1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến rác ở Hải Phòng

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi nvl, 12/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cuộc chiến rác ở Hải Phòng

    Hải Phòng: Dân phong tỏa bãi rác Tràng Cát
    10:46'' 09/08/2004 (GMT+7)
    Liên tục 3 ngày, hàng trăm người dân chưa nhận được tiền đền bù P.Tràng Cát, Hải Phòng vây chặt đường vào bãi rác Tràng Cát. Công an phải vào cuộc.




    Rác ứ đọng ở thành phố Hải Phòng.
    11h ngày 7/8, tại trụ sở UBND phường Tràng Cát đã diễn ra cuộc họp giữa các cơ quan chức năng của thành phố với trên 30 đại diện của người dân khu vực này xung quanh việc xây dựng và quản lý bãi rác Tràng Cát. Trong thời gian diễn ra cuộc họp, có đến hàng ngàn người dân tụ tập ngoài cổng UBND phường để theo dõi qua loa phóng thanh. Cách đó chừng 2km, tại khu vực Cống Đen (Tràng Cát), hàng trăm người dân khác (chủ yếu là các cụ già, phụ nữ) tiếp tục chặn không cho xe chở rác vào bãi.

    Sau 6 giờ họp liên tục, tới 17h, cuộc họp kết thúc mà không có sự thống nhất nào giữa chính quyền và người dân. Kết quả là hàng ngàn người vây chặt trụ sở UBND phường, không cho xe chở cán bộ các ngành chức năng ra về. 21h30, các lực lượng cảnh sát 113, cảnh sát cơ động rời UBND phường, khi tới khu vực Cống Đen đã bị nhiều đối tượng quá khích chặn xe, sau đó lật đổ hai xe chở cảnh sát cơ động và đẩy 2 xe của cảnh sát 113 xuống mương nước. Nhiều chiến sĩ công an và cả các phóng viên đã bị một số đối tượng rượt đánh. Tới 2h sáng ngày 8/8, lãnh đạo UBND TP và các ngành chức năng mới ra được khỏi trụ sở UBND phường Tràng Cát.

    Tìm hiểu qua các khiếu nại của người dân và các cơ quan chức năng được biết bãi rác Tràng Cát đã đi vào hoạt động từ năm 1997. Nhưng đến nay, theo phản ánh của người dân thì họ vẫn chưa nhận được tiền đền bù diện tích bị thu hồi có trị giá tới gần 10 tỉ đồng. Hiện chỉ có 12 chủ đầm là những người thân cận của lãnh đạo xã Tràng Cát cũ (nay là phường Tràng Cát) được nhận đền bù(?). Nhưng trả lời các cơ quan báo chí, đại diện của CTMTĐT Hải Phòng cho biết công ty đã chuyển hết số tiền này cho các đơn vị liên quan từ lâu.


    Xe công an bị lật đổ
    Tại hiện trường, người dân phản ánh: theo quy định thì bãi chứa rác của đô thị loại I như Hải Phòng phải có diện tích tối thiểu là 20ha và phải cách điểm dân cư gần nhất tối thiểu 15km. Tuy nhiên, bãi rác Tràng Cát hiện chỉ cách khu dân cư có... 1,4km (!). Mặt khác, do thiếu kinh phí nên nhiều năm qua CTMTĐT Hải Phòng chỉ phủ được 20cm đất lên bề mặt bãi rác thay vì 40cm như quy định. Bãi rác nằm ngay hướng đông nam, lượng rác tập trung quá lớn trong thời gian dài nhưng không được đầu tư đúng mức nên đã gây ô nhiễm toàn bộ môi trường sống tại khu vực này. Người dân không thể trồng cấy, nuôi trồng thủy sản, nguồn nước ngầm bị nhiễm độc, mùi hôi thối nồng nặc quanh năm...

