1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời của Pi - Yann Martel

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi pathetique, 17/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 47
    Ngày lại rạng, ẩm ướt và âm u, với gió ấm và 1 bầu trời phủ đầy những đám mây xám đặc trông như những tấm chăn vải bông bẩn thỉu nhàu nhĩ. Biển ko thay đổi. Nó đềuđặn xô chiếc xuồng dập dềnh lên xuống.
    Con ngựa vằn vẫn còn sống. Tôi ko thể tin đc. Nó có 1 lổ thủng rộng năm sáu mươi phân trên người, huếch hoác như 1 núi lửa vừa phun lên nhầy nhụa các bộ fận ruột gan đã bị ăn nham nhở hoặc lóng lánh hoặc mờ mờ dưới ánh sáng ban ngày, ấy thế mà trong những bộ fận cốt yếu nhất của cơ thể, sự sống vẫn tiếp tục phập phồng, cho dù yếu ớt. Toàn bộ cử động của nó chỉ có thể thấy ở cái chân sau run rẩy và cặp mắt thỉnh thoảng hấp háy mà thôi. Tôi khiếp đảm. Tôi ko ngờ 1 sinh vật có thể bị nhiều thương tích đến thế mà vẫn tiếp tục sống.
    Con linh cẩu căng thẳng. Sáng rồi mà nó vẫn ko chịu yên để nghỉ ngơi như lẽ thường lấy ngày làm đêm của nó. Có lẽ vì nó ăn quá nhiều; bụng nó phình ra bóng nhẫy. Nước Cam cũng đang trong tâm trạng nguy hiểm. Nó đang nhấp nha nhấp nhổm và nhe răng liên hồi.
    Tôi ở nguyên vị, co quắp gần mũi xuồng. Tôi yếu cả thân thể lẫn linh hồn. Tôi sợ mình sẽ ngã xuống nước nếu loay hoay giữ thăng bằng trên cái chèo.
    Đến trưa thì con ngựa vằn chết. Mắt kéo màng như thủy tinh và đã hoàn toàn vô cảm đối với những đợt tấn công của con linh cẩu.
    Đến chiều thì nổ ra bạo hành. Căng thẳng đã lên đến hết mức chịu đựng. Con linh cẩu yip yip. Nước Cam gầm gừ và chép miệng ầm ĩ. Rồi đùng 1 cái, tâm trạng khó chịu của chúng nổ cầu chì và vọt lên cao độ. Con linh cẩu nhảy vọt qua xác con ngựa vằn và nhào vào Nước Cam.
    Chắc tôi đã nói rõ về mối đe dọa khủng khiếp của linh cẩu. Tôi tin điều này đến nổi chắc mẩm rằng con Nước Cam sẽ chết trước khi có thể làm cái gì đó để tự vệ. Tôi đã đánh giá nó quá thấp. Tôi đã đánh giá thấp tinh thần quật cường của nó.
    Nước Cam giã 1 cú đấm xuống đầu con thú kia. Một cái gì đó thật choáng. Nó khiến tim tôi phải tan ra vì yêu, vì khâm fục và hãi hùng. Tôi đã nhắc chuyện nó là 1 con vật nuôi làm cảnh và bị những người chủ Indonesia ruồng bỏ chưa nhỉ? Chuyện nó giống như chuyện của tất cả những con vật cảnh miễn cưỡng. Đại loại thế này: con vật đc người ta mua về khi nó còn nhỏ và xinh xắn. Rồi nó lớn lên cả về thể xác và dịch vị. Nó tỏ ra ko thể thuần hóa đc ở trong nhà. Sức mạnh gia tăng của nó ngày càng khó điều khiển. Một hôm, cô hầu gái kéo cái màn che chỗ ở của nó đi để giặt; hoặc cậu con trai đùa giỡn véo 1 miếng thức ăn trên tay nó - 1 cái gì đó rất vặt vãnh như thế, và con thú giận dữ nhe răng làm cả nhà hoảng sợ. Ngay hôm sau, nó thấy mình nẩy lên nẩy xuống trong khoang sau chiếc xe Jeep của gia đình, có cả các anh chị người của nó cùng đi. Người ta vào 1 khu rừng. Ai trên xe cũng thấy đó là 1 nơi lạ lẫm và đáng sợ. Người ta đến 1 quãng rừng thưa và ngó nghiêng đây đó 1 lúc. Bất thình lình chiếc xe rú lên và bánh xe quay hất bụi mù mịt, rồi con vật thấy những người mà nó đã biết và đã yêu nhìn lại nó từ cửa sau khi chiếc xe tăng tốc độ chạy đi. Nó đã bị bỏ lại. Con vật ko hiểu. Cũng như các anh chị em của nó, con vật chẳng biết gì về rừng. Nó chờ quanh đợi quẩn mong họ quay lại. Mặt trời lặn. Nó nhanh chóng mất hết tinh thần và ko thiết sống nữa. Mấy ngày sau nó chết vì đói và ko nơi trú ẩn. Hoặc bị chó tấn công.
    Nước Cam đã có thể thành 1 trong những con vật cảnh bị bỏ rơi như thế. Nhưng nó đã về đc vườn thú Pondicherry. Nó luôn luôn hiền lành và dịu dàng. Tôi vẫn nhớ những kỉ niệm từ khi còn bé đc nó ôm ấp trong 2 cánh tay dài tưởng như vô tận, những ngón tay nó, từng ngón đã dài = cả bàn tay tôi, bới trên tóc tôi. Lúc ấy nó còn là 1 con cái đang tập các kĩ xảo làm mẹ của mình. Rồi khi nó trưởng thành với đầy đủ bản ngã hoang dại của nó, tôi vẫn thích quan sát nó từ xa. Tôi đã tưởng mình hiểu nó đến mức có thể đoán trước mọi hành vi của nó. Tôi nghĩ mình đã biết mọi thói quen và hạn chế của nó. Nhưng nhìn nó dữ dội và can đảm hoang dã như thế này, tôi biết mình đã nhầm. Tôi đã chỉ biết 1 fần bản lĩnh của nó.
  2. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Nó giã 1 cú đấm xuống đầu con thú kia. Một cú đấm thật ra trò. Con linh cẩu bị đấm dập đầu xuống mặt ghế mà nó vừa nhảy đến, fát ra 1 tiếng động sắc lạnh và chói tai đến nỗi, khi thấy cả 2 chân nó cũng sóng soài sang 2 bên, tôi đã tưởng nó fải vỡ sọ rồi, hoặc cái ghế đã gẫy rồi, hoặc cả 2 đều tan tành. Nhưng con linh cẩu lập tức vùng dậy, lông nó dựng ngược hệt như tóc tôi lúc bấy giờ, nhưng điệu bộ tàn bạo của nó ko còn sống động như trước. Nó rút lui. Tôi sướng run người. Hành động tự vệ của con Nước Cam khiến tôi cảm thấy ấm áp trong lòng.
