1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời của Pi - Yann Martel

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi pathetique, 17/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 64
    Quần áo tôi rữa nát, nạn nhân của nắng và muối. Lúc đầu, chúng cứ mỏng dần. Rồi chúng rách tơi ra cho đến lúc chỉ còn lại những đường chỉ. Cuối cùng, cả những đường chỉ đó cũng bục đi. Nhiều tháng trời, tôi sống trần như nhộng, chỉ có cái còi lủng lẳng trên cổ bằng một sợi dây.
    Bỏng rộp vì nước muối ?" những vết rộp khó chịu, đỏ loét và chẳng ra hình thù gì ?" là chứng bệnh cùi của biển khơi, do bị ngâm và sụng nước lâu ngày. Khi các vết rộp ấy vỡ, da tôi trở nên đặc biệt nhạy cảm. Nhỡ chạm phải một vết loét ấy là tôi phát khóc và nghẹt cả thở vì đau. Tất nhiên, các vết rộp này rộ lên tại những chỗ mà cơ thể tôi hay bị ướt nhất khi ở trên bè, tức là ở hai bên sườn. Biết bao ngày tôi đã không thể tìm được tư thế nào để nằm nghỉ được dễ chịu. Thời gian và ánh nắng làm lành được một vết rộp, nhưng rất lâu, và nếu tôi không giữ được khô người thì các vết rộp mới lại xuất hiện.
    CHƯƠNG 65
    Tôi bỏ hàng nhiều giờ liền để cố hiểu hết ý nghĩa các dòng viết về kỹ thuật đi biển trong cuốn cẩm nang. Có rất nhiều các giải thích rõ ràng và dễ hiểu về việc làm sao sống được trên mặt biển, nhưng các tác giả đã giả định rằng người đọc đều đã có những kiến thức cơ bản về hàng hải. Họ cho rằng nạn nhân đắm tầu đều là những thuỷ thủ có kinh nghiệm với com-pa, bản đồ và máy ngắm trong tay, và đều biết phải tìm đường tránh nạn ra sao. Kết quả là những lời khuyên như: ?oHãy nhớ rằng thời gian là khoảng cách, đừng quên lên giây đồng hồ,? hoặc ?oCó thể dùng ngón tay để đo vĩ độ khi cần thiết.? Tôi không có cái đồng hồ, nhưng bấy giờ nó đã nằm dưới đáy sâu Thái Bình Dương. Tôi đã mất nó khi chìm tầu Tsimtsum. Còn với kinh vĩ độ, thì ôi thôi, kiến thức hải dương của tôi chỉ bó hẹp ở những gì sống trong nước biển và không mở rộng được sang những gì chạy đi chạy lại trênmặt biển. Gió và dòng chảy là một bí hiểm đối với tôi. Các vì sao không có nghĩa lý gì với tôi. Tôi không thể gọi tên được một chòm sao nào hết. Gia đình tôi đã sống với chỉ một ngôi sao: mặt trời. Chúng tôi ngủ sớm và dậy sớm theo mặt trời. Trong đời tôi đã từng ngắm nhìn những đêm sao đẹp đẽ khi thiên nhiên vẽ nên những bức tranh vĩ đại nhất chỉ với hai mầu và những phong cách giản dị nhất, và tôi cũng cảm được sự diệu kỳ, nhỏ bé mà tất cả chúng ta đều cảm thấy, và cũng nhận ra cảm giác rõ rệt về hướng đi của cuộc đời từ khung cảnh hùng vĩ đó, hầu như rất rõ rệt, nhưng là nói với nghĩa tâm linh mà thôi, chứ không phải với nghĩa địa lý. Tôi không có một chút ý niệm gì về việc có thể dùng bầu trời sao ấy làm một bản đồ chỉ đường. Làm sao những ngôi sao ấy, cho dù sáng đến đâu, lại có thể giúp tôi tìm đường cho mình nếu chúng cũng chuyển dịch không ngừng?
    Tôi từ bỏ ý định tìm hiểu vấn đề đó. Có biết thêm được gì nữa thì cũng là vô bổ. Tôi chẳng có phương tiện gì để chủ động được hướng đi cho mình ?" không chân vịt, không cột buồm, không động cơ, chỉ vài mái chèo nhưng không đủ sức điều khiển. Vạch ra một hướng đi chỉ là vô nghĩa nếu tôi không thể làm gì để thi hành việc đó? Ngay cả khi có thể làm được thế, làm sao tôi biết mình nên về đâu? Sang phía Đông, đến Mỹ? Lên Bắc, đến Châu Á? Xuống phía Nam, nơi có các luồng tầu? Lựa chọn nào cũng tốt xấu ngang nhau.
    Thế nên tôi trôi dạt. Gió và dòng chảy quyết định nơi tôi sẽ đến. Thời gian trở thành khoảng cách đối với tôi cũng như mọi vật có sinh tử khác ở đời ?" và tôi dùng ngón tay mình làm các việc khác chứ không cố đo vĩ độ với chúng. Sau nay, tôi tìm ra rằng tôi đã du hành dọc một con đường nhỏ hẹp, đó là dòng hải lưu ngược xích đạo của Thái Bình Dương.
