1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Nga-Nhật 1904-1905

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi bongbang04, 30/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    wiki nó bảo là "ruler of the east": người cầm quyền của phương đông.
  2. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Chào bác vo_quoc_tuan_new
    Từ "DALNHI" có nghĩa "Xa", "Viễn"
    Từ ?oVLAD?- `Bлад` (hay là động từ ?oвладе,O? ) là từ nguồn gốc Slavo có nghĩa là ?ocó?, ?olàm chủ?, ?osở hữu?,?ocai trị?, ?othống trị? ?. Từ đây xuất hiện các từ như là BLADI-VOSTOK, BLADI-KAVKAZ ( thống trị vùng Caucasus) khi nước Nga ?onuốt? những vùng chinh phục được.
    Trong tên người:- VD như VLADIMIR ('ладими? ~ли? >енин ) chẳng hạn được lập từ nguồn gốc từ 2 từ: VLAD (владе,O)- sở hữu, thống trị và MIR ( ми?) ?"là thế giới có nghĩa là thống trị thế giới.
    - Tên người VLADISLAV ('ладислав) nguồn gốc từ 2 từ: VLAD (владе,O)- có, sở hữu, thống trị ? và từ CLAV ( слав) có nghĩa là Vinh Quang (glory). Như vậy VLADISLAV có nghĩa là Người có Vinh quang.
    - Bлад<ка- VLADUKA- dịch sang tiếng Anh là LORD cũng gốc xuất phát Từ ?oVLAD?- `Bлад`.
    -влад<?ес,во- VLADUCHESTVO- có thể dịch ra tiếng Anh là EMPIRE.
  3. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    CHỖ ĐỨNG CỦA NGA Ở VIỀN ĐÔNG
    Đất đai rộng lớn và thời tíêt khắc nghiệt ở nước Nga gây ra nhiều vấn đề.Nga Hoàng Nicholas II ra lệnh xây dựng tuyến đường sẳt xuyên Siberia vào năm 1882 nhưng đến 1891 nó mới được khởi công . Mặt dù đến năm 1904, phần lớn công việc đã hoàn thành nhưng nút nghẽn vẫn còn tiếp tục ở khu vực vòng quanh phía nam hồ Baikal.Nơi những vách đá dựng đứng từ phía hồ bắt buộc phái xây dựng 1 hầm ngầm loại lớn. Trong khi con đường vòng quanh hồ chưa làm xong thì 2 tuyến phà được sử dụng tuy nhiên công suất của chúng rất hạn chế và vào mùa đông thì lớp băng quá dày ngăn cản sự hoạt động của chúng..Một tuyến đường sắt tạm được làm trên lớp băng nhưng chúng chỉ có thể gánh được sức nặng của 1 chiếc xe ngựa kéo . Binh lính phải đi bộ trên lớp băng và lên xe lửa lại ở bờ bên kia. Những trang bị nặng như súng cỡ lớn chỉ có thể chở được bằng phà .
    Đường sẳt Siberia là tuyến đường đơn, rất ít chỗ tránh nhau, được xây dựng vội vã ( trung bình 1 dặm 1 ngày ) có chỗ chất lượng rất kém. Việc thường xuyên trật bánh ray và phải đi chậm lại để tránh nhau đã làm giảm hơn công suất sử dụng của nó. Tốc độ vận chuyển trung bình 10 km/h , chỉ gấp 2 lần tốc độ xe ngựa đơn có thể đạt được cũng trên mặt đường xuyên Siberia.
    Bất chấp sự khiên cưỡng ấy, tính tự mãn nảy sinh khi người Nga so sánh về kích thước và dân số của 2 nước, Nga hoàng Nicholas II tin rằng chiến tranh với Nhật chỉ xảy ra khi nước Nga ( hoặc ông ta ) muốn điều đó.