    Điều đó chẳng đc mấy chốc.
    Một con đười ươi cái ko thể đánh đc 1 con linh cẩu đực cùng tuổi trưởng thành như mình. Đó là 1 sự thật đã đc kiểm nghiệm. Các nhà động vật học hãy biết rõ sự thực này. Giá như Nước Cam là 1 con đực, giá như nó to lớn như tôi mong ước cho nó, thì lại là chuyện khác. Nhưng nó chỉ nặng chưa đầy 55 cân, mặc dầu đã nuôi ăn thừa thãi trong điều kiện thoải mái của vườn thú. Đười ươi cái chỉ to bằng nửa đười ươi đực. Mà ko fải chỉ đơn giản về vấn đề cân nặng và sức khỏe. Nước Cam ko fải là ko biết tự vệ. Cái quan trọng cuối cùng là thái độ và kiến thức của nó trong chuyện này. Một con thú ăn quả thì biết gì về chuyện giết chóc? Nó biết học ở đâu kĩ năng cắn xé, cắn chỗ nào, mạnh đến đâu, trong bao lâu? Một con đười ươi có thể cao lớn hơn, có thể có đôi tay nhanh nhẹn rất khỏe và những cái răng nhọn dài, nhưng nếu nó ko biết sử dụng những vũ khí ấy ra sao thì cũng vô ích mà thôi. Con linh cẩu, chỉ có 2 hàm răng, sẽ áp đảo đc con đười ươi vì nó biết rõ nó muốn gì và làm cách nào để đạt đc mục đích.
    Con linh cẩu quay lại. Nó nhảy lên ghế và ngoạm ngay lấy cổ con Nước Cam trước khi con này kịp xoay sở. Nước Cam đánh vào đầu con linh cẩu bằng tay kia, nhưng cú đánh chỉ khiến con thú gằn giọng gấm gừ 1 cách đểu cáng. Nó định cắn, nhưng con linh cẩu tránh đc. Than ôi, những động tác tự vệ của con Nước Cam ko chính xác và thiếu fối hợp. Nỗi sợ hãi của nó ko khiến nó nhanh nhẹn hơn, mà làm nó chậm chạp đi. Con linhcẩu nhả cổ tay nó và thành thạo ngoạm lên cổ.
    Ngây dại vì đau đớn và khủng khiếp, tôi nhìn con Nước Cam vừa đánh vừa túm lông con linh cẩu 1 cách vô vọng khi con này ngoạm chặt lấy cổ mình. Cho đến lúc chết, nó làm tôi liên tưởng đến chúng ta: mắt nó sợ hãi 1 cách rất người, và cả tiếng rền rĩ của nó cũng vậy. Nó định cố trèo lên tấm bạt. Con linh cẩu lắc nó dữ dội. Nó ngã khỏi mặt ghế xuống lòng xuồng, kéo theo con linh cẩu. Tôi nghe thấy chúng, nhưng ko còn thấy gì nữa.
    Đến lượt tôi rồi. Điều đó thật rõ ràng. tôi cố gắng đứng lên. Nước mắt giàn giụa làm tôi chẳng nhìn thấy gì rõ ràng. Tôi ko còn khóc vì gia đình hoặc cái chết đang chờ đợi mình nữa. Tôi đã quá đờ đẫn để xem xét những cái đó. Tôi khóc vì wá mệt mỏi và đã đến lúc fải đc yên nghỉ.
    Tôi đi lên tấm bạt. Mặc dù nó đc buộc rất căng, tấm bạt vẫn hơi chùng xuống ở quãng giữa, và fải mất ba bốn bước loạng choạng gắng sức tôi mới đến đc đó. Và tôi fải đến, trèo qua chỗ cái lưới cùng đoạn bạt đã quấn lên. và fải làm đc việc này trên cái xuồng lắc lư bập bềnh liên tục. Trong hoàn cảnh của tôi lúc ấy, mấy bước đó là cả 1 quãng đường leo trèo hiểm trở. Khi tôi đặt đc chân lên mặt cái ghế dài ngang xuồng, cái cảm giác nó cứng rằn làm cho tôi tỉnh táo hẳn lại, như thể mình đã bước xuống mặt d8ất vậy. Tôi bước nốt chân kia lên ghế và tận hưởng cảm giác vững chãi ấy. Tôi thấy chóng mặt, nhưng vì giây phút trọng đại sắp đến, cái chóng mặt ấy chí làm tăng thêm cảm giác thăng hoa hãi hùng trong lòng tôi. Tôi đưa 2 tay lên ngang ngực, vũ khí duy nhất của tôi để chống lại con linh cẩu. Nó ngước nhìn tôi. Mõm nó đỏ loét. Nước Cam nằm cạnh nó, sát với xác con ngựa vằn, 2 tay dang rộng, 2 chân ngắn ngủn gập lại với nhau và hơi quay về 1 bên. Trông nó như 1 đấng Christ của loài nhân hầu trên thập giá. Chỉ trừ cái đầu. Nó đã mất đầu. Cái cổ đẫm máu. Cảnh tượng thật khủng khiếp trước mắt ta và giết chết linh hồn ta. Ngay trước lúc lao mình vào con linh cẩu, để thu hết sức lực cho trận quyết tử, tôi đưa mắt nhìn xuống.
    Tôi nhìn thấy ngay giữa 2 chân tôi, dưới gầm ghế, cái đầu của richard Parker. Cái đầu khổng lồ. To như sao Thổ trong cảm giác ngây dại của tôi lúc ấy. Hai bàn chân đầy móng vuốt của nó thì to như các tập bách khoa toàn thư Britanica.
    Tôi tìm đường về mũi xuồng và gục xuống đó.
    Suốt đêm tôi như trong trạng thái mất trí. Lúc nào tôi cũng tưởng là mình vừa ngủ và tỉnh dậy chỉ vì nằm mơ thấy 1 con hổ.
