1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời của Pi có thật k ạh :P

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Moscovitz, 02/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bluesky85

    bluesky85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2003
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    BỏĂn ui, Trỏằ chặa 'ỏằc CuỏằTc 'ỏằi cỏằĐa Pi, chặa biỏt nhỏằng cÂu chỏằ có mỏằm mỏĂi hay ko, nhặng tỏằ> vỏôn tin tặỏằYng vào giỏằng vfn Trỏằ biỏt tư vỏằ tiỏằfu sỏằư Trỏằ<nh Lỏằ ko nhỏằ?? CĂi này còn mạ mỏằ quĂ...
  2. bluesky85

    bluesky85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2003
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    À, mình vừa search được một số thông tin, mọi người tham khảo nhá!
    Trịnh Lữ (Trịnh Hữu Tuấn) sinh năm 1948 tại Hà Nội, nguyên phát thanh viên và biên tập viên tiếng Anh, Ban biên tập Đối ngoại Đài Tiếng nói VN (là người dịch và thuyết minh bộ phim tài liệu nổi tiếng 13 tập VN - một thiên lịch sử bằng truyền hình, phát năm 1984), từ 1987 sang Mỹ làm việc cho LHQ, phụ trách dự án truyền thông giáo dục và lấy bằng thạc sĩ về truyền thông tại ĐH Cornell.
    Ngay sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận, ông ra tờ báo 16 trang Việt Nam Opportunlties giúp quảng bá các cơ hội đầu tư tại Việt Nam; ông còn làm chương trình truyền hình tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt tại Mỹ trước khi có VTV4..., từng triển lãm tranh nhiều lần tại Mỹ và được tờ Ithaca Journal bình chọn là Nghệ sĩ của năm tại Ithaca, New York (1993).

    Cái này lượm trên báo Tuổi trẻ.
    ----
    Còn cái ở dưới là trên Talawas:
    Trịnh Lữ
    Bài phát biểu trong lễ trao giải thưởng dịch thuật 2005 của Hội Nhà văn Việt Nam



    Thưa các anh các chị,
    Sau khi biết tin Cuộc đời của Pi lại được giải thưởng, tôi đạp xe lên vườn thú Thủ Lệ. Con hổ ở đó không phải loài Bengal, nhưng cũng là hổ, và tôi đã bảo nó rằng vinh dự này trước hết là của nó, của cậu Pi ?" người mà nó đã cứu mạng, không phải chỉ vì đã tha không ăn thịt cậu ấy, mà còn vì đã khiến cho cậu ấy có lí do và can đảm để sống, để vượt lên trên bất hạnh và nhất định làm người. Tôi cũng bảo với con hổ rằng cái hay cái đẹp của nó cũng như của cậu Pi sở dĩ có được là nhờ cái ngọn lửa sáng tạo của ông Yann Martel, và cả bọn chúng ta đều phải biết ơn ông ấy. Con hổ Thủ Lệ có vẻ chán đời lắm. Chợt nhớ ở đời chẳng có gì dễ sai lạc bằng lời nói, mà chắc gì nó đã hiểu tiếng Việt, tôi đành bỏ nó đó mà về.
    Cây xanh nắng đẹp khiến người vẫn muốn tha thẩn, tôi bèn ghé vào vườn thú thời thơ ấu của mình ?" nay là khu vườn bách thảo xinh xắn với nhiều cây cối vẫn nguyên vẹn dáng dấp quen thuộc từ thời tôi còn bé. Mua vé 2 ngàn gửi xe 500, rồi tôi nhẩn nha bước dọc ven hồ. Thế rồi tôi thấy một cô gái vừa độ mươi tám, ra dáng sinh viên, đang một mình đọc Cuộc đời của Pi trên vạt cỏ. Suýt nữa thì tôi đã ngỏ lời cảm ơn cô ấy. Kẻ sắp già thường lẩm cẩm như vậy. Nhưng bây giờ, từ gian phòng này của Hội Nhà văn, tôi xin có lời chân thành cảm ơn tất cả bạn đọc đã yêu mến Cuộc đời của Pi, đã bàn thảo sôi nổi về nó, đến nỗi nó lọt được vào con mắt xanh của cả Hội Hà Nội và Hội Việt Nam. Và tôi xin các bạn hãy cùng tôi cảm tạ ông Martel đã cho chúng ta một câu chuyện hay như vậy.
    Về đến nhà hôm ấy, vợ chồng tôi uống mừng nhau một li rượu mơ Hương Tích ngâm từ Xuân năm ngoái, rồi cùng nhớ lại cái ngày hè nóng nực vừa mới về đến nhà sau mười mấy năm tha hương, chưa biết sẽ sống ra sao, đang ngồi nhìn nhau thì có hai thanh niên đến tìm, hỏi có dịch sách được không. Hai bạn trẻ ấy đem theo cuốn Life of Pi, và nói một dịch giả là ông Nguyễn Tuấn Khanh có nói với họ rằng cuốn này thì phải người này dịch mới nên, mặc dù người ấy chưa dịch cuốn sách văn học nào bao giờ. Hai bạn trẻ ấy nay đã họp với mấy bạn trẻ mê văn chương khác thành Nhà sách Nhã Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn Tuấn Khanh và các bạn trẻ Nhã Nam đã cho tôi có dịp bắt đầu lại cuộc sống ở đây bằng cuốn Cuộc đời của Pi đầy thách thức và cũng đầy may mắn. Với tôi, cái chữ may mắn này to lắm. Tôi có nhớ mấy người thầy dạy đàn vĩ cầm và dương cầm ở bên New York. Hễ nhắc đến những người học trò của mình nay đã trở thành những nghệ sĩ thành công, họ chẳng bao giờ nói ai giỏi ai tài, mà chỉ bảo người này người kia may mắn quá, vậy thôi.
