1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến trong thành phố.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi taymonthieugia, 03/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. taymonthieugia

    taymonthieugia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến trong thành phố.

    Chào các bạn ! Tôi xin nêu lên một chủ đề mới mong các bạn trao đổi thêm cho diển đàn thêm phong phú.

    Giả định Liên quân tiến vào thành phố để tiến chiếm, lúc bấy giờ quân Iraq sẽ chia ra từng cụm nhỏ để phòng thủ nhằm tiêu hao lực lượng của liên quân và kéo dài cuộc chiến. Cách đánh của quân Iraq sẽ cố thủ từng gốc phố và sử dụng vủ khí chủ yếu là loại nhẹ và cơ động. Bởi vì các loại vủ khí hạng nặng (xe tăng, trọng pháo..)không thể nào phát huy tác dụng được và sẽ trở thành miếng mồi ngon cho vủ khí chính xác kỷ thuật cao của liên quân. Nhưng việc cố thủ cũng không thể kéo dài mãi nếu không được tiếp tế lương thực, đạn dược, liên lạc tốt... Tuy nhiên việc này có thể kéo dài một chút nếu được người dân nhiệt tình giúp đở( khả năng này còn đang xem xét) và ý chí của người lính.

    Thế còn cách đánh của liên quân thì sao? Trước hết là với ưu thế về kỷ thuật thì Liên quân sẽ chọn tấn công vào ban đêm khi áp sát thành phố. Với các trang bị kính nhìn đêm sẽ là ưu thế rất lớn cho liên quân khi giao tranh và sẽ giảm được tổn thất cho liên quân. Bước kế tiếp sẽ cho lực lượng biệt kích đặc biệt dùng trực thăng đổ bộ tiến chiếm các cao điểm trong thành phố các gốc ngã tư giao lộ nhằm khống chế những khu vực nhỏ. Khi lực lượng chính quy tiến vào thành phố kết hợp hổ trợ lẩn nhau giửa bộ binh xe -tăng, thiết giáp cùng trực thăng vủ trang đồng loạt tấn công để loạt bỏ nhửng ụ đề kháng. Đồng thời sử dụng tin tình báo bằng nhiều kênh sử dụng lực lượng Delta ,SAS để săn lùng bắt hoặc giết các cấp chỉ huy của quân Iraq khả năng bắt giử sẽ mang lại nhửng thông tin cần thiết qua khai thác. Việc bao vây thành phố cũng chặt chẻ nhưng củng nên để một cửa cho quân Iraq thoát theo một hướng nào đó nhằm mục đích tách quân Iraq ra khỏi dân chúng nhằm giảm bớt nhửng cuộc giao tranh gây ra thương vong cho dân chúng. Lúc bấy gờ thì dứt điểm luôn. Mối ưu tư nhất của liên quân là khả năng quân Iraq khi ở bước cùng đường thì chơi liều thả vủ khí hóa sinh, lúc bấy giờ mới là thảm họa. Việc này chỉ ngăn bước tiến của liên quân nhất thời thôi chứ không thể vĩnh viển, vì liên quân trước khi tấn công củng đả tiên liệu trang bị cho bộ binh mặt nạ chống độc. Còn người thả vủ khí hoá sinh củng chạy mất tiêu chứ không dại gì ở lại hít khói độc, thảm sát người dân sẽ diển ra rất lớn vì họ không có gì để phòng chống. Và hậu quả là không chỉ liên quân một số nước đánh Iraq mà là nhiều nước bề hội đồng đánh Iraq lúc bấy giờ tan rả nhanh chónh hơn. Cuối cùng cuộc chiến được hợp pháp hóa.

    Tóm lại yếu tố quyết định S.Hussein sống hay chết là do phản ứng của người dân Iraq thôi.