  2. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 66
    Tôi câu với các loại lưỡi khác nhau, ở các độ sâu khác nhau và nhằm vào các loại cá khác nhau, từ lối câu cá dưới đáy biển với các lưỡi rất to cùng nhiều hòn chì nặng thả dây thật sâu đến những lưỡi nhỏ hơn với chỉ một hai hòn chì để nhử cá ăn nổi trên mặt nước. Lâu lắm mới có cá cắn câu, khiến cho lần nào được cá tôi cũng rất mừng, nhưng kết quả có vẻ không tương xứng tí nào với nỗ lực đã bỏ ra của tôi. Chờ cá cắn câu quá lâu, cá câu được quá nhỏ, và Richard Parker luôn luôn bị đói.
    Cuối cùng thì tôi thấy cái lao móc câu lại là vũ khí bắt cá rất lợi hại. Mỗi cây lao gồm có ba phần được vặn vào với nhau: hai đoạn gậy tròn tạo thành phần cán lao - một đoạn có tay nắm bằng nhựa ở một đầu và có vòng để nối cây lao vào dây bảo hiểm ?" và một phần nữa có một cái lưỡi móc câu có đường kính phần uốn cong rộng đến năm phân và một mũi nhọn sắc bén như kiểu dây thép gai. Lắp hết lên, một cái lao dài khoảng một thước rưỡi, cầm thấy nhẹ và chắc như một thanh gươm.
    Lúc đầu tôi thường thọc lao xuống sâu độ hơn một thước, có khi móc cả một con cá vào mũi lao làm mồi, và ngồi đợi. Thường phải đợi lâu hàng giờ, thân thể tôi căng thẳng đến đau nhừ. Khi thấy một con cá đã bơi vào đúng chỗ, tôi lấy hết sức lực rút thật nhạnh cái lao lên. Đó là quyết định phải thi hành lập tức chỉ trong một phần giây đồng hồ. Kinh nghiệm dạy tôi rằng chỉ nên rút dao khi tôi thực sự cảm thấy có cơ hội bắt đựơc cá, không nên rút một cách hú họa, vì cá cũng rút kinh nghiệm rất nhanh, và không bao giờ rơi vào cùng một cái bẫy đến lần thứ hai.
    Khi may mắn, lưỡi lao sẽ móc chắc vào con cá và tôi có thể bình tĩnh đem nó lên bè. Nhưng nếu tôi móc một con cá lớn vào đúng chỗ phần bụng hoặc đuôi, nó sẽ vặn người tuột khỏi lao và vọt đi mất với một tốc độ bất ngờ. Bị thương như vậy, con cá dễ dàng trở thành mồi ngon cho các con cá khác, một món quà mà tôi không hề muốn tặng cho chúng. Vì vậy mà khi thấy cá to, tôi luôn cố nhằm vào phần bên dưới mang và vây sườn của nó, vì phản ứng bản năng của cá khi bị tấn công là bơi lên trên để tránh lưỡi câu, theo đúng hướng, tôi sẽ rút lao. Có những lần, mũi lao chỉ gãi chứ không móc đựơc vào người con cá và chúng cứ thế lao thẳng lên khỏi mặt nước, nhào vào tận mặt tôi. Tôi nhanh chóng mất cảm giác sợ hại khi chạm vào các con vật dưới biển. Không còn những xúc độngn như lần giết con cá bay trong chăn nữa. Một con có nhảy khỏi mặt nước bây giờ sẽ phải đương đầu với một thằng bé đói khát đang sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để bắt nó. Nếu cảm thấy lưỡi dao móc vào cá còn có vẻ lỏng lẻo, tôi thường buông lao ?" vì đã buộc nó vào dây bảo hiểm ?" và dùng cả hai tay bắt lấy con cá.
  3. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Ngón tay, mặc dù cùn, vẫn nhanh nhẹn và khéo léo hơn 1 cái móc rất nhiều. Cuộc chiến đấu sẽ rất dữ dội và nhanh chóng. Những concá thì trơn tuột và tuyệt vọng, còn tôi thì chỉ tuyệt vọng mà thôi. Ước sao tôi có thật nhiều tay như nữ thần Durga - hai tay giữ lao, bốn tay bắt cá và hai tay sử dụng rìu. Tôi phải thu xếp mọi việc với 2 tay mà thôi. Tôi thọc ngón tay vào mắt, thọc cả bàn tay vào mang, dùng đầu gối ấn nát bụng, dùng răng cắn đuôi - làm đủ mọi thứ cần thiết để giữ 1 con cá trên bè cho đến lúc có thể với được rìu và chặt đầu nó.
    Với thời gian và kinh nghiệm, tôi đã thành 1 thợ săn giỏi hơn. Tôi mạnh bạo hơn và lanh lẹ hơn. Tôi đã phát triển được 1 bản năng, 1 cảm giác rõ rệt về việc phải làm.
