1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến nảy lửa về Kim Dung ở Trung Quốc

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi yahoo, 25/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yahoo

    yahoo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến nảy lửa về Kim Dung ở Trung Quốc

    Vương Sóc, người được mệnh danh là nhà văn báng bổ của Bắc Kinh gọi tiểu thuyết Kim Dung là một trong ?otứ đại tục? bởi đã hư cấu méo mó hình tượng người Trung Hoa. Tại Thượng Hải, nhiều nhà văn lên tiếng phản đối, tạo nên một cuộc bút chiến thú vị?

    Một trong ?otứ đại tục? Hông Kông
    Sau một thời gian dàI trầm lặng, văn đàn Trung Quốc gần đây bỗng sôI động hẳn lên. Ngày 1-11-1999, Trung Quốc thanh niên báo (xuất bản ở Bắc Kinh) cho đăng bài Tôi đọc Kim Dung của Vương Sóc, dài trên 3000 chữ. Nhà phê bình này đã không tiếc lời cho rằng phim ảnh của Thành Long, phim truyền hình và tiểu thuyết của Quỳnh Giao, tiểu thuyết của Kim Dung là ?otứ đại tục?. Vương Sóc nhấn mạnh: ?Kim Dung tỏ ra thiếu sáng suốt khi hư cấu một loạt hình tượng nhân vật khiến thế giới có thể ngộ nhận đấy là bộ mặt thật của người Trung Hoa?. Trước sự tấn công mạnh mẽ này, ngày 4-11-1999 trên tờ Văn hối báo ở Thượng HảI, Kim Dung phát biểu ý kiến trong một bài viết thâm thúy. Ông viết: ?oNghe theo nhà Phật, bát phong (lợi, suy, hủy, dự, xưng, gièm pha, khổ, vui) bất động?.
    Thế nhưng ?ocơn động đất? phát khởi từ Vương Sóc đã tạo nên những dư chấn liên tục. Giới báo chí ở Bắc Kinh, Thượng HảI, Quảng Châu, Nam Kinh, Thành Đô, Trùng Khánh, Thẩm Dương? đã nhảy vào cuộc chiến cực kỳ sôi động này. Trong nhiều năm qua, sách, nhạc, điện ảnh Hồng Kông và Đài Loan đã mạnh mẽ du nhập Trung Quốc đại lục, tạo nên một lớp công chúng thưởng ngoạn đáng kể. Sau nhiều năm im hơi lặng tiếng, Vương Sóc táI xuất giang hồ bằng cách phê bình Kim Dung và chỉ trích Quỳnh Giao. Ông nhận định: ?oTác giả Hồng Kông và Đài Loan chỉ có hai phái lớn: một là tình yêu, hai là? võ hiệp và chấm hết! Một thì loạn tình, ấu trĩ; hai thì loạn đả quần hùng? xưa cũ!?. Vì thế nhận xét những ai đọc Quỳnh Giao và Kim Dung, Vương sóc cho là? tầm thường và trẻ con! Nhà phê bình cho biết nhiều thân hữu ca ngợi Kim Dung đã khuyên ông tìm đọc. ?oLần thứ nhất đi vào tác phẩm Kim Dung, tôi không đọc nổi, chỉ còn giữ ấn tượng tình tiết phức tạp, trùng lặp, văn chương nhạt nhẽo?? Vì sao? Vương Sóc viết tiếp: ?oVì tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc- từ diễn nghĩa đến sắc tình- đều đã đi qua con đường của Kim Dung?. Vương Sóc đọc lại Kim Dung khi phim Thiên Long bát bộ đang hớp hồn khán giả Trung Quốc. Nhà phê bình họ Vương tâm sự: ?oThiên Long bát bộ gồm bảy cuốn. Tôi nỗ lực đọc hết cuốn 1, nhưng không tài nào dám đụng đến cuốn 2? Tôi có cảm giác những món ăn của Kim Dung được nấu từ nguyên liệu thực phẩm nguội lạnh??. Hầu như Vương Sóc phủ nhận Kim Dung trên nhiều mặt, từ văn chương, tình tiết đến đề tài? cái nào cũng khiến ông? bịt mũi! Ông nhấn mạnh: ?oTiểu thuyết cổ điển Trung Quốc phần lớn đều mượn danh nghĩa đạo đức để sát nhân. Kim Dung cũng như thế. Dưới ngòi bút Kim Dung, ?ohiệp? và các nhà võ thuật nhân danh môn pháI và ân oán cá nhân, đã lạm sát rất nhiều?? Trên sơ sở đó, Vương Sóc kết luận: ?oGiai cấp tư sản Trung Hoa đã sản sinh thứ nghệ thuật cơ bản là hủ lậu. Thế giới tinh thần của họ vĩnh viễn hỗn loạn, chìm đắm trong cơn mơ phồn hoa quá khứ?. Hai ngày sau (tức ngày 3-11-1999), khi trả lời phỏng vấn Thành đô thương báo, Vương Sóc khẳng định ?olên án ông Kim Dung, tại sao không? Tại sao chúng ta không thể chỉ trích? TôI có thể viết không ra hồn, nhưng vẫn có quyền phê bình. Tôi biết như thế là ?obất hảo? nhưng đó là viết đúng sự thật: tôi rất kỵ Kim Dung. Tác phẩm của Cổ Long, tôi đọc khá nhiều. Nhưng Kim Dung không được như Cổ Long!?.

