1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời của Pi - Yann Martel

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi pathetique, 17/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namphuong3010

    namphuong3010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 53
    Tôi ngủ suốt buổi sáng. Rồi tôi thức dậy vì lo lắng. Đồ ăn, nước uống và nghỉ ngơi đã như một ngọn triều dâng lên trong cơ thể đang suy yếu của tôi, mang cho tôi một sức sống mới, nhưng đồng thời cũng làm cho tôi đủ tỉnh táo để nhận ra tình trạng tuyệt vọng của mình. Tôi tỉnh dậy để nhớ ra Richard Parker. Có một con hổ trên xuồng. Không muốn nhưng phải tin đó là sự thật. Và tôi phải cứu mạng mình như thế nào đây.
    Có thể nhảy xuống biển và bơi đi, nhưng cơ thể tôi không chịu nhúc nhích. Tôi đang cách đất liền hàng trăm dặm, có khi hàng nghìn dặm cũng nên. Tôi không thể bơi xa như vậy, có phao cũng thế thôi. Rồi ăn gì? Uống gì? Làm sao ngăn cá mập? Làm sao cho khỏi rét mướt? Mà biết bơi theo hướng nào? Không thể nghi ngờ một tí gì nữa: rời khỏi xuồng có nghĩa là chết. Nhưng ở lại xuồng thì sao? Nó sẽ mò sang tôi như một con mèo điển hình, không một tiếng động. Chưa kịp biết thì nói đã ngoạm chặt lấy gáy hoặc cổ họng và tôi sẽ bị xuyên thủng với những lỗ răng nanh. Tôi sẽ không kịp nói gì hết. Dòng sinh huyết sẽ rời bỏ thân thể tôi không một lời trăng trối. Hoặc giả nó sẽ dùng móng vuốt ấy để quật chết tôi, bẻ gãy cổ tôi.
    ?oTa chết mất thôi,? tôi lắp bắp, môi run bắn.
    Biết mình sắp chết đã đủ khủng khiếp rồi. Nhưng khủng khiếp hơn là biết mình sắp chết mà lại còn thời gian để thấy rõ những hạnh phúc mình đã có và có thể đã có. Ta thấy tất cả những gì mà ta đang mất, rõ mồn một. Những hình ảnh đó đã dìm ra vào một nỗi đau đớn và không một cỗ xe nào sắp đâm chết ta hoặc một làn nước nào sắp dìm chết ta có thể so sánh được. Cái cảm giác ấy thật sự không thể chịu nổi. Những từ cha, mẹ, ravi, Ấn độ, winnipeg đâm vào tôi buối nhói đến xé lòng.
    Tôi đang định đầu hàng. Và chắc chắn đã đầu hàng rồi, nếu không có một tiếng nói bỗng vọng lên trong đầu tôi. Tiếng ấy nói, ?ota sẽ không chết. Ta không chấp nhận cái chết. Ta sẽ qua được cơn ác mộng này. Ta sẽ chiến thắng mọi rủi ro, cho dù chúng lớn đến mấy. Ta đã sống được cho đến bây giờ, một cách thần kỳ. Ta sẽ biến điều thần kỳ ấy thành lệ thường. Điều không thể tin được sẽ đến với ta hàng ngày. Ta sẽ làm tất cả những gì cần thiết. Đúng vậy, chừng nào thượng đế còn ở bên ta, ta sẽ không chết. Amen.?
    Tôi làm mặt nghiêm nghị và cương quyết. Tôi không dám nói ngoa, nhưng quả thực vào lúc đó tôi mới phát hiện ra rằng mình có một ý chí sống thật mãnh liệt. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy đó không phải la một điều hiển nhiên. Có nhiều người trong số chúng ta chịu bỏ cuộc chỉ với một tiếng thở dài. Những người khác chiến đấu chút đỉnh, rồi mất hy vọng. Nhưng một số khác nữa, trong đó có tôi, thì không bao giờ bỏ cuộc. Chúng tôi chiến đấu, chiến đấu và chiến đấu. Chúng tôi chiến đấu bất kể giá nào, bất kể những thất bại phải chịu, bất kể sự bất khả chiến thắng. Chúng tôi chiến đấu đến tận cùng. Đó không phải là vấn đề can đảm. Nó là một cái gì đó thuộc về bản chất, một tình trạng không có khả năng đầu hàng. Có thể cũng chỉ là sự ngu ngốc của lòng ham sống mà thôi.
    Richard Parker bắt đầu gầm gừ vào đúng thời điểm tôi nghĩ đến những cái đó, cứ như thể nó đã đợi cho đến lúc tôi đã thành một đối thủ xứng đáng. Tôi thắt ngực lại vì sợ.
    ?oMau lên, nào, chóng lên,? tôi thì thào trong bụng. Tôi phải thu xếp việc sống còn của mình. Không thể phí một giây. Tôi cần nơi ẩn náu và cần ngay lập tức. Tôi nghĩ đến cái mái chèo mà tôi đã cắm vào mũi xuồng. Nhưng bây giờ tấm bạt đã cuộn lên ở đó, chẳng còn gì giữ được mái chèo nữa. Hơn nữa, làm sao có thể an toàn bằng cách treo người lên mái chèo như vậy được? Richard Parker sẽ dễ dàng tóm được tôi. Phải tìm cách khác. Đầu óc tôi quay như chong chóng.
    Phải làm một cái bè. Những mái chèo, nếu ta còn nhớ, không bị chìm. Và tôi còn có đống áo phao với một cái phao cứu nạn chắc nịch.
    Cố thở thật nhẹ, tôi đóng cái tủ rồi với xuống bên dưới tấm bạt để nhặt những cái chèo ở trên hai cái ghế bên xuồng. Richard Parker để ý. Tôi nhìn thấy nó qua các khe hở của đống áo phao. Khi tôi rút từng cái chéo lên - cẩn thận vô cùng, nó có phản ứng động đậy đôi chút, nhưng không quay lưng lại. Tôi lấy lên được ba cái chèo. Cái thứ tư đã nằm ngang trên tấm bạt. Tôi nhấc cái nắp đậy để chặn khoảng hở thông sang chỗ nằm của Richard Parker.
    Tôi đã có bốn cái phao không chìm. Tôi xếp chúng trên tấm bạt, xung quanh cái phao tròn, làm thành một hình vuông. Cái bè của tôi giống như một ô cờ carô với một chữ o vừa mới vẽ cho nước cờ đầu tiên.
    Phần nguy hiểm bắt đầu. Tôi phải lấy được các tấm áo phao. Tiếng gầm gừ của Richard Parker lúc ấy đã thành một âm thanh trầm và rền, rung hết cả không khí. Con linh cẩu đáp lại bằng một tiếng ư ử the thé và run rẩy. Chắc chắn sắp có chuyện.
    Tôi không có sự lựa chọn nào khác. Phải hành động thôi. Tôi hạ cái nắp xuống. Đống áo phao nằm trong tầm tay với của tôi. Một số chúng chạm hẳn vào người Richard Parker. Con linh cẩu đột nhiên kêu ré lên.
    Tôi với đến cái gần nhất. Khó khăn mới túm được nói vì tay tôi run bắn. Tôi kéo cái áo đó ra. Có vẻ Richard Parker không chú ý gì. Tôi kéo một cái áo nữa. Một cái nữa. Tôi gần muốn ngất vì sợ. Rất khó thở. Tôi tự nhủ, nếu cần thì mình có thể nhảy xuống biển với đống áo phao. Tôi lại kéo ra được một cái. Thế là bốn cái tất cả.
    Tôi luồn các mái chèo qua các lỗ tay của từng cái ao phao ở bốn góc phà, buộc chắc chúng lại với nhau, rồi giật dây bơm căng chúng lên. Tôi lấy một cuộn dây không chìm, dùng dao cắt thanh bốn đoạn, rồi buộc thật chặt những đoạn hai mái chèo gác vào nhau. Nhờ trời, tôi đã được học và tập buộc các loại nút rất chu đáo. Tôi thắt mười nút trên các góc phà mà vẫn còn lo các mái chèo có thể sẽ bị lỏng và rời nhau ra. Tôi làm như lên cơn sốt, luôn mồn tự rủa mình ngu ngốc. Một con hổ trên xuồng mà tôi đã đợi ba ngày ba đêm rồi mới tính chuyện tự vệ bản thân.
    Con linh cẩu bắt đầu kêu thét hết cỡ.
