1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Lybia và những bài học cần thiết cho việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Sinbad_vking, 20/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    366
    Libi thì không, nhưng TTVN thì có, pác ợ!
  2. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    1) 3 ngày vừa rồi tại Lybia nước Mỹ tiêu tốn bao nhiêu? Đưa 3 chiếc B2 vào oanh tạc, trị giá mỗi chiếc 2.1 tỷ dolla có đáng không; thay vì đưa B1-B Lancer rẻ hơn đề phòng B2 bị rụng? Tất nhiên tổn thất về khí cụ cũng là mất tiền, nhưng những người luôn muốn rao giảng sự tự do cho người khác, trước hết họ không muốn có một hình ảnh bị tổn thương về nhân mạng (dân thường, quân nhân); vì điều này là hết sức bất lợi cho họ (cho dù là sự thật hay giả dối). Khi nói với một người Mỹ về một chiếc máy bay rơi, họ sẽ không quan tâm nhiều bằng số mạng của người phi công trong chiếc máy bay đó...

    2) Bạn có vẻ hãnh diện vì những chiến thắng này nhỉ. Mình cũng vậy, những chiến công hào hùng của lịch sử Việt nam, nhưng đừng đắc trí nhé. Bạn có bao giờ tự hỏi mình rằng lúc đó Mỹ có nguyên tử (đã thả xuống Nhật), và tại sao Mỹ không sử dụng trong cuộc chiến Việt nam. Khi có câu trả lời, mình nghĩ bạn đã trả lời giùm mình những câu hỏi của bạn trong mục này...

    3) Săn ngầm là cả một quá trình phức tạp không chỉ cần có những kỹ thuật tối tân mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của nhân tố con người (sự quyết định của chỉ huy, sự phán đoán của kỹ thuật viên...)

    4) Ồ hoá ra là toàn đọc sách và lý thuyết nhỉ, bởi vậy cách đánh du kích trên bộ cũng có thể áp dụng trong đại dương bao la...=D>...bạn làm mình nghĩ đến cuốn phim "người cá" của Liên xô, rất hay. Anh chàng diễn viên chính được ghép lá phổi của cá nên có thể ngao du dưới đại dương để mò ngọc trai cho người yêu. Ừ nhỉ, sao quân đội không nghiên cứu mảng này nhỉ...
  3. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    959
    Một điều khá vô lý là phiên bản sản xuất loạt đầu tiên lại có tầm bắn xa nhất :-w, liệu có phải là thông số quảng cáo lúc nó mới ra đời để hù thiên hạ :-".
    Giả sử thông số trên là đúng , thì phiên bản này cũng không thể dùng tấn công Lybia vì nó được trang bị đầu đạn hạt nhân [:P]. Có thể vì mang đầu đạn hạt nhân nên nó không cần độ chính xác cao nên mục tiêu là nâng tầm bắn càng xa càng tốt . Nếu trang bị đầu đạn thường cho nó đi nữa thì độ chính xác của nó sẽ rất thấp , bắn sẽ rất phí phạm
    Chính vì độ chính xác của nó thấp nên khi trang bị đầu đạn thường cho các phiên bản sau người ta phải nâng cao độ chính xác của nó , cũng có nghĩa là nâng cao khả năng điều chỉnh hướng bay cho nó , và phải hy sinh tầm bay . Một điều dễ thấy là cùng một tên lửa nhưng phiên bản càng tăng khả năng tấn công chính xác, càng có tính năng điều chỉnh đường bay nhiều thì tầm bắn càng ngắn , vì khi thay đổi hướng bay thì rất hao tốn nhiên liệu. Ví dụ rất rõ ràng là phiên bản thử nghiệm chống tàu của Tomahawk có tầm bắn chỉ 450km. Vì để bắn mục tiêu di động thì tên lửa phải linh hoạt hơn nhiều , khả năng đổi hướng và tấn công chính xác cũng phải rất cao vì tàu chiến nó di chuyển liên tục , dẫn tới tốn quá nhiều nhiên liệu cho việc đổi hướng.