    Sau 3 ngày không có nơi đổ, đến trưa 8/8, nội thành Hải Phòng còn tồn đọng khoảng trên 3.500m3 rác thải. Theo ông Trần Huy Tản, Giám đốc CTMTĐT Hải Phòng, công ty sẽ tổ chức... đóng rác vào bao và tạm chứa tại bãi rác Thượng Lý. Đồng thời, một địa điểm rộng 100ha tại huyện Thủy Nguyên sẽ được chọn làm bãi rác mới. Với bãi rác Tràng Cát, thành phố sẽ khẩn trương đưa phương án, dự toán về cách xử lý triệt để môi trường trong thời gian ngắn nhất và có sự giám sát của nhân dân.
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cuộc chiến... rác ở Hải Phòng
    22:08'' 09/08/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Đến 20h ngày 9/8, hơn 5.000m3 rác tồn đọng trong các ngày qua tràn ngập đường phố Hải Phòng. Các xe nén rác đầy ứ và toả ra ngoại thành nằm chờ chỗ đổ.

    Rác đang ngập TP. Hải Phòng.
    - Bắt đầu từ 16h, ngày 6/8, người dân khu vực bãi rác thải thành phố Tràng Cát (phường Tràng Cát, Hải An, Hải Phòng) ngăn xe ôtô không cho đổ rác.
    - Từ 19h, ngày 8/8, người dân khu vực bãi rác thải Thượng Lý (phường Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng) ngăn xe không cho đổ rác.
    - Chiều 9/8, người dân khu vực bãi rác Gia Minh (xã Gia Minh, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) kiên quyết không cho xe vào bãi rác.
    Phong toả bãi rác
    Người dân phường Tràng Cát (Hải An, Hải Phòng) đã gửi nhiều đơn thư đi các cấp đề nghị đóng cửa bãi rác thành phố đặt ở đây vì sự ô nhiễm môi trường đã quá nặng nề. Mùi xú uế bốc lên ngùn ngụt. Các con mương một màu đen nặng mùi. Ruộng thì lúa tàn, đầm ao thì cá tôm chết. Đến bữa cơm sau ngày lao động cũng không yên dù đã đóng chặt cửa, hàng đàn ruồi nhặng bâu lấy mâm. Sức khoẻ người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng...
    Người dân Tràng Cát đã nhiều lần ngăn không cho xe của Công ty Môi trường Đô thị vào đổ rác. Đây là bãi rác thải quy hoạch lớn nhất Hải Phòng và toàn bộ rác thải (hơn 1.000 tấn/ngày) của nhân dân Hải Phòng đều đổ ở bãi này bắt đầu từ năm 1997. Ngay sau khi bãi rác Tràng Cát số 1 đầy, bãi số 2 đi vào hoạt động, khoảng 16h ngày 6/8, hàng nghìn người dân Tràng Cát đổ ra đường ngăn không xe của Công ty Môi trường Đô thị vào đổ nữa.
    Bức xúc của người dân nơi đây đã lên đến đỉnh điểm khi cuộc họp tại UBND phường Tràng Cát từ 11h đến 17h ngày 7/8, giữa đoàn lãnh đạo sở, ban, ngành thành phố do Phó Chủ tịch Hải Phòng Dương Anh Điền dẫn đầu với đại diện nhân dân Tràng Cát tìm biện pháp ?ogiải thoát? rác tồn đọng trong mấy ngày qua do người dân ngăn cản xe rác đã không đạt kết quả, hàng nghìn người dân đã bao vây trụ sở UBND phường, phong toả các đường dẫn đến bãi rác thải thành phố đến nửa đêm. Thậm chí, một số người quá khích đã ném đá vào trụ sở và đập phá các xe công vụ. Bốn xe công vụ của lực lượng CA đã bị đập phá, lật đổ xuống mương...
    Tiếp đó, chiều tối 8/8, ngay sau khi được một số người dân loan báo bãi rác Tràng Cát tạm thời ?ođóng cửa? và toàn bộ rác thải thành phố sẽ đổ về bãi rác Thượng Lý. Hàng trăm ngưười dân khu Đoàn Kết và khu H34 (phưường Thưượng Lý, Hồng Bàng) sinh sống xung quanh bãi rác thải Thượng Lý đã kiên quyết ngăn không cho xe vào bãi rác khi đoàn xe ôtô của Cty Môi trường Đô thị ùn ùn kéo vào bãi Thượng Lý đến 3h sáng 9/8...
    Chiều 9/8, người dân ở khu vực bãi rác Gia Minh (xã Gia Minh, Thuỷ Nguyên) đã nhất loạt ngăn cản không cho xe ôtô của Công ty Môi trường Đô thị vào đổ rác làm hàng chục xe rác chuyên dụng phải đậu đầy đường xã.
    Đến 20h, ngày 9/8, trên khắp đường phố Hải Phòng, hàng đống rác đưược đóng bao ngổn ngang, ngập đường đã bắt đầu bốc mùi phân huỷ và người dân khu vực bãi rác Thượng Lý tụ tập ngày càng đông kiên quyết ngăn cản không cho xe chở rác vào đổ...
    Người dân khu vực bãi rác mong muốn gì?
    Các kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng, bên cạnh người dân Tràng Cát yêu cầu đóng cửa bãi rác thải thành phố vì sự ô nhiễm đã quá nặng. Nhân dân Tràng Cát còn yêu cầu các cơ quan chức năng Hải Phòng trả lời rõ là về 12 cánh đồng nuôi trồng thuỷ sản (khoảng 120 ha) do UBND xã (nay là phường) quản lý từ 1991 đến nay, với số tiền đấu thầu thu được là 8 triệu/ ha/năm ai quản lý và được chi tiêu ra sao?