    Vẫn còn một việc cuối cùng phải làm. ?olạy chúa, xin cho con một lát nữa,? tôi cầu khẩn. Tôi túm lấy phần còn lại của cái dây không chìm. Có một cái lỗ xuyên qua gần đỉnh của thanh nhọn mũi xuồng. Tôi luồn sợi dây qua cái lỗ ấy và thắt nút. Chỉ cần buộc chặt đầu dây kia vào bè là tôi có thể thoát.
    Con linh cẩu lại lặng im. Tim tôi ngừng bặt, rồi đập trở lại nhanh gấp ba lần. Tôi quay lại.
    ?oLạy Chúa Jesus, Đức Mẹ Mary, Thánh Muahamad và Thần Vishnu!?
    Những gì hiển hiện trước mắt tôi lúc ấy sẽ hằn lại trong tôi cho đến chết. Richard Parker đã trỗi dậy và xuất đầu lộ diện. Nó cách tôi chưa đầy năm mét. Ôi, nó mới to lớn làm sao! Con linh cẩu tận số đến nơi rồi, và cả tôi nữa. Tôi đứng chôn chân tại chỗ, tê liệt hoàn toàn, hãi hùng chứng kiến những gì đang diễn ra trước mắt. Đã từng thấy mấy con thú hoang bỏ xổng trên xuồng quan hệ với nhau ra sao, tôi đoã tưởng cuộc đổ máu sẽe phải ầm ĩ và đầy vật lộn. Nhưng nó xảy ra thật sự im lìm. Con linh cẩu chết không một tiếng rên la và Richard Parker đã giết con linh cẩu một cách im phăng phắc. Con thú ăn thịt màu lửa ấy đã trỗi dậy từ dưới tấm bạt và bước đến chỗ con linh cẩu. Con này đang đứng dựa vào chiếc ghế dưới xuồng, đằng sau xác con ngựa vằn, như bị đóng đanh vào đó. Nó không chống cự. Nó khuỵu xuống sàn, giơ một chân trước lên trong một dáng điệu tư vệ tuyệt vọng. Vẻ mặt nó là hình ảnh của sự hãi hùng. Móng vuốt khổng lồ của con hổ bổ xuống vai nó. Richard Parker ngoạm vào cổ nó, cặp mắt như men ướt trừng to hẳn ra. Tiếng thịt xương rau ráu khi thanh quản và dây sống bị nghiền nát. Con linh cẩu giãy một cái, mặt nó đờ ra. Thế là xong.
    Được namphuong3010 sửa chữa / chuyển vào 08:11 ngày 11/08/2005
  2. namphuong3010

    namphuong3010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Richard Parker nhả mồi và cất tiếng gầm gừ. Một tiếng gầm gừ dường như chán nản và không hề muốn ai nghe thấy. Nó thở dốc, lưỡi thè lè. Nó liếm mép. Nó lắc đầu. Nó hít ngửi con linh cẩu đã chết. Nó ngẩng cao đầu và đón ngửi không khí. Nó chống cả hai chân trước lên mặt ghế băng và rướn lên. Hai chân nó giang rộng. Cái xuồng lắc lư, mặc dù rất nhẹ, rõ ràng đang làm nó khó chịu. Nó nhìn qua mạn xuồng ra phía biển khơi. Nó cất một tiếng gầm trầm trầm đặc và cáu kỉnh. Nó lại ngửi không khí. Nó từ từ quay đầu. Nó quay, quay hẳn lại đằng sau, cho đến lúc nhìn thẳng vào tôi.
    Ước gì tôi có thể mô tả lại những gì xảy ra sau đó, không phải những cái tôi nhìn thấy, điều đó còn có thể ta được, mà là những gì tôi đã trải qua trong cảm giác của mình. Tôi nhìn Richard Parker từ một góc độc cho thấy hết vẻ đẹp ghê gớm của nó, nghĩa là từ sau lưng, khi nó đang vươn người lên và quay đầu lại. Dáng điệu ấy có vẻ như cố tình làm mẫu, thậm chí hơi quá, để phô trương nghệ thuật của sức mạnh. Mà quả thật cũng đáng là nghệ thuật, đáng là sức mạnh. Sự hiện diện của nó thật choáng ngợp và áp đảo, mà vẻ uyển chuyển thì thật duyên dáng. Người nó đầy cơ bắp, nhưng các khớp nhô ra lại gầy nhỏ và bộ da bóng bầy đang treo lỏng lẻo trên khung xương của nó. Thân thể nó, màu da cam sáng có sắc nâu với những vạch đứng đen tuyền, đẹp không thể so sánh với cái gì được, và thật hài hòa với màu trắng tinh khiết của bộ ngực và dưới hai bên sườn cũng như những vòng đen chạy suốt bộ đuôi dài. Khổ đầu nó to và tròn, phô trương bộ râu quai nón đáng kính nể, một chòm râu cằm sành điệu, và những sợi râu mép đẹp nhất trong thế giới hổ báo - dầy, dài và trắng tinh. Trên đỉnh đầu là đôi tai nhỏ sinh động có hình dáng của những mái vòm tuyệt hảo. Bộ mặt màu cam cà rốt có một sống mũi rộng, một chỏm mũi màu hồng, và được thiết kế rất phóng khoáng, táo bạo. Các chấm đen hình sóng chạy vòng quanh gương mặt theo một kiểu vừa nổi bật, vừa tinh tế, vì chúng thu hút sự chú ý vào chúng thì ít mà vào phần không có chúng thì nhiều, tức là phần sóng mũi sáng sủa gần như rỡ ràng. Các mảng trắng, phía trên mắt, xung quanh má và hai bên miệng nổi bật lên như những nét trang điểm cuối cùng xứng đáng với một vũ nữ Kathakali. Kết quả là một gương mặt trông giống như đôi cánh **** và mang một vẻ gì đó hơi già nua Trung Quốc. Nhưng khi cặp mắt mầu hoàng ngọc của Richard Parker nhìn tôi, cái nhìn chằm chằm của nó thật căng thẳng, lạnh lùng và không nhượng bộ, không dễ dãi hoặc thân thiện chút nào, biểu lộ một thái độ tự chủ đến độ giận dữ sắp nổ tung ra được. Hai tai nó vẫy vẫy rồi quay tròn. Một môi bắt đầu vén lên hạ xuống, để lộ chiếc nanh vàng khè dài phải bằng ngón tay dài nhất của tôi.
    Lông tóc trên người tôi dựng đứng hết cả, ngộp thở vì sợ hãi.
    Đúng lúc đó thì con chuột xuất hiện. Không biết từ đâu, một con chuột nâu xơ xác hiện hình trên mặt ghế bên cạnh xuồng, hốt hoảng, hết hơi. Richard Parker có vẻ cũng kinh ngạc như tôi. Con chuột nhảy vọt lên tấm bạt và chạy về phía tôi. Thấy thế, vừa choáng vừa ngạc nhiên, hai chân tôi khuỵu xuống gần như ngã vào trong cái tủ bên dưới. Trước cặp mắt kinh hoàng của tôi con chuột nhảy thoăn thoắt qua các phần của cái bè, vọt lên người tôi và trèo luôn lên đỉnh đầu. Những cái móng tí xíu của nó bám chặt xuống da đầu tôi, khư khư níu lấy sự sống.
    Cặp mắt của Richard Parker đã dõi theo con chuột. Bây giờ thì chúng nhìn chằm chằm vào đầu tôi.
    Nó không quay đầu thêm nữa mà từ từ xoay người đồng thời đưa hai chân trước dọc theo ghế cạnh xuồng. Nó uyển chuyển và nhẹ nhàng nhảy xuống sàn xuồng. Tôi có thể thấy đỉnh đầu, cái lưng và cái đuôi dài uốn cong lên của nó. Hai tai nó ép sát xuống sọ. Chỉ ba bước nó đã về đến giữa xuồng. Cũng nhẹ nhàng như không, nó đứng hẳn nửa thân trước lên và vịn chân vào mép tấm bạt đã cuộn lên.
    Nó chỉ cách tôi chừng hai mét. Đầu nó, ngực nó, chân nó ?" to quá! To quá! Hàm răng nó như cả một tiểu đoàn bộ binh. Nó đang sửa soạn nhảy lên tấm bạt. Tôi sắp chết rồi.
    Nhưng tấm bạt bập bùng làm nó khó chịu. Nó ấn thử chân xuống chỗ này chỗ kia. Nó ngẩng lên có vẻ lo lắng ?" hình như khó chịu vì có quá nhiều ánh sáng và quá mênh mông ở chung quanh. Cái xuồng liên tục lắc lư cũng tiếp tục làm nó không yên. Trong giây lát, Richard Parker lưỡng lự.
