1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chagiakovo, 15/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chagiakovo

    chagiakovo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt?

    Đây là một bài mà tôi mới được biết trong lần học tập phổ biến kiến thức Quốc phòng của cơ quan, trích từ mục Hồ sơ sự kiện "Cửa sổ nhìn ra thế giới" của một tạp chí

    Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã khiến người ta nghĩ cuộc chiến tranh lạnh - một cuộc đối đầu về ý thức hệ, quân sự, kinh tế và địa chính trị giữa 2 khối: XHCN và TBCN kéo dài gần nửa thế kỷ đã đi đến hồi kết. Tuy nhiên nhìn lại những diễn biến trong đời sống quốc tế suốt thời gian qua - Quãng thời gian được gọi là hậu chiến tranh lạnh đã buộc người ta phải đặt câu hỏi liệu cuộc chiến này đã thực sự kết thúc? Tờ Thời báo hoàn cầu ngày 13/4/2006 đã đưa ra nhận định rằng: Chiến tranh lạnh hiện vẫn rất phức tạp và mang nhiều đặc trưng mới. Nhận định này xem ra có lý bởi trong đời sống quốc tế thời hậu chiến tranh lạnh người ta vẫn thấy:
    1.Sự hiện hữu của đối đầu ý thức hệ
    Cho dù màu sắc này này không còn đậm như trước đây. Nó được thể hiện qua cuộc đấu tranh giữa một bên là âm mưu ?odiễn biến hoà bình?, cấm vận kinh tế, gây sức ép của phương tây do Mỹ cầm đầu và một bên là những nỗ lực của các nước kiên định con đường phát triển xã hội chủ nghĩa chống lại các âm mưu đó.

    2.Biểu hiện của chiến tranh lạnh không diễn ra một cách toàn diện như trước đây mà nghiêng về một mặt nào đó, chẳng hạn có lúc lạnh về chính trị nhưng lại sôi động trong hợp tác kinh tế, thương mại hoặc có khi những khúc mắc xung quanh các vấn đề lịch sử cũng trở thành nguyên cớ làm cho quan hệ của các nước đóng băng trong một thời gian dài.

    3.Vai trò hậu thuẫn của sức mạnh quân sự vẫn ra tăng trong suốt thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, cuộc chạy đua vũ trang vẫn không hề giảm. NATO do Mỹ cầm đầu với tư cách là sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh không rút khỏi vũ đài lịch sử như người ta tưởng mà ngược lại nó không ngừng được mở rộng. Với kế hoạch ?oĐông tiến?, NATO đã thu hút hàng loạt các nước thành viên cũ của khối Warszawa như Ba Lan, Hungary (1999), Bungary, Rumani và 3 nước vùng Ban tích thuộc Liên Xô trước đây là Extonia, Latvia và Litva (2004). Thời gian qua , phương Tây đã và vẫn tích cực ủng hộ hậu thuẫn phe đối lập tại các nước SNG và thông qua các cuộc ?ocách mạng màu sắc? nhằm gây ảnh hưởng tại không gian địa chiến lược của Nga. Một số chứ chưa phải tất cả các sự kiện trên đã phần nào cắt nghĩa vì sao người ta cho rằng thời kỳ hậu chiến tranh lạnh mới chỉ là hiện trạng mong muốn còn thực tế mười mấy năm qua trong đời sống quốc tế cho thấy chiến tranh lạnh vẫn còn đang rình rập.
    (Còn tiếp)
  2. chagiakovo

    chagiakovo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    TỪ HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA CỦA MỸ
    Năm 2002, Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước Xô-Mỹ về chống tên lửa đạn đạo (ABM) được ký kết năm 1972. Hành động đơn phương này theo đánh giá của các chuyên gia là một nước cờ quan trọng trong chiến lược quân sự của Mỹ, là điều kiện để nước Mỹ có thể triển khai cái được gọi là hệ thông phòng thủ tên lửa được manh nha từ những năm cuối cùng của thế kỷ qua nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa từ các quốc gia bị coi là thù địch với Mỹ. Để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ đã đổ hàng chục tỷ USD cho việc nghiên cứu, tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn trên không. Mỹ đã đặt 16 tên lửa đánh chặn tại Alaxca và Caliphoocnia, số lượng tên lửa đánh chặn này dự định sẽ còn tăng lên 40 vào năm 2001 đồng thời Mỹ ráo riết lôi kéo nhiều nước tham gia vào hệ thống này bởi nhiều nước tham gia đồng nghĩa với việc nước Mỹ được bảo vệ từ xa.. Những bước đi của Mỹ đã làm cho cộng đồng quốc tế sống trong sự quan ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới và sự quan ngại đó vẫn chưa có điểm dừng khi mấy tháng đầu năm nay Mỹ đã xúc tiến các kế hoạch thúc đẩy tiến trình đàm phán với Balan và Sec về việc triển khai 10 tên lửa đánh chặn tại Balan và hệ thống ra đa cảnh giới tại Sec với chi phí hàng tỷ USD. Chưa hết Mỹ còn không dấu ý định muốn thành lập thêm hệ thống rada tại các nước Capcado ?" Vùng đất áp sát biên giới Nga về phía Tây Nam. Những động thái này của Mỹ theo các nhà phân tích: ?oĐang chọc tức Nga một cách không cần thiết?. Chiến tranh lạnh gần như không được nhắc tới tại châu Âu suốt thời gian qua thì hôm nay nó lại được thường xuyên cập nhật mỗi khi người ta nói đến kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu lục này. Báo chí châu Âu đông loạt bình luận, rằng Mỹ đang khởi động lại cuộc chiến tranh lạnh tại châu Âu.
  3. chagiakovo

