1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời của Mặt Trời - Ông vua của Thái dương hệ!!!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi dinosaur, 03/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Cuộc đời của Mặt Trời - Ông vua của Thái dương hệ!!!


    Giới Thiệu

    Vào khoảng 5 tỉ năm về trước,1 lương khổng lồ bụi và hơi nước trôi dạt giữa những ngôi sao của thiên hà chúng ta. Sau đó đám mây từ từ cô đọng lại về 1 điểm trung tâm. Trong đám mây xảy ra nhiều va chạm dữ dội.... Sau vài ngàn năm va chạm, lực hút trọng trường nội tại được cân bằng bởi áp suất bên ngoài trung tâm nóng của đám mây và sự va chạm chấm dứt. Mặt trời nguyên thủy của chúng ta được hình thành ngay sau thời điểm này.
    Mặt trời(MT) của chúng ta được tạo ra vào khoảng 4,5 tỉ năm trước. Thái Dương hệ của chúng ta nằm ở gần 1 cái chân của thiên hà Milky Way chúng ta đang ở, thiên hà của chúng ta cũng thực hiện chuyển động tự quay quanh tâm của nó (giống như khi bạn quấy 1 ly sữa, vậy nên mới có tên gọi Milky Way). Thời gian để hoàn thành 1 chu kì này là 200 triệu năm theo "năm Trái Đất". Nếu chúng ta so sánh tuổi của MT với "năm MT" (thời gian để cho mặt trời hoàn tất 1 chu kì quanh tâm của thiên hà) thì hiện tại MT đã hoàn thành 22 chu kì và đang tiếp tục 1 chu kì khác => MT của chúng ta đã được khoảng 22 tuổi rưỡi.

    Mặt trời trong Thái Dương hệ

    MT của chúng ta chiếm 99.8 % khối lượng của cả Thái Dương hệ. Nó được phân loại là loại ngôi sao G2 và là 1 trong hơn 100 tỉ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. Thứ tự phân loại gồm: O, B, A, F, G, K và M với O là loại nóng nhất và M là loại lạnh nhất (tính theo nhiệt độ mà nó tự phát ra)
    MT hiện tại có khoảng 75% Hydro và 25% Heli theo khối lượng (hoặc 92.1% Hydro và 7.8% Heli theo số lượng nguyên tử). Sự thay đổi diễn ra chậm chạp từ hydro sang Heli trong nhân của MT.
    (Còn tiếp...)
    Nhân tiện bác nào cho hỏi làm sao để chèn ảnh từ máy vào bài vậy ??? Tôi còn muốn type nữa cơ nhưng mà không biết chèn ảnh thế nào cả.

    Âu Dương Lôi
  2. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Các bác ủng hộ bác Dinosaur với chứ!
    Bác tiếp tục viết đi, sao không thấy bác đề cập đến cái chết hoành tráng của ông vua này? Về việc post ảnh thì hiện nay chức năng này của ttvnonline.com đang bị khoá, không biết khi nào mới mở lại. Nếu có thì ngay bên dưới bài viết sẽ có dấu hiệu một cái ghim giấy, bác click vào đó là sẽ được hướng dẫn các bước tiếp theo. Hiện nay tôi cũng đang chờ được post ảnh trở lại.