    Tôi túm con chuột và ném nó về phía con hổ. Tôi vẫn còn thấy nó trong kí ức khi nó bay vọt qua trong không gian ?" chân duỗi hết ra và cái đuôi dựng đứng, cái bìu dái dài dài nhỏ xíu và cái lỗ đít như lỗ châm kim. Richard Parker ngoác miệng ra và con chuột đang kêu chí chóe biến mất vào đó như một quả bóng chày chui tọt vào găng của người bắt bóng. Cái đuôi trụi thùi lụi của nó biến đi như một sợi mì ống bị mút chụt vào mồm.
    Con hổ có vẻ hài lòng vì món quà. Nó lùi lại và quay về chỗ ở bên dưới tấm bạt. Chân tôi lập tức sinh động trở lại. Tôi nhảy lên mở cái nắp tủ để bịt khoảng trống giữa mặt ghế dài mũi xuồng và cái mui bạt.
    Tôi nghe tiếng hít ngửi ầm ĩ và tiếng thịt nặng bị kéo lê trên sàn. Thân thể nó dịch chuyển khiến xuồng tròng trành. Tôi bắt đầu nghe tiếng ăn nhóp nhép. Tôi liếc xuống bên dưới tấm bạt. Nó đang ở giữa xuồng. Nó đang ăn con linh cẩu với từng miếng lớn, nhai nuốt liên tục. Không thể để lỡ cơ hội duy nhất này. Tôi với xuống và lấy lên được những chiếc áo phao còn lại ?" sáu chiếc tất cả - và cả cái chèo cuối cùng. Chúng sẽ củng cố thêm cho cái bè. Tôi để ý thấy có mùi gì. Không phải sặc sụa như mùi nước đái hổ. Mà là mùi nôn. Và tôi thấy cả một bãi nôn dưới sàn. Chắc hẳn là của Richard Parker. Như vậy là nó có bị say sóng thật.
    Tôi buộc cái dây dài vào bè. Bây giờ thì bè đã được nối vào xuồng. Tiếp đó, tôi buộc thêm bốn chiếc áo phao vào bốn cạnh bè, ở phía dưới. Một chiếc áo phao nữa thì tôi buộc trải ngang qua cái phao để làm thành cái ghế ngồi. Tôi biến cái chèo cuối cùng thành cái để gác chân, chằng vào một cạnh bè, chiếc áo phao còn lại vào đó. Những ngón tay tôi run bắn, tôi hụt hơi và khó thở. Tôi kiểm tra đi kiểm tra lại các nút buộc.
    Tôi nhìn ra xung quanh. Chỉ thấy những đợt sóng dài và nhẹ. Không có sóng bạc đầu. Gió thổi nhẹ và đều. Tôi nhìn xuống nước. Có nhiều cá ?" cá to với bộ trán dô và các vây lưng rất dài, thường gọi là các dorados, những con cá nhỏ hơn, mảnh và dài, tôi chưa từng thấy bao giờ, và các loại cá nhỏ hơn nữa - rồi thấy cả cá mập.
    Tôi nhẹ nhàng thả cái bè ra khỏi xuồng. Nếu vì lý do nào đó mà nó không nổi thì tôi chỉ có chắc chết mà thôi. Nó xuống nước thật đẹp. Thực tế là các áo phao nổi mạnh đến nỗi chúng nhấc cả cái phao và các mái chèo lên hẳn khỏi mặt nước. Nhưng lòng tôi nặng trĩu. Vừa khi cái bè chạm nước, các bầy cá tản ngay ra, chỉ trừ bọn cá mập. Chúng ở lại. Ba hoặc bốn con. Một con bơi qua ngay dưới bè. Richard Parker hắng giọng.
    Tôi thấy mình giống như một người tù bị bọn cướp biển bắt phải nhảy xuống biển.
    Tôi kéo cái bè vào gần, cho đến khi các đầu mái chèo chạm hẳn và thành xuồng. Tôi nghiêng xuống đặt tay lên cái phao. Qua các kẽ hở trên mặt bè - gọi chúng là những khe hở toang hoác thì đúng hơn ?" tôi nhìn thẳng xuồng những tầng sâu thăm thẳm của biển cả. Tôi lại nghe thấy tiếng Richard Parker. Tôi trườn úp bụng xuống bè. Tôi nằm bẹp dí, dang hết chân tay và không dám cựa một ngón tay nào. Cái bè có thể lật bất kỳ lúc nào. Hoặc một con cá mập sẽ lao lên cắn thủng qua các áo phao và mái chèo. Nhưng không có gì xẩy ra. Cái bè chìm xuống một chút, bập bềnh và tròng trành, các đầu chèo chúi xuống dưới mặt nước, nhưng nó nổi một cách chắc chắn. Lũ cá mập đến gần, song không động chạm gì hết.
    Tôi cảm thấy một cái giật dây nhẹ. Cái bè xoay một vòng. Tôi ngẩng đầu. Xuồng và bè đã cách xa nhau bằng hết đoạn dây, chừng mươi hai mươi ba thước. Sợi dây căng thẳng, bật lên khỏi mặt nước và rún rẩy trong không khí. Thật là một cảnh tượng đáng ghét. Tôi đã rời xuồng để cứu mạng mình. Và bây giờ thì lại muốn quay lại xuồng. Cái bè thật là một giải pháp chất chưởng. Chỉ cần một con cá mập cắn đứt dây, hoặc một cái nút bị tuột, hoặc một con sóng lớn ào xuống đầu tôi, thế là đi đứt. So với cái bè, chiếc xuồng bây giờ dường như là một chốn cư ngụ thật tiện nghi và an toàn.
    Tôi lập cập trở mình. Tôi ngồi dậy. Cho đến lúc ấy, cái bè có vẻ khá ổn định. Cái để chân của tôi rất có tác dụng. Nhưng cái gì cũng quá nhỏ. Chỉ đủ chỗ để ngồi lên thôi, không hơn. Cái bè đồ chơi, cái bè mini, cái bè micro này có thể dùng để chu du trong một cái ao, không thể đi qua thái bình dương được. Tôi túm lấy sợi dây và kéo. Càng gần xuồng, tôi kéo càng chậm lại. Khi vào đến cạnh xuồng, tôi lại nghe tiếng Richard Parker. Nó vẫn đang ăn.
    Tôi lưỡng lự nhiều phút dài.
    Tôi ngồi nguyên dưới bè. Không biết có thể làm gì khác hơn thế. Các lựa chọn của tôi chỉ là vắt vẻo trên một con hổ hoặc lửng lơ trên bọn cá mập mà thôi. Tôi đã biết quá rõ Richard Parker nguy hiểm như thế nào. Còn cá mập thì tôi chưa thấy chúng nguy hiểm ra sao. Tôi kiểm tra các nút buộc của sợi dây của xuồng và bè. Tôi thả dây ra cho đến khi cách xuồng chừng mười mét, cái khoảng cách có vẻ cân bằng hai cái sợ của tôi: quá gần Richard Parker và quá xa chiếc xuồng. Đoạn dây còn lại, khoảng ba mét gì đó, tôi cuốn vòng quanh cái chèo để chân. Nếu cần, tôi có thể dễ dàng thả đoạn dây đó ra.
    Ngày đang tàn. Mưa bắt đầu rơi. Trời đã nặng mây và ấm áp suốt ngày. Bây giờ thì nhiệt độ hạ hẳn xuống, mưa tầm tã và lạnh. Khắp xung quanh tôi, nhưng giọt nước ngọt nặng trĩu rơi rào rào và phí phạm xuống biển, làm nhăn nheo mặt sóng. Tôi lại kéo sợi dây. Vào sát mũi xuồng, tôi quỳ lên và ôm lấy chỗ thanh nhô. Tôi đu người lên và thận trọng nhìn qua mạn xuồng. Không thấy nó đâu.
    Tôi vội vàng mò và tủ. Tôi vớ một cái hứng nước mưa, một túi nhựa năm mươi lít, một cái chăn và cuốn cẩm nang. Tôi dập cái nắp tủ xuống. Tôi không định làm thế, tuy cũng lo mưa vào ướt hết những của quý của tôi, nhưng cái nắp tuột khỏi bàn tay ướt nhoẹt của tôi. Đó là một sai lầm tệ hại. Hạ cái nắp xuống đã là hành động để lộ mình cho Richard Parker nhìn thấy rồi, mà lại còn làm đến rầm một cái để gọi nó nữa! Đang phủ phục trên con linh cẩu, nó lập tức quay đầu lại. Nhiều con thú rất ghét bị quấy rầy lúc đang ăn. Richard Parker gầm lên. Móng vuốt nó giương ra. Chỏm đuôi nó vẫy qua vẫy lại như có động cơ điện. Tôi nhảy ào xuống bè. Chắc chắn là sợ hãi đã khiến tôi nhanh đến thế. Và cùng với gió và nước ròng, chỉ nhoáng một cái là tôi đã ra xa xuồng. Tôi thả hết dây. Nhất định Richard Parker sẽ lao ra khỏi xuồng, vọt qua không trung nhe nanh giương vuốt vồ lấy tôi. Tôi không rời mắt khỏi chiếc xuồng. Càng nhìn càng hãi.