    Tháng 04 năm 1902 người Nga đồng ý tiến trình 3 bước rút quân khỏi Manchuria vào cuối năm 1903. Trong mùa hè Bộ Trưởng Tài Chính Nga Witte đi thăm Manchuria và khi trở về ông ta kêu gọi sự rút quân khỏi Manchuria và sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ quyền lợi của nước Nga ở Viễn Đông. Chỉ có Bộ Trưởng Ngoại Giao Lamsdorf chia sẻ quan điểm của ông ta. Bộ Trưởng Chiến Tranh Kuropatkin ủng hộ bước thứ nhất và thứ 2 nhưng phản đối bước thứ 3 về việc rút quân trên đất liền với lý do binh lính phải ở lại để bảo vệ 2 tuyến đường sắt do người Nga xây dựng. Tuy nhiên thống đốc bán đảo Liaotung , Đô đốc Alexeyev thậm chí còn bác bỏ bước thứ 2 , hạn chót vào ngày 08/10/1903, hình như dưới sự ảnh hưởng của một tay phiêu lưu mạo hiểm, Đại úy Bezobrazov. Nguyên là thành viên ngự lâm quân, ông ta được cho phép khác thác gỗ ở nhượng dọc theo sông Yalu biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Ngày 15/05/1903 , Nga hoàng ra lệnh trục xuất người nước ngoài tại Manchuria và nhanh chóng củng cố lực lượng Nga tại Viễn Đông. Alexeyev điều động binh lính đến một điểm gần biên giới Manchuria và Triều Tiên trong khi người Nga được cho là gần như sơ tán trên toàn tỉnh Mukden. Sau đó , Bezobrazov đã thành công trong một cuộc họp , chủ trì bởi Sa Hoàng, trong việc lập ra công ty Gỗ Viễn Đông Nga với Nicholas, một thành viên khác trong gia đình Hoàng Gia và một số quý tộc làm cổ đông. Hắn cũng năn nỉ Nicholas tăng quân đến Viễn Đông mà không có sự tham khảo với Kuropatkin và đặt vấn đề Viễn Đông dưới sự quản lý của Hội Đồng Viễn Đông mà đứng đầu là Đô đốc Abaza, một người anh họ của y.
    Tin tức về những diễn biến đó, và việc Nga từ chối thực hiện đầy đủ giao kèo rút quân đã khích động Nhật bản . Vài cuộ họp giữa các quan chức , quân đội, hải quân diễn ra vào tháng 05/1903 đều kết luận rằng sự xâm lấn của Nga cần phải được chấm dứt. Không nhận thức được điều đó , thang 8/1903 Sa Hoàng cách chức Lamsdorf và trao quyền quản lý Viễn Đông của Kuropatkin cho Alexeyev ?" Phó vương Viễn Đông. Kuropatkin lập tức từ chức Bộ Trưởng Chiến Tranh và Witte được ?olên chức,? đứng đầu văn phòng Bộ Trưởng, một vị trí hữu danh vô thực chỉ có nhiệm vụ báo cáo lại cho Sa Hoàng biết những điều các bộ trưởng nghĩ. Công ty gỗ Viễn Đông sụp đỗ vào tháng 11/1903 , Bezobrazov trốn đi Thụy Sĩ nhưng những tổn thất của quan hệ Nga-Nhật không thể cứu vãn nỗi.Ngày 23/6/1903 Hoàng đế Nhật Meiji đồng ý sẽ tiến hành chiến tranh với Nga nếu cần thiết .Hirobumi Ito, vẫn mạnh mẽ chống chiến tranh, vì thế được ?othăng cấp? Chủ tịch hội đồng Cơ Mật và sự chuẩn bị cho chiến tranh bắt đầu.