    chagiakovo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    ĐẾN NHỮNG TUYÊN BỐ ĐÁP TRẢ CỦA NGA
    Cho dù Mỹ khăng khăng lý sự rằng hệ thống này không nhằm vào Nga mà chỉ để đánh chặn các cuộc tấn công tên lửa từ Iran và CHDCND Triều Tiên thì Nga trước sau khẳng định việc Mỹ đơn phương triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Balan và Séc sẽ phá vỡ thế cân bằng chiến lược hiện nay trên thế giới và là mối đe doạ trực tiếp tới an ninh của Nga. Theo Nga, kế hoạch của Mỹ trước hết không mang tính thuyết phục bởi cả 2 nước trên đều không có tên lửa đạn đạo thì làm sao có thể đe doạ Mỹ và các đồng minh của Mỹ? Thứ đến, việc triển khai kế hoạch này tức là Mỹ đã đổ lên vai châu Âu trong đó có Nga gánh nặng thảm hoạ khôn lường về kinh tế. Ngoài ra hệ thống này không hiệu quả bởi nó chẳng thể ngăn chặn được các vũ khí huỷ diệt hàng loạt một khi chúng được thực hiện bằng các phương tiện thông thường như máy bay, tàu chiến, tên lửa tầm thấp? hay đơn giản là các hoạt động khủng bố cảm tử. Hơn nũa, Nga có thể vô hiệu hoá hệ thống phòn thủ tên lửa của Mỹ bằng cách di chuyển địa điểm đặt các bệ phóng tên lửa của mình từ lãnh thổ châu Âu sang vùng Uran hay Xiberi.
    Bác bỏ kế hoạch của Mỹ và cáo buộc Mỹ đơn phương châm ngòi cho một vòng chạy đua vũ trang mới, Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo: ?onước Nga sẽ đáp trả kế hoạch của Mỹ một cách không tương xứng nhưng có hiệu quả cao?. Nga tuyên bố chi 189 tỷ USD cho chương trình hiện đại hoá quân đội trong giai đoạn 2007-2015. Ngân sách quốc phòng của Nga hiện tăng lên 31 tỉ USD (gấp 4 lần năm 2001) và là mức chi tiêu cho quốc phòng lớn nhất của Nga kể từ năm 1991. Năm 2007 quân đội Nga sẽ được trang bị thêm 17 tên lửa đạn đạo mới Topol-M, loại tên lửa mới được xem là niềm tự hào về sức mạnh hạt nhân của Nga có khả năm xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ. Tổng số tên lửa Topol-M được đặt ngầm dưới đất và trên các xe di động theo kế hoạch sẽ tăng lên co số 80 vào năm 2015. Hiện Nga đang gấp rút nghiên cứu triển khai một hệ thống vũ khí chiến lược hoàn toàn mới cho phép tên lửa đạn đạo thay đổi đường bay một cách nhanh chóng. Cùng lúc hội đồng an ninh Nga do tổng thống Putin đứng đầu đã tuyên bố về việc soạn thảo một học thuyết quân sự mới để đối phó với việc tăng cường sức mạnh quân sự của phương Tây trong thời gian gần đây. Trang Web của Bộ Ngoại giao Nga còn phát đi một tuyên bố thẳng thừng rằng: quan hệ của Nga với bất kỳ nước nào trong khu vực cũng sẽ trở lên xâu đi nếu nước đó có ý định dù chỉ là xem xét kế hoạch của Mỹ. Thậm chí lời cảnh báo của Nga còn có địa chỉ rõ ràng là ?oBalan và Séc có thể trở thành mục tiêu của tên lửa Nga nếu hai nước này tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ?
    (Còn tiếp)

Chia sẻ trang này