    Cuộc đời của Pi là cuốn sách duy nhất mà tôi có cơ hội làm việc với người biên tập của nhà xuất bản. Tôi xin chân thành cảm ơn chị Trịnh Thị Diệu của nhà Văn Học, đã tận tình giúp tôi chỉnh sửa bản dịch. Nhân tiện cũng xin nói rằng việc làm sách ở ta hiện có một tiến bộ hơn ở phương Tây, là có in tên người biên tập ở trong sách. Ở Tây thì sách chỉ có tên tác giả, người dịch, và người thiết kế mỹ thuật cho cuốn sách mà thôi. Người biên tập ở bên đó là những hiệp sĩ không ai biết đến. Mong sao những hiệp sĩ được biết đến ở ta cũng xứng đáng với danh vị của mình.
    Giải thưởng này đã khiến tôi nghĩ ngợi nhiều lắm. Trước hết là về chính mình. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là ?odịch giả? ?" một danh từ hàm nghĩa chuyên nghiệp rất cao. Nếu chuyên một nghiệp tức là phải sống được bằng nghiệp đó, tỉ như họa sĩ thì phải sống được bằng bán tranh, nhà văn thì phải sống được bằng tiền sách của mình, vân vân, thì đúng là tôi không phải là dịch giả. Nhưng truyện tôi dịch lại được Giải thưởng của cả Hội Nhà văn Hà Nội lẫn Hội Nhà văn Việt Nam, trong khi tôi không phải là hội viên, cũng chẳng biết ai vào với ai trong văn đàn, thì là nghĩa làm sao? Chỉ có thể cắt nghĩa rằng bản thân tôi không có dự gì vào hai giải thưởng này, mà là cuốn sách tôi dịch kia thôi. Nghĩa là bản dịch ấy có phẩm chất chuyên nghiệp và nhiều cái hay thật thì mới được cả hai Hội vô tư nhìn nhận và hoan hỉ tưởng thưởng nó. Mặc dù chỉ may mắn được dự phần, tôi vẫn thấy sự này rất đáng trân trọng, và xin thay mặt cho cuốn sách có lời chân thành cảm ơn hai Hội, nhất là Hội Việt Nam, vì sau hơn một năm với một rừng sách dịch rậm rạp như thế mà vẫn chọn Cuộc đời của Pi để trao giải một lần nữa.
    Xong chuyện đó rồi thì tôi tự hỏi: tại sao một câu chuyện giả tưởng hoàn toàn xa lạ như Cuộc đời của Pi lại được yêu mến như thế ở ta, nơi nhiều người vẫn than vãn thống thiết về cái gọi là ?otình trạng suy đồi của văn hóa đọc? và cho rằng bây giờ thiên hạ chỉ còn tìm đọc những gì giúp họ thành đạt trong thời buổi kim tiền sóng gió này mà thôi? Không những được người đọc yêu mến, mà câu chuyện đầy ắp trí tưởng tượng này còn được chính thức nhìn nhận với hai giải thưởng liền trong hai năm. Chắc hẳn trí tưởng tượng ở xứ mình vẫn xanh tươi lắm, và hình như nhu cầu văn chương và người đọc ở ta không xoàng tí nào, nhất là giới trẻ. Có lẽ những lời phàn nàn về người đọc là sai rồi chăng? Có lẽ phải xét nét phía người viết và người làm xuất bản mới đúng chăng? Mà xét nét thì xét nét cái gì?
    Văn chính là người. Người làm nên thời cuộc. Cho nên thời cuộc thế nào thì văn chương thế nấy, không thể vận động nó làm cái gì khác được. Còn tác phẩm hay lại là chuyện khác. Dạo này tôi hay nghĩ hình như làm nghệ thuật thì hễ đã cố tìm thì chẳng bao giờ thấy, hễ định bụng phải viết để làm chuyện gì đó thì chẳng bao giờ ra hồn, hễ thiết kế thật kĩ lưỡng thì hóa vô duyên; mà trái lại, cứ không tìm thì lại thấy, không định thì lại thành, có sao làm vậy với ý thức tối giản chân thực thì lại đẹp, vần thơ hay nhất đến với ta trong lúc toát mồ hôi làm một cái gì đó khác hẳn. Có vẻ giống như việc tu Thiền vậy. Cho nên tôi tin rằng nếu có xét nét thì hãy xét nét xem mình có toát mồ hôi thực của mình không? Mình có là chính mình không, một cá thể người tự do tự tại, kiến văn không bao giờ tự thấy là đủ mà vẫn không sợ mình, không sợ người, không sợ hơn kém được thua. Tôi tin rằng khi một người sáng tạo để tìm kiếm sự thật của chính đời sống mình, giống như 30.000 năm trước khi tổ tiên loài người phải vẽ voi mamút và hươu nai lên vách hang để nhập làm một với chúng và chế ngự được chúng, thì những sáng tạo ấy sẽ thực sự là nghệ thuật, vì chúng hiển lộ một sinh lực đã dồn hết mình vào việc tìm kiếm sự thật, cho dù sự thật ấy có muôn ngàn gương mặt khác nhau, và như lời Harold Pinter, những gương mặt ấy lại còn ?othách thức lẫn nhau, né tránh nhau, phản ánh nhau, phớt lờ nhau, trêu trọc nhau, mà đều mù lòa không thấy được nhau?. Sự thật muôn mặt trong tín ngưỡng của cậu Pi là như vậy. Và chúng ta ai cũng thấy thế là đẹp. Đó là nghệ thuật.