    Như vậy giả sử ở đây dùng phiên bản hiện đại nhất , Tomahawk Block IV thì tầm bắn tối đa vẫn là 1600 km , và thực tế tàu chiến và tàu ngầm vẫn phải đứng gần hơn tầm này để có thể vươn tới nhiều mục tiêu . Trong khi bán kính tác chiến của Su-30 là 1500km , hoàn toàn có thể vươn tới các vị trí trên

    Vấn đề là như mình đã nói . Các tàu chiến trên không đi lẻ mà sẽ kết hợp với nhau thành một hệ thống phòng thủ chung . Khả năng tác chiến tổng hợp là thế mạnh của Mỹ . Càng đông thì các tàu chiến này càng mạnh . Hơn nữa bản thân mỗi tàu cũng có hệ thống phòng không hiện đại Aegis. Cần phải kể đến ít nhất 4 TSB của lực lượng tấn công nữa . Mỗi tàu này mang ít nhất 50 máy bay F/A-18E/F Super Hornet ( Hoặc F-35 trong tương lai). Như vậy lực lượng địch có ít nhất 200 máy bay tiêm kích , chưa kể các máy bay chỉ huy E2, máy bay tác chiến điện tử EA-18G . Các máy bay này tạo thành một lực lượng không quân hải quân hùng hậu làm nhiệm vụ kiểm soát đường không . Ngoài ra cũng có thể có các máy bay F-15, F-16 , F-22( và cả F-35 ) của USAF cất cánh từ các sân bay của đồng minh trong khu vực

    Về phía ta . Khả năng chống tàu của máy bay Su-30MK2V là mạnh . Hiện nay Su-30 có khả năng mang các tên lửa Kh-31A, Kh-31P, Kh-35E . các tên lửa này có tầm bắn hiệu quả trên 100km , một khoảng cách đủ hiệu quả để tấn công các tàu chiến của đối phương . Tên lửa chống radar cao tốc Kh-31P có tầm bắn 110km ( phiên bản cải tiến tầm bắn 160km) , tên lửa này sẽ áp chế hệ thống phòng không trên tàu để các tên lửa Kh-31A, Kh-35E tiêu diệt.
    Nhưng khó khăn lớn là phải vượt qua các máy bay tiêm kích phòng thủ hạm đội của lực lượng đối phương . Tuy Su-30 không hề thua kém các tiêm kích này về khả năng không chiến. Nhưng chúng ta không có đủ số máy bay để chiếm ưu thế trên không. Mặc dù vậy thì lực lượng TSB và tàu chiến hộ tống vẫn phải lùi ra xa hơn, tránh trường hợp bị tập kích bất ngờ . Điều này cũng hạn chế khả năng tác chiến của máy bay đối phương . F/A-18E/F có bán kính tác chiến (có thùng dầu phụ) là 800km, như vậy khi bay vào không phận VN thì cũng không có nhiều dầu để không chiến . Tất nhiên các máy bay trên có khả năng tiếp dầu , nhưng các vị trí tiếp dầu cũng không thể quá gần bờ biển VN vì quá nguy hiểm.
    Quay trở lại Su-30 của VN . Như đã nói muốn tấn công các tàu chiến Mỹ chúng ta chỉ có cách duy nhất là tập kích bất ngờ. Các máy bay bay thấp bám mặt biển tiếp cận rồi vọt lên khóa và phóng tên lửa . Cách này tỏ ra rất hiệu quả trong cuộc chiến Fakland. Tuy nhiên với hải quân Mỹ thì khó khăn hơn nhiều . Quanh các TSB luôn có các máy bay E-2 tuần tra luân phiên , có thể có cả E-3 của USAF. Các máy bay này bay trên cao và do đó không bị ảnh hưởng hiệu ứng đường chân trời. Các máy bay này được quảng cáo có thể phát hiện các máy bay chiến đấu cỡ Su-30 ở tầm 450km . Nhưng đó là với các máy bay bay cao , với các máy bay bám mặt biển thì khó khăn hơn nhiều vì nhiễu địa vật . Chấp nhận các thông số quảng cáo thì các máy bay này có thể phát hiện ra Su-30 bay bám biển chúng ta ở tầm 350km và gọi F-18 ra ngăn chặn . Các Su-30 của ta còn ít nhất là 200km nữa để có thể phóng được tên lửa . Nên nhớ bất kỳ lúc nào quanh TSB của Mỹ cũng luôn có một đến hai phi đội F-18 ( mỗi phi đội khoảng 4chiếc) tuân tra . Khoảng thời gian này cũng cho phép TSB phóng lên khẩn cấp ít nhất 2 phi đội . Như vậy các Su-30 của ta bị ngăn chặn bởi ít nhất là 3 phi đội (12 chiếc) một số lượng không dễ vuợt qua . Nếu sa đà vào không chiến với đám này thì càng có nhiều thời gian cho TSB phóng nhiều máy bay lên ngăn chặn . Bỏ qua chúng liều mạng tiến vào thì không khác gì một phi vụ cảm tử . Chưa chắc đã kịp phóng tên lửa về TSB của địch mà toàn bộ biên đội Su-30 của ta đã bị diệt. Trong trường hợp có phóng kịp tên lửa thì cũng chưa chắc đã vượt qua được hệ thống phòng không của địch . Các tàu Aegis có hệ thống phòng không rất mạnh , với các tên lửa RIM-66 SM-2, RIM-162 ESSM. Vượt qua đám này thì vẫn còn Sea Sparow , cuối cùng là hệ thống phòng thủ cực gần Phalanx
  4. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393