    Tôi thành công lớn hơn khi bắt đầu dùng đến 1 phần của cái lưới đựng hàng. Với tư cách 1 cái lưới bắt cá thì nó hoàn toàn vô dụng - quá cứng, quá nặng, và mắt lưới dệt ko đủ mau. Nhưng nó là 1 cái nhử cá hoàn hảo. Buông thả và uốn lượn tự do dưới nước, nó là 1 hấp dẫn ko cưỡng lại được đối với các con cá, và càng hấp dẫn hơn khi rong biển bắt đầu mọc bám vào nó. Những con cá kiếm ăn gần bắt đầu quanh quẩn coi cái lưới như hàng xóm của mình, còn bọn ăn xa, trước chỉ hay đáo qua rất nhanh như bọn dorado, nay cũng phải lượn lờ chậm lại để xem xét cái khu phố mới mở ấy. Bọn sở tại cũng như bọn khách ghé qua có biết đâu rằng mắt lười có gài lưỡi câu. Có những ngày, chẳng may quá ít, tôi cứ rút lao lên cái nào là có cá cái ấy. Những lúc đó tôi săn được thật thừa thãi; trên xuồng không còn đủ chỗ mà dây căng trên bè cũng chật ních những rẻo thịt dorado, cá bay, cá ngừ, chim, nụ... chứ đừng nói gì đến cái bụng no kễnh của tôi. Tôitrữ tất cả những gì cần cho mình, còn lại thì cho Richard Parker. Trong những ngày no đủ ấy, tôi bắt được nhiều cá đến nỗi thân thể bắt đầu lấp lánh đầy những vẩy cá bám chặt vào da thịt. Tôi cứ để nguyên những chấm sáng ngời ánh bạc ấy trên người như 1 tín đồ Hinđu mang trên trán biểu tượng thần linh. Nếu có thủy thủ nào gặp tôi trên biển lúc đó, chắc hẳn họ phải nghĩ tôi là 1 vị thần cá đang đứng trên vương quốc của mình. Đó thật là những ngày tốt đẹp hiếm hoi.
    Rùa quả thật dễ bắt, đúng như viết trong cẩm nang. Trong chương về ''săn bắt và hái lượm'', rùa được nói đến trong phần ''hái lượm''. Mặc dù chúng chắc nịch như xe tăng, rùa ko phải là loài bơi nhanh và khỏe: chỉ cần 1 tay tóm lấy 1 cái chân sau là có thể bắt được chúng. Nhưng cuốn cẩm nang quên ko nói rằng tóm được rùa chưa chắc đã bắt được nó. Còn phải mang nó lên khỏi mặt nước nữa. Mà kéo 1 con rùa nặng hàng 70 cân đang quẫy đạp lên được xuồng ko phải dễ. Việc đó cần có sức khỏe phi thường. Tôi đã phải làm như sau: lôi con rùa vào sát mạn xuồng, lấy dây buộc cổ, chân trước và cả chân sau, rồi kéo nó lên cho đến khi tay muốn gẫy rời ra và mắt nổ đom đóm. Phải ghì dây thật chắc vào các cái móc của mui bạt phía bên kia mũi xuồng, rồi mỗi khi sợi dây chùng ra 1 tí là phải kéo thêm lên rồi ghì lại ngay, từng phân một. Con rùa sẽ được kéo lên khỏi mặt nước cũng từng phân một như thế. Không thể sốt ruột được. Tôi còn nhớ 1 con rùa biển màu xanh lá cây đã bị treo bên cạnh xuồng như vậy trong 2 ngày, và nó liên tục quẫy đạp như điên cuồng. May sao, vào lúc cuối thì rùa lại thường giúp tôi 1 tay mà ko biết. Tức là khi nó đã bị kéo lên đến mép xuồng, rùa càng điên cuồng muốn thoát thân và nó cố rụt 4 chân bị trói vào thật mạnh, đúng lúc ấy, tôi cũng ra sức kéo dây thật mạnh, và 2 lực ngược chiều như vậy bỗng hất con rùa bật lên qua mép xuồng và rơi trượt vào tấm bạt. Tôi sẽ ngã người ra sau, kiệt sức nhưng thật hỉ hả.
    Rùa biển xanh lá cây cho nhiều thịt hơn rùa mỏ diều, và mai phía bụng của chúng cũng mỏng hơn. Nhưng chúng thường to hơn rùa mỏ diều, trong nhiều trường hợp là quá to đối với 1 kẻ đắm tàu đang ngày càng yếu đi như tôi.
    Lạy Chúa, cứ nghĩ rằng tôi vốn là 1 kẻ ăn chay kiêng khem rất kỹ. Cứ nghĩ lại hồi trước chỉ cần nghe tiếng bẻ 1 quả chuối là tôi đã rùng mình vì tưởng tượng như tiếng 1 con vật bị bẻ gẫy cổ. Tôi đã rơi vào tình trạng man rợ ko thể tưởng tượng nổi mất rồi.