    Rồi tôi nghĩ đến ông Martel, và sợ hãi thấy mình đã chẳng hỏi han gì đến ông trong lúc dịch Cuộc đời của Pi. Trong số hàng chục ngàn người dịch văn học trên khắp thế giới, chắc chỉ một số rất ít có cơ hội quan hệ và làm việc chặt chẽ với tác giả. Haruki Murakami, nhà văn lớn hiện nay của Nhật Bản, có ba người chuyên dịch sách của mình ở Mỹ, đều là các giáo sư dạy văn học Nhật ở các đại học lớn và đều đã sinh sống và làm việc ở Nhật lâu năm. Thế mà đối với từng tiểu thuyết, ông còn chọn ra ai là người dịch chính thức cho loại độc giả nào. Ví dụ, cuốn Rừng Nauy có hai bản dịch, nhưng một bản thì được Murakami cho phép ấn hành ở nước ngoài, còn bản kia thì cho in trong nước dưới dạng song ngữ để phục vụ sinh viên học tiếng Anh. Các tiểu thuyết của ông khi dịch sang tiếng Anh đều được biên tập lại rất nhiều, và mấy người dịch đóng vai trò chính trong quá trình biên tập này. Cuốn Biên niên Chim Dây Cót chẳng hạn, một tiểu thuyết đồ sộ viết thành ba tập, đã được người dịch ?" ông Jay Rubin, cắt tổng cộng khoảng 25 ngàn chữ.
    Vậy mình không nên nghĩ rằng chỉ có bản dịch ?onguyên xi đầy đủ? mới là có giá trị. Ngay nguyên tác cũng tồn tại ở nhiều bản khác nhau nữa là. Mỗi việc làm đều nên có mục đích. Nên hỏi ?oLàm gì và tại sao?? trước đã, rồi hãy lo đến chuyện ?oLàm như thế nào?? Trong gần hai thế kỉ nay, những giải pháp kì diệu trong khoa học kĩ thuật hình như đang khiến con người chỉ quan tâm đến chuyện ?oLàm như thế nào?? mà thôi. Hình thức và kĩ thuật đang lấn át nội dung và mục đích. Khuynh hướng ?ocơ tâm? ?" chỉ chú trọng vào phần xảo diệu mà coi nhẹ phần trung thực giản dị, hình như đang chi phối tâm lí sáng tác ở mọi ngành nghệ thuật. Tâm lí tiếp thị và quảng cáo đã thành nếp sống nếp nghĩ hàng ngày, khiến con người chỉ còn mải ?otham thanh chuộng lạ?, đến mức mất hết cả liên lạc với phần bản nhiên như nhất giản dị của chính mình và của thế giới xung quanh. Cùng một thứ xà-phòng gội đầu, năm nay thì hiệu này, sang năm thì tách ra hai lọ với hai nhãn hiệu khác nhau, sang năm nữa lại rùm beng lên rằng tất cả cái hay của hai nhãn hiệu ấy nay đã được gộp vào một thứ mới với cái tên mới. Cái ?oLạ? đang hạ thủ cái ?oThật?. Nội thất gia đình nay cũng phải hoành tráng hoàn chỉnh như nội thất nhà hàng, vào nhà chỉ thấy choáng ngợp đồ vật mà chẳng cảm thấy cái phong vị dở dang ấm áp của đời người. Rồi sẽ đến lúc muốn thưởng thức một bông hoa cũng phải có người giảng giải hướng dẫn mất thôi. Nghĩ lại Cuộc đời của Pi, tại sao cái Thật và cái Đẹp lại hiển lộ được qua những tưởng tượng lạ lùng như vậy. Có lẽ vì câu chuyện của Pi thì kì lạ và uyên áo, nhưng câu chữ của nó thì giản dị khúc chiết như dòng chảy của một con suối phải nương theo khe núi mà tìm đường ra biển vậy.
    Trở lại ý nghĩ về dịch văn học, tôi thấy rõ ràng bản dịch không phải là một ?onhái bản? của nguyên tác. Và người dịch cũng không phải là ?ocon khỉ? chỉ biết ngây ngô nhại lại nhà văn. Lần đầu tôi đọc cuốn Nỗi buồn chiến tranh là qua bản dịch tiếng Anh (The Sorrow of War), từ hồi còn ở Mỹ, và thấy xúc động ghê lắm. Đến khi về nhà và được đọc nguyên tác, không hiểu sao lại không thấy hay nữa, mà có cảm giác như bản tiếng Việt là bản dịch. Có bạn người Đức bảo tôi anh ta thích đọc truyện của Schlink qua bản dịch tiếng Anh hơn là nguyên tác tiếng Đức. Rồi lại chợt nhớ ra Truyện Kiều cũng là một bản dịch. Quả thực bản dịch là một văn bản khác, dành cho một giới độc giả khác. Người dịch là người tái tạo lại tác phẩm trong một môi trường ngôn ngữ và văn hóa khác. Đây không phải là một quan niệm lí thuyết nữa, mà là một thực tế mà cả tác giả, biên tập xuất bản, và người dịch đều phải tích cực tạo dựng. Nay ta đã tham gia công ước Berne, có lẽ anh chị em làm sách cũng nên nghĩ đến việc xây dựng mối quan hệ tay ba ấy, vì quyền lợi của tác giả và độc giả, mà cũng là vì sự sống còn của chính mình. Nhân chuyện này, tôi nhớ đến một bài viết về dịch văn học của Giáo sư Edward Fowler, Chủ nhiệm khoa Nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Đông Á tại Đại học Berkeley ở California. Nhan đề của bài viết này bắt đầu như sau: ?oRendering Words, Traversing Cultures? ?" nghĩa nôm na là ?oTái tạo câu chữ để bắc cầu nối các nền văn hóa khác nhau?. Ông Fowler không dùng từ ?oTranslating? mà ta vẫn hiểu là ?odịch?, mà là từ ?oRendering?, trong ngữ cảnh này có thể hiểu là ?otái tạo?. Chữ này rất hay dùng trong hội họa. Người ta nói họa sĩ render cái làn da mịn màng kia thế nào, chứ không nói anh ta replicate hay copy nó thế nào. Tôi có đọc trên eVăn một bài viết ngắn có nhan đề là ?oDịch văn học về bản chất là dịch văn hóa?, không biết người viết có tham khảo bài của ông Fowler hay không, nhưng nếu có thì cũng vẫn chưa thấy hết cái khúc chiết trong quan niệm dịch văn học của ông này.
