1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Nga-Nhật 1904-1905

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi bongbang04, 30/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến Nga-Nhật 1904-1905

    Dạo này đang đọc cuốn "War of Russo and Japan. Cũng thấy hay hay. Dịch xong post lên hầu các bác. Nếu có dịch không chuẩn xin đừng trách
    Chiếm giữ một vùng đồng bằng rộng lớn mà không có các hệ thống phòng thủ tự nhiên như biển và núi.Nước Nga luôn thi hành chính sách bảo vệ vùng đất đã chiếm trước đó bằng cách chiếm thêm vùng đất mới.Từ những năm 1850, phòng ngừa sự mở rộng về phía Tây của nước Đức và sự xâm lấn vào đế quốc Ottoman ở phía nam của Anh và Pháp , Các Sa Hoàng đặt sự chú ý của mình vào vùng Trung á và Viễn Đông.
    Cái tên Vladivostock ( Thống trị Phương Đông ) được đặt ra bởi những người định cư bên bờ biển Nhật Bản năm 1860,là 1 phát biểu rõ ràng nhất về tham vọng này, dựa trên các hiệp định áp đặt lên Trung Quốc trong dự tính chiếm lĩnh vùng Trung Á và thung lũng sông Amur từ năm 1860.Kamchatta đã bị thôn tính vào thế kỷ 17 và đến năm 1855 là hầu hết các đảo trong chuỗi Kuril, ngăn cách Thái Bình Dương và biển Okhotsk. Hai mươi năm sau, quẩn đảo Kuril được nhượng lại cho Nhật Bản để đổi lấy đảo Sakhalin.
    Từ năm 1798, Alaska đã thuộc về nước Nga, nhưng chỉ có 1 nhóm nhỏ người định cư xa phía dưới gần California. Sa Hoàng Nicholas I ( 1825-1856 ) đã từng tuyên bố ?oỞ đâu quốc kỳ Nga được treo lên, thì sẽ không bao giờ hạ xuống?. Nhưng điều đó không thể ngăn cản người kế vị ông ?"Alexander II- bán Alaska cho Hoa Kỳ năm 1867, thoả thuận không ngăn cản việc bành trướng song quyền lợi chủ yếu ở đây đã được bán cho công ty Nga-Hoa Kỳ.
    Sự bành trướng ở Trung á vẫn tiếp tục bằng cách mua chuộc các Khanates và những cặp mắt tham lam hướng cái nhìn về lãnh thổ phía Bắc Trung Quốc, Manchuria, và nước chư hầu ?" Korea.
    Nhưng nước Nga không phải là kẻ bành trướng duy nhất. Nước Nhật, kẻ nhập cuộc trễ trong cuộc đua chiếm đoạt cũng chứng tỏ mình bành trướng không kém , và tham vọng đó cũng nhanh chóng va chạm với nước Nga.
    Trong suốt 200 năm, nước Nhật chủ yếu tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, nhưng năm 1855,các hạm đội thủy quân Mỹ và Nga đã ghé đến một vài hải cảng Nhật. Mong muốn theo kịp sự vượt trội của quân đội nước ngoài và kỹ thuật thủy quân, năm 1868, Nước Nhật bằng đầu 1 chương trình triệt để nhằm hiện đại hoá được tóm gọn trong khẩu hiện ?o Quốc gia giàu có và quân đội hùng cường?, nhiều người đã được gửi ra nước ngoài nhằm tìm kiếm những mô hình tốt nhất và học tập những kỹ thuật đặc biệt.
    Mô hình đầu tiên của quân đội Nhật là nước Phát, tuy nhiên sau thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ 1870-71, triết lý quân sự Phổ chiếm ưu thế trong suốt những năm 1870, Hải quân Anh được chọn làm hình mẫu cho hải quân non trẻ Nhật , các sỹ quan hải quân, bao gồm cả đô đốc Togo tương lai , đã được gửi đến học tập và huấn luyện ở Anh trong khi các chuyến hạm được đặt hàng tại các xưởng đóng tàu trên Liên Hiệp Anh.