  4. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 67:
    Đáy cái bè đã trở thành nơi trú ngụ của rất nhiều sinh vật biển, cũng giống như cái lưới, nhưng nhỏ hơn. Nó bắt đầu bằng 1 lớp tảo xanh rờn mềm mại bám vào các cái áo phao. Rồi đến các loại tảo cứng hơn và có màu sẫm hơn. Chúng sinh sôi nảy nở và ngày càng dày ra. Các sinh vật khác bắt đầu tới. Đầu tiên là những con tôm nhỏ xíu, trong suốt, dài chỉ độ 1 phân. Theo sau đó là những con cá cũng nhỏ như thế và trông như thể suốtđời bị chiếu X-quang: ruột gan chúng rõ mồn một dưới lần da thịt trong suốt. Sau đó, tôi để ý thấy những con giun màu đen có dây sống trắng ngần, bọn nhuyễn thể lầy nhầy màu xanh lá cây với đám chân tay chưa tiến hóa thành hình thù gì rõ rệt, những con cá màu sắc sặc sỡ chỉ dài độ hai ba phân với những cái bụng phệ, và cuối cùng là cua, chỉ bé độ một hai phân và có màu nâu. Tôi đã ăn thử tất cả bọn chúng, kể cả rong tảo, chỉ trừ lũ giun đen. Chỉ có bọn cua là ko có những vị mặn đắng khó chịu ở trong miệng. Mỗi lần chúng đến, tôi lại ném vào miệng hết con này đến con khác như ăn kẹo, cho đến khi chúng kéo nhau đi chỗ khác. Tôi không thể kiềm chế được mình. Những đàn cua ngon lành ấy thỉnh thoảng mới kéo đến mà thôi.
    Vỏ xuồng cũng trở nên đầy rẫy sự sống, dưới dạng những con hà cổ ngỗng. Tôi mút mát chúng. Thịt chúng làm mồi câu rất tốt.
    Tôi trở nên gần gụi với những kẻ đi nhờ bè ngoài biển khơi của tôi, mặc dù chúng có làm cái bè nặng nề đôi chút. Chúng thu hút sự chú ý của tôi và làm tôi đỡ lo nghĩ, cũng như Richard Parker. Tôi để hàng giờ ko làm gì hết, chỉ nằm nghiêng, đẩy 1 cái áo phao ra khỏi vị trí độ mươi phân, như thể mở 1 cái rèm cửa sổ, và nhìn qua đó xuống dưới nước. Những gì tôi thấy là cả một thị trấn lộn ngược, nhỏ bé, yên tĩnh và an bình, với những cư dân đi lại trong đó, lịch sự như thiên thần. Cảnh tượng ấy làm cho thần kinh mệt mỏi của tôi có được những giây phút thư giãn nghỉ ngơi.
  5. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 68:
    Nếp ngủ của tôi thay đổi. Mặc dù nghỉ ngơi nhiều, tôi ít khi ngủ được liền 1 giờ, ngay cả ban đêm cũng vậy. Không phải bị sóng dập dềnh liên miên làm tôi khó ngủ, cũng không phải vì gió; người ta quen với những cái đó như quen với mấy chỗ lồi lõm trên đệm nằm của mình. Tôi cứ bị thức dậy như thế là vì sợ hãi và bồn chồn. Nghĩ lại tôi thấy quả thực mình đã ngủ rất ít.
    Không như Richard Parker. Nó đã thành quán quân ngủ. Phần lớn thời gian nó nằm dưới tấm bạt. Nhưng trong những ngày dịu trời khi nắng ko quá gắt và cả những đêm yên tĩnh, nó thường ra ngoài. Một trong những tư thế ưa thich khi ra ngoài trời của nó là nằm trên cái ghế đuôi xuồng, bụng chìa cả ra mép ghế, chân trước chân sau gác lên 2 ghế bên. Một con hổ mà nằm được vào 1 chỗ chật hẹp như vậy là vì nó khôn khéo uốn lưng cho thật cong. Khi ngủ, nó gác đầu lên 2 chân trước. Còn khi trong tâm trạng tương đối hưng phấn và có thể còn muốn nhìn quanh, nó gác hẳn đầu lên mép xuồng.
    Một tư thế ưa thích nữa của nó là ngồi quay lưng lại phía tôi, nửa người dưới đặt trên sàn xuồng, nửa trên tì lên ghế, vùi mặt vào đuôi xuồng, 2 chân trước ngay cạnh đầu, trông như thể chúng tôi đang chơi trốn tìm và nó là người đang nhắm mắt đếm. Trong tư thế này nó thường ngồi rất im lặng, chỉ thỉnh thoảng vẫy tai để chứng tỏ rằng nó ko nhất thiết đang ngủ.