    Nó không xuất hiện.
    Để khi mở được cái hứng nước mưa ra trên đầu và buộc chân và trong cái túi nylon, người tôi đã ướt thấu đến xương. Cái chăn cũng ướt hết cả. Nhưng tôi vẫn quấn nó quanh người.
    Đêm đến. Xung quanh tôi chỉ còn là bóng tối dầy đặc. Chỉ nhờ vào những cú kéo giật đều đặn của sợi dây mà tôi biết mình vẫn còn nối với xuồng. Biển, chỉ ở bên dưới tôi độ chục phân mà mắt tôi không thể thấy, im lặng nâng đỡ chiếc bè. Những ngón tay nước vụng trộm thò lên qua các khe hở và quệt ướt hết cả đít tôi.
  3. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 54:
    Mưa suốt đêm. Một đêm mưa hãi hùng, ko chợp mắt và đầy tiếng động. Mưa rơi xuống cái hứng nước rào rào như trống đánh, và rít lên trong bóng đen bủa vây khắp quanh tôi, như thể tôi đang ở giữa 1 ổ rắn khổng lồ đang giận dữ. Gió xoay chiều thổi bạt nước mưa hết hướng này sang hướng khác, khiến thân thể tôi cứ vừa hơi khô đc 1 chỗ thì lại ướt sũng trở lại. Tôi xoay chuyển cái hứng mưa, nhưng chỉ đc vài phút lại phải chuyển theo hướng gió đổi chiều khác. Tôi cố giữ cho ấm 1 tí ở ngực, nơi tôi độn cuốn hướng dẫn sống còn, nhưng nước lạnh kiên quyết lan khắp người tôi 1 cách bệnh hoạn. Tôi rét run cầm cập suốt cả đêm, lúc nào cũng lo cái bè vỡ, dây nối với xuồng bị tuột, hoặc cá mập tấn công. Hai tay tôi sờ nắn các đoạn dây và nút buộc ko ngừng nghĩ, như thể đang đọc chúng như người mù đọc chữ nổi vậy.
    Đêm càng khuya, gió càng mạnh và biển càng động dữ dằn hơn. Sợi dây nối bè vối xuồng ko còn giật nhẹ nữa mà căng thẳng với những cú giật nẩy người, và cái bè tròng trành mạnh ko theo nhịp độ nào nhất định. Nó tiếp tục nổi, cưỡi lên các con sóng, nhưng vì ko có mạn che chắn nên sóng nước cứ việc ào qua trên người tôi như con sông chảy qua 1 hòn đá giữa dòng. Nước biển ấm hơn nước mưa, song người tôi thật ko còn 1 chỗ tí xíu nào khô ráo trong suốt đêm hôm đó.
    Ít nhất thì tôi cũng đc uống. Thực ra tôi ko khát, mà tôi buộc mình fải uống nước. Cái hứng mưa giống như 1 cái ô để ngửa, 1 cái ô bị gió thổi lộn ngược. Nước mưa chảy vào chỗ trũng ở giữa, qua cái lỗ, vào cái ống cao-su rồi xuống cái túi chứa bằng nhựa đầy đặn và trong suốt. Lúc đầu, nước có vị cao-su, nhưng chỉ 1 lúc sau thì mọi thứ đc rửa sạch và nước uống ngon lành.
    Trong những giờ phút dài đằng đẵng, lạnh cóng và tói đen ấy, ù tai trong mưa, vất vưởng trên những ngọn sóng khi biển cả gầm rít, tôi vẫn đnh ninh 1 ý nghĩ: Richard Parker. Tôi nghĩ ra đủ các kế hoạch để thủ tiêu nó và giành lại chiếc xuồng.
    Kế hoạch sồ 1: Đẩy nó ra khỏi xuồng. Liệu có ích gì ko? trước hết là liệu có đủ sức đẩy 1 con thú dữ còn đang sống và nặng hơn 2 tạ ra khỏi xuồng ko? Và có chăng nữa, thì hổ lại là loài thú bơi giỏi. Tại Sundarban, người ta đã thấy hổ bơi hàng năm dặm ngoài biển khơi sóng dữ. Vậy thì có bị đẩy xuống biển, Richard Parker chỉ việc đạp vài cái, trèo lên xuồng trở lại và bắt tôi trả giá cho hành động fản bội của mình.
    Kế hoạch số 2: Giết nó bằng 6 ống Morphine. Nhưng cũng ko biết morphine có tác dụng gì ko. Liệu có đủ để giết nó ko? Và tôi sẽ tiêm morphine vào người nó như thế nào? Cứ cho là tôi có thể lừa đc nó 1 lần và bất ngờ tiêm 1 ống. Nhưng làm sao lừa nó 6 lần liên tiếp? Ko thể đc. Chỉ cần cắm kim tiêm vào nó là tôi sẽ lạnh đủ 1 cú tát có thể rụng đầu rồi.
    Kế hoạch số 3: Tấn công nó bằng tất cả những gì có thể dùng làm vũ khí. Phi lí và nực cười. Tôi đâu fải Tarzan. Tôi chỉ là 1 hình nhân ăn chay yếu ớt và nhỏ bé. Muốn săn giết hổ ở Ấn Độ, cần fải cưỡi voi khỏe và dùng súng lớn. Còn ở đây thì tôi làm thế nào? Ném 1 quả pháo sáng vào mặt nó chăng? Xông vào nó với 2 tay 2 rìu và mồm ngậm dao găm chăng? Giết nó bằng các kim khâu cong và thẳng ư? Làm cho nó ngứa ngáy thôi cũng là 1 chiến công rồi chứ đừng nói gì đến giết! Và đổi lại, nó sẽ xé tôi ra từng mảnh, chân tay, gan ruột. Một con thú bị thương nguy hiểm hơn 1 con thú lành mạnh rất nhiều.
    Kế hoạch số 4: Thắt cổ nó. Tôi có dây. Nếu tôi trụ ở mũi xuồng làm sao chạy đc sợi dây vòng qua đuôi xuồng, rồi thắt 1 thòng lọng vào cổ nó, tôi sẽ kéo dây khi nó lao về phía tôi. Như thế, càng cố lao vào tôi, nó sẽ càng bị thít chặt cổ. Một kế hoạch tự vẫn thông minh.
    Kế hoạch số 5: Đánh thuốc độc. Phóng hỏa. Phóng điện. Nhưng làm thế nào? Dùng cái gì?
    Kế hoạch số 6: Đánh nhau kiểu vây hãm cho chết đói. Chỉ việc để mặc nó với các qui luật khắc nghiệt của tự nhiên và tôi sẽ chiến thắng. Chẳng fải nhọc sức làm gì. Cứ đợi cho nó đói khát cho đến chết. Tôi có dự trữ hàng nhiều tháng. NÓ có gì? Chỉ 1 vài con mồi đã chết và sẽ thiu thối rất nhanh. Sau đó thì nó sẽ ăn gì? Và hơn nữa, nước đâu mà uống. Nó có thể nhịn ăn hàng nhiều tuần lễ, nhưng ko có con thú nào, dù khỏe đến đâu, có thể nhịn uống trong 1 thời gian dài.
    Một tia hy vọng nhỏ nhoi loé lên trong tôi, như ngọn nến trong đêm. Tôi đã có kế hoạch và là 1 kế hoạch tốt. Chỉ cần tôi sống sót là thành công.
  4. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 55:
    Ngày rạng và mọi thứ càng tệ hơn. Vì bây giờ, ra khỏi bóng đêm, tôi nhìn thấy cả những gì mà trước đây chỉ có thể cảm thấy: những màn mưa mênh mang từ các tầng trời cao thẳm đổ xuống như muốn nghiền nát tôi, và những con sóng thay nhau cuốn tôi lên cao rồi dìm tôi xuống thấp.
    Mắt đờ đẫn, run lẩy bẩy và tê dại, 1 tay quắp cái hứng mưa, tay kia bám chặt vào bè, tôi tiếp tục chờ đợi.