    Song song với tiến trình hiện đại hóa, nền giáo dục cơ bản phổ cập kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa dân tộc cũng được giới thiệu. Vì sự tôn trọng đối với Nhật Hoàng, người được xem là hậu duệ của thần mặt trời Omikami Amaterasu, là nét đặc trưng của thần thoại Nhật Bản như là một sự khác biệt và cũng là người thiết lập nên luật lệ của vương quốc.
    Hai hệ thống nhỏ khác cũng tồn tại, Phật giáo và Khổng giáo được du nhập từ Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ 1. Chúng không bị chính thức cấm nhưng từ năm 1889 việc dạy chúng trong các trường đã không được cho phép, và Thần Đạo, vốn được xem có tính bản địa, lâu đời và chính đạo được tuyên bố là quốc giáo. Nó dạy rằng những ai chết trong chiến đấu thì linh hồn sẽ được quay về phù hộ cho con cháu họ và hi sinh vì Nhật Hoàng và đất nước là một vinh hạnh cao quý nhất mà một con người có thể đạt đến.
    Phật giáo có thể cảm nhận như 1 sự đầu thai cho 1 cuộc sống tốt đẹp hơn và Nho giáo nhấn mạnh đến sự trung thành và rằng quy luật ứng với mệnh trời , cả hai được tổng hợp trong tư tưởng Thần Đạo về cái chết để bảo vệ con cháu họ và Hoàng đế là thần. Trong trường hợp này ba hệ thống tư tưởng đã hỗ trợ nhau bằng những ưu điểm của từng cái và đã tạo ra tinh thần dân tộc mạnh mẽ khác thường.
    Sự chú ý đầu tiên của nước Nhật mới là Triều Tiên, quốc gia làm chư hầu của Trung Quốc từ năm 1644. Vị trí của nó là 1 cơ sở tiềm năng cho chính sách xâm lấn cũng là đầu cầu để Nhật bành trướng vào lục địa châu Á. Năm 1894/1895 Nhật Bản đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc và trong hòa ước Shimonoseki đã cưỡng bách Trung Quốc từ bỏ quyền bảo hộ đối với Triều Tiên và trao cho Nhật bán đảo Liaotung- phía nam Manchuria ?" bao gồm cả căn cứ hải quân ở Port Arthur.
    Nước Nga sau đó đã ngăn cản lợi ích của Nhận từ Manchuria và Triều Tiên.Phe thân Nga đã loại được phe thân Nhật trong chính phủ Triều Tiên và Nga được sự hậu thuẫn của Đức và Pháp cưỡng ép Nhật giao trả lại bán đảo Liaotung cho Trung Quốc. Điều này cũng đủ làm nhục Nhật Bản nhưng những điều tệ hơn còn tiếp theo phía sau. Hoà ước Shimonoseki bắt buộc Trung Quốc trả một khoảng bồi thường lớn và điều này chỉ có thể làm được bằng cách cho nhượng địa. Nó có thể được xem như là 1 khoản vay có bảo lãnh và nước Nga đảm nhận vai trò đó đã kiếm lợi từ số nhượng địa của Trung Quốc bao gồm cả việc làm đường sắt và liên lạc điện tín.
    Tháng 11 năm 1897 Hoàng đế Trung Quốc cho Đức thuê 2 cảng Kiao-chau và Tsingtao trong 99 năm và nước Anh cũng thuê được Wei-hai-wei trong 1 cố gắng kiềm chế ưu thế của người Đức ở các vùng biển phía Đông. Điều này cảnh báo bộ trưởng ngoại giao Sa Hoàng Nicholas II đáp trả bằng 1 hành động tương tự nhằm đáp ứng lại người Anh được xem như là đối thủ chính của Nga. Nhật bản đã không còn trong tầm mắt ông ta. Nhưng câu trả lời của Sa Hoàng là chiếm giữ bán đảo Liaotung nơi Nga đã ép buộc Nhật từ bỏ gần 2 năm về trước. Chính phủ Nhật xem điều đó như là sự khiêu khích và đe dọa chiến lược vì thế Nhật bắt đầu vạch kế hoạch chiến tranh với Nga
    Giữa những năm 1897 và 1903, Nga xây dựng tuyến đường sắt Đông Trung Hoa, băng qua Manchuria đến Vladivostok , con đường cảng này ngắn hơn 350km so với tuyến đường sắt Xuyên Siberia.