  6. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 69:
    Có nhiều đêm tôi tin rằng mình đã nhìn thấy ánh sáng đèn ở đàng xa. Lần nào như vậy tôi cũng phóng 1 quả pháo sáng lên trời. Khi đã dùng hết loại pháp sáng thăng thiên, tôidùng đến loại cầm tay. Liệu có phải những con tàu đó đã ko nhìn thấy tôi? Phải chăng đó chỉ là những phản chiếu của ánh sáng sao trên trời? Chỉ là ảo ảnh do hy vọng mỏng manh sinh ra từ những đốm trăng vỡ trên sóng nước? gì đi chăng nữa, lần àno cũng chẳng vân mòng gì. Chỉ có niềm cay đắng của hy vọng lóe lên rồi lại tắt ngấm đi ngay lập tức. Lâu dần, tôi từ bỏ hoàn toàn hy vọng được 1 con tàu cứu vớt. Nếuchân trời cách tôi 2 dặm rưỡi nhìn từ tầm mắt cao 1 thước rưỡi, thì nó thực sự cách tôi bao xa khi tôi ngồi dựa cột bè, mắt chỉ cách nước biển chưa đầy 1 thước? Xác suất để 1 con tàu chạy qua Thái Bình Dương mênh mông này có thể cắt ngang qua 1 chấm nhỏ tí tẹo trôi dạt trên đại dương như tôi là bao nhiêu? Không những thế, xác suất của việc nó đi ngang rồi lại không nhìn thấy tôi là bao nhiêu? Không được rồi. Không thể trông mong gì vào nhân loại và những thói khôn lường của nhân loại. Tôi chỉ có thể trông chờ ở cơ hội dạt được vào đất, 1 mảnh đất chắc chắn, rõ ràng và thực thể.
    Tôi còn nhớ mùi của những vỏ pháo sáng cầm tay. Không biết thành phần hóa học của nó ra sao mà mùi nó giống hết mùi 1 thứ hạt cay mà mẹ tôi hay dùng làm gia vị. Ngửi nó mà say. Tôi hít những ống nhựa ấy và lập tức thấy lại Pondicherry, 1 niềm an ủi kì diệu lúc ko ai nghe thấy lời kêu cứu của mình. Cảm giác lúc đó thật mạnh mẽ, gần như tôi đang thấy rõ ràng mọi thứ trước mắt mình. Cả 1 thành phố hiện ra từ 1 mùi duy nhất. Còn bây giờ thì cứ ngửi thấy thứ hạt cay cay ấy là tôi lại nhìn thấy Thái Bình Dương.
    Richard Parker luôn luôn cứng người lại khi 1 quả pháo sáng cầm tay rin rít loé lên. Cặp mắt nó, với những đồng tử tròn nheo lại chỉ bằng đầu kim, gắn chặt vào điểm sáng của quả pháo. Với tôi là quá sáng, 1 tâm điểm trắng đến mù mắt giữa 1 vầng hào quang đỏ hồng. Tôi phải quay đi chỗ khác. Tôi thẳng tay giữ chặt ống pháo và chậm chạp quay nó vòng quanh. Trong gần 1 phút đồng hồ, cánh tay tôi nóng rực và mọi vật sáng rỡ ràng rất lạ mắt. Mặt nước xung quanh bè, trước đấy đen ngòm trong bóng tối, lúc đó trở thành 1 vùng sáng chật ních những cá.
  7. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 70:
    Giết rùa là 1 việc nặng nhọc. Con rùa đầu tiên của tôi là 1 con mỏ diều nhỏ. Cái mà tôi háo hức là máu nó, ''món đồ uống ngon, bổ và ko có muối'', như hứa hẹn trong cuốn cẩm nang. Cái khát của tôi cũng háo hức chẳng kém. Tôi đã giữ được mai nó và đang cố giữ chặt 1 chân sau. Khi đã chắc tay, tôi lật ngửa nó ra dưới nước và định kéo nó lên bè. Con vật quẫy đạp dữ dội. Không thể trị nó ở trên bè được. Nếu không muốn thả nó đi thì phải làm sao kéo được nó lên xuồng. Tôi nhìn lên. Một ngày nóng bức và ko 1 gợn mây. Richard Parker có vẻ chấp nhận cho tôi hiện diện ở mũi xuồng trong những ngày như thế này, khi không khí giống như ở bên trong 1 cái lò nướng và nó sẽ không ra khỏi tấm bạt che cho đến khi mặt trời lặn.
    Một tay giữ chắc cái chân rùa, tôi dùng tay kia kéo bè về phía xuồng. Trèo lên xuồng ko phải dễ. Khi đã trên xuồng, tôi kéo mạnh để hất con rùa lên không và cho nó rơi ngửa lên tấm bạt. Đúng như tôi hy vọng, Richard Parker chỉ gầm gừ một hai tiếng rồi thôi. Nó không hề có ý định làm bất cứ việc gì trong cái nóng như ngày hôm đó.
