1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Tresnhia - Dấu hỏi về khả năng tác chiến của quân đội Nga ???

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi mytam81, 29/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Thực ra lâu nay VN quen thân với Nga nên đánh giá không khách quan về Chenia đấy thôi. Với 1 số nước thì coi quân Chenia là phiến loạn nhưng lại có rất nhiều dân Checnia đó là chiến tranh "giữ nước". Bởi thế không thể khuất phục được dân tộc ấy nếu không hiểu bản chất cuộc chiến.
    Đặc tính dân Cacapzơ là vô cùng kiên cường và thiện chiến. Lịch sử đã chứng minh dân Cacapzơ là 1 trong những dân tộc dũng cảm và thiện chiến nhất TG và nếu họ quyết đánh đến chết thì bất cứ quân đội nước nào cũng gặp tổn thất nói gì đến Nga đã yếu kém nhiều.
    Bác nào thử post lại quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc Chenia cho đến trước CM tháng 10 giúp em với. Em vẫn không rõ cuộc chiến đó là dẹp phản loạn hay chiến tranh dành độc lập vậy? Nếu là chiến tranh dành độc lập dân tộc thì chẳng bao giờ Nga thắng được mất !
    Tóm lại theo em cuộc chiến đó cuối cùng chỉ có thể giải quyết bằng thương lượng chứ đánh chiếm không được. Duy nhất thời liên bang Xô viết là LX bình định được toàn bộ 15 nước cộng hoà và Đông Âu nhưng thời đó xa rồi và đi ngược lại quy luật LS nên cuối cùng thất bại.
    Nước Nga sẽ phải chấp nhận Checnia nhưng ở mức độ nhất định mà thôi ( chắc là cộng hoà tự trị dạnh nào đó ).
    Mỹ đã từng không thắng VN thì Nga không thắng Checnia có điểm nào giống và khác nhau không? Bác nào giúp em với !
  2. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Chechen có lịch sử chống ngoại xâm lâu đời, từ những thế kỷ 15 chống Thổ Ottoman, sau đó đến TK 19 thì rơi vào tay nước Nga sau cuộc chiến Nga-Thổ .
    Mansur Ushurma đã từng muốn thành lập một nước Hồi giáo độc lập nhưng ko thành công .
  3. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại thì Chéc-chen cũng đã là nước Cộng hoà tự trị thuộc Liên bang Nga rồi đấy bác!
  4. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Thiếu tướng dù đấy là Dudaev, Tổng thống tự phong đầu tiên của Chesnia, từng chiến đấu và khá nổi danh ở Afghanistan. Chết vì bị trúng tên lửa của Nga.
    Phim Pota 9 là nói về lính dù, đóng ở một căn cứ không quân, nhưng do yêu cầu nhiệm vụ là giữ chốt nên đánh nhau cũng chẳng khác gì bộ binh thường!
    VTC chiếu đi chiếu lại mấy lần phim truyền hình "Đặc nhiệm" của Nga về chiến tranh ở Chesnia, dài mấy tập đấy! Thấy dựng có vẻ cũng trung thực, nói cả chuyện lính Nga tham tiền, bán cả tên lửa phòng không xịn cho phiến quân Chesnia, bắn rơi cả SU của quân đội Liên bang, làm anh em đặc nhiệm đi cứu phi công gian khổ muốn chết, lúc gặp thì phi công sống sót dek tin là lính nhà, cứ rút súng bắn lại chiu chíu. Lính đặc nhiệm nói cả tên chỉ huy, phiên hiệu, tên bố mẹ phi công mà cũng không được, lại còn bị chửi là "chúng mày đã có thông tin về đường bay của tao thì làm không moi thêm được mấy thông tin đó". Sau phải lừa đánh lạc hướng mãi mới cướp được khẩu súng của phi công.
    Ấn tượng nhất cái đoạn lính đặc nhiệm truy tìm được cái xe chở tên lửa bị tuồn ra ngoài. Phát hiện được xe, tra hỏi cái thằng đặc tình của phiên quân xong rồi lại cười chào rồi cho đi! Mấy chú lính hỏi chú đội trưởng: "Nó giấu tên lửa trong xe, sao không bắt?" Đội trưởng trả lời: "Bắt nó, nó cãi là không biết ai nhét tên lửa vào xe nó, ra tòa tranh luận phiền phức lắm". Xong rồi tặc lưỡi nhìn cái xe đi qua mà nói thêm: "Có điều đoạn đường này xấu lắm, xe đi xóc thế chở tên lửa không an toàn". Cười cười nói nói mấy câu, cái xe phiến quân đi vừa khuất tầm nhìn thì nổ tung! Hóa ra mấy ông đặc nhiệm Nga giải quyết kiểu con nhà lính thời chiến, tranh thủ lúc khám xe, gài luôn 1 quả mìn hẹn giờ vào gầm!