    Không nhận đơn của dân.
    Ông Phạm Đức Sông (74 tuổi, quê tại Tràng Cát) cho biết, nhiều thu chi từ các đầm nuôi trồng thuỷ sản mà trước năm 1991 do người dân quai đê lấn biển làm nên và HTX quản lý, nhân dân còn được quyền lợi. Từ 1991 đến nay, chính quyền xã quản lý thì mọi việc người dân không được biết. Nước thải từ bãi rác chảy ra làm chết tôm cá, bà con ai đấu tranh mạnh thì được đền bù, không thì thôi(?) Chính vì vậy, nhiều gia đình điêu đứng thiếu ăn, con cái không được học hành đến nơi đến chốn.
    Việc gây bức xúc đối với người dân Tràng Cát là số tiền gần 10 tỷ đồng đền bù cho 60 ha đầm làm bãi rác thải lại ?ochui? vào túi của một số người. Trong khi đó, từ năm 1958 nhiều thế hệ người dân Tràng Cát đã quai đê lấn biển làm nên các đầm đó lại không được một ?ocắc? nào...
    Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ bức xúc của người dân Tràng Cát dẫn đến sự cố bao vây trụ sở UBND phường chiều và đêm 7/8 và việc ngăn cản không cho xe đổ rác là do chính quyền phường. Không những không giải thích ?othấu tình đạt lý? trước thắc mắc của người dân, trái lại ông Chủ tịch UBND phường Tràng Cát Giang Văn Hoà còn thẳng tay phê vào đơn thư của người dân gửi ngày 2/8/2004 với nội dung UBND phường không nhận đơn.
    Trưa 9/8, tiếp xúc với PV một số báo, bà con khu vực bãi rác Thượng Lý vẫn tỏ thái độ kiên quyết không cho xe ôtô vào đổ rác với lý do hết sức ?ogiản dị? là vì trước đây bà con ở khu vực này đã khổ sở vì ô nhiễm của bài rác này và ngay đó là khói bụi của Nhà máy Xi măng HP, nếu lại đổ rác thải về đây thì nhân dân ở khu vực này không chịu nổi dù là đổ tạm thời...
    Với lý do ô nhiễm môi trường tương tự như nhân dân sống ở khu vực quanh bãi rác Tràng Cát và Thượng Lý kiến nghị, người dân xã Gia Minh (Thuỷ Nguyên) cũng kiên quyết không cho đổ rác vào bãi rác Gia Minh.
    Các cơ quan chức năng Hải Phòng nói gì?
    Tại cuộc họp với đại diện nhân dân Tràng Cát ngày 7/8, Phó Chủ tịch Hải Phòng Dương Anh Điền kết luận, việc kiến nghị của nhân dân Tràng Cát giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của bãi rác là đúng. Trước mắt, Công ty Môi trường Đô thị phải thực hiện ngay các biện pháp phun thuốc EM, rắc vôi bột... giảm thiểu ô nhiễm. Các cơ quan chức năng Hải Phòng sẽ thẩm định ảnh hưởng của bãi rác tới cuộc sống của nhân dân xung quanh để có hướng hỗ trợ...