  3. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 48
    Richard Parker đc đặt tên như vậy là do 1 nhầm lẫn về thủ tục giấy tờ. Một con báo đen lúc ấy đang hoành hành trong huyện Khulna ở Bangladesh, ngay bên ngoài địa fận Sandarbans. Nó vừa bắt đi 1 bé con. Người ta chỉ tìm thấy 1 bàn tay nhỏ xíu của bé con vẫn còn dấu son trong bộ lòng với vài cái hạt cườm bằng nhựa. Con bé là người thứ 7 bị con báo ăn thịt trong vòng 2 tháng. Và con thú ngày 1 liều lĩnh hơn. Nạn nhân trước đó là 1 ng` đàn ông đã bị nó tấn công ngay giữa ban ngày ngoài cánh đồng. Con thú tha ông ta vào rừng, ăn gần hết cái đầu, gần hết thịt bên chân fải, và toàn bộ ruột gan. Xác ông ta treo lên 1 chạc cây. Dân làng đã rình suốt đêm ở gần đó, hy vọng làm cho con báo bị bất ngờ và giết nó, nhưng nó ko xuất hiện. Bộ Lâm nghiệp thuê 1 tay súng săn chuyên nghiệp. Anh ta dựng 1 cái sàn nhỏ để nấp tình trên 1 cái cây gần sông, nơi đã xảy ra 2 vụ tấn công của con báo, và buộc 1 con dê vào 1 cái cọc cắm ở bờ sông. Người thợ săn rình trong nhiều đêm. Anh ta cho rằng con báo chỉ là 1 con thú đực già nua với hàm răng đã mòn, ko còn khả năng bắt con mồi nào khó hơn là người. Nhưng anh ta lại gặp 1 con hổ khỏe, nhanh nhẹn. Một con hổ cái với 1 đứa con duy nhất. Con dê kêu be be. Lạ 1 điều là con hổ con, chỉ chừng 3 tháng tuổi, chẳng để ý gì đến con dê. Nó chạy ù ra mép nước và uống lấy uống để. Mẹ nó theo sau. Đói và khát thì khát bao giờ cũng cấp bách hơn. Chỉ sau khi đã khát, con hổ mới quay sang con dê. Tay thợ săn có 2 khẩu súng trường: 1 lắp đạn thật, 1 lắp phi tiêu có thuốc gây liệt. Con hổ ko fải là thủ fạm của các vụ ăn thịt ng`, nhưng nó ở gần nơi cư trú của ng` quá và có thể sẽ đe dọa tính mạng của dân làng, nhất là vì nó có con nhỏ. Tay săn nhặt khẩu súng phi tiêu của mình lêb. Anh ta kéo cò khi con hổ sắp vồ con dê. Con hổ dựng người lên, gầm gừ và bỏ chạy. Phi tiêu gậy liệt ko tác dụng êm ái như 1 tách nước trà, chúng nốc ao nạn nhân như kiểu dốc 1 hơi cạn chai rượu mạnh. Con hổ ***g lộn cuống cuồng bỏ chạy. tay săn dùng bộ đàm gọi fụ tá. Họ tìm thấy con hổ cánh bờ sông khoảng 200 thước. Nó vẫn còn tỉnh. Hai chân sau đã liệt và ko thể đứng vững trên 2 chân trước đc nữa. Nó ko thể chạy khi 2 thợ săn đến gần. Nó quay lại và giương móng lên, nhưng chỉ tổ mất thăng bằng và ngã xuống tại chỗ. Thế là vườn thú Pondicherry có thêm 2 con hổ mới. Con hổ con bị tóm ngay gần đó, đang meo meo sợ hãi. Người thợ săn, có tên là Richard Parker, 2 tay bế nó lên, rồi nhớ lại cảnh nó chạy ù ra mép nước uống lấy uống để, liền đặt tên nó là Khát. Nhưng vi6en thư ký ở nhà ga tàu hỏa Howrah lại là 1 tay vừa cẩn thận vừa lẫn lộn. Anh ta làm tất cả giấy tời chuyên chở 2 mẹ con con hổ, chỗ nào cũng ghi rõ tên con hổ con là Richard Parker, còn người thợ săn bắt đc nó thì tên là Khát, và họ là Không Ghi Rõ. Cha tôi đã chặc lưỡi vui vẻ khi thấy sự nhầm lẫn này, và thế là con hổ mang tên Richard Parker suốt đời.
    Tôi ko biết sau này anh chàng Khát Không Ghi Rõ có săn đc con báo đen ăn thịt người hay ko.
  4. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 49:
    Đến sáng thì tôi ko thể động cựa gì đc nữa. Tôi kiệt sức nằm bẹp gí trên tấm bạt. Ngay cả nghĩ thôi cũng mệt bã người. Tôi cố ko nghĩ mông lung. Dần dần, chậm chạp như 1 đoàn lạc đà đi wa sa mạc, 1 vài ý nghĩ bắt đầu hiện ra có đầu có đuôi.
    Ngày vẫn như hôm trước, ấm và âm u, mây thấp, gió nhẹ. Đó là 1 ý nghĩ. Cái xuồng vẫn lắc lư nhè nhẹ, đó là ý nghĩ nữa.
    Lần đầu tiên tôi nghĩ đến việc làm sao để sống đc đây. Tôi đã ko đc 1 giọt nước uống, 1 miếng đồ ăn, 1 fút ngủ yên nào trong 3 ngày liền. Vỡ nhẽ rằng hóa ra chỉ vì thế mà mình kiệt sực, tôi thấy khỏe lại 1 chút.
    Richard Parker vẫn ở trên xuồng. Mà nó ở ngay bên dưới tôi. Khó có thể tin đc rằng 1 điều hiển nhiên như vậy lại cần fải tôi bằng lòng tin thì mới thành sự thật. Nhưng đúng là chỉ sau khi suy xét mãi, kiểm tra mãi các yếu tố tâm thần và quan điểm của chính mình, tôi mới dám kết luận rằng đó ko fải là nằm mơ hoặc ảo giác hoặc trí nhớ lẫn lộn hoặc tưởng tượng linh tinh hay bất kì 1 thứ ngộ nhận nào khác, mà là 1 sự thật sờ sờ đã đc chứng kiến trong trạng thái tinh thần mệt mỏi và bị kích động cao độ.
    Làm sao mà tôi đã ko thấy đc 1 con hổ Bengal nặng hơn 2 tạ trên 1 chiếc xuống dài có 6 thước trong suốt 2 ngày rưỡi liển? Đó là 1 bí ẩn mà tôi sẽ fải khám fá sau này, khi đã khỏe khoắn hơn. Trong lịch sử hàng hải, Richard Parker chắc hẳn là móng hàng lớn nhất từng đc chuyên chở, tính theo tỉ lệ hàng/tàu. Từ đầu mũi nó đến mỏm cuối đuôi, con hổ dài hơn 1/3 của chiếc xuồng chở nó.