    Một lúc sau, với sự bất ngờ đc nhấn mạnh hơn nữa bằng cái yên ắng tiếp theo, mưa ngừng rơi. Trời trong, và dường như các con sóng đã theo mây mà biến đi. Thay đổi thật nhanh và triệt để, như khi ta đi từ nước này sang nước kia trên đất liền. bây giờ thì tôi đang ở trên 1 đại dương khác hẳn. Một lát sau, mặt trời ngự trị trên cái vòm xanh và biển cả là 1 làn da mịn fản chiếu ánh sáng với ức triệu mảnh gương lấp lánh.
    Tôi tê cứng hết người, đau nhức và kiệt sức, chẳng biết có nên mừng vì còn sống hay ko nữa. Những từ ''Kế hoạch số 6, Kế hoạch số 6, Kế hoạch số 6,'' lặp đi lặp lại trong đầu tôi như 1 câu thần chú và đem lại 1 chút an ủi, mặc dù tôi ko còn nhớ nội dung của Kế hoạch số 6 là cái gì nữa. Xương cốt tôi bắt đầu ấm trở lại. Tôi gập cái hứng mưa. Tôi quấn chăn quanh người và nằm nghiêng, cuộn tròn sao cho ko có chỗ nào chạm xuống đến nước, rồi ngủ thiếp đi. Ko biết tôi đã ngủ bao lâu. Tỉnh dậy thì thấy có vẻ đã gần trưa, nóng bức. Cái chăn đã gần như khô. Một giấc ngủ ngắn thật say. Tôi nghển lên, chống 1 khuỷu tay.
    Xung quanh tôi phẳng phiu vô tận, 1 toàn cảnh vô cùng tận của màu xanh nước biển. Ko có gì cản tầm mắt. Cái mênh mang đập vào tôi như 1 cú đấm thúc vào bụng. Tôi nằm vật xuống, đầu óc quay tít. Cái bè này chỉ là 1 trò đùa. Nó chỉ là vài cái que và 1 mẩu nút chai buộc lại với nhau. Nước trào lên qua các kẽ hở. Đáy nước thăm thẳm bên dưới sẽ khiến cho ngay cả 1 con chim cũng fải chóng mặt. Tôi thấy cái xuồng nó chẳng hơn gì 1 nửa cái vỏ hạt dẻ. Nó nổi trên mặt nước cũng như mấy ngón tay đang bám víu lấy mép vực thẳm. Sớm muộn gì rồi trong lực cũng kéo nó xuống mà thôi.
    Kẻ cùng cảnh ngộ với tôi xuất hiện. Nó đứng 2 chân trước lên mạn xuồng và nhìn về fía tôi. Cảnh tượng 1 con hổ thình lình xuất hiện thì bao giờ và ở đâu cũng choáng ngợp cả, nhưng nó càng choáng ngợp hơn trong khung cảnh lúc đó. Vẻ tương fản lạ lùng giữa bộ cánh da cam tươi có vằn đen của nó với màu trắng đục của vỏ xuồng thật mạnh mẽ và hấp dẫn ko thể tưởng tượng đc. Các giác quan mệt mỏi của tôi đột nhiên ngừng hết cả lại như 1 chiếc xe đang chạy hết tốc lực bị kéo hết phanh. Thái Bình Dương mênh mông là vậy, thế mà đột nhiên giữa chúng tôi, nó trở thành chật hẹp như thể chỉ là 1 hào nước hẹp, ko rào ko giậu.
    ''Kế hoạch số 6, Kế hoạch số 6, Kế hoạch số 6,'' tâm trí tôi thì thào khẩn cấp. Nhưng Kế hoạch số 6 là cái gì? A, đúng rồi. Chiến tranh vây hãm và bỏ đói. Trò chờ đợi. Trò thụ động. Kệ cho mọi việc tự nó xảy ra. Quy luật sắt của thiên nhiên. Cuộc hành quân ko ngừng nghỉ của thời gian và việc tàng trữ lương thực. Đó là Kế hoạch số 6.
    Một ý nghĩ ré lên trong đầu tôi như 1 tiếng thét giận dữ: ''Đồ ngu ngốc! Thằng cả đần! Đồ khỉ! Kế hoạch số 6 là kế hoạch dở nhất! Richar Parker đang sợ hãi biển cả như 1 nấm mồ của chính mình. Nhưng đói khát sẽ làm cho nó hết sợ. Và nó sẽ làm đủ thứ để thỏa mãn nhu cầu đó. Nó sẽ biến con hào nước hẹp này thành 1 cái cầu. Nó sẽ bơi đến tận khi nào đến đc bè để có thức ăn. Còn nước uống, chẳng nhẽ mi đã quên là ở Sundarbans người ta thấy hổ uống cả nước biển mặn đấy ư? Mi tưởng có thể thi gan với quả thận kiểu đó của nó hay sao? Ta nói cho mi biết, nếu mi fát động chiến tranh vây hãm và bỏ đói, mi sẽ thua! Mi sẽ chế! ĐÃ RÕ CHƯA?''
  5. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 56
    Tôi fải có vài lời về sự sợ hãi. Sợ hãi là đối thủ thực sự duy nhất của cuộc sống. Chỉ có sợ hãi mới đánh bại đc cuộc sống. Nó là 1 đối thủ khôn ngoan và xảo quyệt, tôi biết điều này quá rõ. Nó ko có liêm sỉ, ko tuân thủ bất cứ 1 luật lệ gì, ko biết thương xót. Nó tấn công chỗ yếu nhất của ta, và bao giờ cũng tìm thấy chỗ đó 1 cách dễ dàng. Nó luôn luôn tấn công trước hết vào tinh thần của ta. Ta đang bình tĩnh, chủ động, hạnh fúc. Đùng 1 cái, sợ hãi, ngụy trang dưới dạng 1 nghi ngờ, nhẹ nhàng, lẻn vào tinh thần ta như 1 tên gián điệp. Nghi ngờ gặp fải Không tin và Không tin cố đánh bật nó ra. Nhưng không tin là 1 anh lính quèn kém võ trang. Nghi ngờ loại anh này ra khỏi vòng chiến 1 cách dễ dàng. Ta bắt đầu lo lắng, bồn chồn. Lý lẽ liền xung trận bảo vệ ta. Ta thấy yên lòng lại. Lý lẽ đc trang bị bằng mọi thứ vũ khí và công nghệ hiện đại nhất. Nhưng, trước sự kinh ngạc của ta, mặc dù đã có những chiến thuật siêu đẳng và 1 số chiến thắng ko thể fủ nhận, Lý lẽ vẫn bị yếu thế. Ta lại thấy yếu lòng, hoang manh. Nỗi lo lắng và bồn chồn của ta trở thành kinh hoàng.
    Lúc ấy, Sợ hãi dồn toàn lực sang cở thể ta, vốn đã lờ mờ cảm thấy có chuyện chẳng lành đang xảy ra. Lập tức, 2 lá phổi ta vỗ cánh bay mất như 1 con chim, và ruột gan ta thì như bầy rắn hốt hoảng trườn đi. Rồi đến lưỡi ta cứng đơ lại, còn hàm thì bắt đầu phi nước kiệu tại chỗ. Tai ta điếc đặc. Cơ bắp bắt đầu run rẩy như sốt rét và 2 đầu gối thì lắc như múa. Tim ta thắt lại quá nhỏ và các cơ vòng thì lỏng ra quá nhiều. Và tất cả các bộ phận khác cũng vậy. Bộ phận nào cũng hỏng, theo kiểu riêng của chúng. Chỉ có 2 con mắt là vẫn chạy tốt. Chúng luôn chú ý đến Sợ hãi.
    Và thế là ta nhanh chóng có những quyết định rất tai hại. Ta bỏ rơi những đồng minh cuối cùng của mình là Hy vọng và Tin tưởng. Đó là lúc ta đã tự đánh bại chính mình. Và Sợ hãi, thực chất chỉ là 1 ấn tượng, đã đánh bại ta.
    Chuyện đó rất khó nói ra bằng lời. Bở vì Sợ hãi, nỗi Sợ hãi thực sự, hằn sâu vào tận cốt tủy như khi ta phải đối mặt với cái chết, sẽ làm tổ trong kí ức ta như 1 ổ thịt thối: nó tìm cách làm thối mọi thứ, kể cả những lời sẽ phải dùng để nói về chính nó. Cho nên ta phải tranh đấu kịch liệt để diễn đạt nó ra. Ta phải chiến đấu đến cùng để làm rõ ràng ánh sáng của những lời dùng để nói về nói. Bởi lẽ nếu ko thế, nếu nỗi Sợ hãi của ta trở thành 1 cõi đen tối ko lời mà ta lẩn tránh, thậm chí còn có thể lãng quên, ta sẽ bỏ ngỏ chính ta cho những cuộc tấn công khác nữa của Sợ hãi, vì ta đã chưa bao giờ thực sự kháng cự kẻ đã từng đánh bại ta.