    Ngày 9/8, một Thông báo (số 416/TB-UB) truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Hải Phòng kết luận tại cuộc họp khẩn cấp chiều 8/8 nhằm tìm kiếm giải pháp đổ hàng nghìn mét khối rác thải tồn đọng, giải quyết những kiến nghị của nhân dân Tràng Cát và phương án tìm bãi đổ rác thải lâu dài. UBND Hải Phòng đã chỉ ra 5 điểm chính mà các sở, ban, ngành Hải Phòng phải khẩn trương làm ngay. Tóm chung lại là khắc phục ô nhiễm theo quy định tại bãi rác số 1 và số 2 Tràng Cát và tạm dừng vận chuyển rác vào bãi rác Tràng Cát trong quá trình xử lý ô nhiễm.
    Sở GTCC phối hợp với UBND một số địa phương quận Hồng Bàng, thị xã Đồ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên giải quyết địa điểm tập kết rác tạm thời; Giao Thanh tra Nhà nưước thành phố trong tháng 8/2004 tổ chức đoàn thanh tra ngay đối với những kiến nghị về công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại khu vực Tràng Cát của Công ty Môi trường Đô thị, nếu phát hiện có cán bộ sai phạm, báo cáo UBND thành phố để xử lý nghiêm minh và trả lời nhân dân trong tháng 8/2004; Giao Sở Xây dựng chủ trì cùng Sở GTCC, Sở Tài nguyên Môi trưường khẩn trưương tìm địa điểm để lập dự án xây dựng khu bãi rác mới đảm bảo ổn định, lâu dài và phải hoàn thành công việc trên trong quý 4/2004...
    Trao đổi với PV về các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nơi đổ và xử lý rác thải Hải Phòng, Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng Trần Huy Tản cho biết, trước mắt sẽ đóng bao tất cả rác thải thu gom được tồn đọng trong mấy ngày qua và để tạm tại bất cứ điểm trống nào còn trong thành phố chờ đem đi đổ. Bên cạnh đó, phương án về xử lý triệt để môt trường ở bãi rác Tràng Cát sẽ được làm trong thời gian ngắn nhất. Về lâu dài, Công ty Môi trường Đô Thị sẽ cùng các ngành chức năng khảo sát và lập phương án bãi rác mới xứng tầm với đô thị loại 1.
    Về bãi rác thải Tràng Cát, ông Tản khẳng định, vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực quanh bãi rác là có. Và, bãi Tràng Cát nằm ở đầu hướng gió Đông Nam và khu vực phát triển của quận mới Hải An nên phải có một phương án giải quyết triệt để. Ông Tản cũng cho biết thêm, số tiền khoảng 10 tỷ đồng đền bù các đầm ở khu vực Tràng Cát để làm bãi rác thải đã được chuyển đủ đến chính quyền địa phương ở đây. Được biết, theo quy định của Nhà nước, các đô thị loại 1 cấp quốc gia như Hải Phòng thì phải có bãi rác thải từ 20 ha trở lên và phải cách khu dân cư ít nhất 15km. Vậy, bãi rác thải Tràng Cát chỉ cách khu dân cư khoảng 1,4km không còn phù hợp với Hải Phòng nữa.
    Minh Luận