    Đúng là tôi đã mất hết hy vọng ở thời điểm đó. Nhưng cũng chính vì vậy mà tôi tỉnh táo lại và cảm thấy khá hẳn lên. Ta thấy hiện tương này thường xuyên trong thể thao, đúng ko nào? Tay quần vợt trang chức vô địch bắtđầu chơi rất hay nhưng chẳng mấy chốc đã mất tự tin. Nhà quán quân giành hết thế chủ động. Nhưng ở ván cuối cùng, khi tay vợt tranh chức kia ko còn gì để mất nữa, hắn bắt đầu thư giãn trở lại, bất cần, dám chơi hết mình. Thế là thình lình hắn chơi như quỉ sứ và nhà quán quân fải vất vả lắm mới giữ đc những điểm cuối cùng. Tôi cũng trong tình trạng ấy. Đối fó với 1 con linh cẩu có lẽ còn khả dĩ mặc dù thật xa xôi, nhưng với Richard Parker thì hiển nhiên tôi ko fải là đối thủ rồi, chẳng cần fải lo lắng làm gì. Với 1 con hổ ở cùng trên xuồng, đời tôi thế là đi đứt. Yên tâm thế rồi, thì tội gì ko tìm cách làm sao cho khỏi khát khô cả cổ thế này.
    Tôi tin chính điều đó đã cứu sống tôi vào buổi sáng ngày hôm ấy. Nghĩa là cái việc tôi thực sự đang chết khát. Lúc bấy giờ, 1 khi đã hiện lên cái ý nghĩ như vậy, tôi ko thể nghĩ đến cái gì khác đc nữa, cứ như thể bản thân ý nghĩ đó mặn chát và càng nghĩ đến nó thì càng khát nước hơn. Tôi có nghe thiếu ko khí còn kinh khủng hơn cả khát. Nhưng chắc chỉ trong vài fút thôi, vì ta sẽ chết luôn và cái khó chịu vì thiếu ôxy cũng chẳng còn nữa. Nhưng khát là 1 cực hình dai dẳng. Cứ xem đấng Christ thì biết, ngài chết trên cây thập giá vì ngạt, nhưng chỉ thấy ngày kêu khát mà thôi. Nếu đến bậc hoá nhân của Thượng Đế mà còn khổ vì khát như thế thì ng` thường còn khổ đến đâu. Nó khổ đến mức làm tôi fát điên fát rồ. Tôi chưa bao giờ biết 1 địa ngục thân xác nào kinh khủng hơn cái vị ôi ai và cảm giác như bột dính trong miệng, cái áp lực ko thể chịu nổi tận trong họng, cái cảm giác rõ ràng là máu đã biến thành 1 thứ sirô đặc quánh ko thể chảy đc nữa. Thực sự là nếu so sánh thì 1 con hổ chẳng là cái gì hết.
  5. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Và thế là tôi gạt hết các ý nghĩ về Richard Parker sang 1 bên và bắt đầu tỉnh bơ lục lọi tìm kiếm nước uống.
    Cây gậy thiêng dò nước trong trí óc tôi trĩu hẳn xuống và 1 cái giếng nước phụt lên khi tôi nhớ ra mình đang ở trên 1 cái xuồng cứu nạn chính cống và 1 cái xuồng như vậy chắc chắn có chứa sẵn những đồ dùng cần thiết. Có vẻ đó là 1 giả định hoàn toàn có lý. Thuyền trưởng nào lại có thể quên 1 thủ tục cơ bản về an toàn như vậy? Nhà thầu thực fẩm nào chẳng nghĩ đến việc đòi thêm ít tiền, nguỵ trang bằng 1 lí do cứu nạn cao quí? Xong rồi. Có nước uống trên xuồng. Chỉ việc tìm mà thôi.
    Nghĩa là tôi fải dịch chuyển.
    Tôi vào giữa xuồng, đến mép tấm bạt. Bò lê kéo càng rất vất vả. Tôi cảm thấy như đang trèo lên sườn 1 ngọn núi lửa và sắp ngó xuống 1 khối nham thạch sôi sùng sục màu da cam. Tôi nằm dán người, rồi thận trọng nghển đầu lên. Tôi chỉ nghển vừa đủ. Ko thấy Richard Parker. Nhưng con linh cẩu thì lù lù ở sau xác con ngựa vằn. Nó đang nhìn tôi.
    Tôi ko còn sợ nữa. Nó cách tôi chưa đầy 3 thước, nhưng tim tôi vẫn đều nhịp. Sự có mặt của richard Parker ít nhất cũng có cái hữu ích như vậy. Sợ 1 con chó vớ vẩn kia trong khi quanh quẩn ngay bên 1 con hổ thì cũng như là sự gẫy cành trong khi cây đang đổ. Tôi thấy rất ghét con chó. ''Mày! Con vật xấu xa bẩn thỉu!'' tôi lẩm bẩm. tôi đã ko vùng dậy lấy gậy đánh bật nó ra khỏi xuồng chỉ vì thiếu sức và gậy thôi, ko fải là ko dám.
    Liệu con linh cẩu có cảm thấy vai trò ông chủ của tôi ko? Liệu nó có bụng bảo dạ: ''Con đầu đàn siêu việt kia đang nhìn - ta ko nên động đậy''? Tôi ko biết. Gì thì gì, nó ko động cựa gì hết. Mà thực ra thì bộ tịch nó thụt đầu xuống thế kia có vẻ muốn trốn tôi thật. Nhưng trốn sao đc. Rồi đến bữa tráng miệng nó sẽ ăn đòn xứng đáng, chẳng lâu nữa đâu.
    Richard Parker cũng giải thích hành vi lạ lùng của con linh cẩu. Bây giờ thì đã rõ tại sao con chó kia tự giam mình trong cái xó chật hẹp đằng sau con ngựa vằn và tại sao mãi nó mới dám giết con ngựa. Nó sợ con thú to hơn, sợ động vào đồ ăn của con thú to hơn. Sự yên bình tâm thời giữa Nước Cam và con linh cẩu, và việc chúng ko động đến tôi, cũng có cùng 1 nguyên nhân: trước mặt 1 con thú ăn thịt bề trên, tất cả chúng tôi đều là con mồi, và thế là ko ai dám săn mồi theo kiểu bình thường của mình nữa. Có vẻ sự có mặt của con hổ đã cứu tôi khỏi hàm răng của con linh cẩu - nhưng cũng chỉ là 1 ví dụ điển hình về hiện tượng thoát khỏi chảo thì lại rơi thẳng vào bếp lửa mà thôi.