    Xem đoạn này, thấy tiếc 2 quả tên lửa đó quá Loại xịn bắn rơi được cả SU27 mà các ông ấy coi như 2 que diêm vậy
  5. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Bọn đấy nó ăn cắp cả 1 kho đầy tên lửa, tìm lại được kho là mừng rồi, tiếc gì 2 quả tên lửa mà để sổng mấy thằng đó
  6. dientu

    dientu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Nghe bà con nói Pota 9 hay quá, kiếm hoài trên internet mới thấy có DVDrip, rapidshare :
    Part 1 (http://rapidshare.de/files/17310938/9-POTA.part1.rar ),Part 2 (http://rapidshare.de/files/17310957/9-POTA.part2.rar ),Part 3 (http://rapidshare.de/files/17310972/9-POTA.part3.rar ),Part 4 (http://rapidshare.de/files/17310488/9-POTA.part4.rar ),Part 5 (http://rapidshare.de/files/17310961/9-POTA.part5.rar ),Part 6 (http://rapidshare.de/files/17310968/9-POTA.part6.rar ),Part 7 (http://rapidshare.de/files/17310344/9-POTA.part7.rar )
    Chưa down được hết, lính Nga bị giết trong film trailer ko ghê như cảnh du kích Chesnia quay lại cảnh cook lính Nga
    Được dientu sửa chữa / chuyển vào 04:07 ngày 08/07/2006
  7. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Không thể so sánh cuộc chiến của Nga ở Checnya với cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN được.
    Cuộc chiến của Nga ở Checnya có thể so sánh với cuộc nội chiến Nam-Bắc của Mỹ, đó là 1 cuộc chiến tranh thống nhất đất nước dù được nguỵ trang dưới cái tên khác nhau
    Cả nước Mỹ thời đó và Nga thời nay đều đã phải dùng đến biện pháp vũ lực đẻ thống nhất dất nuớc,đây là điều đương nhiên mà bất kỳ 1 nhà nước trung ương nào cũng phải làm, bởi vì trong điều kiện mà kinh tế thị trường chưa phát triển đủ mạnh và đồng đều để có thể thống nhất đất nuớc bằng kinh tế (như phương Tây hiện nay ) thì vũ lực là biện pháp bắt buộc phải dùng nếu không muon đất nước của mình bị tan rã. Tất nhiên vũ lực chỉ dùng trong lúc này thôi, về lâu dài, khi mà kinh tế thị trưiong phát triển đủ đến mức tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ về quyền lợi giũa các thành phàn trong nước, giống như phương Tây hiện nay, thì vũ lực không cần thiết nữa.
    Khi đã buộc phải dùng biện pháp vũ lực thì thế nào chả có thiệt hại, chết chóc, hy sinh, thế nào chả có thường dân vô tội chết oan. Phương Tây họ kêu gào là vì họ có dụng ý của họ, chú nào chỉ biết nhai đi nhai lại thì chỉ là cái mõ tuyên truyền không công cho họ thôi.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    1. Vào khoảng 1000 năm trước CN, vùng này bắt đầu xuất hiệc các bộ lạc, gọi là Nachska, có tiếng nói và chữ viết riêng.
    2. Vào khoảng thế kỷ VII trước CN, bị người Skif chiếm đóng sau đó là Scyt i Sauromat thành ra văn hóa lẫn lộn, mang đậm nét Trung Đông. Nhà nước Kaukaz có từ đó, thực sự là 1 bộ lạc hơn là 1 quốc gia. Khi người Mông Cổ qua vùng này, lại lập nên 1 nhà nước Mông Cổ tại đây, hòa với người bản xứ.
    3. Vào thế kỷ XVI, mong kiểm soát được con đường buôn bán sang Trung Đông và chống lại sự tấn công của Tatar ( gốc Mông Cổ ), Nga tấn công. Năm 1552, Ivan I Grozny chiếm được Czechnya. Sau đó, vùng này là nơi tranh dành của 3 nước : Nga, Thổ và Persia, tuy nhiên vẫn để cho người bản xứ tự trị, chỉ bắt cống nộp cho 1 trong 3 nước, tuỳ theo vùng.
    4. Năm 1722, Sa hoàng Piotr I đẩy lùi người Thổ ra khỏi đây, nhưng vẫn không nhập được vào lãnh thổ Nga do gặp phải sự chống đối quyết liệt của dân bản xứ, nên lập ra chế độ bảo trợ của Nga ở đây.