    Tuyến đường được xây theo tiêu chủân Nga, được người Nga quản lý và bảo vệ. Một thành phố mới đặc thù Nga , Harbin được xây dựng để làm tổng hành dinh và được nối với một đường sắt khác cũng được Nga xây dựng, tuyến Nam Manchuria, dẫn đến Dalny- hải cảng thương mại của bán đảo Liaotung và căn cứ hải quân Port Arthur.
    Nước Nga mưu toan độc quyền các hoạt động kinh tế ở Manchuria và ngăn cản các nước khác làm điều đó. Bộ Tổng Tham Mưu quân Nga cũng đã phác hoạ kế hoạch chiến tranh ở đây nhung lại không dự tính đến việc phải rút lui. Quân đội Nga đã cho vẽ chi tiết bản đồ Machuria phía nam tuyến đường sắng Đông Trung Hoa, nhưng đề xuất về việc vẽ bản đồ phía bắc Manchuria thì lại không được quan tâm. Điều này sẽ đặt quân Nga vào tình thế cực kỳ bất lợi trong chiến tranh khi mà đa số các cuộc giao chiến lại nằm ở phía bắc Manchuria. Người Nhật thì ngược lại họ có 1 hệ thống gián điệp rộng khắp, đa số là người Trung Quốc dưới sự điều khiển của các nhân viên người Nhật cải trang thành người Trung Quốc và họ cũng bao gồm những công dân Nga bất mãn, chủ yếu không phái người Nga. Họ cung cấp thông tin địa lý của toàn vùng Manchuria và các vùng lãnh thỗ Nga liền kể ở Viễn Đông.Và người Nhật cũng trả nhiều tiền cho gián điệp hơn là người Nga và nhờ thế cũng kiếm được 1 số điệp viên nhị trùng hữu dụng.
    Căn cứ chính của Nga ở Đông Bắc Á có hai bất lợi .Thứ nhất nó có băng trong khoảng 3-4 tháng một năm và thứ 2 là nó liền kề biển Nhật Bản, với lối ra quá hẹp có thể để cho hải quân dễ dàng kiểm soát. Các hải cảng ở bán đảo Liaotung thì hấp dẫn hơn không chỉ nó không có băng mà nó cũng dễ dàng đi đến các vùng biển xung quanh. Việc đóng quân ở cả Port Arthur và Vladivostok đã phân tán hạm đội Thái Bình Dương nhưng các tướng lĩnh Nga không nghĩ rằng : Gã ?otiểu tốt? Nhật dám đánh nhau với mình.
    Năm 1899 vương quốc Anh lâm vào cuộc chiến Boer và nhanh chóng nhận ra rằng mục tiêu đạt được khó hơn mong đợi.Cuối năm 1901 có một cuộc chia rẽ nghiêm trọng và lo lắng nước Nga sẽ khai thác tình thế khó khắn để xâm chiến Ấn Độ hoặc chí ít cũng thách thức vị trí đầu đàng trong thương mại với Trung Quốc. Người Nhật đứng cô độc lo lắng nhìn sự xâm nhập của người Nga vào Manchuria và vẫn còn bực bội với những hành động của Nicholas II ở bán đảo Liaotung. Sự nghi ngại của người Nhật càng dâng caokhi trong thời gian xảy ra nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn , hơn 100.000 quân Nga đã tiến vào Manchuria với danh nghĩa bảo vệ Harbin và chiếm lĩnh hoàn toàn 3 tỉnh Manchuria.