    Nhưng con thú lớn đã ko hành xử như 1 con thú lớn chút nào, đến nỗi con linh cẩu đã dám tự tiện. tình trạng thụ động của Richard Parker, kéo dài những 3 ngày, cần fải đc giải thích. Tôi thấy chỉ có 2 nguyên nhân: thuốc ngủ và say sóng. Cha thường dùng thuốc ngủ để an thần 1 số con thú. Có lẽ cha đã làm vậy với Richard Parker ngay trước khi tàu đắm chăng? Có thể bị choáng váng vì đắm tàu - những tiếng động, cú ngã xuống biển, cuộc vật lộn khủng khiếp để bơi đến xuồng - đã tăng cường hiệu quả của thuốc ngủ? Rồi khi giã thuốc thì lại bị say sóng? Tôi chỉ có thể nghĩ đc những nguyên nhân như vậy.
    Tôi ko còn quan tâm đến câu hỏi đó nữa. Chỉ nghĩ đến nước uống mà thôi.
    Tôi kiểm tra cái xuồng.
  6. namphuong3010

    namphuong3010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 50
    Nó sâu hơn một thước, rộng hai thước rưỡi và dài tám thước, chính xác. Tôi biết vì các kích thước đó đựoc in bằng chữ màu đen trên một cái ghế bên sườn. Còn ghi rõ là chiếc xuồng đựơc thiết kế để chở đựơc tối đa là ba mươi hai người. Liệu cùng chung xuồng với bằng ấy người có vui thú không đây? Chúng tôi chi có ba mà đã chật đến thế. Cái xuồng có hình đối xứng, hai đầu đều tròn khó phân biệt đầu đuôi. Nhận ra đằng đuôi vì có một cái bánh lái lắp cố định ở đó, chỉ như cái sống xuồng chạy nhô ra một tí, còn đằng mũi thì,
    ngoài tôi ra, có một đoạn kéo dài thêm và kết thúc bằng một cái mũi có hình dáng buồn rầu, rẹt gí nhất trong lịch sử đóng tàu. Vỏ xuồng bằng nhôm đầy đinh tán và sơn màu trắng.
    Đó là bên ngoài. Bên trong, nó không rộng như người ta tưởng vì có các hàng ghế hai bên và các thùng phao. Ghế bên chạy dọc suốt chiều dài xuồng, nối với nhau ở hai đầu thành các đoạn ghế mũi và đuôi có hình gần như là tam giác. Các đoạn ghế này chính là mặt trên của các thùng phao gắn kín. Ghế chạy hai bên rộng chừng hơn bốn muơi lăm phân, còn ở hai đầu thì quãng chín mươi phân. Vì vậy, khoảng trống lộ thiên của xuồng chỉ dài hơn sáu thước và rộng khoảng thứơc rưỡi. Nó tạo nên một lãnh thổ chừng mươi thứơc vuông cho rp. Bắc ngang qua cái không gian đó là ba chiếc ghế dài nữa, kể cả cái bị cong vì con ngựa vằn đè gẫy. Các ghế ngang này rộng sáu muơi phân và cách đều nhau. Mặt ghế cách sàn xuồng sáu mươi phân. Nếu Richar Parker nằm dưới gầm ghế, nó chỉ có khoảng sáu mươi phân đó để xoay sở. Bên dưới tấm bát thì nó có thêm khoảng ba mươi phân nữa, là khoảng cách giữa mui xuồng có phủ bạt và mặt ghế, và như vậy có cả thẩy độ một thước không gian, may ra vừa vặt cho nó có thể đứng lên. Sàn xuồng phẳng phiu, lát các thanh gỗ hẹp đã xử lý chống nước, và mặt bên các thùng phao thì vuông góc với sàn. Vì vậy, cái xuồng tròn tròn ở cả hai bên sườn và hai đầu, nhưng bên trong thì lại là một khối vuông hình chữ nhật, trông cũng là lạ.
    Có vẻ như mầu da cam - một mầu Hinđu tốt lành ?" là mầu của sống còn vì toàn bộ bên trong xuồng, tấm bạt và các áo phao, cái phao, mái chèo và hầu hết các thứ trên xuồng đều mầu da cam cả. Cả cái còi bằng nhựa không có bi kêu cũng thế.
    Hai bên mũi xuồng có kẻ chữ TsimtsumPanama, chữ hoa kiểu La Mã đen nhánh và trần trụi.
    Tấm bạt là loại vải bố rất chắc có phủ nhựa chống thấm, chạm phải một lúc là ráp da. Nó đã được cuộn lại vừa qua khỏi cái ghế ngang giữa xuồng. Cho nên trong chỗ ẩn nấp của rp; cái ghế ngang, giữa thì lộ thiên nhưng ngay sát mép bạt; còn cái thứ ba thì gẫy gục dưới con ngựa vằn đã chết.
    Có sáu cái lõng đón chèo, là những lỗ khoét hình chữ u trên mép xuồng, và năm mái chèo, vì tôi đã để rơi mất một cái khi cố đẩy Richar Parker ra khỏi xuồng. Ba mái chèo nằm trên một cái ghế bên, một cái nữa trên cái ghế đối diện, và một cái đang là cái mũi xuồng cứu nạn của tôi. Tôi không tin có thể dùng chúng để chèo xuồng đi được. Cái xuồng này không phải là xuồng đua. Nó là một cấu trúc nặng và chắc nịch được thiết kể để nổi cho vững chứ không phải để vi hành. Giả dụ có ba mươi hai người cùng chèo thì may ra còn đi được chút đỉnh.
    Tôi không thấy hết các chi tiết đó ?" và nhiều thứ nữa ?" ngay lập tức như vừa kể. Tôi đã thấy chúng dần dần, cần cái gì thì lại phát hiện ra thêm cái nấy. Cú khi tôi rơi và tình trạng thật khó khăn, không thấy tương lai đâu nữa, thì một thứ gì đó, nhỏ thôi, lại hiện ra trong óc tôi dưới một ánh sáng mới mẻ. Nó không còn là cái thứ nhỏ bé ấy nữa, mà là một thứ quan trọng nhất trên thế giới sẽ cứu sống tôi. Điều đó lặp lại nhiều lần. Quả thực người ta bảo cái khó ló cái khôn, quả thực là vậy.
  7. namphuong3010

    namphuong3010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 51
    Nhưng lần đầu tiên tôi quan sát cái xuồng thì tôi chưa nhìn ra chi tiết nào mình cần cả. Mặt ghế chạy liên tục gừ đuôi sang hai bên xuồng, cũng như cái vách đứng của các thùng phao. Mặt sàn nằm phẳng phiu sát đáy xuồng; không thể có khoang giấu đồ bên dưới. Chắc hẳn không có một hộc tủ, một cái thùng hay bất kì thứ gì có đựng đồ ở chỗ nào trên xuồng. Chỉ thấy các bề mặt nhẵn thín liền liền nhau màu da cam.