    Gary Frisketjon, biên tập của Murakami tại nhà xuất bản Knopf ở Mỹ, có viết như sau về vai trò biên tập của người dịch: ?o...tôi nghĩ người dịch giỏi nào cũng phải làm cả hai việc đó (nghĩa là dịch và biên tập) ?" bắt đầu bằng việc phải lựa chọn chữ này chứ không phải chữ kia, rồi đến cấu trúc hoặc ẩn ý của đoạn văn. Vì vậy, lòng tin mà người làm xuất bản đặt vào dịch giả ?" nhất là khi họ không biết ngôn ngữ gốc của nguyên bản ?" không phải chỉ là cực kì quan trọng, mà thực sự là cốt yếu.? Nhưng anh Gary này cũng duyên dáng khẳng định vai trò của một biên tập viên như sau: ?oNgười dịch và người biên tập có nhiều điểm chung... Nhưng tôi thì chẳng muốn nghĩ đến chuyện là mình đang thực sự làm gì nữa, vì tôi chỉ có mỗi việc là cho tác giả biết những ý kiến và gợi ý của mình. Còn thì họ mới là người có toàn quyền muốn làm gì thì làm, và là người sở hữu tất cả những gì họ đã sáng tạo nên?. Nghĩa là người biên tập không có quyền tự ý chỉnh sửa bản thảo, mà chỉ tác giả mới có quyền làm chuyện đó. Điều này cũng đúng với người dịch, vì quả thật, bản dịch là tác phẩm của họ, họ đã tái tạo ngôn ngữ của nguyên tác cho một môi trường văn hóa khác. Và Cuộc đời của Pi cũng là sáng tạo của tôi thật rồi. Nếu ai khác dịch lại nó, mọi người sẽ có một Life of Pi khác bằng tiếng Việt, với những câu chữ khác, những ẩn ý khác, và một giọng điệu khác.
    Trong ba năm qua, tôi có đôi chục bài viết đã xuất bản trên các báo và 8 cuốn sách dịch đã và đang lần lượt ra đời, nhưng chỉ có một lần tôi được làm việc với biên tập nhà xuất bản. Hầu hết các bài đăng báo đều được cắt sửa mà tôi không được biết, phần lớn lại là những câu những đoạn quan trọng nhất ở cuối bài. Ngay cả cuốn Cuộc đời của Pi cũng có những chỉnh sửa về sau mà tôi chỉ biết khi sách đã in rồi, những chỉnh sửa nhẽ ra không nên có. Anh em có giải thích rằng vì thích bản dịch quá nên có tự ý sửa thêm cho được đúng và hay hơn, hoàn toàn là vì thiện chí. Thì ra trong việc làm sách, phẩm chất chuyên nghiệp còn bao gồm một khía cạnh nữa là những thủ tục rõ ràng của mọi công đoạn để đảm bảo cho tác phẩm hoặc bản dịch không bị sang tay và nhào nặn một cách tùy tiện.
    Giải thưởng lần này cho Cuộc đời của Pi còn khiến tôi nghĩ đến nhiều chuyện khác, nhưng quả thực không dám nhiều lời thêm. Vậy một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng tri ân và lạc quan của mình tới bạn đọc, hai Hội Nhà văn, gia đình yêu quý của tôi và tất cả những người làm sách vẫn tận tụy trong cuộc tình đầy bất trắc với văn chương và lẽ thật.
    Xin chúc các anh các chị một năm mới thật vui vẻ và may mắn.
    30.12.2005
    © 2006 talawas
    ----
    Mọi người tham khảo nha!
  3. munmoon

    munmoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Là "con Animalus anthropomorphicus, con vật mà chỉ mắt người mới nhìn thấy", hehe, tác giả giải thích thế, em quote lại thôi.
    Bạn Moscovitz có chú ý đến câu "Tâm lý bệnh hoạn luôn muốn đặt mình vào trung tâm của mọi vật là một ngón thuốc độc chết người không những của các nhà thần học mà của cả những nhà động vật học nữa"? Đấy, câu đấy là cái key cho mình hiểu đấy. Hì, con vật ấy là hình ảnh của con thú không như bản chất của nó mà như những gì con người áp đặt vào nó. Người ta đặt nhân tính của mình vào con vật, khiến cho nó "người" hơn, khiến nó trở thành "con thú mang hình người". Ví dụ thì mình tìm thấy nhan nhản trong mấy chuyện ngụ ngôn, cổ tích, thú nhồi bông, hoạt hình,... như là Tom và Jerry đấy, chuyện con mèo con chuột, người ta đặt cái tính người của mình vào mà dựng thành 1 câu chuyện. Cái tâm lý đó thì người ta ai cũng có rồi, rất khó cưỡng lại. Đọc thì đọc vậy thôi, chứ bắt mình nhìn tự nhiên một cách khách quan thì khó lắm!
  4. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Thứ nhất, dĩ nhiên mình NGHE DANH TL rồi, nên mới mua Cuộc đời của Pi.
    Bạn nói vậy thì mình sẽ ráng đọc Rừng Na Uy thử vậy.
    Mình cũng TỪNG tin tưởng vào cái tiếng của TL để rồi thất vọng gì cái giọng văn lấn cấn gường gượng ấy. Và nhất là mình vẫn có cái cảm giác đó khi mình đọc lời mở đầu của TL, nghĩa là do chính dịch giả viết, nên chẳng thể nói là do ảnh hưởng của giọng văn của tác giả.
    Ừ, mình sẽ tìm thời gian đọc Rừng Na Uy. Nhưng vẫn cứ phải nhắc lại là cái ẤN TƯỢNG của mình với giọng văn TL là không tích cực lắm.
    Còn mình thấy hơi kỳ lạ là bạn khen là TL dịch ''có không khí'' hơn bản gốc. Lỡ tác giả CỐ Ý muốn nó ''không có không khí'' thì sao nhỉ? Thế ra dịch giả làm mất đi cái attitude của tác giả à?