    Bá tước Tadasu Hayashi được bổ nhiệm làm công sứ Nhật tại London là người ủng hộ ngầm chính sách bành trướng của quân đội Nhật đã ủng hộ quan hệ đồng minh Anh-Nhật nhằm tìm kiếm sự ủng hộ nhằm chống lại các thế lực châu Âu khác . Người Anh tỏ ra đồng tình và ngày 30/01/1902 hiệp định đồng minh được ký kết. Hiệp ước ràng buộc nước Anh sẽ đi đến chiến tranh nếu có bất kỳ nước nào tham gia với Nga trong việc phát động một cuộc chiến chống lại Nhật.Nó không bảo trợ cho Nhật gây chiến nhưng cũng giảm thiểu khả năng các thế lực khác tham gia cùng với Nga.Cả Hayashi và Sa hoàng Nicholas sau này đều hiểu rằng nếu không có hiệp ước đó, Nhật bản sẽ không bao giờ dám tấn công nước Nga.
    Ở Nga và Nhật đều có phe chủ chiến và chủ hoà . Trong khi Hayashi đang thương lượng tại London, người đứng đầu phái cựu trào ở Nhật Marquis Hironumi Ito, cựu thủ tướng Nhật đang ở Saint Peterburgs trong một nỗ lực riêng rẻ nhằm tìm kiếm một biện pháp phân chia quyền lợi ở Manchuria và Triều Tiên. Bộ trưởng Tài Chính Witte, bộ trưởng có quyền lựuc nhất của Nicholas ủng hộ một cuộc thương lượng nhưng ảnh hưởng của ông lên Sa hoàng đã bị suy yếu. Bộ trưởng ngoại giao Lamsdorf từ chối gặp Ito và khi tin tức về Hiệp ước Anh-Nhận loan ra thì chuyến đi của Ito hoàn toàn mất hết mục đích.
    Viễn cảnh Nga lôi kéo một đồng minh châu Âu vào cuộc chiến chống lại Nhật giảm xuống sau Hiệp ước Anh-Nhật .Nước Nhật chỉ không chắc chắn về thái độ của Mỹ. Giống như Châu âu, nước Mỹ đang trong giai đoạn đế quốc, đã chiếm Hawai năm 1898 và chiếm Philippines từ người Tây Ban Nha năm 1899. Cú nhảy ngang qua Thái Bình Dương gây ra đôi chút lo âu cho người Nhật nhưng vào ngày 01/02/1902, chỉ 2 ngày sau Hiệp ước Anh-Nhật , Bộ trưởng Liên Bang Mỹ Rutherford Hays , người thường xuyên có những phát biểu chống lại sự xâm lấn của Nga ở Manchuria đã đòi hỏi một hiệp cân bằng trong thương mại và hàng hải ở Trung Quốc. Điều đã đặt ra 1 phòng tuyến Mỹ-Anh-Nhật chống lại Nga-Pháp-Đức. Đánh tan hoàn toàn nỗi lo ngại về việc Nga có thể kiếm được bất kỳ đồng minh nào trong cuộc chiến sắp đến. Tổng Thống Theodore Rosevelt thậm chí còn đe dọa riêng là chiến tranh sẽ xảy ra nếu sau cuộc chiến Đức và Pháp gây áp lực với Nhật như họ đã làm năm 1895, nước Mỹ đã đứng về phía Nhật.
  2. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    NIÊN BIỂU
    Năm 1904
    04/02- Nhật cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga
    08-09/02 - Khu trục hạm Nhật bất ngờ tấn công Port Arthur và hai tàu chiến Nga đang neo tại Chemulpo (Inchon) Triều Tiên.
    10/02 - Nhật tuyên chiến với Nga
    12/02- Sư đoàn số 12 Nhật đổ bộ lên Chemukpo (Inchon)
    24/02- Lần thứ 1 quân Nhật cố gắng khoá chặt cảng Port Arthur.
    06/03- Đô đốc Kamimura bắn phá Vladivostok
    12/03- Tướng Koropatkin - tổng tư lệnh Nga - rời Saint Petersburg
    27/03- Lần thứ 2 quân Nhật cố gắng khóa chặt cảng Port Arthur
    13/04- Thiết giáp hạm Petropalovsk bị chìm vì đụng thủy lôi. Đô đốc Makarov tử trận.