    Tôi đâm ra nghi ngờ khả năng của các thuyền trưởng và đám nhà thầu. Hy vọng sống sót của tôi lụi dần. Chỉ có cơn khát là còn y nguyên.
    Nhưng biết đâu đồ dự trữ họ để ở mũi xuồng, bên dưới tấm bạt thì sao? Tôi quay người bò trở lại. Cảm thấy mình là một con thằn lằn đang chết khô. Tôi dúi mạnh tấm bạt. Nó rất căng. Nếu cuộn được nó lên, tôi sẽ với đựơc đồ dự trự có thể cất ở phía dưới. Nhưng có nghĩa là tôi sẽ tạo ra một cái cửa xuống sào huyệt của Richar Parker.
    Thây kệ. Cơn khát thúc giục tôi. Tôi rút nhẹ cái chèo ra khỏi bên dưới tấm bạt. Tôi quàng cái phao vào người. Tôi đặt cái chèo nằm ngang trên mũi xuồng. Tôi tì lên mui xuồng và dùng ngón tay cái cố ấn cho cái dây chằng bạt tuột ra khỏi một cái móc. Thật khó khăn. Nhưng sau cái móc đầu, cái thứ hai đã dễ hơn và cái thứ ba còn dễ nữa. Tôi làm như vậy ở phía bên kia mũi xuồng. Tấm bạt chùng xuống dứơi khuỷu tay tôi. Tôi nằm bẹp ở trên, hai chân chĩa về phía đuôi xuồng.
    Tôi cuốn tấm bạt lên một chút. Ngay lập tức đựơc đền bù công sức đã bỏ ra. Cũng như đàng đuôi, mũi xuồng cũng có ghế. Và trên mặt ghế, chỉ cách mũi xuồng độ dăm bảy phân, là một cái chốt cửa sáng óng ánh như kim cương. Nhìn rõ đường viền của một cái nắp đậy. Tim tôi bắt đầu đập thình thịch. Tôi cuốn tấm bạt thêm chút nữa. Tôi ghé xuống nhìn. Cái nắp hình chữ nhật bốn cạnh lượn tròn, rộng hơn chín mươi phân và sâu tám mươi phân. Đúng lúc đó tôi nhận thấy một khối to mầu da cam. Tôi thụt ngay đầu lên trên. Nhưng cái đám da cam ấy không động đậy, và trông nó không ra sao. Tôi lại thò đầu xuống. Không phải là con hổ mà là một cái áo phao cấp cứu. Có một lô áo phao ở sau sào huyệt của Richard Parker.
    Một cơn ớn lạnh chạy khắp người tôi. Giữa các áo phao đó, như thể giữa một đám lá cây, tôi nhìn thấy rõ ràng lần đầu tiên hình ảnh thấp thoáng của Richard Parker. Tôi thấy rõ hai cái vai nhô lên và một phần lưng của nó. Vằn vện nổi bật cà kềnh càng trước mắt. Nó nằm sấp, quay mặt về phía đuôi xuồng. Nó nằm im, chỉ thấy hai bên sườn phập phồng theo nhịp thờ. Tôi hấp háy mắt, không thể tin rằng nó gần tôi đến thế. Nó ngay kia, dưới tôi chỉ năm sáu mươi phân. Tôi có thể với tay cấu đít nó đựơc. Giữa chúng tôi chỉ là một tấm bạt mỏng.
    ?oThượng đế hãy thương lấy con!? Không có lời nguyện nào lại thống thiết và nhỏ nhẹ như vậy trong hơi thở của tôi. Tôi nằm bất động tuyệt đối.
    Tôi phải có nước uống. Tôi đưa tay xuống và lẳng lặng gỡ cái chốt. Tôi kéo cái nắp lên. Thì là một cái tủ hẳn hoi.
  8. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã nhắc đến chuyện nhận ra những chi tiết cứu mạng. Đây là 1: bản lề của cái nắp tủ chỉ cách mép ghế vài phân - có nghĩa là khi mở lên, nó sẽ thành 1 cái vách ngăn kín hết khoảng trống 30 phân giữa mặt ghế và mui xuồng che bạt, chắn giữa tôi với đống áo phao rồi đến chỗ Richard Parker. Tôi mở cái nắp lên cho đến khi nó dựa đc vào cái chèo bắc ngang mui và mép bạt. Tôi chuyển mình lên trên sống mũi xuồng, quay mặt vào trong, 1 chân đặt lên mép cái tủ đã mở nắp, chân kia lên cái nắp đã mở. Nếu Richard Parker định tấn công tôi từ phía dưới, nó sẽ fải đẩy cái nắp. Tôi sẽ biết ngay và đủ thời gian rút lên và nhào ngửa người xuống biển với cái phao. Nếu nó đi đường khác, trèo lên trên tấm bạt từ fía đuôi xuồng, tôi sẽ nhìn thấy nó ngay từ sớm và cũng kịp nhào xuống biển. Tôi nhìn quanh xuồng. Ko thấy có cá mập.
    Tôi ngó xuống giữa 2 chân. Tôi tưởng mình sẽ ngất đi vì sướng. Cái tủ lấp lánh toàn những thứ mới tinh bóng nhoáng. Chao ôi, niềm khoái lạc của sản fẩm công nghiệp, những vật dụng do chính con người làm ra, những sáng tạo fẩm! Cái giây phút phát ngộ vật chất ấy đem lại 1 khoái cảm mãnh liệt - 1 trộn lộn chóng mặt của hy vọng, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, ngây ngất, và lòng biết ơn, tất cả nghiền vào thành 1 món quà - hay hơn bất kì món quà nào khác mà cả đời tôi đã đc nhận trong các dịp Giáng sinh, sinh nhật, cưới xin và các kì lễ lạt khác. Tôi thật sự hoa mắt chóng mặt vì hạnh fúc.
    Mắt tôi lập tức nhìn thấy cái đang tìm. Cho dù đóng chai, đóng hộp kim loại hay hộp giấy, bao bì nước uống ko có thể nhầm lẫn đc. Trên cái xuồng cứu nạn ấy, món rượu vang của sự sống đc cung fụng trong các hộp kim loại màu vàng nhạt nắm vừa khít tay. Nhãn hiệu bằng chữ đen đề rõ Nước uống. Tên công ty sản xuất: HP Food Ltd. 500 mililít 1 hộp. Có hàng dãy hộp như thế. Nhiều wá ko thể liếc 1 cái mà đếm hết ngay đc.