    5. Năm 1830-1832, Gazi Muhammad ibi Ismail al-Dzimrawi al-Dagistani khởi nghĩa, tìm cách thoát khỏi sự kìm kẹp của Nga, lập nên nhà nước đầu tiên. Sau đó là Taszo-Hadz 1835 - 1836 đã giải phong được Chechnya ra khỏi sự đô hộ của Nga
    6. Sau đó là chiến trang Nga - Chechnya, liên miên, mãi đến năm 1861 Nga mới tái chiếm được Chechnya. Nhưng sau đó lại chiến tranh du kích, đặc biệt là thời kỳ chiến tranh Nga-Thổ, 1877-1878. Sau thời kỳ này, Chechnya chỉ còn có 130.000 dân.
    7. Tháng 2 năm 1917, tranh thủ Nga có loạn, Chechnya nổi loạn. 3 tháng 3, Chechnya dành được độc lập. 20 tháng 9 năm 1917, lập ra Hiến Pháp. 1918, lại oánh nhau với Bônsevic, tức là Hồng quân Liên Xô. Tháng 11 năm 1918, Hồng quân chiếm lại Chechnya. 8-1-1918, khởi nghĩa của Denikin ( Bạch Nga ), 9-1919, lại giải phóng Chechnya, 1920, lại bị Nga chiếm lại, cứ thế giằng co nhau tới năm 1921 .
    8. Năm 1921, Chechnya và cả vùng Kaukaz được quyền tự trị nhưng phải nhập vào Liên Bang Nga, tuy nhiên vào những năm 1921-1923, quyền của Nga ở đây chỉ có trên danh nghĩa. Chiến tranh xảy ra liên tục, tính ra chỉ trong giai đoạn 1917-1923, tại vùng này, cả hai phía chết khoảng 3,8 triệu người, do chiến tranh, nạn đói và bệnh dịch ( chủ yếu là người bản xứ, riêng năm thời kỳ 1921-1922, dân số vùng Kaukaz từ 7.165.000 người tụt xuống còn 6.814.000. ) Chiến tranh kéo dài đến 1925 mới tạm ngưng.
    9. 1929-1930, lai tiếp tục khởi nghĩa. Sau khi dập tắt, Liên Xô bắt phải di cư khoảng 25% dân số vùng này sang nơi khác. 1932, lại đánh nhau. Mất quyền tự trị.
    10. 1943, Liên Xô lần hai bắt phải di cư khoảng 10% dân số.
    11. 16-7-1956, dành lại được quyền tự trị.
    12. 1985, bắt đầu đòi độc lập, đến 22-7-1988, đã thành lập xong 1 sô'' bộ máy hành chính cơ bản, 3-1990, chính thức đòi độc lập. 12-6-1990, tuyên bố độc lập, nhưng mãi đến 1-3-1992 mới thành lập được chính phủ, 17-3-1992 mới chính thức hoạt động.
    13. Từ 10-1991 đến mùa xuân 1993, Nga rút quân khỏi Chechnya, 26-11-1994, Nga quay lại tấn công Chechnya, do không đồng ý cho nước này độc lập hoàn toàn, lại lợi dụng việc Chechnya ủng hộ Abchazom chống lại Gruzia.
    14. 1994-1996, chiến tranh.
    Em copy từ Tathy của bác Dem sang cho nhanh. Để các bác tự xem nguồn gốc cuộc chiến đã rồi phán xét sau.
    Em xem trên net thấy quân Nga thảm sát dân Chesnia thì vụ Mỹ Lai ở VN còn gọi bằng cụ. Nói chung quân Nga hay Chesnia đều rất bạo tàn và đứng trên quan điểm nào mà nói thì sẽ thấy bên đó chính nghĩa thôi. Phiến quân hay quân cách mạng thì kệ mịa bọn nó tự giải quyết.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Em post nốt bài của Dem :
    1-2-1995, tướng Kwasznina lên làm chỉ huy quân Nga thay Anatolij Kulikow. Ngày 13-2, ông ta gặp Maschadow để ký hiệp ước tạm thời ngừng bắn đến 19-2 để chôn xác chết và trao đổi tù binh. Tuy nhiên,hiệp ước đó không được cả hai bên thực hiện, thậm chí cả việc sẽ ngồi vào đàm phán tiếp cũng không thành, do một "sự cố" là không hiểu tại sao các chốt của Nga không nhận được lệnh cho phép phái đoàn Chechnya đi qua để vào đàm phán.