    Tin mới nhận trên Vnexpress.net thì Pháp, Đức trở cờ ủng hộ cuộc chiến mau kết thúc. khó khăn của S. Hussein ngày càng lớn.
  2. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Chẳng quý gì tụi mẽo nhưng tôi thấy Iraq chẳng có cơ hội nào cả! Thành phố luôn là thế mạnh của người Mỹ từ trước đến giờ!
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Chưa biết chắc .Bạn có nghe cụm từ cụm kháng cự và ổ kháng cự chưa .Đó là 2 thứ nguy hiểm nhất trong TP đấy .Đang đi trong TP tự nhiên từ 1 cửa sổ mở hé nào đó 1 cây súng tỉa và .................... hay tự nhiên bị 1 loạt trung liên quét ngang từ khắp phía .Địch thủ núp dưới cống ,núp trên các cửa sổ .... khó khăn đấy trong khi người Mỉ không được bắn quá bậy bạ và tầm hoả lực khi đang đi dưới đất hạn chết hơn bọn trên nóc nhà me sẳn chứ .
    Thảm hoạ đấy nhưng bao vây đánh phá lâu dài đánh từng cụm tiêu diệt bộ phận thì chắc được nhưng ai biết đau đó là kế Mời Địch Vào Thành của Sadam.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác Khánh có thể tham khảo BBC. Từ hôm nay sẽ có một chuyên đề trình bầy rất đẹp ở đó, trấn an mọi người về CTĐP.
    Nam Cực đã một lần cho địch vào thành. 12/1946-3/1947. Trong khi đó những hạt mầm của các binh đoàn hùng mạnh sau này rút lên núi.
    Các nước lớn. từ khi có xe tăng, đều biết đây là những trận chiến mà vũ khí hiện đại, được thiết kế để đại chiến trên bãi chiến trường, bị các vũ khí có độ chính thấp và tầm ngắn giảm giá trị trong "chiến phố".
    Thực ra cũng không nhiều ví dụ:
    Stalingrad.
    Beclin,1945.
    Huế.
    Checnhia,1994.
    Checnhia, sau này.
    Tất cả đều ghi dấu những tổn thất to lớn của quân tấn công dùng tăng.
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Do thái vẫn đưa xe tăng vào đô thị đấy thôi! Chắc lần này Mỹ sẽ dùng kinh nghiệm của tụi này!
  6. nguoiradikhongve

    nguoiradikhongve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    hahà,nói cái chuyện này vui đấy.
    Tại sao các bác cứ đưa cái thành phố ra mà cho là cản bưóc quân Anh Mỹ,nếu thật sự có thể cản được buớc itiến của Anh ,Mỹ,hoạ chăng chỉ có địa hình sông nước,rừng núi như ỏ VN thì còn có khả năng cản được ,còn baghdah là con số không.Tại sao?
    1.Mấy chú liên quân không dại gì mà đánh vào thành phố mà chỉ cần chơi cái bài học đơn giản là dội bom liên tục,pháo kích dài hạn từ các phía,chỉ chừa lại một con đường duy nhất cho dân thường chạy thoát,khi đó kiểm soát cũng dễ dàng hơn.Baghdah xin thưa nhỏ xíu,chỉ cần dội B52 liên tục,kết hợp với các loại pháo,tên lửa hành trình,đánh cho vệ binh cộng hoà không còn công sự mà núp thì lấy gì mà bắn tỉa.
    2.Mỹ có một đồng minh chuyên đánh trong thành phố là Israel,chú này thì chơi hơi khác tý,tức là sau khi oanh tạc đã đời thì cho xe ủi bọc thép lại dọn tiếp những chướng ngại vật còn lại,đi theo sau là bộ binh và tăng.
    Kết hợp 2 trường phái,cứ đánh thủng thỉnh chừng 1 tháng là baghdah thành một bình địa,tiện việc xây dựng mới
    Không thể liên hệ badagh bây giờ với trận quyết tử ở Hà nội năm 46 được vì đơn giản là Pháp hồi đó không có khả năng về vũ khí để có thể dọn dẹp sạch sẽ chướng ngại vật như bây giờ,cho nên cái cảnh nhu bác Antey nói lâu lâu bỗng nhiên có cái cửa sô mở ra kèm theo một tràng AK là rất khó xảy ra ở Badagh.
  7. toosonet

    toosonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2001
    Bài viết:
    4.042
    Đã được thích:
    0
    Làm gì có chuyện như thế, bác! . Chẳng nhẽ lại san Baghdad thành bình địa, "Biến Baghdad quay trở về thời kì đồ đá" . Bọn nó bây giờ không dám tuyên bố láo lếu thế như với Hà Nội hồi trước đâu. Tức là nó không dám san thành bình địa Baghdad đâu. Tức là vẫn có thể mở cửa sổ ra mà lia AK
    Chữ ký không hợp lệ!
  8. tac-ke

    tac-ke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    theo tôi thì bất cứ cuộc chiến nào cũng cần có dân chúng ủng hộ nếu thực sự dân iraq ủng hộ Sh đến thế thì dúng là thảm hoạ cho lính liên quân nếu tiến vào thành phố có 2 cách theo các bác nói ở trên thì việc dùng vũ khí chính xác trong cuộc chiến đường phố là hạn chế và không thiết thực cách hai là đi đến đâu ủi đến đó thì liệu phải mất bao lâu mới phá được thành phố 5 triệu dân này chắc là nhân dân mỹ và anh chả có đủ kiên nhẫn đợi đến đó còn việc isaren làm được việc đó là do người palextin ở trong các khu định cư như kiểu khu ổ chuột và sức mạnh quân đội của palẽtin cũng không thể nào so sánh với VBCH vì vậy theo tôi mỹ muốn chiến thắng trong trận chiến thành phố chỉ còn cách dùng đòn tâm lý để nhân dân đứng về phía mỹ may ra mới có cơ hội thắng nhanh và không phải tốn nhiều máu
  9. robot2051

    robot2051 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0

    Chiến thuật chiến đấu trong đô thị được nhắc đến nhiều, khi liên quân do Mỹ cầm đầu đang trên đường tới Baghdad. Nhiều khả năng quân đội Iraq sẽ sử dụng địa hình thành phố để chống trả cuộc tấn công của lực lượng bộ binh Mỹ - Anh.
    Dưới đây là sơ lược về chiến thuật đô thị của quân đội Mỹ, chủ yếu dựa vào sức tấn công của xe tăng Bradley.

    - Xe tăng Bradley tiến với tốc độ 70km/h, chở lính bộ binh tới chiến địa, những người này ra khỏi chiến xa khi còn cách đối phương vài chục mét.
    - 4 chiếc Bradley tạo thành một trung đội, mỗi tăng chở một tiểu đội 6 binh sĩ. Trung đội tăng cùng tới một địa điểm, hai tiểu đội binh sĩ ra khỏi xe, tấn công từ phía sau hai chiến xa còn lại.
    - Hai chiếc tăng đầu tiên đứng tại chỗ, với pháo 25 mm sẵn sàng nhả đạn chứa uranium nghèo, có khả năng xuyên thép. Xe tăng Bradley còn được trang bị súng máy hạng nặng và hai tên lửa chống tăng.
    - Hai chiếc Bradley còn lại tiến dần tới mục tiêu, trong khi hai tiểu đội bộ binh chạy song song hai bên. Khi đã tới mục tiêu, nắp tăng bật mở và 12 binh sĩ trên xe xông ra. Cả trung đội sẵn sàng xâm nhập một toà nhà hay kiểm soát một con phố nhỏ.
    - Mỗi binh sĩ mang nhiều loại vũ khí - súng ngắn, tiểu liêu M-16A4 hoặc M-4, súng phóng lựu, hoặc súng máy M-249. Tiểu liên và súng máy đều có kính ngắm laser, có thể nhìn xuyên đêm giúp nhằm trúng mục tiêu.
    - Xe tăng Bradley có hệ thống định ảnh dùng nhiệt, nhằm trúng mục tiêu ở khoảng cách 3.000 yard.

    LEARNING BY
    MISTAKE
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác lại đọc mấy phóng viên mới biết súng rồi.
    Bác nên đọc BBC thì hơn.
    Đạn Uranium chống tăng thì tốt, xuyên bêtông 8 mét. Nhưng sau khi xuyên không bằng quả lựu đạn. Tướng Mỹ tính như bác thì Mỹ chết chắc rồi

Chia sẻ trang này