    ...Bác lại lèo lái đi vào cuộc chiến VN rồi, nhưng thôi dùng để tham khảo cũng tốt mà...
    Trong cuộc chiến VN, kỹ thuật vệ tinh, xử lý hình ảnh của nhà Mèo chưa phức tạp như bây giờ. Với khả năng xử lý dữ kiện và hình ảnh nhanh từ vệ tinh, Tomahawk sẽ được dẫn đường với khả năng an toàn cao nhất trước khi tiếp cận mục tiêu.

    Hơn 35 năm trước B52 với sự hỗ trợ của F-4 ỳ ạch mang bom đi tiên phong vào rải ở miền Bắc làm mồi cho Sam và phòng không là bài học cho nhà Mèo trong những chiến thuật sử dụng cũng như chế tạo vũ khí sau này. Tất nhiên Tomahawk không phải là tất cả hay là một anh hùng trên chiến trường, nhưng với sự dẫn dắt của vệ tinh do thám tinh vi, chắc chắn sẽ làm cho đối phương gặp những bất ngờ và khó lường trước.[/QUOTE]

    Vấn đề là bất kể như thế nào thì To mà Ngốc cũng không thể có phản ứng linh hoạt cũng như khả năng chọn hướng, chọn cự ly, chọn mục tiêu để tấn công cũng như tự vệ được như một chiếc F4, cái đó bác có đồng ý không? Cho nên đứng về mặt cơ bản, bắn hạ một chiếc To mà Ngốc chắc chắn sẽ dễ hơn một chiếc F4, do đó em mới không đồng ý với bác. Vả lại dù có được dẫn đường đến thế nào nó cũng phải bay đến mục tiêu, đến đó có bao nhiêu đường, đón lõng ở đâu? Là chủ nhà chúng ta hẳn sẽ rõ hơn
  5. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    --------------------------------------------------------------

    - Về mục 1 và 3, tôi sẽ chấm dứt tranh luận với bạn về những vấn đề này. Đỏ: ông Đặng Thành Tâm có thể sẽ chẳng quan tâm khi bạn nói ông ấy vừa rơi mất 1 tỷ đồng nhưng liệu ông ấy đủ bình tĩnh để không quan tâm khi vừa rơi mất 5.000 tỷ đồng?