  6. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 57
    Chính Richard Parker làm tôi bình tĩnh trở lại. Điều trớ trêu trong chuyện này là ở chỗ lúc đầu nó đã làm tôi sợ mất mật nhưng lại cũng chính nó đem lại cho tôi sự bình yên, mục đích, và tôi dám nói rằng cả lành mạnh nữa.
    Nó đang nhìn tôi rất chăm chú. Một lúc sau thì tôi hiểu ra cái hình của nó. Tôi đã lớn lên với nó. Đó là cái nhìn của 1 con thú đang bằng lòng với cuộc đời của mình, kiểu như ta đang nhìn ra ngoài sau 1 bữa ăn ngon trong tiệm và thấy đã đến lúc nhìn ngó mọi người và chuyện gẫu với nhau. Rõ ràng, Richard Parker đã ăn con linh cẩu đến căng bụng và uống đã nước mưa. Nó ko hề nhe răng nhe lợi, ko gầm gừ làu bàu gì hết. Nó chỉ giản dị nhìn tôi, quan sát tôi, với dáng vẻ tỉnh táo những ko đe dọa. Nó vẫy tai, quay đầu sang 2 bên với các góc độ khác nhau, hệt như loài mèo vẫn ó thói quen như thế. Nó trông giống 1 con mèo to béo nuôi trong nhà, 1 con mèo cảnh nặng hơn 2 tạ.
    Nó khụt khịt, 1 tiếng khụt khịt từ trong mũi. Tôi dỏng tai. Nó khụt khịt lẫn nữa. Tôi kinh ngạc. Chẳng lẽ thế?
    hổ phát ra nhiều âm thanh khác nhau. Chúng bao gồm 1 số tiếng gầm và tiếng gừ, to nhất trong số nào có lẽ là tiếng aaoonh, rung hết các thanh đới, mà cả các con đực và cái thường phát ra trong mùa giao phối. Đó là tiếng kêu vang rất xa và rộng, nếu nghe gần thì cực kỳ khủng khiếp. Khi bị bất ngờ, hổ hộc lên 1 tiếng nghe như tiếng nổ gọn và sắc của 1 khối giận dữ, và ngay lúc ấy khiến chân ta bật lên tháo chạy nếu ko phải đã bị rúm lại tại chỗ. Khi chúng xông vào con mồi, hổ phát ra những tiếng gầm ngắn như tiếng ho tận trong cổ họng. Còn để dọa thì tiếng gầm của chúng lại mang âm sắc khác. Hổ còn có lối phì và gừ qua kẽ răng, nghe có lúc như tiếng lá thu xào xạc trên đất, nhưng âm vang hơn 1 chút, hoặc nếu là 1 tiếng gừ giận dữ thì nghe như 1 cánh cửa khổng lồ đang từ từ mở ra trên những chiếc bản lề gỉ sét, và cả 2 loại âm thanh này đều làm ta buốt hết cả các đốt sống lưng. Hổ còn có nhiều âm thanh khác nữa. Chúng càu nhàu và rền rĩ. Chúng ư ử nhè nhẹ, mặc dù ko có âm điệu và ko thường xuyên như mèo, và chỉ ư ử khi thở ra. (Chỉ có mèo là ư ử cả khi thở ra lẫn hít vào. Đặc tính này phân biệt rõ rệt mèo với hổ. Đặc tính phân biệt nữa là chỉ có hổ mới có thể gầm. Thế cũng là tốt. Giả dụ mèo nhà mà biết gầm như hổ thì chắc là chẳng ai muốn nuôi chúng như hiện nay.) Hổ thậm chí có lúc kêu meo meo như mèo nhà, như tiếng to hơn và âm vực thấp hơn, ko khuyến khích người nghe cúi xuống bế chúng lên. Và hổ có thể hoàn toàn im lặng 1 cách oai vệ, đúng thế.
    Tôi đã từng nghe tất cả những âm thanh đó từ hồi còn nhỏ. Trừ cái tiếng khụt khịt này mà người ta gọi là prusten. Sở dĩ tôi biết đến prusten là vì cha đã kể cho tôi biết. Trong sách đã có những miêu tả về tiếng khụt khịt này của hổ. Nhưng cha đã 1 lần nghe thấy nó khi đến thăm và làm việc ở vườn thú Mysore, trong bệnh viện của bầy thú tại đó, từ 1 con hổ đực còn non đang đc điều trị bệnh viêm phổi. Prusten là âm thanh im ắng nhất của loài hổ, 1 âm thanh phát ra lỗ mũi để biểu thị lòng thân thiện và những ý định vô hại.
    Richard Parker lại khụt khịt nữa, lần này thì với 1 động tác quay đầu. Trông nó đúng là đang cất tiếng hỏi tôi 1 điều gì.
    Tôi nhìn nó, lòng tràn đầy 1 sự kì diệu đáng sợ. Không thấy bị đe dọa ngay lập tức nữa, hơi thở tôi dịu lại, tim ko còn đập loạn xạ, và tôi bắt đầu tỉnh táo trở lại.
    Phải thuần phục nó. Tôi chợt nhận ra điều đó. Không còn là vấn đề nó hoặc tôi, mà là nó tôi. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng, chúng tôi đang cùng hội cùng thuyền. Chúng tôi sẽ sống - hoặc sẽ chết - cùng với nhau. NÓ có thể bị chết vì 1 tai biến nào đó, hoặc có thể chết nhanh chóng hơn vì các nguyên nhân tự nhiên, nhưng hy vọng 1 kết cục như vậy là 1 điều xuẩn ngốc. Điều ng ược lại còn dễ xảy ra hơn, vì với thời gian, sức người yếu ớt nơi tôi sẽ ko thể bền bỉ như sức vóc thú vật của nó.Chỉ khi tôi thuần phục được nó, may ra tôi mới có thể lừa nó vào cái chết trước, nếu chúng tôi bị dồn vào tình trạng đáng buồn đó.
    Còn nhiều chuyện nữa. Tôi sẽ nói hết. Tôi sẽ thú nhận 1 bí mật: 1 phần con người tôi thấy vui vì có Richard Parker . Một phần con người tôi không muốn Richard Parker chết 1 tí nào, vì nếu nó chết, tôi sẽ chỉ còn lại 1 mình với tuyệt vọng, 1 đối thủ còn ghê gớm hơn 1 con hổ. Nếu như tôi vẫn còn muốn sống, thì đó là vì Richard Parker. Nó khiến tôi ko phải nghĩ quá nhiều đến gia đình tôi và hoàn cảnh bi thảm của tôi. Nó thúc tôi tiếp tục sống. Tôi căm ghét nó vì thế, mà cũng biết ơn nó vì thế. Đúng là tôi biết ơn nó. Sự thật hiển nhiên là: không có Richard Parker, tôi đã không còn sống để kể câu chuyện này.
  7. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhìn ra chân trời khắp xung quanh. Chẳng phải tôi đang có 1 sân khấu xiếc hoàn hảo, tròn trịa, ko thể đào tẩu đi đâu và cũng ko có 1 ngóc ngách nào để lẩn trốn đc hay sao? Tôi nhìn xuống biển. Chẳng phải đó là nguốc các món ăn có thể dùng để thưởng và dạy nó nghe lời hay sao? Tôi để ý thấy 1 cái còi lủng lẳng ở 1 chiếc áo phao. Đó chẳng phải là chiếc roi tốt để giữ cho nó đi đúng hàng đúng lối hay sao? Còn thiếu gì nữa để thuần phục Richard Parker? Thời gian ư? Phải hàng nhiều tuần lễ nữa trước khi có chiếc tàu nào tình cờ phát hiện ra tôi. Tôi có tất cả thời gian cần thiết trên thế gian này. Quyết tâm ư? Không có gì khiến ta quyết tâm bằng nhu cầu sống còn. Kiến thức ư? Chẳng phải tôi là con trai 1 người chủ vườn thú đấy sao? Phần thưởng ư? Có phần thưởng nào lớn lao hơn chính cuộc sống? Có hình phạt nào khủng khiếp hơn chính cái chết? tôi nhìn Richard Parker. Tôi không còn hoảng loạn nữa. Tôi đã chế ngự được sợ hãi. Sống còn đã nằm trong tầm tay.