  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Hải Phòng đã hết ứ đọng rác

    Những đống rác này đã được giải phóng.
    Trong khi người dân khu Thượng Lý và Gia Minh ra sức ngăn cản không cho ôtô của Công ty Môi trường đô thị vào đổ rác thì UBND thành phố đã liên hệ được khu đổ rác mới thuộc phần đất của Công ty Cổ phần Lâm sản và Công ty Cổ phần Hoá dầu quân đội.
    20h ngày 9/8, đoàn xe chở rác đầu tiên đã đến đây đổ. Khoảng 21h cùng ngày, một số người dân sinh sống quanh khu vực biết chuyện liền kéo nhau ra ngăn cản. Sau khi được chính quyền địa phương giải thích, người dân đã đồng ý cho xe vào đổ rác.
    Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Trần Huy Tản cho biết, bãi rác mới chỉ đổ tạm thời trong vòng 15 ngày vì diện tích có 9.000 m2 (chứa gần 30.000 m3 rác). Để nhận được sự ủng hộ của người dân trong khu vực, công ty đã phải tăng cường xử lý môi trường bằng men visinh EM, vôi bột, đất phủ gấp đôi bình thường. Ngoài ra, 1.200 công nhân cùng 60 ôtô phải làm việc liên tục 3 ca mới giải quyết được lượng rác tồn đọng trong mấy ngày qua. Đêm 10/8, rạng sáng 11/8, toàn bộ hơn 5.000 tấn rác thải tồn đọng đã được giải tỏa.
    Ông Tản cho biết thêm, trong 15 ngày khi bãi rác của Công ty Lâm sản và Công ty Hoá dầu quân đội tiếp nhận rác thì ngành môi trường đô thị thành phố sẽ xử lý kỹ thuật khu đất rộng gần 5 ha ở khu vực Đình Vũ làm bãi rác thải tạm thời của thành phố trong vòng 18 tháng. Và trong 18 tháng tới đó, thành phố sẽ lập dự án xây dựng một bãi rác thải mới rộng hơn 100 ha, cách khu dân cư khoảng 10 km tại xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên. Bãi rác này có thể sử dụng 50 năm.
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Vấn đề lớn từ bãi rác nhỏ
    Lưu Quang
    Bãi rác Tràng Cát - TP.Hải Phòng - rõ không phải là một bãi rác lớn. Với diện tích hơn 32ha, nó nhỏ hơn bãi rác Đông Thạnh ở TPHCM trước kia, và lại càng nhỏ hơn bãi rác Kiêu Kỵ ở thủ đô Hà Nội.
    Nhưng chuyện xảy ra ở Tràng Cát thì rất giống với những gì đã từng xảy ra ở Đông Thạnh và Kiêu Kỵ: Bãi rác thật nhỏ so với nhu cầu thải rác quá lớn.
    Bãi rác nằm quá gần khu dân cư, công nghệ xử lý rác lại lạc hậu (phần lớn là chôn lấp). Vì vậy dẫn tới những hậu quả tất yếu: Mùi hôi, nước rỉ, môi trường ô nhiễm. Người dân cứ hàng ngày phải chịu cảnh "sống chung với rác", dần dần không chịu nổi và cuối cùng phản ứng. Tất nhiên, những lời nói và hành động của người dân Tràng Cát (như lật đổ xe cảnh sát, đuổi đánh phóng viên...) trong mấy ngày qua là hơi quá khích. Tất cả mọi công dân đều phải sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Tuy vậy, trách dân một thì cũng phải trách chính quyền hai, ba.
    Chính quyền các thành phố lớn của nước ta dường như chưa có một tầm nhìn đủ lớn trong việc quy hoạch các bãi rác. Dân số tăng lên, các nhà máy tăng lên, rác thải tăng lên... Cái gì cũng tăng lên, chỉ riêng bãi rác thì không. Ở rất nhiều địa phương, rác thải luôn là vấn đề nóng bỏng. Mấy năm trước dân Kiêu Kỵ (Hà Nội) cũng đã đổ ra đường ngăn không cho xe đổ rác, khiến thủ đô thanh lịch phải chết dở mấy ngày. Còn TPHCM gần đây đã phải đóng cửa bãi rác Đông Thạnh. Nhưng thật đáng buồn, hai bãi rác mới mở là Phước Hiệp và Gò Cát vừa hoàn thành cũng đã bắt đầu bộc lộ những bất cập cả về diện tích cũng như công nghệ tiêu huỷ rác.
    Nếu nhìn nhận cho nghiêm túc hơn, chuyện rác thải lại nằm trong một vấn đề khác rộng lớn hơn: Đó là mối quan hệ giữa phát triển và môi trường. Không phải ngẫu nhiên trên thế giới hiện nay, người ta thường nhắc đến cụm từ "phát triển bền vững" - phát triển nhưng không huỷ hoại môi trường, phát triển không kéo lùi chất lượng cuộc sống. Không có môi trường thì cũng không thể có phát triển. Nhưng để phát triển bền vững được thì bên cạnh tiền, còn cần phải được trang bị nhận thức và kiến thức. Về khoản này rõ là các nhà quản lý ở nước ta còn phải học nhiều lắm.
  5. Namap