    Theo dự báo của quân đội thì đến đầu năm 1904, quân đội Nhật sẽ có quân số vượt trội lực lượng Nga tại Viễn Đông với 156 so với 100 tiểu đoàn bộ binh,106 so với 30 khẩu đội pháo mặt dầu về kỵ binh vẫn còn yếu hơn với 54 so với 75 đội kỵ binh.Tuy nhiên lực lượng dự trữ của Nga thì vược xa Nhật vì thế nếu Nhật muốn chiến tranh thì phải thi hành càng sớm càng tốt. Ngày 01/02/1904 Tư lệnh mặt trận - Thống chế Iwao Oyama, Tổng Tham Mưu Trưởng yêu cầu Nhật Hòang Meiji cho phép gây chiến và ngày 05/02/1904 Nhật hoàng đồng ý. Nhìn chung, tâm trạng của những người đứng đầu ở Nhật là không lạc quan nhưng họ tin tưởng rằng nếu như Nga không bị chặn đứng ở Manchuria và Korea thì rốt cuộc nó sẽ đe dọa sự tồn tại của Nhật Bản. Điều này cũng dẫn đến việc họ theo đuổi tổng thống Theodore Roosevelt để bảo đảm rằng một đề nghị hoà giải của người Mỹ sẽ được đưa ra vào thời điểm thích hợp của cuộc chiến mà họ không chắc có thể thắng, có khả năng thua và cảm thấy bắt buộc phải tiến hành.
    Được bongbang04 sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 02/01/2007
  4. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Bác này nói quá chính xác. Nói chung tôi không muốn phiên âm ra Hán-Việt trừ những từ như : TQ, Nhật, Nga, Triều . Tôi muốn để nguyên bản. Vùng này có thời gian tôi lang thang ở Thẩm Dương, Đại Liên cả tháng trời. Hồi còn phải đi mua máy trên đó
  5. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG NGA-NHẬT
    QUÂN ĐỘI :
    Dân số nước Nhật khoảng 46.5 triệu .Nước Nga có 130 triệu nhưng chỉ 2/3 trong số đó là người Slave (Ukranie , Nga và Bạch Nga ). Người Hồi Giáo ở Trung Á và Caucasus thì không được nhập ngũ vì người ta nghĩ thật dại khi vũ trang và huấn luyện cho tín đồ theo một tôn giáo trên danh nghĩa vẫn được đứng đầu bởi một ông vua ngoại quốc, Hoàng Đế Vương quốc Ottoman. Quân đội Nga chỉ trải qua hai cuộc chiến lớn kể từ năm 1812, chiến tranh Crime 1854/56- nơi họ thua và chiến tranh Nga-Thổ 1877/1878- nơi họ thắng. Các kinh nghiệm khác trong quá trình thực dân hoá chỉ là đối đầu với những kẻ thù yếu ớt. Và hệ thống quân dịch cung cấp nhiều vị trí được miễn lính và nhiều khe hở trốn tránh đến nỗi trên thực tế việc bị gọi đi lính được người ta xem như một sự rủi ro.
    Ngược lại ,Quân đội Nhật được gọi nhập ngũ theo ?okiểu mới? đã phát huy tác dụng tốt trong nội chiến năm 1877, chiến tranh Nhật-Trung năm 1894/1895, và khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900. Tuy nhiên, họ chưa từng đối mặt với một sức mạnh thực sự. Năm 1903, Kuropatkin, lúc còn là Bộ Trưởng Chiến Tranh, đã viếng thăm Nhật. Ông ta rất ấn tượng đánh giá trình độ của bộ binh và pháo binh Nhật ( dù không phải là kỵ binh ) không thua kém bất kỳ quân đội Âu châu nào và chuyển sang ủng hộ việc tránh chiến tranh. Mặc cho ông ta thúc dục , giống như Ito đã làm, một thoả thuận phân chia quyền lợi - Triều Tiên cho Nhật, Bắc Manchuria cho Nga, Nam Manchuria trả lại cho Trung Quốc, Các ý kiến của quan chức lẫn quân đội Nga vẫn khác xa và nhìn người Nhật , như một tác giả sau này mô tả , ?o những tên lùn nhỏ con sống trông những ngôi nhà giấy và tiêu phí thời gian trong việc cắm hoa và những buổi tiệc trà?