    Về phần tác phẩm mang tính triết lý hay giọng văn gượng gạo thì hay cái này không liên quan gì hết.
    Tác giả hoàn toàn có thể tạo ra sự gượng gạo.
    Dịch giả hoàn toàn có thể chuyển dịch sự gượng gạo của tác giả.
    Dịch giả hoàn toàn có thể không chuyển tải được giọng văn của dịch giả mà làm tác phẩm thành gượng gạo.
    Cá nhân mình không thấy mấy chữ ''con thú mang hình người'' là gượng gạo gì hết. Cái hơi hướm gượng gạo nó không toát ra từ những từ ngữ như vậy, còn từ cái gì mình cũng không thể nói chắc, vì mình không đọc lại truyện. (Mình từng nhận xét là quyển đó là 30k là quá mắc, 10-20k thì mình cảm giác dễ chịu hơn. Dù cái nhận xét giá sách với chất lượng sách cũng là một kiểu nhận định trời ơi.)
    Cá nhân mình thì mình cũng không mất công lắm khi bóc tách lớp vỏ chữ nghĩa để xem đến thông điệp của tác giả.
    Lúc viết bài trước, mình đã nghĩ đến chuyện liệu có nên lôi dịch giả Cao Xuân Hạo với Khải Hoàn Môn vào so sánh hay không, nhưng rồi quyết định là không, vì Remarque viết dù gì thì giọng cũng khác với tác giả Cuộc đời của Pi. (Dù mình chưa đọc nguyên tác nhưng vẫn mường tượng ra đc phần nào.) Ngoài ra mình cũng hảo KHM quá, nên mình nghĩ mình không nên đem cái mình LUÔN yêu quý ra so sánh với cái khác, vì thế nào mình cũng quay về khen KHM thì thật ra việc so sánh có ý nghĩa gì đâu.
    Lời cuối: Chắc tại mình cũng có đọc này nọ rùi, nên mình thấy cái triết lý trong Cuộc đời của Pi cũng nhiều lần qua các tác phẩm khác rùi, nên cũng không thấy cái innovative gì lắm với cái triết lý ấy.
  5. Moscovitz

    Moscovitz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    0
    @ munmoon: Bây h thì hiểu rồi, thảo nào lúc trước đọc đoạn đấy thấy chả ăn nhập, cứ như bị thiếu mất 1 đoạn thx nhớ. Vote * rồi nhớ, dạo này tự nhiên lại ngứa tay thích vote
    @ Anxiety: Tớ cũng thấy nó gượng gượng, dù k biết có fải do dịch k. Đọc lần đầu có nhiều thứ trong đầu đến mức đọc xong ngồi yên k dám nghĩ ngợi j hết. Đọc lần thứ 2, thứ 3 hiểu thêm 1 số điều nhg hơi ngạc nhiên là chả thấy cảm được gì mấy chỉ thấy lên cơn muốn theo đạo . À mà tớ tưởng quyển đấy giá bìa là 59k, lúc tớ mua ở NgXí cũng gần 50k
    Được moscovitz sửa chữa / chuyển vào 18:20 ngày 06/07/2007
  6. munmoon

    munmoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thế này nhé, Haruki Murakami viết bằng tiếng Nhật, Jay Rubin dịch sang tiếng Anh. Rồi Trịnh Lữ dựa từ bản tiếng Anh để mà dịch ra tiếng Việt. Hơi chồng chéo! Và rõ ràng là những tác phẩm dịch qua nhiều lần thế này thì sẽ xa rời nguyên tác hơn rồi. Mình thì mình chỉ đọc được tiếng Anh thôi. Ý mình nói không khí là cái không khí Nhật Bản đấy bạn, điều mà mình không tìm thấy trong bản dịch tiếng Anh.
    Có lẽ một phần là vì cái lẽ "nói bằng thứ tiếng tôi hiểu được, lời của bạn đi vào trí não tôi; nói bằng tiếng mẹ đẻ của tôi, lời của bạn đi vào tim tôi" (&lt;- nhớ lờ mờ, quăng vào ngoặc kép cho sang). Cái không khí Nhật Bản trong truyện có lẽ là một cảm nhận rất riêng tư của mình thôi, và hết sức mâu thuẫn là ấn tượng về nó được tạo ra từ một yếu tố đậm tính Việt là đại từ nhân xưng. Hì hì, cái cách Trịnh Lữ lựa chọn đại từ nhân xưng là "cậu"-"tớ" ấy, không hiểu sao đọc mà cứ lan man nghĩ về cái truyện Đôrêmon hồi xưa mình đọc- cái ấn tượng ban đầu về Nhật Bản, cũng cậu cậu tớ tớ. Đó là điều dĩ nhiên không tìm thấy trong bản dịch tiếng anh, hì. Đó là cách lý giải cho riêng bản thân mình thôi, không khoa học và cũng không dám áp đặt cho ai.
    Khi đọc RNU bản tiếng Việt, mình có thể cảm thấy chất thơ mà mình từng bắt gặp trong những những truyện của Kawabata Yasunari, còn đọc bản tiếng Anh thì lại thấy Tây quá, thẳng đuột và trơ trụi. Không phải là chuyên gia để mà nói cho đến gốc, nhưng mình nghĩ cái chuyện mà TL ko bám riết khư khư vào bản dịch tiếng Anh mà tạo ra một không khí riêng cho tác phẩm, phù hợp với cảm nhận của độc giả về tác phẩm "bản nhạc ***y u sầu" thì đã làm tròn công việc của 1 dịch giả, như ông nói là bắc nhịp cầu giữa những nền văn hóa.