    Namap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này của chi nvl mà thấy ớn lạnh quá. Thực trạng về rác và xử lý rác ở VN ta quả là cấp bách nhưng quản lý và xử lý còn quá yếu kém. Namập nghe thầy nói, ở những nước Đông Nam Á, như Philipin, VN (nghe buồn), các bãi rác là nguồn sống cho người dân lân cận, vì không có chế độ tái sử dụng (phân loại rác), họ là người gián tiếp làm nghề phân loại rác tái sử dụng. Nghe sợ quá
    Không lẽ ở những bãi rác ô nhiễm và lộn xộn như vậy, không hề có quy định hay sự quan tâm về sức khoẻ cộng đồng, môi trường !??? . Tội một điều nhà nước quản lý dở, ắt là người dân gánh chịu.
  6. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá mới lại tham gia vào đây.
    Đọc các bài trong mục này tôi thấy những ''nguyên nhân chính'' được rút ra là ''quản lý yếu kém'' và ''thiếu tầm nhìn lớn'' từ phía cơ quan chức năng. . Hic. Nhưng mà quả thực tôi thấy những cái này nói ra và viết lên, sao dễ dàng thế!
    Tôi chỉ băn khoăn liệu những nguời đánh giá như vậy liệu có làm được khá hơn những người bị chỉ trích. Còn bản thân tôi xin tự nhận là không thể làm được việc này. Tầm nhìn của tôi không đủ lớn để thấy được cái bãi rác Thành Công to ngồn ngộn sau 10 năm biến thành 1 khu giải trí tuyệt đẹp + sân gôn + hàng loạt nhà hàng khách sạn. Còn về việc quản lý thì tôi xin chào thua nhiệm vụ quản lý rác thải đô thị - công việc khó khăn bậc nhất trong các nhiệm vụ quản lý môi trường - với nguồn kinh phí hạn hẹp, dân số và lượng rác thải gia tăng cơ học với tốc độ chóng mặt, và ảnh hưởng từ hàng chục vấn đề kinh tế xã hội khác.....
    Cái cụm từ '' Phát triển bền vững'', sao mà ngày xưa mình lạm dụng nó thế nhỉ. . Còn bây giờ tôi chỉ dám dùng cụm từ ''phát triển bền vững trong môi trường kinh tế văn hoá xã hội đặc thù của khu vực '' trong các essay của mình, chứ không phang một câu phát triển bền vững và giải thích nó = định nghĩa của World Bank. Tôi tin là những khái niệm global muốn áp dụng vào VN cần phải được xem xét với những điều kiện của VN chứ đừng cứng nhắc. Cũng như chủ nghĩa xã hội vậy, sau bài học của Liên Xô, TQ và VN đã tiến hành đổi mới để phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
    Viết mấy dòng cho vui và giảm stess. No offend
    C.
  7. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Đúng là nói bao giờ cũng dễ hơn làm mà bác. Bởi vậy truớc khi làm gì, phát triển gì cũng cần ý kiến đóng góp xây dựng từ nhiều phía, nhưng hình như em thấy cái mục này quá thiếu ở VN, các cơ quan quản lý cứ phang bừa cho mấy phát
