng là điều đang diễn ra ở các nước bán thuộc địa của Mỹ như Đức, Nhật, Hàn ....

    Nhân dân Ăng-điêng ở tận Bắc Mỹ thì chưa từng nửa lần xâm phạm bờ cõi bọn thực dân da trắng ở tận xứ ALXX của châu Âu, không đem quân giết hại đốt nhà cướp của dân ALXX, mà chỉ có điều ngược lại mà thôi.

    VN tiếp quản Tây Nguyên và lãnh thổ của người Khmer một cách hoà bình và không gây đổ máu, các tù trưởng người Thượng tự động thần phục các đời chúa Nguyễn và coi mình là một bộ phận của 54 bộ tộc của nhân dân VN (cũng gần giống như cộng đồng các bộ tộc ở Li-bi ngày nay). Và cũng vì coi mình thuộc về 54 bộ tộc ĐV nên nhân dân các bộ tộc miền cao này mới tình nguyện gùi cơm tải đạn che chở cho quân giải phóng suốt 21 năm KCCM. Đó mới chính là minh chứng hùng hồn.

    Không giống như bọn thực dân da trắng ALXX đang cai trị Bắc Mỹ, Bắc Ai-leng, Úc Châu, và cả ở Niu-di-lơn nữa, chúng cướp sạch, giết sạch nhân dân bản địa Ăng-điêng, dùng họng súng bạo tàn và lưỡi lê nhuốm máu tươi của hàng triệu thường dân Ăng-điêng vô tội để giành quyền cai trị Bắc Mỹ suốt hơn 200 năm qua.
    ---------

    Hận thù bao trùm quê nhà Gadhafi

    (Dân trí) - 2 tuần sau khi Muammar Gaddafi bị giết, họ hàng của ông ở Sirte, làng chài được cựu lãnh đạo Libya biến thành thành phố xinh đẹp, vẫn sục sôi trong giận dữ và oán hận - dấu hiệu cho thấy khó khăn nhãn tiền cho tương lai của Libya.
    >> Ông Gadhafi bị bắn chết
    [​IMG]
    Không khí oán hận vẫn bao trùm thành phố quê hương ông Gadhafi, 2 tuần sau khi thành phố này sụp đổ và ông Gadhafi bị giết chết.

    Hiện chưa biết không khí hận thù này có thể biến thành hành động hay không, nhưng rõ ràng là có sự căm hận đối với những binh sỹ đã lật đổ người bà con của họ. Không khí hận thù cằng tăng khi ông Gadhafi bị lạm dụng sau khi bị bắt và thi thể của ông bị làm nhục.

    “Bạn có quên được không nếu ai đó giết con trai của bạn một cách vô lý? Không, bạn sẽ không thể quên. Người dân ở đây cũng sẽ không bao giờ quên”, Hajj Abu Mohammed, một thành viên của bộ lạc Gaddadfa của ông Gadhafi ở Wadi Garif cho biết. Wadi Garif là nơi sinh của nhà lãnh đạo bị lật đổ, nằm gần Sirte.

    “Đó sẽ là nợ máu”, ông cho biết khi đứng ở nơi được cho là mộ của mẹ và 3 người thân của ông Gadhafi. Những phần mộ này giờ trống rỗng và đã bị các chiến binh báng bổ trong khi diễn ra các cuộc giao tranh ở Sirte.

    Người dân ở Sirte đặc biệt oán ghét các tay súng đến từ Misrata, thành phố lớn tiếp theo ở miền tây, cách đó khoảng 250km. Lý do bởi theo họ những người này đã chủ ý phá các phần mộ đó và chịu trách nhiệm cho gần như toàn bộ cảnh đổ nát và giết chóc ở Sirte.

    Thương tiếc ngày xưa

    Hàng trăm gia đình không có nơi để đi sau khi nhà của họ bị phá hủy trong cuộc chiến. Giờ đây họ sống rải rác ở các làng quanh Sirte. Một số ở với người thân. Số khác dựng lều sống trên sa mạc, sống trong các lán bỏ hoang hoặc trường học cũ.

    Họ cho biết lính chống ông Gadhafi vẫn tiếp tục cướp bóc, đốt phá của cải của họ thậm chí sau khi chiến tranh đã kết thúc và ông Gadhafi đã chết. Người dân cho biết các tay súng chính phủ mới đã chĩa súng vào họ, bắt họ ra khỏi xe rồi cướp xe của họ.

    Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi chính quyền mới đảm bảo trật tự và tôn trọng quyền công dân, trước các bằng chứng về nhiều vụ lạm dụng. Có trường hợp, hàng chục thi thể, với một số bị trói tay, đã được tìm thấy bắn chết ở khuôn viên nơi lực lượng ủng hộ ông Gadhafi từng làm căn cứ.

    Nhiều người Sirte vẫn ủng hộ mạnh mẽ cho ông Gadhafi. Trong khi đó, số khác chỉ đơn giản mong mỏi một cuộc sống an toàn và thịnh vượng như dưới 42 năm nắm quyền của ông Gadhafi. Một số bí mật giữ ảnh của ông Gadhafi lẫn trong đồ đạc, của cải của mình. Nhiều người coi ông là “nhà lãnh đạo cảm tử”.

    “Chúng tôi chỉ có 4 thứ trong cuộc sống này”, một cô gái trẻ ở Sirte cho biết khi giơ 4 ngón tay lên. Giờ cô phải sống cùng với gia đình trong một ngôi trường bỏ hoang tại Wadi Garif. Cô cầm lấy cuốn sổ và cây bút phóng viên đưa cho và viết: “Allah, Muammar, Libya. Và….Đó là tất cả”. Đây cũng là khẩu hiệu thường thấy của người Libya dưới chế độ cũ.

    “Chúng tôi được bảo vệ dưới thời Muammar. Chúng tôi không bao giờ nghĩ cuối cùng sẽ phải sống ở trường học như thế này”, cô nói. “Hãy nhìn quanh, không có lương thực hỗ trợ từ bất kỳ tổ chức nào, không có chuyến thăm chính thức nào. Không có ai cả”.

    Cảnh báo về một cuộc “tắm máu”

    Hành động “trưng” xác của ông Gadhafi ở trong một phòng lạnh tại Misrata trong suốt 4 ngày cũng khiến các thành viên bộ lạc cùng người dân quê nhà của ông Gadhafi nổi giận. Họ lại càng bất bình khi cuối cùng ông bị chôn bí mật.

    “Các tộc trưởng trong bộ lạc của chúng tôi đã tới Tripoli để xin nhận xác Muammar. Nhưng sau đó người Misrata từ chối giao nộp xác. Họ nói ông ấy sẽ không được chôn cùng với người Hồi giáo”, Hajj Abu Mohammed cho hay. “Chúng tôi thậm chí còn đào sẵn mộ ở đây để chôn cất ông. Nhưng họ đã nói không”.

    Một người dân khác cho biết: “Thậm chí khi ông Gadhafi chết, họ vẫn sợ ông ấy. Có thể họ sợ sẽ có nổi loạn nếu người ta biết ông ấy chôn cất ở đâu”.

    Nhiều người dân Libya lo ngại nội chiến có thể bùng phát giữa các bộ lạc và các vùng nếu Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) không hòa giải được những oán hận do cuộc chiến tạo ra và không giải quyết được ổn thỏa số vũ khí còn nằm ngổn ngang khắp cả nước.

    “Libya là một nền văn hóa bộ lạc và nếu họ không hòa giải được giữa các bộ lạc, sẽ có một cuộc tắm máu”, Abdullah, một thanh niên thuộc bộ lạc Gaddadfa cho hay.

    Phan Anh
    Theo Reuters
  4. hieusuda1

    hieusuda1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    15
    NTC rõ ràng từ đầu đến cuối là một đám ô hợp:
    -Đánh nhau thì không nhe lệnh chỉ huy.
    -Đi đánh nhau mà như đi dạo mát,cầm súng chạy lung tung chả có chiến lược gì.
    -Lúc chiến đấu thì toàn đi theo tín hiệu của máy bay nato dọn đường sẵn.
    -Đánh đến đâu thì cướp phá đến đấy,chả thằng nào thành lập những ủy ban cách mạng lâm thời,ngay cả các công sở cách mạng cũng chả có.
    =>quân đội "nhân dân" đúng nghĩa vì chính quyền chả quản lí nổi.
    Hiện tại ICC đang lên án đòi áp dụng hình thức phạt nặng cả hai bên thân và chống Gaddafi.
    Bên thân:Thua rồi nên chả còn gì để nói.
    Bên chống:những *********p bu chế độ mới toàn được hậu thuẫn chắc không bị.Những thằng bị lên án là những "chiến sĩ cách mạng","lãnh đạo chiến đấu" của các bộ lạc lập công tiêu diệt chính phủ libya đầu tiên.Ví dụ điển hình là thằng bắn chết gaddafi bây giờ đang vật vờ đâu đó giữa sa mạc mà không dám về quê vì bị dọa nếu về sẽ bị bắn chết ngay.Chà không biết lời hứa 1,6 triệu đô vứt đâu.
    =>Đúng là Nhân dân libya đã bị dắt mũi hoàn toàn bởi một lũ tài phiệt tranh cướp quyền lực chứ cách mạng nỗi gì =))
    Chưa kể libya bây giờ đúng là đóng mác thuộc địa vì bỗng nhiên một thằng từ đâu sống ở mĩ 40 năm về làm thủ tướng.Chả biết nó là người mĩ hay người libya.
    =>Dân xắc xông mà =))
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    VIẾNG ĐỘC TÀI GADDAFI