    ******
    Dĩ nhiên là bất cứ một tác phẩm văn chương nào cũng mang những triết lý mà nhà văn muốn gửi gắm rồi. Cứ như mình thấy thì mật độ triết lý và ẩn dụ trong "Cuộc đời của Pi" là dày đặc. Đó không hề là một quyển tiểu thuyết dễ chịu nếu muốn hiểu thật sự. Đọc cũng có năm bảy đường. Bạn đọc ngây thơ có lẽ chỉ quan tâm đến một câu chuyện phiêu lưu, vài triết lý dễ nhận biết, bề nổi của tảng băng. Đọc để mà thực sự rút ra gì đó không phải là dễ. Mình đã thử search 1 vài discussion questions xem thử, có những điều chưa hề nghĩ đến, thật sự khó mà trả lời cho thấu đáo tất cả.
    Và dĩ nhiên là bạn có thể chọn sở thích của mình, sẵn sàng hiểu và thân thiện với một quyển sách này trong khi hoàn toàn hờ hững với một quyển sách khác (dù mọi người bảo nó nổi tiếng và rất đáng đọc). Không việc gì chạy theo trào lưu!
    Lời cuối: Mình rất thích Remarque, say nhất là "Ba người bạn", thích "Đêm Lisbon". "Phía Tây không có gì xa lạ" tạo cảm xúc mãnh liệt. Hmm, thế mà không hiểu sao "Khải hoàn môn" đã đọc 2 năm rồi mà vẫn chưa xong , lâu lâu lấy ra nhá nhá một tí. Mà bạn Anxiety cho hỏi, quyển "Khải hoàn môn" là No 1 với bạn được bao lâu rồi vậy? Tại vì sở thích của Munmoon thay đổi mỗi ngày nên thấy người chung thủy như vậy thì...ngưỡng mộ lắm
  7. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Giá tiền: Mình mua giảm giá ở đâu đó...
    Mình đọc quyển này thì có cảm giác DÀI DÒNG lê thê.
    Đó là cảm tưởng, dĩ nhiên, vì mình từng đọc nhiều truyện dài trang hơn nhưng chẳng có cảm giác đó.
    Giọng gượng thì không hiểu là do đâu, nhưng là gượng khi so với thầy CXH, chứ không phải là so với mấy quyển của Daniel Steel hay J.H. Chase. (Mạnh miệng thế thôi chứ mình đọc 1 quyển của DS đúng 1 lần thôi. Nhưng có nhiều thứ chẳng cần phải thử mà làm gì. )
    Thế này nhé, Remarque viết bằng tiếng Đức, thầy Hạo lại dịch từ bản dịch tiếng Pháp. Cũng qua 3 ngôn ngữ mà.
    Nhưng mình không nghĩ là rời xa nguyên tác trong trường hợp KHM, vì mình đọc Remarque cũng nhiều nên mường tượng được phần nào giọng văn của Remarque, nếu quá khác đi thì mới là rời xa giong văn tác giả. Còn dịch giả nào cũng dịch gần gần như vậy, thì chắc là Remarque cũng có giọng đó thật.
    KHM đẹp, theo mình, là vì giọng văn tiếng Việt của thầy Hạo đẹp.
    Còn RNU thì mình phải đọc và khất bạn phần reply vào một lúc khác vậy.
    Lại ghi nhận. Nhưng cũng không thể reply.
    Ừ.
    Chỉ là mình hơi thất vọng về Cuộc đời của Pi nên cũng đâm ra có ấn tượng không hay về TL.
    Mà ác cái là từ xưa giờ, cái ấn tượng của mình nó thường hay đúng mới chết chứ. Quá nhiều lần mình có ấn tượng ban đầu để rồi phải cố gạt nó đi mà tìm hiểu sâu xa vấn đề, rồi kết quả lại là lý do rạch ròi là vì sao mình có cái ấn tượng ban đầu đó. Và cái ấn tượng đó vẫn ''đúng'' với mình. (''Đúng'' trong ngoặc kép, không phải đúng-sai nhé!)
    Ba người bạn? Mình chưa đọc Drei Kamaraden dưới bản dịch đó bao giờ. Mình đọc Chiến hữu.
    Đêm Lisbon? Ừ, không đẹp bằng những cuốn khác.
    Phía Tây không có gì lạ? Ừ, nhưng không đẹp bằng Chiến hữu KHM.
    KHM mình đọc lần đầu tiên năm 12 tuổi, một mạch. Không hiểu nội dung, không hiểu hoàn cảnh lịch sử, không hiểu gì cả. Chỉ là sự cuốn hút bởi giọng văn.
    Mình đọc không dưới trăm lần. Đọc giọng văn, ngắm nhìn từng từ tác giả chọn. Lắng nghe cảm giác từ đó vang lên trong đầu và vang lên trong tai khác nhau thế nào.
    Mãi sau này mình mới hiểu chuyện. Mãi nhiều năm sau này. Khi đã lớn, hay chính xác hơn là khi đã thắy mình già nua đi.
    Triết lý của KHM thì chẳng có gì nhiều, so với những cuốn khác mà các tác giả muốn chèn vô thiệt nhiều. Có những cuốn chuyển tải nhiều nội dung hơn. Nhưng cái đẹp thì chắc KHM vẫn chứa nhiều lắm.
    Cảm xúc của nhân vật làm mình biết thông cảm cho người khác hơn. Làm mình người hơn. Không phải cứ dữ dội mới đi vào lòng người. Nhẹ và lành lạnh và đẹp cũng có thể làm điều đó.
    Mình đã đọc nhiều sách, mình sẽ còn đọc nhiều sách, nhưng mình giữ bên cạnh mình KHM để thấy lòng dịu lại trước cái đẹp.
    *******************
    Giai điệu rót lên Kate Hegstroem như một cơn mưa rào tháng tư diễm phúc. Cô chợt nghe ra hàng ngàn tiếng vọng, trong khi chẳng có ai gọi cô. Cô nhận ra những tiếng thì thầm to nhỏ, cô thấy lơ lửng xung quanh mình những kỷ niệm tản mạn, đôi khi đầy màu sắc óng ả, nhưng rồi tất cả đều ly tán và, vẫn không có ai gọi cô?không có ai gọi cô?