    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  3. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Chán quá, định post ảnh cho các bác xem mà không được. Thôi các bác xem tạm văn khô tại vậy. Khi nào post ảnh được em post sau.
    Ánh sáng từ đâu đến ?
    Ánh sáng được tạo ra từ phản ứng hạt nhân bên trong MT. Có 2 loại phản ứng:
    Loại 1 - dây chuyền proton - proton: Đầu tiên 2 nhân hydro (proton) kết hợp với nhau tạo thành 1 proton và 1 neutron (được gọi là hạt deuteron), phát ra 1 hạt neutrino năng lượng thấp và 1 hạt positron (e+). Sau đó 1 hạt proton khác kết hợp với hạt deuteron tạo ra Heli-3 (2 proton và 1 neutron) đồng thời thải bớt năng lượng dưới dạng tia gamma. Cuối cùng 2 heli-3 kết hợp tạo ra 1 Heli-4 và 2 nhân proton.
    Loại 2 - phản ứng beri-boron: trong phản ứng này 1 heli-3 kết hợp với 1 Heli-4 tạo ra Beri-7(4 proton và 3 neutron) sinh ra năng lượng dưới dạng tia gamma. Sau đó 1 proton đập vào hạt Beri-7 tạo thành hạt Beri-8 (5 proton và 3 neutron) tạo ra tia gamma lần nữa. Sau đó Beri-8 bắn ra 1 hạt positron(e+) và chuyển sang Boron-8 (4 proton, 4 neutron). Cuối cùng Boron-8 phân thành 2 nguyên tử Heli-4.
    Trong mỗi giây, MT chuyển 635 triệu tấn khí Hydro sang 630 triệu tấn khí Heli. Phần khối lượng bị mất chuyển hóa thành năng lương theo công thức E=mc2 . Và 70 tỉ hạt neutrino xuyên qua mỗi cm vuông của Trái đất qua mỗi giây.
    Phản ứng loại 2 sinh ra nhiều năng lượng hơn vậy ta cũng có thể giả thiết rằng MT trời hiện tại sáng hơn MT nguyên thủy.
    MT trong "thời thơ ấu"
    Khi MT nguyên thủy được sinh ra, nó là 1 ngôi sao khác so với bây giờ. Độ sáng của nó chỉ khoảng 70% so với hiện tại. Nhiệt độ bề mặt của MT hiện tại cũng cao hơn rất nhiều so với MT nguyên thủy, đây là điều kiện để cho các PƯ trong MT diễn ra nhanh hơn.
    1 điều quan trọng là các ngôi sao khác quanh Thái Dương hệ tự quay nhanh hơn MT rất nhiều mặc dù chúng có cùng khối lượng, độ lớn và nhiệt độ bề mặt. Theo đó người ta dự đoán rằng vào khoảng 500 triệu năm tuổi (theo năm trái đất), MT tự quay với tốc độ khoảng gấp 3 lần hiện tại. Vậy MT nó chỉ cần 9 ngày để hoành thành 1 chu kì tự quay so với hiện tại là 27 ngày.
    Tương lai của MT
    MT sẽ tiếp tục chiếu sáng khoảng 5 tỉ năm nữa trước khi thay đổi.
    _ Khi MT được sinh ra, nó có nhiệt độ bề mặt khoảng 6500 độ K.
    _ Hiện tại MT có đường kính khoảng 6% lớn hơn và 300 độ K cao hơn và 40% sáng hơn khi nó bắt đầu cuộc sống của nó.
    _ MT sẽ tiếp tục chiếu sáng và khoảng 1,5 tỉ năm nữakể từ bây giờ. Khi MT khoảng 6 tỉ năm tuổi (hay là 30 tuổi theo năm MT), độ sáng của nó vào khoảng 15% sáng hơn hiện tại. Và đó là lần cuối cùng các bạn nhình thấy băng và tuyết trên Trái đất. Băng ở 2 địa cực sẽ tan chảy ra làm mực nước biển dâng lên khoảng vài trăm feet và khí hậu của vùng bắc Canada sẽ tương tự như phía nam Arizona hiện tại .
    _ Vào thời điểm MT khoảng 10 tỉ năm tuổi (50 tuổi theo năm MT), nó có độ sáng gấp đôi và có bán kính khoảng 40% lớn hơn hiện tại. Vào thời gian này. MT đã sử dụng hết Hydro mà nó có trong nhân của nó và các PƯ hạt nhân trong nhân MT cũng chấm dứt. Như là 1 hệ quả, nhân của MT sẽ thu nhỏ lại và sẽ không có đủ áp lực để kiềm chế khối lượng của các lớp vỏ bên ngoài. Năng lượng trọng lực được giải phóng trong khối nhân bị thu nhỏ sẽ làm nhiệt độ của cả các lớp vỏ và nhân MT tăng lên. Theo đó Hydro cháy sẽ được giữ trong lớp vỏ đầu tiên bao quanh nhân MT mặc dù các phản ứng hạt nhân đã kết thúc trong nhân MT. "Lớp vỏ cháy" này là nguyên nhân khiến cho MT tiếp tục tăng kích cỡ.....
    (Còn tiếp...Type nhiều quá các bác lại ngán không đọc)
    Âu Dương Lôi
    Được sửa chữa bởi - dinosaur vào 05/05/2002 09:38
  4. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo trên)