    Tay run lẩy bẩy, tôi với xuống nhặt lên 1 hộp. Vừa sờ vào đã mát lạnh và nặng trĩu tay. Tôi lắc nó. Các bọt khí bên trong phát ra tiếng kêu glúp glúp glúp. Tôi sắp sửa đc cứu thoát khỏi cơn khát hỏa ngục này. Mạch tôi rộn lên với ý nghĩ đó. Tôi chỉ việc mở cái hộp nước.
    Tôi dừng lại. Mở nó thế nào đây?
    Tôi có 1 cái hộp - chắc tôi fải mở đc nó chứ? Tôi nhìn vào tủ. Có biết bao nhiêu là thứ. Tôi lục lọi. tôi mất bình tĩnh. Kì vọng lắm tất thất vọng nhiều. Tôi fải uống ngay bây giờ, nếu ko tôi sẽ chết. Tôi ko thể tìm thấy cáidụng cụ mình muốn. Nhưng ko thể mất thì giờ buồn bực. Cần fải hành động. Dùng móng tay đc chăng? Tôi thử. Ko thể đc. Dùng răng chăng? Thử cũng vô ích thôi. Tôi nhìn lên mép xuồng. Những cái móc buộc bạt. Ngắn, cùn, chắc chắn. Tôi quì lên mặt ghế và nghiêng người ra ngoài. Giữ cái hộp bằng cả 2 tay, tôi thúc mạnh nó lên vào 1 cái móc. Một vết lõm kha khá. Tôi thúc cái nữa. Thêm 1 vết lõm nữa. Cứ thế, tôi làm thủng đc hộp. Một hạt châu nước xuất hiện. Tôi liếm nó luôn. Tôi quay cái hộp và thúc đầu kia lên móc. Tôi thúc như quỉ. Tôi đục đc 1 cái lỗ to hơn. Tôi ngồi xuống mui xuồng. Tôi giơ cái hộp lên trên mặt. Tôi há miệng. Tôi nghiêng hộp.
    Có thể tưởng tượng ra những cảm giác của tôi lúc đó, nhưng khó có thể mô tả chúng. Theo nhịp ừng ực của cổ họng tham lam, dòng nước tinh khiết, ngon lành, đẹp đẽ và trong vắt như fa lê chảy vào cơ thể tôi. Nước của sự sống, đúng thế. Tôi dốc cạn cái chén vàng ấy cho đến giọt cuối cùng, mút mát cái lỗ thủng cho thật hết cả những ẩm ướt còn lại. Tôi thốt lên, ''Aaaaaaa!'', ném cái hộp xuống biển và lấy 1 hộp nữa. Tôi mở nó cũng nhanh như cái hộp kia và nốc cạn nó cũng nhanh chẳng kém. Rồi lại quẳng nó xuống biển và mở 1 hộp khác. Cũng lại nhanh chóng bị ném xuống biển. Rồi lại thêm 1 hộp nữa. Tôi uống hết 4 hộp, 2 lít thuốc trường sinh tuyệt vời nhất, rồi mới thôi. Người ta sẽ nghĩ uống vội vàng sau khi đã chịu khát kéo dài như thế có thể sẽ làm đảo lộn cơ thể. Nhảm nhí cả! tôi chưa bao giờ thấy dễ chịu như vậy. Cứ sờ lông mày tôi thì thấy! Trán tôi ướt đẫm những giọt mồ hôi tươi mới, sạch sẽ và mát lạnh. Mọi thứ trong tôi, đến tận các lỗ chân lông, đều biểu lộ vui mừng.
  9. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Cảm giác khỏe khoắn nhanh chóng đến với tôi. Mồm miệng tôi ẩm và mềm mại. Quên sạch cả cái cổ họng. Da cũng mềm đi. Các khớp cử động dễ dàng. Tim tôi bắt đầu đập như 1 cái trống vui mừng và máu bắt đầu chảy qua huyết mạch như đoàn xe đám cưới inh ỏi bóp cò chạy qua thành fố. Sức lực và fản xạ trở lại trong cơ bắp tôi. Đầu óc tôi sáng suốt hẳn ra. Quả thực, tôi đã vừa từ cõi chết trở về. Vinh hiển thay! Vinh hiển thay! Để tôi nói bạn nghe, say rượu là 1 điều xấu hổ, nhưng say nước là 1 niềm si cuồng cao quí. Trong nhiều phút đồng hồ, tôi đắm mình tận hưởng đến cùng.
    Rồi tôi cảm thấy 1 cái gì đó trống rỗng. Tôi sờ bụng. Một cái hốc lõm sâu cứng nhắc. Có cái gì ăn thì tốt. Một đĩa chả chay mềm có rưới nước sốt dừa! Một đĩa cary đậu! Ôi chao! Tôi đưa cả 2 tay lên miệng - hoặc giá đc 1 đĩa bánh bột lọc mẹ vẫn làm! Nghĩ đến đó, 2 hàm răng tôi bỗng đau nhức lên và nước bọt ứa ra xối xả. Bàn tay phải tôi bắt đầu xoay xoay. Nó cứ thể bốc những miếng bánh tròn bèn bẹt làm bằng bột lọc trong trí tưởng tượng. Nó để các ngón tay tha hồ bấm sấu vào làn bột mềm nóng hổi...Nó nắn, vê 1 cái bánh thấm đẫm nước sốt...Nó đưa cái bánh ấy lên miệng...Tôi nhai...Ôi chao, thật đau đớn mà cũng thật tuyệt diệu.
    Tôi sục vào cái tủ. Tôi tìm thấy nhiều hộp giấy đựng các suất đồ ăn cấp cứu tiêu chuẩn của hãng Seven Seas, làm tận Bergen, Na Uy. Mỗi suất đề là có thể bù cho 9 bữa chưa đc ăn gì, từng gói nửa kí, chắc nịch, đóng gói chân ko trong giấy nhựa màu bạc có in chi chít các hướng dẫn sử dụng bằng 12 thứ tiếng. Bằng tiếng Anh, hướng dẫn nói suất ăn này có 18 cái bánh quy làm bằng bột mì nướng, mỡ động vật và đường glucô, ko đc ăn quá 6 cái trong vòng 24 giờ. Khổ nhất là nó có cả mỡ động vật. Nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt như thế, cái fần chay tịnh trong con người tôi chỉ có cánh bịt mũi mà ăn đại đi thôi.