    Phản ứng của Kim Dung
    Thật bất ngờ, lần đầu tiên sau khi nghe họ Vương chỉ trích, Kim Dung phát biểu: ?oTiểu thuyết hiển nhiên là là tác phẩm nghệ thuật. Đã là tác phẩm nghệ thuật, hiển nhiên có người khen, có người chê. Tôi hoan nghênh phê bình. Chỉ cần Vương Sóc nói đúng, tôI thành khẩn lắng nghe và tiếp thu?.
    Sau đó trong một bài viết chính thức, Kim Dung thừa nhận: "Tiểu thuyết của tôi có những chỗ chưa hoàn hảo như bản chất nghệ thuật và nỗi khao khát chân chính của người nghệ sỹ. Nhiều người ca ngợi tôi, như GS Vương Nhất Xuyên, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, trong tuyển tập Tiểu thuyết thế kỷ 20 đã xếp tôi vào hàng thứ 4 của cả thế kỷ. Tôi cảm thấy thực sự không xứng đáng. GS Nghiêm Gia Viên, khoa Trung văn trường Đại học Bắc Kinh đã đưa tác phẩm của tôi vào giáo trình nghiên cứu tiểu thuyết Kim Dung. Ngay cả hội thảo quốc tế Tiểu thuyết Kim Dung và văn học Trung Quốc thế kỷ 20 cũng làm tôi toát mồ hôi. Lời phê bình của Vương tiên sinh với những yêu cầu to tát ngoài năng lực của tôi. thật là điều tôi không làm sao đáp ứng được".
    Về điều mà Vương Sóc gọi là "tứ đại tục" , Kim Dung trả lời: "Lời bình phẩm đó làm tôi hổ thẹn. Hồng Kông tứ đại thiên vương, Thành Long tiên sinh, Quỳnh Giao nữ sĩ, Vương Sóc đều quen biết, không phải vô ý Vương tiên sinh nhắc đến họ. Không gọi họ là "tứ đại độc', Vương tiên sinh hẳn có chân tình". Kim Dung kể lại khi đến Đại học bắc Kinh diễn giải, có lần sinh viên hỏi ông đã đọc tiểu thuyết Vương Sóc chưa, ông trả lời: "Đọc còn ít. Nhưng cách hành văn và đối thoại trong tác phẩm họ Vương mang chất u mặc rất thú vị, phản ánh tâm lý của số đông thanh niên thành thị." Kim Dung cũng rất ngạc nhiên: "ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, Thiên Long bát bộ của tôi chỉ có 5 quyển, nhưng Vương Sóc bảo 7 quyển, không biết căn cứ vào ấn phẩm ở đâu? Tôi rất cám ơn những độc giả yêu thích sáng tác của tôi và luôn sung sướng về những lời khen tặng. Tuy nhiên có người tặng tôi vài câu như Vương tiên sinh, không thể không khai tâm!".

    Thái độ của các nhà cầm bút
    Tư Mã Tâm - nhà phê bình nổi tiếng tại Thượng Hải -đã viết trên tờ Tân dân văn báo: "Chúng ta nên chú ý đến thái độ và nghệ thuật 'khắc bạc" trước những lời phê phán nảy lửa làm thay đổi thói quen ác khẩu không nên có trong văn chương". Tác giả trần thôn cho rằng Vương Sóc chê kim Dung thật là điều "không thể chấp nhận" vì nói những điều ""không nên có trong văn giới". Giả Bình Ao - nhà văn nổi tiếng ở Thiểm Tây- nhận định: "Tôi đã đọc Kim Dung. Rất thú vị". Rõ ràng Kim Dung không cần nổi giận, không cần tự bênh vực mình. Những ngwif đọc Kim Dung đã lên tiếng thay cho ông và như một nhà phê bình nhận xét: "Bản thân tác phẩm Kim Dung là một sự cống hiến- dù có hạn chế- nhưng không thể phủ nhận được bằng bấy cứ phương thức nào".

    (Triệu Minh - Kim Dung tác phẩm và dư luận)

    alo
  2. tx

    tx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    wơ phản ứng của Kim Dung thật là đáng khâm phục, khâm phục
  3. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân ...
    Thế sự du du nại lăo hà ​
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca ...​

Chia sẻ trang này