    Đơn vị đầu tiên của quân đoàn 1 Nhật đến bờ sông Yalu
    25/04 - Trận chiến sông Áp lục bắt đầu
    27/04 - Lần thứ 3 quân Nhật cố gắng khóa chặt cảng Port Arthur
    05/05- Quân đoàn 2 Nhật đổ bộ lên bán đảo Liaotung
    16/05 ?" Hai thiết giáp hạm Nhật Hatsuse và Yashima bị nhiều do đụng thủy lôi. Tuần dương hạm Nhật Yoshino chìm do va chạm trong sương mù.
    25-26/05 - Trận chiến Nanshan bắt đầu. Quân Nga rút lui. Quân Nhật chiếm Dalny và cô lập Port Arthur
    14-15/06 - Trận chiến Te-li-Ssu ( phía Nam Manchuria) Quân Nga rút lên hướng bắc.
    15/06- Tuần dương hạm Nga Gromoboi đánh chìm hai tàu vận tải Nhật.
    3-17/7-Quân Nga không thành công trong cố gắng chiếm lại eo biển Mo-tien.
    26-30/07?" Quân Nhật áp sát phòng tuyến Port Arthur
    31/07 - Trận chíên 31/07 một lực lượng Nga vượt trội phải rút lui trước quân đoàn số 1 Nhật
    10/08 - Hạm đội Nga tại Port Arthur cố gắng phá vây, bị đánh bại trên biển Nhật Bản. Phần lớn rút lui về Port Arthur, số còn lại bắt.
    14/08- Trận chiến giữa các tuần dương hạm trên eo biển Triều Tiên. Tàu Nga Rurik bị chìm.
    19-24/08 ?" Quân Nhật thất bại trong cố gắng phá vở đội quân phòng ngự Port Arthur
    26/08 - Trận chiến Liaoyang bắt đầu
    03/09- Trận chiến Liaoyang kết thúc.Quân Nga rút lên phía Bắc
    20-21/09 ?" Quân Nhật chiếm được Namako ?"Yama và tạm thời chiếm lĩnh đồi 203 tại Port Arthur.
    26/09- Vấn đề tiếp viện của quân Nga được giải quyết khi hoàn thành xong tuyến đường sắt vòng qua hồ Baikal
    11/10- Quân Nga bắt đầu phản công.Trận chiến Sha-Ho bắt đầu
    15/10- Hạm đội số 2 Thái Bình Dương bắt đầu hành trình từ Libava - biển Baltic
    17/10 - Trận chiến Sha-Ho kết thúc. Quân Nga từ bỏ phản công và rút lên phía Bắc
    21/10- Hạm đội 2 ?"Thái Bình Dương Nga bắn vào đoàn tàu đánh cá ở kênh Dogger làm chìm 1 chiếc.
    16/11 ?" Quân Nhật tại Port Arthur được tăng cường bởi sư đoàn số 7.
    26/11 ?" Cuộc đột kích của quân Nhật vào 2 pháo đào ở Port Arthur thất bại
    30/11- Quân Nhật chiếm được đồi 203 nhìn xuống Port Arthur.
    06/12- Quân Nhật chiếm được đồi Alaska Yama tại Port Arthur.
    18-31/12- Quân Nhật chiếm được 3 pháo đài chính của Port Arthur. Quân Nga bắt đầu đưa ra điều kiện đầu hàng.
    Năm 1905
    02/01 ?" Port Arthur đầu hàng.
    11-12/01 - Cuộc đột kích phía sau phòng tuyến Nhật của tướng Consack Mishchenko
    25-29/01 - Cuộc phản công tại trận San-de-pu của quân Nga thất bại.
    19/02 - Đụng độ lẻ tẻ đầu tiên của trận chiến Mudken
    23/02- Mặt trận chính bắt đầu với cuộc tấn công của quân đoàn Nhật ở Yalu
    07/03 - Tướng Koropatkin ra lệnh tổng rút lui.
    10/03 ?" Trận chiến Mudken kết thúc với tổn thất nặng của cả 2 phía.