    Quyết tâm của tôi nghiêm trọng và mù quáng. Tôi cảm thấy ko thể để phí thời gian. Tôi mở cuốn cẩm nang như thể nó là 1 cuốn sách dạy nấu ăn. Sách nói trước hết phải lật ngửa con rùa. Việc đó đã xong. Rồi ''thọc lưỡi dao và cổ để cắt đứt các mạch máu chạy qua đó''. Tôi nhìn con rùa. làm gì có cổ. Nó đã rụt hết vào trong mai. Chỉ còn thấy hai con mắt với cái mỏ giữa những vòng da gấp nếp xung quanh. Nó nhìn tôi nghiêm khắc. Tôi cầm dao chọc chọc vào 1 cái chân trước xem nó có thò cổ ra không. Nó chỉ rụt sâu thêm vào trong mai. Tôi quyết định tiếp cận trực tiếp hơn. Tự tin như thể đã từng làm việc đó hàng nghìn lần, tôi ấn lưỡi dao vào ngay bên phải và phía dưới cái đầu con rùa, nghiêng đi 1 chút. Tôi thọc lưỡi dao thật sâu qua các nếp da rồi xoay đi xoay lại. Con rùa rụt đầu vào sâu nữa, nhất là phía bị đâm, rồi thình lình phóng hẳn đầu ra ngoài và dùng mỏ cắn tôi chí tử. Tôi nhảy lui. Nó thò cả 4 chân và bắt đầu cố thoát thân. Nó lắc lư rất mạnh trong tư thế bị nằm ngửa, tứ chi quẫy loạn xạ và đầu vươn ra tứ phía. Tôi vớ lấy cái rìu bổ mạnh xuống cổ nó. Máu đỏ vọt ra. Tôi với lấy cái bình đong và hứng được khoảng 300 mililít. Tôi đoán mình có thể còn hứng được nhiều hơn, có lẽ tới 1 lít, nhưng cái mỏ diều của nó sắc quá và 2 chân trước vừa dài vừa khỏe, lại có cả móng nhọn. Chỗ máu tôi hứng được ko thấy có mùi gì đặc biệt. Tôi nhấp thử. Nếu tôi nhớ đúng thì nó có vị âm ấm rất súc vật. Khó lòng nhớ được những ấn tượng ban đầu kiểu đó. Tôi đã uống cạn chỗ máu ấy.
    Đã tưởng phải dùng rìu để gỡ cái yếm bụng, nhưng rồi tôi thấy dùng cái cãnh có răng cưa của con dao dễ hơn. Tôi đè 1 chân lên giữa cái yếm, chân kia dạng ra hết cỡ để tránh ko bị tứ chi nó cào phải. Phần da phía đầu thì dễ cắt, chỉ trừ những chỗ quanh 4 chân. Tuy nhiên, cưa phần vành đai, nơi mai với yếm gặp nhau thì rất mệt, đặc biệt vì con rùa vẫn ko ngừng quẫy. Cưa đứt hết xung quanh nó thì tôi như tắm trong mồ hôi và cảm thấy kiệt sức. Tôi nhấc mãi cái yếm mới chịu rời lên, như thể miễn cưỡng, với 1 tiếng bụp ướt nhoét. Lục phủ ngũ tạng lộ ra, phập phà phập phồng - thịt, mỡ, máu, ruột gan, xương cốt. Mà con rùa vẫn quẫy. Tôi cắt vào cổ nó cho đấn tận xương sống. Chẳng ăn thua gì. Tứ chi nó tiếp tục đạp. Tôi chặt phăng đầu nó với 2 nhát rìu. Tứ chi nó vẫn quẫy. Kinh khủng hơn nữa là cái đầu bị chặt rời ra vẫn tiếp tục ngáp lên ngáp xuống với 2 cặp mắt hấp háy. Tôi gạt nó xuống biển. Cái phần vẫn cònsống kia của con rùa thì tôi cố nhấc cả lên và thả xuống chỗ Richard Parker. Con hổ đang đánh động và có vẻ như sắp ngồi dậy. Có thể nó đã ngửi thấy mùi máu rùa. Tôi bỏ chạy về bè.
    Có thể nghe tiếng Richard Parker ăn và thưởng thức món rùa 1 cách ầm ĩ. Tôi buồn bã nhìn về phía nó. Tôi đã hoàn toàn kiệt sức. Chỗ máu uống được có vẻ chẳng bỏ bèn gì so với bao nhiêu công sức tôi đã bỏ ra để làm thịt con rùa.
    Tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm chỉnh về chuyện sẽ phải thu xếp thế nào với Richard Parker. Tình trạng nó chỉ chịu để yên cho tôi lên xuồng trong những ngày nóng nực, nếu quả thật đó là lí do chứ ko fải đơn thuần là vì nó lười nhác, ko thể cứ kéo dài mãi được. Tôi ko thể lúc nào cũng phải chạy trốn nó như thế. Tôi cần được tiếp cận an toàn cái tủ đồ và phần nóc mui bạt trên xuồng, bất kể lúc nào, bất kể thời tiết ra sao, bất kể tình trạng tâm lý của nó thế nào. Cái tôi cần là quyền hạn, thứ quyền hạn đi đôi với quyền hành.
    Đã đến lúc phải ra tay chiếm lĩnh phần lãnh thổ của tôi ở trên xuồng.