    Hãy nổi kèn hiệu lên. Gióng trống lên. Hãy bắt đầu màn trình diễn. Tôi đứng hẳn lên. Richard Parker để ý ngay. Đứng cho vững trên bè không phải dễ. Tôi hít 1 hơi dài và gào lên, ''Thưa quí bà và quí ông, quí cô và quí cậu, hãy mau về chỗ của mình! Mau lên, mau lên. Quí vị không muốn bị muộn trò đâu. Hãy ngồi xuống, hãy mở mắt, mở lòng và chuẩn bị để được kinh hoàng. Nó đây rồi, để mang lại cho quí vị những vui vẻ mới lạ và niềm hoan lạc tràn đầy, buổi diễn mà quí vị đã chờ đợi bấy lâu nay, buổi diễn vĩ đại nhất trên trái đất này đã đến đây rồi! Quí vị đã sẵn sàng thưởng thức những điều kì diệu của nó chưa? rồi phải không ạ? Vậy thì, những kì diệu này biến ảo vô cùng. Quí vị đã thấy chúng trong những khi rừng ôn đới phủ đầy tuyết trắng. Quí vị đã thấy chúng trong những khu rừng rậm nhiệt đới gió mùa. Quí vị đã thấy chúng ở những xứ sở hoang vu cây cối thưa thớt. Quí vị đã thấy chúng trên những đầm lầy nước lợ mọc đầy xoài và mãng cầu. Sự thực là buổi diễn này có thể làm ở bất cứ đâu. Nhưng chưa bao giờ quí vị đc thấy buổi diễn ấy tại 1 nơi như nơi này! Quí bà và quí ông, quí cô và quí cậu, ko dám nhiều lời thêm nữa, tôi xin vinh hạnh giới thiệu: ''ĐOÀN XIẾC NỔI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG, ẤN-CANADA, PI PATEL! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT!''
    Tôi có tác độnf đến Richard Parker. Ngay tiếng còi đầu tiên, nó rùng mình và nhe nanh. Ha! Cứ việc nhảy xuống biển nếu mày muốn! Cứ thử đi xem nào!
    '' TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT!''
    Nó gầm lên và cào 2 chân trước vào không khí. Nhưng nó ko nhảy. Nó có khả năng ko sợ hãi biển nữa khi bị đói khát giày vò, nhưng bây giờ thì tôi phải tận dụng nỗi sợ hãi ấy của nó.
    '' TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT! TUYÝYYT!''
    Nó lùi lại và chúi xuống sàn xuồng. Buổi huấn luyện đầu tiên thế là xong. Một thành công vang dội. Tôi ngừng thổi còi, ngồi phịch xuống bè, hết hơi và mệt rũ người.
    Và thế là ra đời:
    Kế hoạch số 7: Giữ cho nó sống.
  8. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 58:
    Tôi lôi cuốn cẩm nang ra đọc. Các trang sách vẫn còn ướt. Tôi cẩn thận giở từng trang. Tác giả là 1 sĩ quan thuỷ quân hoảng gia Anh. Cuốn sách là kho báu các thông tin thực dụng về việc làm sao để sống sót sau khi bị đắm tàu, bao gồm cả những mẹo nho nhỏ như sau:
    - Luôn luôn đọc kĩ các hướng dẫn.
    -Đừng uống nước giải. Hoặc nước biển. Hoặc máu chim.
    - Đừng ăn sứa. Hoặc các loại cá có ngạnh. Hoặc cá có mồm như mỏ vẹt. Hoặc cá có thể phồng người lên như bóng thổi.
    - Bóp mạnh 2 mắt cá sẽ làm cho nó tê liệt.
    - Cơ thể tự nó rất dai sức để sinh tồn. Nếu bị thương, phải cảnh giác với các phương pháp chữa trị tưởng là hay nhưng vô căn cứ. Phương pháp lang băm là nguy hiểm nhất. Không có hộ lí nào tốt hơn là nghỉ ngơi và giấc ngủ.
    - Nhấc chân cao lên ít nhất 5 phút 1 lần.
    - Nên tránh gắng sức ko cần thiết. Nhưng đầu óc nhàn rỗi sẽ sinh u mê, cho nên cần tận dụng mọi cơ hội để có hoạt động trí não. Đánh bài, chơi trò Hai mươi câu hỏi và trò Trinh thám bằng mắt là những hình thức giải trí đơn giản tuyệt vời. Cùng nhau hát cũng là cách nâng cao tinh thần rất hữu hiệu. Kể chuyện cũng vậy.
    - Nước có màu xanh lá cây thì nông hơn chỗ nước có màu xanh da trời.
    - Phải cảnh giác khi thấy các đám mây ngoài xa có dáng dấp như các dãy núi. Hãy để mắt tìm màu xanh lá cây. Chỉ khi nào đặt chân lên mặt đất hãy nghĩ là mình đã trên bờ.
    - Đừng bơi. Việc này tiêu hao năng lượng. Hơn nữa, xuồng cứu nạn thường trôi nhanh hơn bơi. Chưa kể các nguy hiểm khác trong khi bơi. Nếu thấy nóng, tốt nhất là dấp nước lên quần áo.
    - Đừng đái vào quần. Có thể thấy ấm 1 chút lúc đó nhưng sẽ ngứa ngày rất khó chịu sau này.
    - Hãy tìm cách che nắng. Phơi nắng có thể chết nhanh hơn cả khát hoặc đói.
    - Khi không bị mất quá nhiều nước qua đường mồ hôi và bài tiết, cơ thể có thể sống sót đc tới 12 ngày mà ko cần nước uống. Nếu thấy khát, hãy mút 1 cái khuy.
    - Rùa vừa dễ bắt vừa ăn ngon. Máu rùa là đồ uống ko có muối, rất bổ; thịt rùa thơm và chắc dạ; mỡ có nhiều công dụng khác nhau; và trứng rùa thì tuyệt hảo. cẩn thận mỏ và móng rùa.
    - Đừng để xuồng tinh thần. Sờn lòng thì chấp nhận được, nhưng đừng bao giờ chịu đầu hàng. Hãy nhớ rằng: tinh thần là quan trọng nhất. Nếu ta có ý chí muốn sống, ta sẽ sống. Chúc may mắn!
  9. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Cũng có 1 vài dòng ngắn gọn chắt lọc từ nghệ thuật và khoa học hàng hải. Tôi học được rằng trong 1 ngày đẹp trời, lặng gió và với tầm mắt ở độ cao 1 thước 6, thì đường chân trời cách ta khoảng 2 dặm rưỡi.
    Lời khuyên đừng uống nước giải là hoàn toàn không cần thiết. Chẳng có ai bị người ta gọi là ''Pissing'', nghĩa là đang đi đái, từ thời thơ ấu chịu phải chết với 1 cốc nước giải trên môi, ngay cả khi có 1 mình giữa Thái Bình Dương. Còn các lời khuyên liên quan đến các món ăn chỉ làm tôi thêm tin chắc rằng người Anh ko biết đc ý nghĩa của từ thực phẩm. ngoài những chi tiết đó ra thì cuốn cẩm nang là 1 tài liệu tuyệt với. Chỉ có 1 chủ đề quan trọng ko thấy nói đến: việc thiết lập mối quabn hệ alpha-omega, chủ và tớ, với mấy con vật nuôi trên xuồng cứu nạn.
    Tôi phải thiết kế 1 chương trình huấn luyện cho Richard Parker. Tôi phải làm nó hiểu được rằng tôi là con hổ đầu đàn và rằng lãnh thổ của nó chỉ là dưới sàn xuồng, kể từ cái ghế đuôi đến cái ghế giữa mà thôi. Tôi phải ấn vào đầu nó 1 ý thức rõ ràng rằng phần mui bạt và khu vực mũi xuồng, kể cho đến cái ghế giữa, là lãnh thổ của tôi, và tuyệt đối nó không đc xâm phạm.
    Tôi phải bắt đầu nghĩ cách câu cá càng sớm càng tốt. Chẳng mấy chốc, Richard Parker sẽ ăn hết chỗ thịt chết kia ở trên xuồng. Trong vườn thú, 1 con hổ hoặc sư tử đã trưởng thành trung bình ăn hết khoảng 5 cân thịt mỗi ngày.
    Và còn nhiều việc khác fải làm. Tôi fải tìm phương tiện che chắn cho mình. Nếu Richard Parker chúi dưới tấm mui bạt suốt ngày như thế là có lí do chính đáng lắm. liên tục ở ngoài trời như thế này, nắng, mưa, gió, biển, sẽ làm kiệt quệ cả cơ thể lẫn tinh thần. tôi đã chẳng đọc thấy rằng mưa nắng có thể đưa đến 1 cái chết rất nhanh đó hay sao? Tôi fải làm 1 cái mái che kiểu gì đó cho mình.