    người Việt có câu
    nghĩa tử nghĩa tận
    tôi chợt chạnh lòng khi nghe tin ông chết
    đương kim tổng thống bị trùy lùng

    đáng lẽ ông phải sống
    để nghe nhân dân 42 năm bị bịt miệng
    bị gặm nhấm thịt xương
    đang hét to lời nguyền rủa
    lật đổ bọn độc tài

    đáng lẽ ông phải sống
    để biết thế nào là nỗi mừng vui sung sướng
    khi nhân dân giơ nắm đấm TỰ DO

    đáng lẽ ông phải sống
    để chết từng tí một
    không phải chết bằng súng hay thuốc độc
    mà chết dần chết dần
    bởi sự nguyền rủa của triệu triệu người dân

    nhưng ông đã chết
    có điều làm tôi buồn nôn
    là xác ông người ta ướp trong một hầm lạnh thực phẩm

    nhân loại ơi
    hãy đưa ngay ông ta ra khởi kho thực phẩm
    ĐỘC TÀI
    không bao giờ là thức ăn
    của CON NGƯỜI !


    Ngô Minh


    http://vanvn.net/news/5/1168-chum-tho--luc-bat-con-co-cua-ngo-minh.html
  6. hieusuda1

    hieusuda1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    15
    theo dân xắc xông thì dân chủ tiến hoá thành độc tài+thực dân=))
  7. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    bi li bây giờ sẽ thành loạn 12 xứ quân vì ngày xứ dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của gadafi thì thân tín trung thành của bố con nhà fi chỉ sốgn theo cương lĩnh chính trị" còn bộ lạc của mình+ lính đánh thuê thì còn tồn tại. chính vì thế mới có vụ kéo về sirter tử thủ
    nay bộ sậu của mình sập tiệp thì 12 xứ quân nổi lên thì rõ ràng là không ông nào bảo dc ông nào rồi.
  8. ongtrumk1

    ongtrumk1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    anh chàng vê mát viết hịch mà lậm đến thế này thì cũng thua rồi, cái gì mà thống nhất, nếu đem chuyện lịch sử ra hả, người ý họ đòi thống nhất châu âu dựa trên lịch sử là cái thời đế chế la mã cực thịnh, rồi, macedonia, rồi ba tư, rồi ai cập, rồi hy lạp, rồi tung của nó nói ngày xưa mình là 1 châu của nó đó, nói cái gì thì cũntg thực tế 1 tý nhá
    pó tay toàn tập với tay này lun
  9. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Libya 6/11: Vỡ lở chuyện "nuôi ong tay áo" của Gaddafi

    Tags: Nam Phi, nuôi ong tay áo, lính đánh thuê, tổng phản công, ty an ninh, lên kế hoạch, biểu tình, trả thù, cho hay, thân cận, lực lượng, chế độ, Libya, thành, quân
    Một kẻ thân cận cho hay Saif đang lên kế hoạch tổng phản công để trả thù cho cha, khôi phục chế độ cũ, giữa lúc quân lính NTC biểu tình rầm rộ ở Tripoli đòi được trả lương.
    Tin liên quan
    » Video: "Mổ xẻ" chứng cứ nghi ngờ cái chết của Gaddafi
    » Nếu Gaddafi chưa hề chết...



    » Chuyên gia Nga gây sốc: Gaddafi còn sống?
    » "Gaddafi giết người? Tổng thống Mỹ cũng thế!"
    » Tổng thống Obama: "Gaddafi chết thảm là đáng!"
    » Vợ con Đại tá Gaddafi được láng giềng che chở Saif đang chuẩn bị tổng phản công trả thù cho cha

    Salem Warfali, một kẻ thân cận từng vào sinh ra tử với cậu con cả Saif của Gaddafi vừa cho hay, chủ nhân của anh ta hiện vẫn đang rất khoẻ mạnh và sẽ không bao giờ rời khỏi Libya khi chưa trả thù xong.

