1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến tranh giửa Anh và Agentina về quần đảo Falkland

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kimtung, 06/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ Kiểu gì Argenn cũng thua, lúc đó Anh là cường quốc quân sự lớn thứ 3 thế giới. Nó chưa ra đòn mạnh đấy thôi.
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Nói như bác hồi đó Mỹ là cường quốc nhất nhì về quân sự thế giới nó sang đánh Việt Nam thì Việt Nam thua chắc, chẳng qua là nó chưa ra hết thực lực à, nói thế nghe sao chói tai quá bác ơi , ví dụ như ở VN nó đã phải dốc cả F111 B52 ra chơi mà ta vẩn choảng cho nó ôm đầu máu mà ngồi vào bàn đàm phán với ta đấy thôi ,đâu phải cứ mạnh hơn nhiều đồ chơi hơn là thắng, con người tham chiến vì lợi ích của con người, đồ chơi chỉ là công cụ chỉ là đồ chơi không hơn không kém .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. fek

    fek Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Nghe các bác tranh luận phê quá,em nhẩy vào tí cho vui.
    Nghe nói mình cũng đang tranh chấp quần đảo hoàng sa với trung quốc và trường sa với trung quốc,philipin,indo........Em thấy cãi nhau bằng miệng thì chả bao giờ phân thắng bại được,muốn dứt điểm thì chỉ có nước đánh nhau thôi.Trong khi đó thì hải quân và không quân làm sao có thể đọ với các nước khác trong khu vực,nhất là trung quốc.Không quân thì hiện đại nhất cũng chỉ có vài chiếc SU27,còn hải quân thì cũng chỉ có vài cái tàu ngầm chạy điezen cũ mèm,e rằng trong tương lai khó mà dũ được hai quần đảo này,các bác thấy em nói có phải không ?
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 18:33 ngày 13/12/2003
  4. m4a1_nato