    _ 1.5 tỉ năm sau nữa, đường kính của MT sẽ tăng lên bằng 3.3 lần so với bây giờ trong khi nhiệt độ bề mặt của MT lại rơi xuống vào khoảng 4300 độ K. Tuy nhiên, độ sáng của MT không giảm đi mà lại tăng lên hơn gấp 3 lần so với hiện tại. Vì vậy, nhiệt độ của bề mặt Trái đất sẽ ở vào khoảng 100 độ C nóng hơn bây giờ, điều đó có nghĩa là toàn bộ đại dương rộng lớn của chúng ta sẽ bị bốc hơi hoàn toàn và đó là dấu chấm hết cho mọi sự sống trên Trái đất. tại thời điểm này, MT đã trở thành 1 tiền người khổng lồ đỏ (Red Sub-giant).( Người khổng lồ đỏ là tên gọi khoa học đối với những ngôi sao có kích thước cực lớn và có màu đỏ).
    _ Trải qua 250 triệu năm sau, Mt sẽ hoàn toàn trở thành 1 Người khổng lồ đỏ (Red giant). MT lúc đó sẽ có màu đỏ sậm, khoảng 3500 độ K ở bề mặt và bán kính khoảng 100 lần lớn hơn so với hiện tại. Nó sẽ nuốt chửng sao Thủy (Mercury) và bầu trời của Trái đất lúc bấy giờ gần như ngoài MT thì không thấy được gì khác (vì kích thước cua Mt lúc ấy quá lớn) và bề mặt của TĐ lúc bấy giờ chỉ còn là 1 biển nham thạch nhão với nhiệt độ là 1700 độ K. Cuối cùng của giai đoạn này, nhân của MT đạt nhiệt độ 100 triệu độ K ( khi mà ngay cả khí trơ Heli cũng bị bốc cháy). Với nhiệt độ kinh hoàng, khí trơ Heli lúc này sẽ phản ứng: 3He -> C , 2C + 2He -> O2(oxy). Các phản ứng này đều làm giảm khối lượng của MT theo công thức E=mc2. Nhân của MT sẽ tăng lên 1 nhiệt độ quá cao (vào khoảng 300 tirệu độ K) đến mức trong 1 vụ nổ long trời lở đất tất cả lượng Heli còn lại sẽ bị chuyển hóa hoàn toàn thành cacbon. Cũng trong vụ nổ này khoảng 1/3 khối lượng của Thái dương hệ sẽ bị ném tung vào không gian. Vụ nổ này được gọi là Helium flash.
    _ Sau đó MT chỉ còn có màu đỏ cam với 4500 độ K bề mặt và 1 vài % độ sáng của nó khi nó còn là 1 gã khổng lồ đỏ (Red Giant) có thể tính ra vào khoảng 20 lần so với hiện tại.
    _ Vào 1 khoảng thời gian nào sau đó MT lóe lên ánh chớp cuối cùng như là hơi thở cuối của gã khổng lồ. Ánh chớp từ MT với độ sáng gần bằng lúc nó còn là 1 gã khổng lồ đỏ được tạo ra với sự thay đổi của áp suất và nhiệt độ của nhân MT. Bán kính của nó cũng tăng lên vào khoảng 25 lần so với hiện tại.
    _ Ngay sau ánh chớp , sự thay đổi bắt đầu xảy ra trong MT (thời gian chính xác của ánh chớp vẫn chưa được xác định vì khối lượng chính xác của MT sau vụ nổ không thể ước tính được). Điểm cuối của sự thay đổi này là lớp vỏ bọc khí sẽ biến mất do bị những cơn gió MT cực mạnh thổi bay đi. Và tất cả những gì còn lại của MT là nhân của nó như là 1 ngôi sao trắng nóng (hay là 1 người lùn trắng - white dwarf) với nhiệt độ bề mặt là 10 000 độ K nhưng khối lượng chỉ khoảng 1/2 khối lượng hiện tại và độ sáng chỉ còn 1/1000 hiện tại, áp lực và lực hấp dẫn do chính nó tạo ra sẽ dồn ép nó lại đến mức các hạt nhân của nguyên tử bị kéo lại gần với nhau hơn bất cứ vật chất nào trên TĐ. Ngôi sao trắng này lúc ấy có đường kính gần bằng với bán kính của TĐ hiện tại tức là chỉ gần bằng 1% so với MT hiện tại. MT lúc ấy sẽ từ từ nguội lại và cho đến lúc ấy MT đã được 15 tỉ năm (hay 75 năm tuổi MT) với tỉ lệ trọng là 2 000 kg/cm3. Đó là dấu chấm hết của Thái dương hệ, không còn ánh sáng và nhiệt.
    MT vào 1 ngày nào đó sẽ chết và Thái dương hệ cũng kết thúc như là 1 hệ hành tinh không có sự sống. Tuy nhiên sự sống trên TĐ sẽ bị diệt vong ngay cả trước khi Mt trở thành 1 người khổng lồ đỏ hoàn thiện. Nhưng chúng ta có thể hy vong rằng chúng ta sẽ chế được 1 môi trường sống nhân tạo trong không gian cách xa MT khoảng 1.8 đơn vị astronomical (đâu đó giữa sao Hoả và sao Mộc) và chúng ta sẽ có nhiệt độ tương tự như TĐ hiện tại trong khi mà MT là 1 tiền người khổng lồ đỏ. Sau đó 250 tirệu năm lúc MT đã trở thành 1 người không lồ đỏ hoàn thiện, khoảng cách của chúng ta với MT phải vào khoảng 30 đơn vị astronomical (vào khoảng sao Hải Vương Tinh).............