    Tôi fải buộc cái bè vào với cái xuồng bằng 1 sợi dây nữa, đề fòng cái dây hiện nay bị đứt hoặc lỏng ra.
    Tôi fải cải thiện cái bè. hiện thời thì nó nổi đấy, nhưng khó lóng ở trên nó lâu được. Tôi sẽ fải làm cho nó tiện nghi hơn để sống cho đến khi có thể dọn về và ổn định chỗ của mình trên xuồng. Chẳng hạn như fải làm sao vẫn ở trên bè mà ko bị ướt. Da dẻ tôi nhăn nhúm và sưng tấy khắp người do loên tục bị ướt. Tình trạng đó fải chấm sứt. Và cũng fải tìm cách cất giấu đồ ngay trên bè nữa.
    Tôi fải thôi đừng hy vọng quá nhiều vào việc 1 con tàu sẽ đến cứu tôi. Không nên chờ đợi cái gì khác. Việc sống còn fải bắt đầu từ chính bản thân mình. Theo kinh nghiệm của tôi, sai lầm tệ hại nhất của 1 nạn nhân đắm tàu là hy vọng quá nhiều và hành động quá ít. Việc sống còn bắt đầu bằng ý thức để ý đến những gì sờ thấy lấy được. Trông chờ xa xôi với niềm hy vọng lười nhác cũng có nghĩa là mộng mị và để cuộc sống của mình tuột đi dần dần.
    Có biết bao nhiêu việc tôi fải làm.
    Tôi phóng tầm mắt về phía chân trời trống rỗng. Sao mà nhiều nước đến thế. Còn tôi thì chỉ có 1 mình. Chỉ có 1 mình.
    Tôi bật khóc. Nước mắt tôi nóng bỏng. Vùi mặt vào 2 khoeo tay, tôi khóc tấm tức. Tình trạng của tôi chắc chắn là vô vọng rồi.
  10. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 59:
    Một mình hay không, mất hay còn, tôi vẫn thấy đói và khát. Tôi kéo dây. Nó hơ căng. Lỏng tay kéo là nó tuột đi, và khoảng cách giữa cái bè và chiếc xuống lại tăng lên. Có nghĩa là chiếc xuồng trôi nhanh hơn cái bè và đang kéo nó theo. Tôi để ý thấy hiện tượng đó nhưng ko nghĩ gì về nó. Đầu óc tôi còn đang tậo trung vào những hành động của Richard Parker.
    Trông thì có vẻ như nó đang ở dưới tấm bạt.
    Tôi kéo dây cho tới khi đến sát cạnh mũi xuồng. Tôi ruớn lên mép xuồng. Và khi đang cúi xuống, chuẩn bị tấn công vào cái tủ đựng đồ, 1 loạt các con sóng ào đến khiến cho tôi fải nghĩ. Và tôi nhận ra rằng với cái bè ở ngay sát cạnh, chiếc xuồng đã đổi hướng trôi. Nó ko còn đi vuông góc với các ngọn sóng nữa mà quay ngang sườn về fía chúng và bắt đầu lắc ngang từ bên này sang bên kia, kiểu lắc làm cho nôn nao hết cả bụng. Tôi chợt hiểu ra: cái bè, khi ở xa chiếc xuồng thì có tác dụng như 1 cái neo có lực kéo khiến cho xuồng trôi trực diện qua các con sóng. Sóng và gió ổn định thường có chiều vuông góc với nhau, cho nên nếu 1 chiếc xuồng đc gió đẩy đi nhưng lại bị neo nổi kéo lại, nó sẽ quay dần vào vị trí ít cản gió nhất, tức là nằm xuôi theo chiều gió và vuông góc với sóng. Lúc ấy, nó dập dềnh theo chiều mũi và đuôi xuồng, dễ chịu hơn nhiều so với tình trạng lắc lư theo chiều ngang. khi cái bè đã ở sát cạnh xuồng thì tác dụng neo kéo của nó mất đi, ko có gì giữ cho xuồng đi xuôi gió nữa, và nó liền quay ngang.
    Một chi tiết nhỏ nhặt ấy thôi sẽ cứu mạng tôi và sẽ khiến cho Richard Parker phải hối hận.
    Như thể khẳng định cho ý nghĩ thoáng qua ấy của tôi là đúng, tôi nghe thấy nó gừ lên 1 tiếng. Đó là 1 tiếng gừ bất an, có 1 âm hưởng khó chịu và sống sượng rất khó định nghĩa. Nó có thể là 1 tay bơi lội cừ, nhưng ko fải là 1 thủy thủ ra trò.
    Tôi còn có cơ hội.
    Có vẻ như tôi đã quá tự phụ về khả năng chi phối nó, nên ngay lúc ấy trời gửi đến cho tôi 1 dấu hiệu cảnh báo rất lạ. Hình như Richard Parker là 1 cây nam châm sống với sức hút mãnh liệt đến nỗi các sinh vật ở gần nó ko thể chịu nổi. Tôi đang sắp trèo lên mũi xuồng thì chợt nghe có tiếng xoèn xoẹt nhè nhẹ. Có cái gì nho nhỏ rơi xuống nước ngay cạnh tôi.
    Đó là 1 con gián. Nó nổi bập bềnh đc một hai giây thì bị 1 cái miệng dưới nước nuốt chửng. lại 1 con gián nữa rơi xuống nước. Một phút sau đó, đã có khoảng chục con gián thi nhay nhảy xuống nước lõm bõm cả 2 bên mạn xuồng. Con nào cũng nhanh chóng bị cá nuốt chửng.
    Những hình thức sống ngoại lai đang rời bỏ chiếc xuồng.
    Tôi thận trọng nhìn qua mép xuồng. Vật đầu tiên lọt vào mắt tôi là 1 con gián thật to, chắc là thủ lĩnh của cả bộ lạc gián trên xuồng, đang nằm trong 1 nếp gấp của tấm bạt phía trên cái ghế mũi xuồng. Tôi ngắm con gián, tự nhiên thấy rất lạ. Khi nó đã quyết định là đã đến lúc, con gián vươn cánh bay lên ko trung với 1 âm thanh thật tinh tế, dừng lại 1 tí trên cao như thể đang kiểm tra xem còn có con nào khác ở lại trên xuồng nữa ko, rồi nhào xuống biển để đón nhận cái chết.
    Bây giờ thì chỉ còn 2 chúng tôi. Trong 5 ngày, toàn bộ dân số gồm khỉ độc, ngựa vằn, linh cẩu, chuột, ruồi, và gián đã bị tiêu diệt. Không kể bọn vi trùng và ròi bọ có thể vẫn sống trong chỗ thịt chết của các con vật kia, trên xuồng ko còn ai khác đang sống ngoài Richard Parker và tôi.
    Ý nghĩ đó chẳng dễ chịu chút nào.
    Tôi nhổm lên và nín thở mở nắp cái thùng. Tôi cố tình ko nhìn xuống fía dưới tấm bạt vì sợ rằng nhìn sẽ giống như 1 tiếng kêu có thể sẽ đánh động Richard Parker. Chỉ khi cái nắp thùng đã dựa vào tấm bạt rồi, tôi mới dám để ý xem phía bên kia có những gì.
    Mùi khai sộc vào mũi tôi, 1 mùi khai khẳn rất choáng của nước đái hổ vẫn thường thấy trong vườn thú. Hổ là con vật rất có ý thức về lãnh thổ, và chúng đánh dấu lãnh thổ bằng nước đái của mình. Vậy là rất tốt, cho dù thật là khai, vì mùi nước đái này chỉ bốc ra từ bên dười tấm bạt mà thôi. Richard Parker hình như chỉ chiếm lịnh khu vực sàn xuồng. Có hy vọng rồi. Nếu tôi chiếm đc khu vực mui bạt, nó với tôi sẽ có thể cùng chung sống được.
    Tôi nín thở, cúi đầu xuống và ngó nghiêng qua mép cái nắp về phía bên kia. Dưới sàn xuồng có khoảng 20 phân nước mưa đọng lại và sóng sánh bên này bên kia. Đó là cái ao riêng của Richard Parker. Nó đang làm đúng điều mà tôi cũng sẽ làm trong hoàn cảnh của nó: trốn trong bóng mát. Ngày mỗi lúc 1 nóng bức rất khó chịu. Nó nằm bẹp, quay đuôi về phía tôi, hai chân sau duỗi dài và dang rộng, móng vuốt chổng ngược, bụng và bẹn sát tịt xuống sàn. Trông thì buồn cười nhưng rõ ràng là 1 tư thế rất dễ chịu.

Chia sẻ trang này