    m4a1_nato Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    1.245
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc trong chiến tranh vấn đề oanh kích không phải là tất cả mà phải kết hợp với bộ binh để lấn chiếm. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ta thắng lại các cuộc oanh kích của Mỹ là vì Mỹ không giám đưa bộ binh và Bắc Việt, vì nếu làm thế sẽ thành Bắc Triều Tiên thứ 2. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, nếu MỸ kết hợp cả không quân và bộ binh đánh nổng ra Bắc Việt thì liệu ta có chống cự nổi không? Mỹ sợ không giám đổ bộ vào Miền Bắc vì sợ rằng các nước XHCN sẽ đưa quân vào tham chiến giống như ở Triều Tiên.
    Cuộc chiến của ANh và Acthen.. thì khác. Nếu chỉ có ném bom và bắn pháo ở bên ngoài thì cũng có làm được gì? Khi bộ binh đã đổ bộ được vào đảo rồi thì cục diễn chiến tranh đã thay đổi.
    Một cuộc chiến tranh muốn thành công không phải cứ ném bom hay bắn tên lửa với pháo kích ở bên ngoài là đã chiến thắng, phải có bộ binh nhảy vào để chiếm đóng thì mới thành công được.
    Tôi còn nhớ cuộc chiến tranh giữa 2 nước ở Mỹ La tinh, không nhớ là 2 nước nào, nhưng có chuyện là nguyên nhân chiến tranh chỉ vì một trận đá bóng. Nước kia tuy không quân chiếm ưu thế nhưng bộ binh lại không bằng kết quả là đối phương vào sâu trong lãnh thổ đến vài trăm km.
    Giang hồ hiểm ác anh không sợ, chỉ sợ ra đường gặp phải em
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    mấy hòn đảo ở biển Đông thật ra đánh chiếm rất dễ, tập trung lực lượng lại rồi ùa ra là xong, nhưng đụng vào là chiến tranh và ảnh hưởng đến mấy hòn đảo giá trị gấp triệu lần xung quanh như Hồng Kông!
  6. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Mỹ với VN bản chất khác hẳn. Mỹ không tranh chấp lãnh thổ với VN, nó chỉ giúp đồng minh của nó là VNCH đánh VNDCCH thôi! Mỹ không thể đổ quân vào chiếm đóng Bắc VN được, như thế nó lộ bộ mặt xâm lược thì không ai ủng hộ nữa.
    datmh
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    thật ra cuối cùng nó cũng lộ ra vụ xâm lược nên nó không thể huy động hết sức mạnh cho chiến tranh được.
    Nếu Mỹ mà vào miền Bắc VN thì có thể chiến tranh đã kết thúc rất sớm. Vào lúc cao điểm Mỹ và quân chư hầu có khoản 650.000 quân trên lãnh thổ miền Nam, số quân này chỉ dùng để đóng giữ là chủ yếu và chỉ tham gia những trận quy mô nhỏ. Nếu vào miền Bắc thì cần thêm mấy triệu quân nữa và sẽ đánh tổng lực ác lịêt. Mỹ chưa chắc có đủ quân và cho dù có đủ quân thì số chết sẽ nhanh chóng vượt qua số 58.000 người trong lịch sữ. Nhiều khả năng Mỹ sẽ phải buông sớm, trừ khi Bush con làm tổng thống sẽ chơi bom nguyên tử!
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Thực ra qua vụ ném bom Hà nội Mỹ lộ rõ bản chất xâm lược. Mặc dù họ phải dùng "sự kiện vịnh Bắc bộ" để làm chiếc mặt nạ che giấu bộ mặt thật.
    Tôi cũng không hiểu vì sao người dân Mỹ vốn có trình độ dân trí rất cao lại bị Lừa một cách dễ dàng đến như vậy.
    Theo tôi thì sai lầm lớn nhất của người Mỹ là việc họ ném bom Miền bắc Việt nam. Họ hầu như không thu được lợi lộc gì sau những trận ném bom đó. Cái mà họ làm được là kích thích lòng hận thù của những người bị ném bom và sự phản đối của các nước trung lập. Chính những chiến dịch này đã thúc đẩy sự sụp đổ của VNCH.
    Đối với cuộc chiến Anh và Argen hoàn toàn khác. Đây không phải là cuộc chiến sống còn. Nó chỉ khẳng định vị thế cường quốc của bên chiến thắng trong khu vực. Vì thế cho nên mỗi bên đều phô diễn sức mạnh quân sự của mình. Rõ ràng chiến thắng sẽ thuộc về quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh hơn. (nên nhớ trước đó, Argen là quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất ở Châu Mỹ la tinh). Người Anh không coi đây là cuộc chiến quan trọng và chưa tung ra những quân chủ bài của mình. Và kết quả cho thấy Arghen không phải là đối thủ của họ.
    datmh
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Mổ xẻ cuộc chiến tranh của ta như thế là coi nhưng tốt rồi và nó chẳng thể lấy ví dụ cho việc 1 nước có quân đội yếu hơn thắng thế , vậy thì em xin lấy ví dụ khác .
    Năm 1973 liên quân của phe Ả Rập bất ngờ tập kích Ixran với 1 lực lượng khổng lồ về tank và bộ binh , có thể nói tiềm lực quân sự là tỷ lệ 10:1 tuy nhiên quân của họ lại chả có tinh thần chiến đấu gì cả . Quân Ixraen tuy ít nhưng chiến đấu ngoan cường chỉ vài trận pháo kích và ném bom của không quân , quân của phe Ả Rập mất tinh thần tháo chạy toán loạn và với số lính ít ỏi Ixraen truy kích gây tổn thất nặng nề cho phe Ả Rập . Cái này thì cho ta thấy rỏ vấn đề không phải là ném bom hay bộ binh mà vấn đề là bản thân những con người tham chiến .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 18:39 ngày 13/12/2003
  10. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Thực ra Do thái bị vào tình thế giống với VN, tức là bị dồn đến chân tường rồi, thua là đứt hẳn. Người Ả rập quá tự mãn khi họ muốn tiêu diệt đến tận gốc dân do thái. Khi người Mỹ dội bom miền bắc họ cũng gây nên tâm lý này. Không còn con đường nào khác, hết chỗ lui rồi.
    Cuộc chiến Manvinas lại hoàn toàn khác, nếu thấy không thể theo đuổi được, một bên có thế tuyên bố thua trận đầu hàng quay về. Tất nhiên là hơi nhục một tí nhưng rồi sẽ qua.

Chia sẻ trang này