    Một báo cáo từ Công sứ Nga tại Tokyo đã bị bỏ qua bởi Bộ Tổng Tham Mưu , nơi chỉ có một viên chức ( sau này được mô tả Kuropatkin là một lựa chọn tồi tệ ) kiểm tra và phân tích tin tức tình báo từ Nhật .Các lãnh đạo Nga không biết gì về khả năng động viên quân dự bị Nhật và thậm chí còn nuôi ảo tưởng là : Một người lính Nga bằng ba lính Nhật . Sự ngu dốt và ngạo mạn ảnh hưởng sâu đến nỗi Sa Hoàng và nhiều người bình thường khác mô tả người Nhật như là ?onhững con khỉ ?o và quân đội của họ như ?o trứng nước?.
    Đại tá Motojiro Akashi, sĩ quan biệt phái quân đội Nhật tại St Peteburg , chuyển sang Stockholm khi chiến tranh bắt đầu và từ đó vẫn tiếp tục điều khiển từ xa mạng lưới điệp báo trên đất Nga .Những báo cáo của họ cung cấp cho Tokyo một bức tranh rất toàn diện, nhằm xác nhận và bổ sung những gì có được từ mạng lưới điệp báo của đại tá Aoki tại Viển Đông như số lượng, vị trí , trang bị và các kho chứa quân nhu của lính Nga và tàu chiến Nga tại Viễn Đông, Akashi cũng hỗ trợ các thành phần chống đối chủ nghĩa Sa Hoàng tại Nga, Phần Lan, Ukraine, Caucasus bằng tiền, vũ khí nhẹ và quân dụng.
    HẢI QUÂN:
    Hải quân Nga thì lớn hơn rất nhiều nhưng lại phân chia ra ở biển Baltic, biển Đen và Thái Bình Dương, nơi được xem như là vùng nước nhà của Nhật.Giữa năm 1902, Hải quân Nga bắt đầu tăng cường cho hạm đội Thái Bình Dương và đến cuối năm 1903, nó đã có 7 thiết giáp hạm, 7 tuần dương hạm, 25 khu trục hạm , 27 tàu nhỏ. Hải quân Nhật có 6 thiết giáp hạm, 10 tuần dương hạm, 40 khu trục hạm , 40 tàu nhỏ và nói chung là có chất lượng tốt hơn. Hải quân Nga là 1 tập hợp của nhiều thế hệ tàu, trang thiết bị và có tốc độ khác nhau và vũ khí mà chúng mang theo thì rất nhiều loại. Đối thủ của họ, người Nhật, gần như hạm đội Anh, thì đồng bộ và có tốc độ nhanh hơn.
    Một mẫu chuyện vui lưu truyền trong giới quan chức có trách nhiêkm thì ?o bọn nghiện rượu thì đến hạm đội , bọn tối dạ thì đến với bộ binh?. Không phải tất cả sĩ quan hải quân đều nghiện rượu song mức độ tương phản trong điều kiện sống trên tàu giữa các sĩ quan và thuỷ thủ lớn hơn rất nhiều so với hải quân nước khác và việc dư thừa rượu cũng là một vấn đề nhức nhối . Thủy thủ hạm đội Baltic thì ở 6 tháng trên bờ vì vịnh Phần lan bị đóng băng và quá là quan liêu đối với hạm đội biển Đen, nơi nước không bao giờ đóng băng. Tàu thuyền thì rất ít đi biển, tốn ít quân nhu và ít khi tập bắn.
    Hải quân Nhật, dưới sự cố vấn của người Anh, đi biển rất nhiều và huấn luyện rất tốt. Đa số thủy thủ Nhật lớn lên trên hoặc rất gần biển,nhiều người trong số họ là dân chài, săn cá voi thậm chí là hải tặc. Đa số thủy thủ Nga thì bao giờ thấy biển cho đến khi nhập ngũ. Hậu quả của sự khác nhau đó không phải là điều kiện đủ bởi với những con tàu hơi nước trang bị nhiều hệ thống vũ khí kỹ thuật tiên tiến họ không phải kéo buồm bằng những bàn tay yếu ớt.
