1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Lybia và những bài học cần thiết cho việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Sinbad_vking, 20/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    ngược rồi, chỉ có những người quan tâm, người có kiến thức mới vào đây!
  2. SSX101

    SSX101 Guest

    NATO sẽ trở thành "con hổ giấy"?

    Cách nửa vòng địa cầu, TQ theo dõi tình hình Libya, thấy NATO thể hiện quá nghèo nàn èo uột đã phán "hổ giấy" đồng thời thể hiện hung hăng hiếu chiến với láng giềng. Cùng một nội dung tương tự như bài này, Khựa rất khoái chí và ung dung gây hấn. Mặt khác, EU đang vay tiền để giải quyết khủng hoảng. Thêm lý do để Khựa tự tung tự tác. Rất đáng ngại!
    http://ttvnol.com/quansu/1100497/page-195?posted=1#post19315562

    Bộ trưởng QP Mỹ Robert Gates gần đây đã nói gay gắt trong một bài phát biểu tại trụ sở NATO ở Brussels rằng các hoạt động quân sự chống chính phủ Libya đã bộc lộ 2 điểm yếu lớn của khối quân sự NATO: thiếu khả năng quân sự và thiếu ý chí chính trị. NATO không thể đạt được một lợi thế áp đảo ở Libya như đã mong đợi, trái lại đã nhiều lần kéo dài cuộc chiến ở Libya. Trước đó, Gates cũng đã nhiều lần chỉ trích các nước châu Âu cung ứng chi tiêu không đủ cho quân sự và đặt NATO vào nguy cơ trở thành một "con hổ giấy".

    NATO đã không mong muốn lao vào con đường thường xuyên mở rộng khối sau khi khối Hiệp ước Warsaw giải thể và kết thúc Chiến tranh lạnh, mở rộng các thành viên từ 16 vào cuối Chiến tranh lạnh đến hiện tại là 28. NATO cũng đã tiếp tục mở rộng hoạt động của nó vượt ra ngoài khu vực phòng thủ đến một mức độ mới mà một số đã phải đặt câu hỏi: "NATO thực sự muốn làm gì?" Tuy nhiên, sự gắn kết của NATO đã giảm sút trong quá trình mở rộng khu vực phòng thủ và ảnh hưởng.

    NATO được sử dụng như một công cụ quan trọng trong Chiến tranh lạnh để đóng vai trò đáng kể trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô, nhưng hiệu quả của nó trong suốt 20 năm qua đã làm cho Mỹ, kẻ "khởi xướng" và là "ông chủ lớn" thất vọng. Gates cho rằng, nếu châu Âu muốn có một quan hệ đối tác mạnh mẽ với Mỹ, cần phải "nhận ra rằng chiều hướng trong 20 năm qua không thể tiếp tục mãi." Điều này cho thấy NATO đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hữu hình và vô hình trong điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự hiện tại.

    Về chính trị, tranh cãi về phương hướng và con đường phát triển của NATO đã không bao giờ ngừng nổi lên kể từ sau Chiến tranh lạnh. Đặc biệt là vấn đề hoạt động quân sự vượt ra ngoài khu vực phòng thủ của NATO, các nước thành viên khác nhau hoặc các bên khác nhau trong một nước thành viên đều có ý kiến ​​khác nhau. Chỉ một số các nước thành viên tham gia trong hầu hết các hoạt động quân sự của NATO, chẳng hạn như can thiệp vào cuộc nội chiến giữa Bosnia và Herzegovina, tấn công Iraq, gửi quân tới Afghanistan và hoạt động quân sự tại Libya vào năm 2011.

    Thiếu vắng các thành viên đặc biệt thể hiện rõ trong hoạt động quân sự tại Libya. Kể từ khi các nước thành viên có quan điểm khác nhau về các vấn đề của việc thiết lập một khu vực cấm bay và tấn công đường không vào Libya, chỉ ít hơn một nửa trong số các nước thành viên tham gia vào hành động. Chỉ có 8 trong số họ, ít hơn 1/3, tham gia vào tấn công đường không. Ngay cả một số nước thành viên tham gia vào các cuộc không kích cũng đã bày tỏ rằng họ sẽ rút lui vì áp lực trong nước.

    Do đó, Gates đã kêu gọi Đức và Ba Lan, những nước từ chối tham gia vào hành động Libya cần đóng góp, Gates kêu gọi Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan, những nước không tham gia không kích Libya cần đóng vai trò quan trọng hơn.

    NATO cũng đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng. Gates nói rằng không đủ chi tiêu quân sự đóng góp lớn vào việc tạo ra những khoảng trống năng lực quân sự nghiêm trọng của tổ chức. Tổng chi tiêu quốc phòng châu Âu giảm gần 15% trong thập kỷ qua, và chỉ có 5 trong số 28 nước thành viên NATO, cụ thể là Mỹ, Anh, Pháp, Hy Lạp, và Albania đồng ý mức chi tiêu vượt quá 2% GDP cho quốc phòng. Một số thành viên NATO có được đảm bảo an ninh của khối nhưng lại không có trách nhiệm trong phòng thủ chung.

    Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã không tránh khỏi buộc các nước NATO phải cắt giảm chi tiêu quân sự. NATO công bố gần đây rằng, để cắt giảm chi phí, họ sẽ giảm số lượng các căn cứ chính của mình từ 11 xuống 7, số lượng các cơ quan chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực riêng biệt từ 14 xuống 3, số lượng các chức vụ đầu não từ 13000 xuống 8800. Mặc dù cho biết mục đích của cải cách là làm cho tổ chức "gọn nhẹ hơn và linh hoạt hơn," thực tế là lời cáo thị không phải lúc này được thực hiện ở giữa các cuộc không kích kéo dài ở Libya đã chứng minh tình trạng lúng túng và bất lực mà NATO phải đối mặt.

    Sự bất đồng trong quan điểm chính trị và suy yếu kinh tế phản ánh một cách dương nhiên trong quân sự. Na Uy công bố vào ngày 10 tháng 6 rằng họ sẽ giảm số lượng các máy bay tham gia không kích trên Libya từ 6 xuống 4 và sẽ rút khỏi tất cả các hoạt động quân sự vào ngày 01 tháng 8. Canada cũng đang chuẩn bị rút các máy bay cảnh báo và hệ thống kiểm soát trên không - hiện họ chịu trách nhiệm giám sát và dẫn đường cho các chuyến bay đến mục tiêu chỉ định, để cắt giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ.

    Mặc dù những ví dụ này là nhỏ hơn nhiều so với tác động của việc Pháp rút khỏi NATO năm 1966, mà khi đó được ví như là "một cú đòn choáng váng vào tim của liên minh," thì cuộc cuộc khủng hoảng này và các vấn đề tác động ngược của nó cần phải được NATO nghiêm túc giải quyết. Nếu không, Mỹ sẽ không thể lặp lại việc gây áp lực lên các đồng minh.

    NATO, như một nhóm chính trị và quân sự lớn nhất thế giới, đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng không chỉ là vấn đề sống còn, và những chỉ trích và cáo buộc của Mỹ chỉ nhằm làm cho NATO toàn cầu phù hợp hơn với lợi ích chiến lược của riêng Mỹ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thực sự này là một lời cảnh tỉnh cho tương lai của NATO và làm thế nào để nó đối phó với cuộc khủng hoảng và làm thế nào để thay đổi tình hình vẫn còn là nhìn thấy được.

    Tác giả là Hàn Húc Đông, GS Đại học Quốc phòng Quốc gia PLA, và bài báo được dịch bởi Nhân dân Nhật báo online.

    http://english.people.com.cn/90001/90780/91343/7412301.html
  3. khiemxd6

    khiemxd6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Thằng Trung Quốcvânx chưa hết. Chò Việt Nam nữa thì thằng Mỹ Lai ngồi cười , đã nghĩ thế thì cũng tốt , cho thằng Tung Cẩu bớt hống hách các nước nhỏ .Nó chỉ
    ở 2 sườn thôi :D
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bác ơi nó không có loịa tên lửa gì ngon hả . Tomahawk bắn vù vù trên đầu . Cả Anh cả Mỹ bắn . còn hệ thống patriot của nó cũng không ra trò hả . Thấy cả thế giới mua đó . Em chỉ biết có tầng đó . mà còn cả đống ở Wikipedia kìa bác
  4. Sinbad_vking

    Sinbad_vking Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    4
  5. memo4148

    memo4148 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2009
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Chỉ sợ chả cần dùng đến Minuteman, chỉ cần Peacekeeper thôi thì hệ thống phòng thủ của Nga cũng bó tay rồi...


    Còn thằng nào bảo LATO nó là hổ giấy đấy =)) =)) =)) hổ giấy mà mấy năm nay năm nào cũng được xem nó đánh nhau nhể...

    Còn hổ thật thì ngồi nhà gặm giấy tự vỗ ngực ta đây là hổ xịn
  6. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    959

    Peacekeeper to mạnh và nhiều đầu đạn hơn Minuteman cơ mà , nói ngược lại có khi hợp lý hơn;))

    Nói chung hiện nay chả có thằng nào chống được tên lửa đạn đạo liên lục địa cả, Nga hay Mỹ cũng thế. Nguyên tắc của cân bằng vũ khí chiến lược là nếu đánh thì cả hai thằng cùng chết nên không thằng nào dám đánh.

    Bời thế thằng Nga nó mới bắt buộc thêm điều khoản về hệ thống phòng thủ tên lửa vào cái hiệp ươc New START. Nó dọa nếu nó nhận thấy hệ thống NMD của Mỹ có khả năng ngăn cản tên lửa liên lục địa của nó, tức phá vỡ cân bằng chiến lược, thì nó rút khỏi hiệp ước ngay.