    Âu Dương Lôi
    Được sửa chữa bởi - dinosaur vào 07/05/2002 05:59
    Được sửa chữa bởi - dinosaur vào 07/05/2002 06:09
    Được sửa chữa bởi - dinosaur vào 07/05/2002 14:56
  5. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Bài gửi trước của em có hơi sai sót 1 chút. Các bác thông cảm. Không biết đã đủ tư cách làm thành viên hội này chưa nhỉ ????
    Âu Dương Lôi
  6. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Bạn Dino ơi ! Đừng nên khách sáo như thế nhé ! Bọn mình luôn mở rộng vòng tay đón chào các bạn đến với box Thiên Văn mà !!!
    Bài của bạn mình đã đọc rồi ! Lâu lắm rồi box ta mới có một bài chất lượng.
    Bạn đừng nên để ý đến số bài trả lời cho chủ đề của bạn mà hãy đẻ ý đến số người đọc nhé. Viết được bài chất lượng đóng góp cho box là phần thưởng lớn nhất rồi đấy ! Vote cho bạn !
    Còn về bài của bạn mình thấy bạn dịch từ "Red Sub-giant" là tiền người khổng lồ đỏ thì buồn cười quá ! Nhưng nghĩ lại thì thấy rất sát nghĩa. Lại còn cả người không lồ đỏ hoàn thiện nữa
    Red-giant là thuật ngữ chỉ các ngôi sao đang ở vào giai đoạn cuối của cuôc đời.
    Vì sao nó có màu đỏ ? Bởi vì lúc này các phản ứng tạo thành heli từ hidro đã được thay thế bằng các phản ứng nhiệt hạch khác, toả năng lượng ít hơn ------> nhiệt độ thấp hơn -----> quang phổ dịch về phía ánh sáng màu đỏ.
    Ví dụ : từ hêli tạo thành Cácbon, rồi từ Cacbon tạo thành Nitơ...cứ thế cho đến khi tạo được các nguyên tử sắt thì ngừng lại.
    Tại sao đến Fe thì ngừng lại ? Các bạn có thể tìm đọc và tự giải thích được đấy !
    Còn Red Sub-giant như bạn Dino đã nói rồi ! Các bạn có thể tham khảo bài của Dino để biết chi tiết !
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
  7. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Bác crazyboy quả là tay dữ dội. Bái phục. Cái vụ tất cả các nguyên tố dần phản ứng và chuyển thành Fe thì em đã học rồi nhưng mà lâu không đụng đến nên quên béng đi mất. Chỉ nhớ là Fe là nguyên tố bền vững nhất và có mức năng lượng thấp nhất cho nên nó là điểm hội tụ của tất cả các nguyên tố khác trong bảng. Không nhớ rõ lắm, các bác thấy sai thì bỏ qua vậy .
    Còn cái từ Red Sub-giant thì quả thật là em chẳng biết dịch thế nào cho nên cứ tương bừa vào, bác thông cảm
    Âu Dương Lôi
  8. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mới phát hiện được bài của em có lỗ hổng.
    Theo như bài trên thì MT trong quá khứ có độ sáng thấp hơn MT hiện tại. Vậy cũng có thể suy ra là trong quá khứ lượng nhiệt năng mà trái đất nhận được thấp hơn bây giờ.
    Vậy mà vào kỉ nguyên của các loài bò sát khủng long thì người ta dự đoán là nhiệt độ lúc ấy cao hơn bây giờ, thường là vào khoảng 40 độ C hoặc cao hơn (chỗ này tôi không nhớ rõ, bác nào chỉnh hộ với).
    => 2 vấn đề này mâu thuẫn. Ai giải thích hộ với
    Âu Dương Lôi
  9. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ thì nhiệt độ Trái Đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ căn cứ trên lượng năng lượng mà nó nhận được. Nhiệt độ của Trái Đất phụ thuộc vào lượng năng lượng nó nhận được và cả khả năng lưu giữ năng lượng của nó. Theo như thuyết về sự tuyệt chủng của khủng long thì có thể suy luận vào thời ấy Trái Đất thường xuyên bị bắn phá hơn. Có thể đó chính là lời giải thích cho nhiệt độ cao một cách phi lý của Trái Đất chăng? Hơn nữa, nhiệt năng được tải chủ yếu trên sóng hồng ngoại, vậy thì độ sáng Mặt Trời thấp cũng chưa chắc nhiệt nó truyền tới là thấp.
    Tôi trình bày như thế, các bác nghĩ sao???


    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  10. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Ngoài năng lượng mà mặt trời cung cấp cho trái đất.Thì 1 cái gọi là "gió mặt trời"(Bão Từ")cũng rất gây hại đến sức khỏe của con người.Ai có thể nói rõ hơn về bão từ không?

    X30

Chia sẻ trang này