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
  7. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    TẤN CÔNG PORT ARTHUR
    Nhật cắt đứt ngoại giao với Nga vào ngày 05/02/1904. Tư lệnh Hạm đội hỗn hợp, Phó đô đốc Heihachiro Togo gửi 10 khu trục hạm đến tấn công tàu chiến Nga tại Port Arthur. Trong ngày 06/02/1904, trên tàu chỉ huy Mikasa, ông ta dẫn đầu hạm đội số 1 và số 2 rời cảng Sasebo ?" bao gồm 6 thiết giáp hạm, 10 tuần dương hạm, 30 khu trục hạm và 40 tàu phóng ngư lôi.Trong khi Togo hướng đến Port Arthur để chờ kết quản trận tấn công của khu trục hạm , 4 tuần dương hạm của Hạm đội số 2 dưới sự chỉ huy của Phó Đô Đốc Sotokichi Uryu dẫn đường hộ tống 3 tàu buôn chở 3.000 lính của sư đoàn số 12 đổ bộ lên cảng Inchon (Chemulpo ) Triều Tiên. Ông ta lên đường trên tuần dương hạm Asama cùng với 16 tàu phóng ngư lôi và rời Chemulpo bằng tuần dương hạm khác, Chiyoda, chiếc đã được giao nhiệm vụ theo dõi 02 tàu chiến Nga : tuần dương hạm Varyag và pháo hạm Koreyets.Khi lực lượng Nhật đến nơi vào ngày 08/02/1904 thì chiếc Koreyets đang rời khỏi cảng nhưng khi thấy quân Nhật, nó đã quay trở lại. Các tàu ngư lôi và pháo trên chiếc Koreyets đã nổ phát súng đầu tiên của cuộc chiến nhưng không gây thiệt hại gì cho nhau và chiếc Koreyets quay trở lui vào cảng. Các tàu Nhật đuổi theo và binh lính bắt đầu được đổ bộ.Trong lúc đó, sự hiện diện của tàu chiến một số nước trung lập đã ngăn cản quân Nhật tấn công tàu Nga.
    Phần lớn hạm đội Nga đang ở Port Arthur, bao gồm 7 thiết giáp hạm : Petropavlovsk ( tàu chỉ huy ), Sevastopol, Poltava, Peresvyet, Poveda, Tsesarevich và Retvizan cùng với 6 tuần dương hạm và 1 tàu buôn. Ý thức được sự cận kề của cuộc chiến và những mưu toan chính trị cúa Sa hoàng , điều mà Nhật bản có thể vin vào đấy để bắt đầu. Tu lệnh hạm đội , Đô đốc Stark ra lệnh cho 2 tàu khu trục tuần tra bên ngoài hải cảng để cảnh báo sớm, 2 tàu tuần dương dùng đèn pha canh phòng lối vào của hải cảng và tất cả tàu khác được lệng rời khỏi vùng chống ngư lôi và sẵn sang ứng chiến. Tuy nhiên còn 1 số tàu chưa kịp tuân lệnh và nhiều sĩ quan còn đang say sưa trên bến cảng. Hai tàu khu trục đi tuần trên đường về đã phát hiện ra khoảng phân nữa trong số 10 tàu phóng ngư lôi của Nhật và vội vã chạy về hải cảng để thông báo sự có mặt của kẻ thù. Chúng vẫn đang báo cáo thì cuộc tấn công ập đến. Trước nữa đêm ngày 08/02/1904, chiếc phóng ngư lôi đầu tiên của Nhật đã khai hỏa. Cuộc tấn công kết thúc trong vòng vài phút, thiết giáp hạm Tsesavich,Retvizan và tuần dương hạm Pallada trúng đạn, bị vào nước và chìm ở vùng nước nông của cảng. Lực lượng Nga đã quá thiếu chuẩn bị để phản ứng,chỉ duy nhất tuần dương hạm Novik đuổi theo nhưng các tàu phóng ngư lôi của Nhật đã quá nhanh để biến mất.

Chia sẻ trang này