    Trên gói có chỗ đề Bóc chỗ này để mở, với 1 mũi tên đen chỉ vào cái mép nhựa. Tôi xé toạc chỗ đó ra. Chính cái góivuông vắn bọc giấy nến rơi ra. Tôi bóc 1 gói. Nó tự động tách ra làm đôi. hai cái bánh qui gần như vuông vắn, màu nhạt, mùi thơm. Tôi cắn 1 cái. Lạy Chúa tôi, ai mà biết đc. Tôi ko tưởng tượng nổi. Tôi vừa khám fá 1 bí mật: đồ ăn Na Uy là ngon nhất thế giới! Những cái bánh qui ấy ngon 1 cách lạ lùng. Chúng vừa đậm đà thơm ngon vừa tinh tế, ko ngọt wá cũng ko mặn quá. Chúng vỡ ra giữa 2 hàm răng với 1 tiếng động giòn tan. Trộn với nước bọt, chúng thành 1 thứ bột bánh vẫn còn độ hạt rất vừa vặn. Và khi tôi nuốt, bụng tôi chỉ còn biết reo lên 1 chữ: Hallelujah! (1)
    Cả hộp hết vep trong vòng vài phút, giây gói tơi tả bay theo gió. Tôi định mở 1 hộp nữa, nhưng lại thôi. Kiềm chế 1 chút bao giờ cũng tốt. hơn nữa, với nửa kí thức ăn cấp cứu trong bụng, tôi thấy no thực sự.
    Tôi quyết định fải biết rõ có những thú gì trong cái hòm châu báu của mình. Đó là 1 cái tủ to, trong lòng rộng hơn fạm vi của cái nắp nhiều, vào hẳn đến vỏ xuồng và lan ra đến wá vị trí của 2 cái ghế bên 1 chút. Tôi thò cả 2 chân xuống lòng tủ và ngồi trên mép nó, lưng dựa vào cái sống nhô ra của mũi xuồng. Tôi đếm các hộp Seven Seas. Tôiđã ăn mất 1: vẫn còn 30 hộp nữa. Theo như hướng dẫn, mỗi hộp 500 gram là đủ dinh dưỡng cho 1 người sống đc 3 ngày. Có nghĩa là tôi có đủ thức ăn dự trữ để sống trong 31 nhân 3 là 93 ngày! Hướng dẫn cũng khuyên chỉ nên uống nửa lít nước 1 ngày. Tôi đếm các hộp nước. Có 124 hộp. Mỗi hộp nửa lít. Vậy là tôi có đủ nước uống trong 124 ngày. Chưa bao giờ những fép tính số học đơn giản lại đem đến cho tôi 1 niềm hỉ hả như vậy.
    Còn có những gì nữa nào? Tôi hẳm hở khoắng tủ và mang ra hết thứ này đến thứ khác, cái gì cũng kì diệu cả. Tôi thèm bạn đồng hành và cảm giác đc an ủi đến xót xa mỗi khi chăm chú nâng 1 món đồ ấy trên tay, chúng ko còn là hàng hóa đc sản xuất hàng loạt nữa mà trở thành 1 cái gì đó thật đặc biệt và chỉ cho riêng tôi. Tôi lẩm bẩm luôn mồm, ''Cám ơn! Cám ơn! Cám ơn!''
    ===
    (1) Hellelujah! : Câu ca ngợi Chúa của ng` Cơ đốc giáo.
  10. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 52:
    Sau khi đã điều tra kỹ lưỡng, tôi làm 1 danh mục đầy đủ:
    - 192 viên thuốc chống say sóng
    - 124 hộp nước uống bằng thiếc, mỗi hộp 500 mili-lít, vị chi là 62 lít tất cả
    - 31 hộp thức ăn cấp cứu, mỗi hộp 500 gram, tất cả là 15 kí rưỡi
    - 16 cái chăn len
    - 12 cái cất nước dùng ánh sáng mặt trời
    - Một chục cái áo phao cấp cứu màu da dam, cái nào cũng có 1 cái còi cũng màu da cam buộc ở áo
    - 6 ống tiêm chứa morphine
    - 6 quả pháo sáng cầm tay
    - 5 mái chèo ko chìm
    - 4 quả pháo sáng thăng thiên có dù
    - 3 túy nylon trong suốt rất chắc, mỗi cái có dung tích khoảng 50 lít.
    - 3 cái mở hộp
    - 3 cái cốc có thang vạch dung tích và miệng rót để đong nước uống
    - 2 hộp diêm cháy đc trong nước
    - 2 cái phao tín hiệu khói
    - 2 thùng bằng nhựa cỡ trung bình màu da cam
    - 2 cái gáo múc nước bằng nhựa ko chìm màu da cam
    - 2 thùng chứa đa năng bằng nhựa có nắp kín khí ]
    - 2 miếng bọt biển hình chữ nhật màu vàng
    - 2 cuộn dây sợi tổng hợp ko chìm, mỗi cuộn 50m
    - 2 cuộn dây sợi tổng hợp ko nổi đc trong nước, ko thấy đề dài bao nhiêu nhưng có lẽ mỗi cuộn khoảng 30m
    - 2 bộ đồ câu cá với đủi các loại lưỡi câu, dây và hạt chì
    - 2 cái lao móc cá có lưỡi kiểu dây thép gai rất sắc
    - 2 cái neo biển
    - 2 cái rìu
    - 2 cái hứng nước mưa
    - 2 cái bút bi mực đen
    - 1 cái lưới đựng đồ bằng nylon
    - 1 cái fao cứu nạn đặc, đường kính trong 40 fân và đường kính ngoài 80 fân, có dây nối liền
    - 1 con dao săn lớn có cán liền, lưỡi nhọn, 1 cạnh sắc và 1 cạnh răng cưa, có dây dài buộc vào 1 cái vòng sắt trong tủ
    - 1 bộ đồ khâu với các kim khâu thẳng và cong, cùng với chỉ trắng rất chắc
    - 1 bộ đồ cấp cứu đựntg trong 1 hộp nhựa kín nước
    - 1 cái gương dùng để ra tín hiệu
    - 1 gói thuốc lá Trung Quốc có đầu lọc
    - 1 thỏi sôcôla to
    - 1 cuốn cẩm nang cho ng` gặp nạn đắm tàu
    - 1 cái la bàn
    - 1 cuốn vở ghi chép với các trang giấy có 98 dòng kẻ
    - 1 thằng bé còn đủ 1 bộ quần áo mỏng trên người nhưng đã mất 1 chiếc giày
    - 1 con linh cẩu lông chấm
    - 1 con hổ Bengal
    - 1 cái xuồng cứu nạn
    - 1 Thượng đế
    Tôi ăn một fần tư thỏi sôcôla to. Tôi xem xét kĩ 1 cái hứng nước mưa. Đó là 1 thứ dụng cụ trông giống 1 cái ô lật ngược, gồm 1 túi hứng nước rộng nối với 1 cái ống cao su.
    Tôi khoanh tay trên cái fao choàng khít quanh người, gục đầu xuống và ngủ say sưa.

Chia sẻ trang này