    *******************
    Ravic đưa mắt nhìn quanh. Căn phòng, mấy cái rương, mấy thứ áo quần, một dúm sách đã đọc đi đọc lại nhiều lần?một con người cần có bao nhiêu thứ đâu?Trong một cuộc sống bấp bênh đến như vậy, tốt hơn là nên có thói quen bằng lòng với rất ít?rất thường hay phải bỏ hết. Vì vậy, cho nên anh sống một mình. Anh không muốn có một cái gì có thể giữ chân anh lại. Hàng ngày đều phải sẵn sàng ra đi với cõi lòng thanh thản. Đời anh là một cuộc phiêu lưu?ngoài ra không có gì hơn nữa.
    Cái giường với tấm drap nhàu nát. Anh đã đợi: điều đó phỏng có nghĩa lý gì. Trong đời anh, anh đã nhiều lần đợi những người đàn bà. Nhưng kể cho đến nay, anh bao giờ cũng đợi chờ một cách khác, giản dị, rõ ràng, gần như thô lỗ. Hoặc giả lại đợi chờ với lòng trìu mến vô biên như thần thánh và lý tưởng hoá người anh chờ đợi. Nhưng như hôm nay thì đã từ lâu lắm anh không đợi như thế. Có một cái gì đã nảy sinh trong anh mà anh không chú ý đến. Một cái gì đang sống?đang cử động. Từ bao giờ? Có phải đó là dĩ vãng đang gọi anh về từ những vực sâu của ký ức? Phải chăng đó chính là làn gió biển đã lãng quên xưa kia mơn trớn anh, đượm mùi bạc hà và hương rừng tháng tư? Anh không muốn chiếm hữu?anh không muốn bị chiếm hữu. Cần phải trần trụi và tự do.
    Anh mặc quần áo vào. Trước hết là phải sống độc lập. Những mối lệ thuộc nho nhỏ kia là sự khởi đầu của tất cả. Ban đầu người ta không mấy để ý đến những cái đó. Nhưng rồi người ta chợt nhận thấy mình bị vướng víu trong một mạng lưới rắc rối của những thói quen?mà tình yêu chỉ là một trong những tên gọi những thói quen đó. Phải đừng quen một cái gì hết. Dù cái đó là hình dáng của một thân thể nó là cho ta phát cuồng lên.
    *************
    - Đã có người nào được em yêu mà từ bỏ em chưa?
    - Có, - Jeanne nhìn anh. - Bao giờ người ta cũng nói là mình từ bỏ người kia, nhưng nhiều khi chính người kia nhanh chân hơn mình.
    - Thế em đã làm gì?
    - Làm tất cả.
    Nàng cầm lấy ly rượu trong tay Ravic và uống hết chỗ còn lại.
    - Em đã làm hết, mà không có chút kết quả nào. Em đã bất hạnh ghê gớm.
    - Có lâu không?
    - Khoảng một tuần.
    - Ít nhỉ.
    - Đó là cả một thời gian vô tận, nếu người ta thực sự bất hạnh. Em đau đớn dữ đội trong từng đường gân thớ thịt, trong từng tế bào của người em, đến nỗi sau một tuần em đã hoàn toàn cùng kiệt. Tóc em đau, da thịt em đau, giường em, đến cả áo quần em cũng hét lên vì đau. Em không còn có lấy một cái gì ngoài nỗi đau khủng khiếp. Và đến khi đã như thế thì nỗi bất hạnh không còn là nỗi bất hạnh nữa, vì không còn có một cái mốc nào để so sánh. Chỉ còn có sự cùng kiệt tuyệt đối mà thôi. Rồi sau đó là hết. Dần dần, người ta lại bắt đầu sống.
    *******************
    Ngọc lửa biếc của phục thù. Thành phố và ánh trăng và tiếng xe cộ của nó. Những dãy nhà kéo dài vô tận. Những khuông cửa sổ chi chít, mà ở phía sau canh bạc của định mệnh đang diễn ra quyết liệt. Những tiếng tim đập của một triệu con người, giống như nhịp hoạt động của một cỗ máy khổng lồ, đang tiến chầm chậm, chầm chậm trên con đường dài, mỗi nhịp đập làm cho nó nhích gần hơn một chút tới sự diệt vong.
    ********************
    Ravic để sang một bên những dụng cụ anh vừa dùng và ra đứng ở cửa sổ. Hoàng hôn đã bắt đầu phủ tấm màn xám của nó lên thành phố. Những cây mọc xuyên qua nhựa đường trông hao hao như những thân hình người bị hành quyết, với những cánh tay và những bàn tay như anh đã từng nhìn thấy trong các chiến hào. Anh nghiêng người ra phía ngoài. Cái giờ phút tiếp giao giữa ngày và đêm. Giờ của những cuộc tình trong các hắc điếm dành cho những người mà tối đến phải chủ toạ một cách trang trọng những bữa ăn gia đình. Giờ của rượu khai vị. Cái giờ phút mà cả trái đất dường như dừng lại để thở; mà phụ nữ Ý trên dãy cánh đồng Lombardie đã bắt đầu chúc felicissima notte. Giờ của tuyệt vọng và của ước mơ.
    ***************
    Anh bỏ tờ ngân phiếu vào ví và để một chồng sách lên cái bàn đặt cạnh giường. Anh mua mấy cuốn sách ấy cách đây hai ngày để phòng khi không ngủ được. Anh nhận thấy sách đối với anh ngày càng thêm quan trọng. Sách không thay thế được hết mọi thứ, nhưng nó đưa anh vào một lĩnh vực mà không có gì có thể với thấu anh được. Những năm đầu, anh không bào giờ giở một cuốn sách ra; anh thấy sách không có sự sống nếu đem so với thực tại. Ngày nay, sách đối với anh đã thành một bực thành; nó không bảo vệ được anh, nhưng ít ra anh cũng có thể dựa vào nó. Sự giúp đỡ mà nó đem lại cho anh khá mỏng manh, nhưng nó giữ cho anh khỏi rơi vào nỗi tuyệt vọng cuối củng trong một thời đại đang đi giật lùi về phía sự tối tăm hoàn toàn. Như thế là đủ rồi. Ngày xưa đã có những tư tưởng nảy sinh mà bây giờ đang bị khinh miệt và phỉ báng; nhưng nó đã nảy sinh, và nó vẫn sống mãi, và như thế cũng là đủ.