    Trong một email gửi tới Seven Days News, Salem cho biết: Tướng chỉ huy Saif al-Islam hiện đang kêu gọi tất cả các thành viên ủng hộ anh ta ở lĩnh vực quân sự, chính trị và an ninh hãy ráo riết chuẩn bị các bước cuối cùng để tham gia vào cuộc kháng chiến mà lực lượng đứng đầu sẽ là quân đội Libya và theo dự kiến, họ sẽ đổi thành quân giải phóng.

    Theo Salem, trong suy nghĩ của Saif, các bộ tộc giờ đây chẳng còn ý nghĩa gì nữa bởi hầu hết họ đã để mất đi danh dự của mình, ngoại trừ một số bộ tộc từ chối sự sỉ nhục từ việc trở thành thành viên thuộc Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC).


    [​IMG]


    Salem đã viết: “Các bộ tộc giờ chẳng còn ý nghĩa gì với chúng tôi nữa bởi chúng tôi đã biết được giá trị thực sự của họ. Trong khi Tripoli, Sirte và Bani Walid đương đầu với NATO thì họ lại để lỡ mất cuộc chiến chống lại lực lượng này.

    Tuy nhiên, họ sẽ không dễ dàng thoát khỏi chiến tranh. Thế trận hiện giờ đang có nhiều xáo trộn và chúng tôi tin rằng rồi họ sẽ tự chém giết lẫn nhau, tự huỷ hoại bản thân mà thôi
    ”.

    Ngoài ra, Salem Warfali còn nhấn mạnh: “Hiện tại, chúng tôi đang tập trung vào việc đẩy tình trạng hỗn loạn lan rộng để ngăn chặn sự hình thành của bất kì hệ thống nào mới ở Libya. Song song với việc đó sẽ là việc khôi phục lại chế độ cũ và nền an ninh đất nước dưới sự lãnh đạo của Quân Giải phóng”.

    Lực lượng nổi dậy biểu tình đòi lương ở Tripoli

    Hàng trăm chiến binh thuộc lực lượng trung thành với Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) đã biểu tình bên ngoài một khách sạn ở thủ đô Tripoli vào sáng qua (5/11), yêu cầu NTC trả lương cho họ.

    Tân Hoa Xã đưa tin, các chiến binh từng cầm vũ khí đứng dậy đấu tranh chống lại lực lượng trung thành với Gaddafi từ tháng 3 vừa qua, nhưng chưa nhận được bất cứ khoản tiền nào từ NTC đã tụ tập đông đủ trước khách sạn Radison Blu – nơi có phòng làm việc của Bộ trưởng Dầu mỏ và tài chính Ali Tarhouni để biểu tình. Trong suốt cuộc biểu tình của họ, người ta đã nghe thấy một vài tiếng súng nổ.

    Ahmed Hamaza, một chiến binh thuộc NTC nói: “Chúng tôi cần tiền để mua thức ăn cho gia đình trước ngày lễ Hồi giáo Eid al-Adha trong bối cảnh giá lương thực không ngừng tăng lên so với cùng kì năm ngoái”.

    Gaddafi "nuôi ong tay áo"

    Theo nguồn tin tình báo, một công ty an ninh Anh và một phụ nữ ở Kenya – người được cho là đã tuyển lính đánh thuê từ Nam Phi cho Gaddafi hiện đang bị các nhân viên tình báo ở Nam Phi để mắt tới. Hiện tại, các cơ quan tình báo ở Nam Phi đang tiến hành điều tra về vai trò của họ trong việc giúp Gaddafi chạy trốn khỏi Sirte (Libya) – thành phố quê nhà của ông.

    [​IMG]


    Các báo cáo cho hay, công ty an ninh Anh kể trên đã hoạt động như một điệp viên hai mang, vừa cung cấp lính đánh thuê giúp Gaddafi chạy trốn khỏi Sirte, vừa giúp NATO xác định vị trí của đoàn xe hộ tống trên đó có Gaddafi và thân cận của ông, dẫn tới thất bại trong cuộc đào tẩu của nhà lãnh đạo này.