    17/03 - Tướng Koropatkin bị thay thế bởi tướng Linevich ở quân đoàn Manchuria số 1
    20/03- Tổng thống Mỹ -Theodore Rosevelt đề nghị làm trung gian hoà giải
    28/03 - Tướng Nhật Komada quay về Tokyo đề nghị ngừng chiến.
    08/04- Hạm đội 2 ?"Thái Bình Dương Nga vượt qua Singapore
    21/04 - Nội các Nhật bản quyết định yêu cầu thương lượng hòa bình.
    05/05 ?" Hạm đội 3 Thái Bình Dương Nga vượt qua Singapore
    09/05- Đụng độ nhỏ trên mặt trận Manchuria. Quân Nga đã đẩy lùi
    27-28/05- Trận chiến Tsushima - Hạm đội 2&3 Thái Bình Dương Nga bị chìm,tự hủy, bắt giữ hoặc lẫn trốn trong các hải cảng ở Trung Quốc và Philippines.
    06/06 ?" Nga hoàng quyết định tăng vị thế của Nga trong đàm phán hòa bình và ra lệnh quân tiếp viện đến Manchuria
    08/06 - Nhật chiếm lại đảo Sakhalin
    09/06- Mỹ đưa đề nghị chính thức. Nhật chấp thuận 10/06. Nga chấp nhận 12/06.
    09/08 ?" Đàm phán hòa bình bắt đầu tại Portsmouth , New Hampshire, Mỹ
    29/08 ?" Phiên cuối cùng của hội nghị hòa bình
    05/09- Hòa ước Portsmouth được ký. Nhật giành quyền kiểm soát Nam Sakhalin và bán đảo Liaotung nhưng không có bồi thường tài chính.
  3. nguyen2

    nguyen2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Vlazdivostok dịch là Viễn Đông ông ơi, đừng bẻ quẹo thành thống trị nghe hài thấy mẹ.
  4. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Ha ha không biết. Vì cuốn này tiếng Anh nên nó bảo là : "Vladivostok" nghĩa là "Rule East Far". Tôi có biết tiếng Nga đâu. ha ha. Tôi cũng chẳng hơi đâu mà bẻ quẹo làm gì. Đã xin lỗi trước rồi. Thế mà cũng có chiến sĩ nhảy vào chọc tức.....
  5. nguyenthanh155

    nguyenthanh155 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ Nga mà chiến Nhật thì chắc là WW 3.
  6. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Viễn đông theo tớ là Dalnhivostok còn từ vladi chắc là lấy từ gốc Vlast là chính quyền, cai trị...
  7. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác bongbang04 khỏi phải xin lỗi, cứ trung thành với bản dịch tiếng Anh. Dịch nghĩa là "Thống trị phương Đông" tớ nghĩ là chuẩn với tiếng Nga đấy, hoặc là "Cai trị phương Đông" cũng được.
  8. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Không biết mấy từ này phiên âm có đúng không?
    Liaotung (Liêu Đông)- phía nam Manchuria (Mãn Châu Á)
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    đúng đấy, thủ phủ của Liêu Đông là Thẩm Dương (shenyang), xưa gọi là Liêu Dương, Nga gọi là Mukden. Port Arthur Tàu gọi là Lữ Thuận, trước đâý chỉ là 1 làng đánh cá gần Đại Liên (Dalian, Dalny), thành phố quan trọng thứ 2 của Liêu Đông.
    Vào lúc đó miền Đông bắc, tỉnh Liêu Đông này là 1 trong những khu vực giàu nhất TQ nhờ có những khu mỏ.
    Tình báo Nga ở phương Tây lúc đấy thuộc loại siêu, Hạm đội Nga vòng qua Đan Mạch, tình báo Nhật ở đó báo về lập tức bị Nga báo ** tóm.
    nhưng ở Phương Đông lại không có gì, có 1 thương nhân đề nghị nếu trả tiền thì ông ta sẽ dùng mạng lưới thương mại của mình để cung cấp tin nhưng Nga không chịu.
    Được cavalry sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 31/12/2006
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em thấy bảo theo tiếng Nga: vlazdi là xa, dalnhi là dài, vostok là đông.

Chia sẻ trang này