    PS: Nói vui thế thôi chứ , khởi động 1 cuộc chiến tranh hạt nhân với Tàu thì Mỹ cũng chả dám chứ đừng nói đến Nga . Thằng TQ nó phóng cho mấy chục quả DF-31 vào Mỹ thì lại chẳng vào cái thế "Trạng chết chúa cũng băng hà"
  7. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Bài học nào cho Việt Nam?
    Bài học thì vẫn như cũ, và cậu học trò vẫn lười học như xưa :-)
  8. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    Một ông Việt kiều nói với mình rằng ổng các cơ quan báo chí bên đó nghiên cứu động cơ đánh Libya của Mỹ và họ đều đồng nhất mục đích đánh Libya của Mỹ là vì : Vì đầu mỏ chăng ? Xin thưa không thì công bằng mà nói trữ lượng dầu của Libya cũng chưa bằng 1/3 trữ lượng dầu mà Mỹ đang tích trữ . Hay là vì Libya nằm trong những nước có tư tưởng chống dối Mỹ ? Cũng không vì nếu chỉ vì lý do đó Mỹ đã đánh Libya từ lâu rồi chứ không để đến giờ này , trong khi ngoài Libya vẫn còn nhiều nước chửi rủa chống dối Mỹ còn ghê hơn như Venezuela , Iran .

    Mà mục đích thực sự là Mỹ muốn ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở Châu Phi , hiện nay ta có thể thấy rõ Trung Quốc đang đổ lao động ra nhiều quốc gia Châu Phi và cũng không ai còn lạ gì với chính sách vòi bạch tuộc của Trung Quốc . Chính vì thế Mỹ cũng ngầm cảnh cáo Trung Quốc và tìm kiếm thêm đồng minh ở Châu Phi . Và hiện nay hầu hết lao động TQ vẫn còn kẹt tại Libya vì chính phủ TQ gần như đem con bỏ chợ . Cũng may là Việt Nam ta kịp rút hết lao động về kịp thời và cũng nên gióng lên trong nước hồi chuông cảnh báo về việc quản lý lao động TQ đang vào nước ta một cách ồ ạt như hiện nay .
  9. amtechvn1

    amtechvn1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    9
    Dùng cái đầu suy nghĩ một chút đi bạn, đọc dùm mình cái này nhé và nghe thì cứ nghe nhưng mình không phải con vẹt http://nghiencuubiendong.vn/tin-quo...n-khi-libi-trung-quc-ang-tin-hanh-qluyn-binhq
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Tình hình ở Libya lần này thật ra rất đặc biệt. Theo tôi khả năng "diễn biến hoà bình" với CIA... giật giây thực sự là rất nhỏ. Bởi vì cuộc cách mạng lần này, không giống các cuộc cách mạng truyền thống (như là cách mạng Cam chả hạn) ở chỗ nó không có người chỉ huy, cũng không có tổ chức nào rõ rệt đứng đằng sau. Nếu CIA tài trợ thì họ bơm tiền cho ai? TNC được thành lập rất muộn sau khi chiến sự đã nổ ra. Bengazhi cũng không phải là nơi đầu tiên diễn ra biểu tình. Các nhóm biểu tình ở các vùng khác nhau lại chẳng hề liên lạc gì với nhau cả và cũng không thèm cả nghe lời nhau nữa. Điều này cho thấy đây là một cuộc cách mạng rất tự phát. Tuy nhiên nó xảy ra được là nhờ khoa học kỹ thuật hiện đại (mạng xã hội chẳng hạn) cho phép con người ta liên lạc với nhau quá dễ dàng. Vì thế những người đồng chí hướng có thể dễ dàng tợp hợp với nhau trong khoảng thời gian rất ngắn mà ko cần phải chuẩn bị trước nhiều lắm (cách mạng cổ điển theo kiểu các cụ chống PHáp nhà mình chẳng hạn, phải mất nhiều chục năm trời lập tổ chức, rồi tuyên truyền vận động, rồi liên lạc, một phần vì có rất nhiều người Việt muốn chống Pháp, nhưng lại ko hể liên lạc dễ dàng với nhau, do đó nhiều tổ chức khác nhau được thành lập nhưng phải mất rất lâu mới tổ chức được thành phong trào lớn mạnh.) Bản thân phương Tây tỏ ra lúng túng và rất bất ngờ trước những cuộc nổi dậy này (thể hiện ở phản ứng khá chậm chạp nếu so với các cuộc cách mạng như cách mạng Cam hồi trước).

    Vì thế bài học mà Việt Nam có thể rút ra được theo tôi là đừng quá chú trọng vào "thế lực thù địch bên ngoài". Thay vào đó phải nhìn nhận mâu thuẫn nội tại để mà giải quyết cho triệt để (VD đẩy nhanh cải cách xã hội theo hướng dân chủ và pháp quyền - đằng nào ta cũng đang từng bước đi theo hướng này, có điều cần phải nhanh hơn nữa để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Tốt hơn hết là VN phải dân chủ nhanh hơn TQ nhiều lần).
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này