    15/23-2-1995, Nga tấn công và chiếm được Argun. 28/30-3, Gudemes, 31-3, Szali. 7/8-4, Samaszki, Dawydienko i Nowyj-Jurt, 10-4, Aczchoj-Martan i Zakan-Jurt. Từ khoảng giữa tháng 4, Nga tấn công Bamut ở phía Tây Chechnya, nơi mà Basajew chỉ huy và làm Basajew bắt đầu nổi tiếng, do chủ trương kháng cự đến người cuối cùng. Cho đến giờ (2005), người Nga vẫn chưa hoàn toàn làm chủ vùng này.
    27-4-1995, Jelsyn tuyên bố đình chiến ở Chechnya, từ 28-4 đến 12-5, nhân dịp 50 năm ngày chiến thắng Phát Xít. Nhưng sau khi kết thúc, ngày 13-5, Nga bất ngờ thả bom trên diện rộng các làng mạc vùng phía nam Chechnya, ví dụ : Sierzen-Jurcie có 1200 căn nhà thì chỉ có 13 là nguyên vẹn. Sau đó liên tục dùng pháo bắn và máy bay thả bom vào các làng trên suốt dọc dải tây-nam Chechnya. Vì lẽ đó, chỉ huy quân sự vùng phía tây-nam Chechnya, Chamzat Gie,ajew, ngày 27-5 tuyên bố : nếu Nga không ngừng đánh bom các làng mạc dân thường người Chechnya, ông ta sẽ bắt đầu hành quyết tù binh. Phía Nga trả lời bằng việc tiếp tục thả bom rải thảm vào các làng xung quanh Wiedeno và Szatoj. Gie,ajew thực hiện lời tuyên bố và ngay sau đợt bom của Nga, hai sỹ quan Nga bị hành quyết. Đây là vụ hành quyết lính Nga đầu tiên. (và được biết đến ?)
    30-5-1995, các chỉ huy quân sự Chechnya đòi Dudajew phải đem chiến tranh lên đất Nga. Dudajew không đồng ý và cho rằng chuyện đó sẽ dẫn tới việc không thể kiểm soát được sự liều lĩnh và cuồng tín của giới :"tử vì đạo".
    3-6-1995, Nga chiếm được Wiedeno, sau đó tiến quân chiếm Szatoj và Chożaj-Jurt, ngày 13-6, chiếm được 2 nơi này. Đến đây, Nga đã chiếm được phần lớn lãnh thổ Chechnya, quân Chechnya bị dồn vào vùng núi và phải chuyển sang chiến tranh du kích. Tuy nhiên, do sự thả bom liên miên vào các làng mạc, phía Nga gây tổn thất nặng nề về mặt người và của cho dân Chechnya, tạo nên sự thù oán rất mạnh trong dân chúng. Lần đầu tiên, tại Chechnya xuất hiện các tổ chức dân sự cuồng tín chống lại Nga, được sự ủng hộ của các chỉ huy quân sự Chechnya, mặc dù cả Dudajew lẫn Maschadow đều phản đối, nhưng không kiểm soát nổi. Trong các đợt ném bom và xung đột từ 13/2 đến 13/6, có khoảng 8 ngàn lính và 30 ngàn dân thường Chechnya bị chết, một số lớn phải bỏ chạy sang các nước láng giềng, Chechnya chỉ còn lại khoảng 410-500 ngàn dân.
    14-6-1995, Szamil Basajew lần đầu tiên thực hiện một vụ khủng bố tại Stawropolski, 150 km cách biên giới Chechnya. Basajew vượt qua các trạm kiểm soát của Nga trong trang phục lính Nga, tấn công đồn công an và trụ sở ủy ban, làm chết 17 người dân thường, 29 công an, 8 lính Nga và 8 lính Chechnya. Sau đó Basajew rút vào bệnh viện, cố thủ trong đó, bắt theo khoảng 1200 con tin (trong đó có khoảng 450 nhân viên và 500 bệnh nhân), yêu cầu Jelsyn phải đối thoại với Dudajew. Jelsyn dường như không bận tâm tới tính mạng 1200 con tin, chỉ ra lệnh cho bộ Nội Vụ giải quyết việc này, rồi bay qua Canada tham dự cuộc họp G-7.
    Sau khi Jelsyn vắng mặt, quyền quyết định nằm trong tay Thủ Tướng Nga lúc bấy giờ là Chernomyrdin. Basajew cố thủ trong bệnh viện, đòi máy bay và tiền, đổi lại việc thả các con tin. Nga đem quân vây kín thành phố.