    *******************
    Ravic ngồi xuống thành bồn tắm, cởi giày. Sự lặp đi lặp lại vĩnh cửu. Những đồ vật và mối ràng buộc câm lặng của nó. Sự tầm thường nhàm chán, thói quen hàng ngày, và sức lôi cuốn điên rồ của sinh hoạt. Bên bờ phồn vinh của trái tin, bên dòng sông tình ái. Phải, dù người ta có là nhà thơ, là á thần hay là kẻ đần độn, thì vào những khoảng thời gian đều đặn người ta cũng cứ phải rời bỏ những áng mây thượng giới để trở về chốn trần tục mà đi đái. Không ai thoát được ra ngoài cái lệ này. Sự mỉa mai của tự nhiên! Ở phía dưới cái cầu vồng ngũ sắc lãng mạn bắc qua bầu trời là những phản xạ của các hạch tuyến và những co bóp của tiêu hoá và bài tiết. Chính những cơ quan của trạng thái xuất thần cực điểm trongtình yêu lại bị tự nhiên quái ác giao phó những chức năng ô uế nhất. Ravic ném đôi tất vào một xó. Cái thói quen khó chịu phải cởi áo quần. Người ta cũng không thoát được nó. Phải sống độc thân mới hiểu được điều này. Người ta phục tòng nó với một thứ nhẫn nhục bỉ ổi. Đã bao lần anh cứ để nguyên quần áo khi đi ngủ; nhưng đó chỉ là một lối trì hoãn tạm thời. Không sao thoát ra khỏi cái lệ ấy được.
  8. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Chết chết chết.
    Thành thật xin lỗi tất cả những ai đã bỏ công đọc và reply bài của mình.
    Mình sai mất rồi. Mình chỉ đọc Con nhân mã ở trong vườn thôi. Không phải là Cuộc đời của Pi.
    Thế đấy, cái sự không yêu tác giả của mình nó thể hiện rõ mồn một thế đấy. Trong khi chỉ cần 10 giây là mình sẽ lật ra đúng đoạn mình muốn đọc trong Khải hoàn môn.
    Anyway, chuyện đãng trí đó thể hiện là mình không yêu dịch giả lẫn tác giả đến thế nào...
  9. munmoon

    munmoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Không phải, chuyện này thể hiện sự thiếu công bằng với "Cuộc đời của Pi" ngay từ đầu. "Con nhân mã trong vườn" thì mình chưa đọc nên cũng không thể đánh giá gì được. Đến tên tác phẩm bạn còn không nhớ thì nói gì đến chuyện bàn luận sâu hơn về triết lý hay văn phong. Sự đãng trí chắc chắn là thể hiện sự không quan tâm của bạn rồi, đã thờ ơ còn nói chi đến chuyện yêu ghét (vì ghét cũng như thương cũng vậy, nên hiểu trước đã, để cho cái lẽ ghét thương của mình đứng vững). Lần sau mong bạn hãy kiểm tra kĩ trí nhớ của mình trước khi bắt đầu ý kiến để tránh những cuộc tranh luận vô ích, "ông nói gà, bà nói vịt".
    Về Remarque thì không dám bình luận thêm gì, kẻo lại múa rìu qua mắt...chuyên gia, chỉ muốn nói một chút "Ba người bạn". Mình đọc bản dịch của Vũ Hương Giang, NXB Văn học năm 1987, đó cũng là bản mình được nghe trong chương trình đọc truyện đêm khuya trên Đài Tiếng nói Việt Nam- lần đầu tiên tiếp cận với Remarque của mình. Còn bản "Chiến hữu", dịch trước giải phóng trong Nam thì chắc là không có cơ hội rồi. Ngay "Ba người bạn" còn trần ai lắm mới tìm được, mà lại chỉ có tập 1 nữa chứ
  10. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    À, thì mình đã nói là mình lộn. Giờ bạn nói mình thiếu công bằng thì mình chịu.
    Nhưng nhấn mạnh là mình chỉ thờ ơ với dịch giả TL chứ mình không ghét ông. Bạn nói đúng, phải hiểu thì mới ghét. Mình đâu có ghét. Mình chưa từng nói ghét mà. Mình chỉ nói là giọng văn gượng nên mình có ấn tượng không tốt, và dĩ nhiên đó là lý do mình ngần ngại không muốn đọc tiếp các tác phẩm do ông dịch. Anyway, vẫn chốt lại một câu: Giọng văn dịch của TL qua 1 tác phẩm mình được biết thì gượng gạo.
    Drei Kamaraden thì mình đọc qua 1 bản sách cũ. Bạn đừng cho rằng sách cũ khó tìm. Nếu không nói đến chuyện tiền nong quá mắc thì mình nghĩ là dưới 150k thì mấy hiệu sách cũ nhiều lắm. Nhưng ngày xưa mình từng đi lục sách cũ và nhất định không mua những gì mắc hơn bản sách mới in. Mình đọc sách chứ không chơi sách.
    Còn bạn đọc Khải Hoàn Môn do dịch giả Cao Xuân Hạo dịch thì hay hơn so với bản Tình yêu và vực thẳm của Huỳnh Phan Anh. Tác giả Huỳnh Phan Anh viết tiểu luận thì okay hơn là dịch, ý mình nói giọng văn ấy.
    Nói thật là Remarque thì cũng chả triết lý gì sâu xa, nhưng có khi mình lại cần cảm thấy điều gì đó hơn là cần hiểu hay tin điều gì đó. Remarque đẹp như thơ ấy...

Chia sẻ trang này