    Em cũng tự công nhận sức mình kém, khó có thể làm được việc lớn lao như mình mong ước. Nhưng dù sao em cũng mừng là mình có biết nhìn nhận sai sót của người khác, biết đâu kiếm được xếp có tài trông xa trông rộng như *****, em đóng góp thêm được gấp vạn
    Chào thân ái mọi người
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    NÓI HAY ĐỪNG
    Chuyện rác rưởi nhưng lớn
    Lý Sinh Sự
    Dư luận bà con xóm 1, phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội đang ồn lên vì bãi rác thải đã tồn đọng 5 năm nay gây ô nhiễm. Thực ra đây chỉ là bãi rác cấp phường, cấp xóm, dài khoảng 30m, cao bằng một cầu thủ bóng chuyền, nếu có xử lý cũng không khó lắm. Tuy nhiên từ vụ này ta nhìn lại tình trạng rác đô thị thấy có một vấn đề rất là... mất dân chủ. Đó là các đô thị đều đổ rác ra ngoại thành một cách thiếu tính toán. Những vụ "nổi dậy" của dân ngoại thành chống rác thải đô thị ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, TPHCM... trong những năm qua đã cho thấy dân đô thị chơi không đẹp với dân ngoại thành. Hầu hết các bãi rác đều lộ thiên và không có kế hoạch xử lý môi trường lâu dài. Vì thế nên khi đã "bốc mùi" thì chính quyền địa phương đã từ bị động chuyển sang lúng túng, san lấp qua loa. Kết quả là dân quanh vùng rác đều chán sống ở đây vì rất nặng mùi. Bãi rác Kiêu Kỵ - Hà Nội đã đầy, lấp đi mấy năm nay nhưng quanh khu vực bãi vẫn là "khu phi quân sự", không ai dám đi qua vì khi nắng lên mưa xuống không chịu nổi mùi bãi rác.
    Hình như khi quy hoạch đô thị chúng ta đã không tính đến vấn đề rác và hậu quả của nó. Nếu như hiện nay ta làm thuỷ điện thì khâu giải toả đền bù phải làm trước, thì ngược lại ít ai lo đến các bãi rác. Chưa có thành phố nào xử lý rác thải một cách triệt để, chủ yếu vẫn là: Đổ ra ngoại thành. Khi nông dân quanh vùng phản ứng mới tìm cách san lấp. Nếu như trong quy hoạch đô thị có phần cho bãi rác với quy trình đảm bảo vệ sinh khu vực thì đâu đến nỗi có cảnh "cấm vận" rác như Hải Phòng tháng trước.
    Vậy đã đến lúc các đô thị phải tính toán đến các bãi rác. Nếu xử lý tốt thì rác còn đem lại lợi ích. Nếu không tốt thì vừa mất vệ sinh, mất lòng dân và mất luôn cả quy hoạch đô thị mới. Thế mới biết chuyện rác rưởi đâu có dễ giải quyết, nói chi đến các chuyện lớn lao khác ở đời.

Chia sẻ trang này