  8. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 71
    Với những ai có thể sẽ rơi vào tình trạng khó xử của tôi lúc ấy, tôi xin được khuyến cáo một chương trình như sau:
    1. Chọn một ngày sóng thấp nhưng đều đặn. Ta cần một mặt nước để trình diễn thật tốt khi xuồng có thể quay ngang đón sóng mà không bị lật.
    2. Thả hết dây neo biển để trên xuồng ổn định và thoải mái nhất. Chuẩn bị nơi ẩn náu trên ngòai xuồng phòng khi cần đến (rất dễ có khả năng phải như vậy). Nếu có thể, hãy tao ra phương tiện gì đó để che chắn thân thể. Bất kì thứ gì cũng có thể dùng để che chắn được. Ví dụ như quấn chăn hoặc áo quần vào tay chân cũng là một dạng áo giáp tối thiểu.
    3. Rồi đến phần khó làm: phải khiêu khích con vật. Nó sẽ có thể tấn công mình. Hổ, tê giác, đà điểu, gấu rừng, gấu nuôi ?" con gì thì con, vẫn phải khiêu khích được nó. Cách tốt nhất có lẽ là lân la ra mép lãnh thổ của chúng, rồi làm bộ xâm phạm vào vùng lãnh thổ trung lập một cách ầm ĩ. Tôi đã làm như vậy: tôi ra chỗ mép bạt rồi vừa dậm chân xuống xuồng vừa thổi còi nhè nhẹ. Điều quan trọng là tạo ra được một tiếng động nhất quán và dễ nhận ra để báo hiệu việc lấn chiếm của ta. Nhưng phải rất thận trọng. Cần phải khiêu khích con thú nhưng chỉ đến độ như vậy thôi, chứ đừng để nó khùng lên và tấn công ta ngay lập tức. Nếu xảy ra chuyện đó thì lạy Chúa tôi, ta sẽ bị xé rách thành từng mảnh, giẫm bẹp, lòi gan nát ruột, và chắc là sẽ bị ăn thịt. Ta không muốn thế. Ta muốn có một con thú bị đánh động, hoang mang, khó chịu, bứt rứt không yên nhưng không nổi máu giết người. Trong trường hợp nào cũng không được bứơc chân vào lãnh thổ của con thú. Cuộc xâm phạm của ta chỉ hạn chế ở động tác nhìn thẳng vào mắt nó và thổi còi đánh mõ mà thôi.
    4. Khi con thú đã bị kích động, hãy làm sao để gây ra được một hành động xâm phạm biên giới. một cách hữu hiệu, theo kinh nghiệm của tôi, là từ từ lùi về trong khi liên tục gây tiếng động. Nhưng phải đảm bảo không rời mắt khỏi mắt con thú. Đến khi thấy nó đặt chân vào vùng lãnh thổ của ta, hoặc thậm chí chỉ tiến vào vùng giáp ranh trugn lập thôi, là ta đã đạt được mục đích. Đừng so đo kiểu luật sư xem nó đã đặt chân vào đâu, có đúng là đã vào lãnh thổ của ta chưa, mà phải lập tức đối đầu ngay. Vấn đề ở đây là làm thế nào cho con thú hiểu rằng người hàng xóm trên gác của nó đặc biệt khó tính trong chuyện ai ở nhà người nấy.
    5. Một khi con thú đã xâm phạm vào lãnh thổ của ta, hãy làm hết sức để tỏ rõ sự phẫn nộ của mình. Dù đã chạy khỏi xuồng hoặc còn đang trên phần lãnh thổ của ta trênxuồng, hãy lập tức thổi còn thật to và lập tức kéo các neo biển về. Hai hành động nàycực kỳ quan trọng. Phải tiến hành song song và ngay lập tức. Nếu có thể dùng cả phương tiện gì khác để điều khiển cho xuồng quay ngang với chiều sóng, ví dụ một mái chèo, htì hãy dùng ngay lập tức. Xuồng phải quay ngang càng nhanh càngtốt.
    6. Với một kẻ đắm tàu kiệt sức, thổi còn liên tục là một việc rất mệt, nhưng ta không đựơc phép ngừng. con thú phải liên hệ được cảm giác say sóng khó chịu của nó với tiếng còi đinh tai nhức óc của ta. Ta có thể trợ giúp việc này bằng cách đứng ở mũi xuồng, hai chân trên hai mép xuồng và đạp qua đạp lại để xuồng bị lắt mạnhhơn nữa hteo chiều bị sóng tạt. Dù ta có nhỏ người đến đâu và xuồng có lớn đến mấy, tác dụng của việc đó thật đáng kinh ngạc. tôi đảm bảo rằng chẳng mấy chốc, chiếc xuồng sẽ lắc lư tròng trành như Elvis Presley vậy. Có điều phải thổi còn liên tục, và chớ làm quá để lật mất xuồng.