    Sự việc này khiến mối quan hệ giữa London và Pretoria ngày càng trở nên căng thẳng hơn, nhất là trong bối cảnh Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma từng nhiều lần “đụng độ” với phương Tây do họ can thiệp vào cuộc chiến ở Libya. Không chỉ thế, ông Jacob còn từng cáo buộc họ đang theo đuổi một “sự thay đổi chế độ bất hợp pháp”.

    Khoảng 50 lính đánh thuê trong đó có 19 người tới từ Nam Phi được cho là đã tới Libya để hộ tống Gaddafi từ thị trấn quê nhà của ông ở Sirte tới biên giới với Niger. Người ta cho rằng, trong số họ có các thành viên thuộc đội quân của Simon Mann, cựu sĩ quan SAS, người tổ chức cuộc đảo chính trên quốc gia nhiều dầu mỏ Guinea Xích đạo.

    Một nguồn tin từ công ty an ninh tư nhân này cho hay, nhiều khả năng người ta đã cố tình tuyển dụng các lính đánh thuê thiếu kinh nghiệm để thực thi nhiệm vụ này. Nguồn tin xin được giấu tên này tiết lộ: "Các lính đánh thuê đó chưa đủ kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự hình thành của đoàn xe hộ tống và cách họ cố gắng rời khỏi Sirte đã chứng tỏ điều đó. Một số kẻ đã được thuê vừa để bảo vệ Gaddafi vừa để bán đứng ông ta”.

    M.Q Tin liên quan
  10. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    “Nhiều vũ khí tại Libya đã mất tích”
    (Dân trí) - Một số kho vũ khí tại Libya hiện vẫn chưa được bảo vệ thích đáng và “nhiều vũ khí đã mất tích” khỏi các địa điểm không được canh gác, đặc phái viên hàng đầu của Liên hợp quốc tại Libya cho hay.
    >> Phát hiện 80 boong-ke vũ khí trên sa mạc Libya
    >> Tìm thấy 9 tấn vũ khí hoá học ở Libya

    [​IMG]
    Một kho vũ khí của chính quyền Gadhafi.
    Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Mỹ AP ngày 6/11, phái viên Ian Martin đã thừa nhận rằng việc ngăn chặn vũ khí bị tuồn lậu ra khỏi Libya sẽ là một nhiệm vụ khó khăn, vì nước này có đường biên giới sa mạc rộng lớn.​
    “Điều đó giờ đây là một ưu tiên, nhằm đảm bảo những gì vẫn còn ở Libya. Dần dần, cộng đồng quốc tế có thể trợ giúp Libya và các quốc gia láng giềng về chuyện đó, nhưng tôi sợ rằng sẽ không có một biện pháp nhanh và dễ dàng cho vấn đề này”, ông Martin nói.
    Trong cuộc nội chiến kéo dài 8 tháng, các nhóm nhân quyền và các nhà báo đã bắt gặp hàng loạt kho vũ khí vốn không được bảo vệ và bị cướp phá sau khi các tay súng của nhà cựu lãnh đạo Gadhafi bỏ trốn.
    Ông Martin cho biết các vũ khí không được bảo vệ vẫn là “một mối lo ngại rất nghiêm trọng”. Chúng bao gồm các tên lửa vác vai, mìn và đạn dược, ông nói.
    Ông Martin cũng nhấn mạnh tới lo ngại liên quan tới các vũ khí hoá học và hạt nhân. Hồi tuần trước, các quan chức Libya cho hay họ đã phát hiện 2 địa điểm mới chứa vũ kí hoá học mà chính quyền Gadhafi không tiết lộ trước đó khi tuyên bố ngừng theo đuổi các vũ khí đặc biệt vài năm trước.

    Các quan chức Libya cũng nói rằng họ đã tìm thấy khoảng 7.000 thùng đựng uranium thô. Theo ông Martin, số uranium đã được bảo vệ và vấn đề chính bây giờ là làm thế nào để phá huỷ chúng.
    Chính quyền Gadhafi đã sụp đổ sau khi nhà cựu lãnh đạo bị bắt và bị bắn chết hôm 20/10. Ba ngày sau đó, ban lãnh đạo mới đã tuyên bố giải phóng hoàn toàn Libya.
    Sứ mệnh của Liên hợp quốc do ông Martin đứng đầu có nhiệm vụ trợ giúp các lãnh đạo lâm thời của Libya trong quá trình chuyển giao sang nền dân chủ.
    Hạn chót là đến cuối tháng 6/2012, Libya phải bầu ra được quốc hội để thảo ra một hiến pháp mới, sau đó là tiến hành bầu cử quốc hội và tổng thống.
    An Bình
    Theo AP
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này