    - Mục 2, bạn nên dành câu hỏi này cho ba nhân vật sau của nước Mỹ (bởi nếu tôi trả lời, bạn sẽ nói tôi là "con mọt sách", không có kiến thức thực tế): 1, Tướng Mỹ William Westmoreland; 2, Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger; 3 Cựu tổng thống R. Ních-xơn.

    - Mục 4, bạn có thể làm ơn bổ cập giúp tôi kiến thức về một trận đấu tầu ngầm, hay săn tầu ngầm đã từng xảy ra thực tế (chắc là bạn có nhiều kinh nghiệm thực tế về những vấn đề này lắm nhỉ) trong chiến tranh hiện đại ngày nay được không (tính từ sau WW2)? Còn những gì tôi được biết hay những gì học được từ các bạn trên diễn đàn này nói về tàu ngầm hiện đại hay tàu săn ngầm hiện đại toàn thấy lấy từ lý thuyết sách vở của Nga, Trung, Mỹ... nên đầu óc tôi cũng toàn lý thuyết suông, chưa được mở mang bằng "thực tế" kiến thức như bạn ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^.
  6. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Kịch bản của bác còn thiếu cái đoạn các sân bay của VN bị Tomhawk, JASSM, JDAM, JSOW nó phang tan tành trước khi Su-30 xuất kích, còn chưa nói thêm là 1 phi vụ thì B-2 có thể phang 216 quả SDB có tầm hơn 100 km nữa

    Nếu Su-30 còn khả năng xuất kích thì kịch bản bắn tên lửa diệt hạm 100 km của bác coi bộ không ổn rồi vì Stảndard Missile của Mỹ đã có tầm gần 200 km và tương lai là vài trăm km[:P]
  7. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    VN đâu cần bài học nào từ Libya
    Chủ topic ám chỉ cái gì?
  8. loxg5869

    loxg5869 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    vì đời còn lắm thằng vô tích sự như bạn
  9. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    959

    Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong cả cuộc tấn công . Mình không thể , và cũng không đủ trình để viết một cái kịch bản đầy đủ cho một cuộc tấn công tổng hợp

    Ở đây chỉ phân tích khả năng phản công của Su-30 của VN.

    Ý mình chủ yếu là đẩy lực lượng tấn công ra càng xa bờ biển VN càng tốt , như vậy sẽ hạn chế khả năng tác chiến của không quân địch , cũng như chúng ta có nhiều thời gian để phản ứng hơn

    tên lửa SM-2 có tầm bắn 140km . phiên bản tầm xa hơn Mỹ còn đang nghiên cứu, chưa biết chừng nào mới thành công nói gì đến đưa vào trang bị . Nhà ta chắc chắn đã có tên lửa chống radar cao tốc Kh-31P tầm 110km ( phiên bản Kh-31PD tầm 160km không biết đã mua chưa). Như vậy tầm bắn 2 cái này không chênh lệch nhau nhiều, trong khi máy bay có khả năng cơ động cao hơn tàu chiến. Một điều nữa tên lửa Kh-31P là loại bắn và quên . Tên lửa sẽ bay bám vào nguồn phát radar và đâm vào đó . SM-2 lại là loại tên lửa dùng radar bán chủ động, có nghĩa là Radar dẫn bắn của tàu phải liên tục chiếu xạ vào mục tiêu, cực kỳ thuận lợi cho Kh-31 xác định nguồn phát và đâm vào . Nếu tắt radar dẫn bắn của Tàu thì SM-2 đi bắn chim ;)). Còn Kh-31P nó vẫn đâm vào tọa độ cuối cùng mà nó xác định được (chắc trật vì tàu chiến nó chạy mất rồi). Nhưng vấn đề là Kh-31A và Kh-35E nó vẫn được Su-30 dẫn lao vào.Hoặc tên lửa có thể bắn và quên , radar của tên lửa khi đến khoảng cách thích hợp tự bật lên tìm ( xác suất trúng thấp vì radar của tên lửa có tầm khá gần)
  10. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này