    17-6, lực lượng đặc nhiệm Nga "Alfa" 2 lần tấn công vào bệnh viện nhưng không thành công, được báo chí đăng là :" lộn xộn và thiếu tổ chức, coi thường chiến binh Chechnya.." làm chết khoảng hơn 100 con tin và vài chục lính, cả Nga cả Chechnya. Đêm 17-6, Chernomyrdin phải nhượng bộ, gọi điện đàm phán với Basajew, đề nghị ngừng bắn với Chechnya và bắt đầu đàm phán hòa bình, cho phép Basajew rút về Chechnya với điều kiện phải thả hết số con tin còn lại. Basajew trở nên nổi tiếng từ đây, trở thành thủ lĩnh của phe cực hữu cuồng tín ở Chechnya, và tiên phong cho phong trào mang chiến tranh vào đất Nga. Cũng do vụ này, Nga mới thấy được sự lỏng lẻo và vô trách nhiệm của bộ máy an ninh.
    19-6, bắt đầu tiến hành đàm phán hòa bình và ngừng bắn. Chechnya chịu giải tán các đơn vị du kích và giao nộp vũ khí, bù lại Nga sẽ rút quân, chỉ để lại 12 ngàn lính với vũ khí hạng nhẹ nhằm giữ gìn trật tự.
    21-6, hai bên ký được thỏa thuận đầu tiên. Nhưng ở chính trị ở nước Nga lại loạn. Ngay ngày hôm đó, Duma (quốc hội Nga) với đa số thuộc về Đảng Cộng Sản cũ bỏ phiếu chống lại chính phủ Chernomyrdin, buộc ông ta phải từ chức. Jelsyn với quyền Tổng Thổng phủ quyết quyết định này của quốc hội, đe dọa giải tán quốc hội. Ngay lập tức, Duma đòi truất quyền Tổng Thổng (impeachment), dựa vào việc Jelsyn phát động chiến tranh Chechnya năm 1994 vi phạm Hiến Pháp Nga, việc không quan tâm đến mạng sống của con tin mà ra lệnh tấn công bệnh viện ở Budionnowsk...Để làm dịu tình hình, Jelsyn buộc phải cắt chức một loạt quan chức cao cấp như Jurij Kuzniecow, thống đốc vùng Stawropolski...
    Theo thoả thuận, ngày 5-11 sẽ tiến hành bầu cử ở Chechnya. Sau đó quốc hội mới của Chechnya sẽ tổ chức bầu cử để quyết định lại thể chế.
    30-7, bộ trưởng bộ Nội Vụ Nga Anatolij Kulikow và đại diện Chechnya Usman Imajew ký hiệp ước đầu tiên về ngừng bắn. Tuy nhiên, hiệp ước này chỉ tồn tại trên giấy. Dudajew không đồng ý với các điều kiện trong hiệp ước, nên đã cắt chức Imajew. Phía Nga cũng chịu rút quân do sợ Chechnya sẽ tái chiếm lại và vẫn không chịu hủy chính phủ bù nhìn Chechnya do Nga dựng nên.
    16-8, phía Chechnya giao nộp vũ khí, nhưng rất ít và đa phần chỉ là vũ khí hạng nhẹ. Trong thời gian từ 30-7 đến 15-8, Chechnya vẫn không ngừng phát động chiến tranh du kích chống Nga, gây ra 200 vụ làm 10 lính Nga chết và 37 người bị thương. Từ 1-9 đến 16-9, xảy ra 408 vụ, làm 26 líng Nga chết và 153 bị thương.
    21-8, quân Chechnya không có lệnh của Maschadow đột nhiên tấn công chiếm Argun. Jelsyn chỉ đạo cho Olega Lobow, trưởng phòng An ninh Nga phải bằng mọi cách gạt Dudajew ra khỏi chính trường Chechnya.
    6-10, tướng Nga Romanow, chỉ huy chính của Nga tại Chechnya, người chủ trương hòa bình với Chechnya bị đánh bom trọng thương (báo chí Nga thì bảo đó là Dudajew , báo chí phương Tây thì bảo là do đặc nhiệm Nga - cái này em xin để các bác tự phán xét). Nga nhân cớ đó, huỷ đàm phán và bầu cử tháng 11.
  10. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Dzokha Duayev, tổng thống đầu tiên của Tchechenie chưa bao giờ làm sĩ quan dù cả. Từng phục vụ trong lực lượng không quân ném bom, học trường không quân Gagarin, sau tham gia chỉ huy căn cứ không quân chiến lược Tatu, Estonie.
    Cấp cao nhất trong quân đội Soviet ông ta giữ là thiếu tướng không quân.

Chia sẻ trang này