    7. Ta phải làm việc đó liên tục cho tới khi con thú đã thực sự say sóng. Ta phải nghe được tiếng thở dốc và nuốt khan. Ta phải thấy nó nằm bẹp dưới sàn xuồng, chân tay run rẩy, mắt trợn ngược, mồm miệng há hốc và lẩy bẩy. Trong suốt những giây phút đó, ta phải làm ù tai con thú bằng tiếng còi lanh lảnh và chát chúa của ta. Nếu thấy mình cũng say sóng và buồn nôn, đừng phí phạm bãi nôn đó xuống biển. Đánh dấu lãnh thổ không gì tốt hơn một bãi nôn. Hãy nôn ra chỗ ranh giới của mình.
    8. Lúc con thú đã thực sự mệt mỏi và thuần lành, ta có thể dừng. Say sóng nhanh nhưng lại lâu tỉnh. Ta không nên làm quá. Không ai chết vì buồn nôn, nhưng nó làm nhụt ý chí sống. Lúc thấy đủ rồi, ta lại thả dây neo biển ra. Nếu con thú nằm vật ngay dưới nắng, hãy kiếm cái gì che cho nó, và làm sao để khi nó tỉnh lại sẽ thấy có nước uống ngay cạnh. Tốt hơn nữa là khuấy tan vài viên thuốc chống nôn vào chỗ nước ấy, nếu có. Tình trạng mất nước trong hòan cảnh ấy có thể nguy hiểm đến tính mạng con thú. Còn không thì ta chỉ việc lẳng lặng rút lui về phần lãnh thổ của mình và để con thú nằm yên đó. Nước uống, nghỉ ngơi và thư giãn trên xuồng sẽ làm cho nó tỉnh táo trở lại. Nên để cho con thú hòan tòan hồi phục trước khi tiến hành các bước từ một đến tám như vừa nói.
    9. Phải huấn luyện cho đến khi con thú đã thiết lập được mốt liên hệ khăng khít giữa tiếng còi và cảm giác buồn nôn chóng mặt mãnhliệt, và mối liên hệ ấy phải rõ ràng và dứt khóat. Từ đó về sau, chỉ cần tiếng còi là đủ giải quyết các vụ xâm phạm và mọi hành vi không mong muốn của con thú. Chỉ cần một hồi còi chát chúa, ta sẽ thấy con thú run lên sợ hãi và nhanh chóng lui vào nơi kín đáo an tòan nhất trong lãnh thổ của nó. Một khi đã qua được giai đọan huấn luyện này, việc dùng còi cần phải hạn chế và thận trọng.
  9. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 72
    Trong trường hợp của tôi, để tự vệ trong khi huấn luyện Richard Parker, tôi làm một cái khiên bằng mai rùa. Tôi cắt hai khấc hai bên và buộc một sơi dây quanh chỗ đó. Cái khiên hơi nặng, nhưng có người lính nào được lựa chọn vũ khí của mình?
    Lần đầu tiên tôi thử làm những chuyện nói trên, Richard Parker nhe nanh, xoay hai tai một vòng, khạc ra một tiếng gầm gừ trong cổ họng và nhào vào tôi. Một bàn chân đầy móng vuốt giương ra của nó vung lên rồi tát vào cái khiên của tôi. Cú tát đó hất tôi văng ra khỏi xuồng. Tôi rơi xuống nước và lập tức thả cái khiêng ra. Nó chìm nghỉm sau khi đập bộp một cái vào ống đồng tôi. Tôi sợ hết hồn - sợ Richard Parker, lại sợ cả ở dưới nước. Tôi tưởng tượng một con cá mập đang lao vào tôi ngay lúc ấy. Tôi cuống cuồng bơi về bè, chân tay đập loạn xạ, đúng kiểu đánh động nước thường hấp dẫn cá mập. May sao không có con cá nào lúc ấy. Tôi đến bè, thả dây hết cỡ rồi ngồi bó gối, gục đầu, cố gắng dập tắt ngọn lửa hãi hùng vẫn đang cháy đùng đùng trong lòng. Rất lâu sau tôi mới thực sự hết run rẩy. Suốt ngày và đêm hôm đó tôi ở lì trên bè, không ăn uống gì.
    Tôi chỉ tiếp tục khi đã bắt được một con rùa khác. Mai con này nhỏ và nhẹ hơn, làm khiên tốt hơn. Lại một lần nữa tôi tiến lên và dậm chân vào cái ghế ở giữa xuồng.
    Không biết mọi người nghe câu chuyện này có hiểu cho tôi rằng hành vi đó của tôi không phải là vì tôi điên hoặc muốn tự tử, mà đơn thuần chỉ là vì cần thiết. Hoặc là tôi thuần phục nó, bắt nó phải thấy ai là Số Một, ai là Số Hai - hoặc là tôi sẽ chết vào một ngày xấu trời lúc tôi muốn leo lên xuồng và bị nó phản đối.
    Nếu tôi đã sống qua được giai đoạn thực tập huấn luyện thú ngoài biển, đó là vì Richard Parker thực sự không muốn tấn công tôi. Hổ, cũng như các con thú khác, không thích dùng bạo hành để giải quyết các vấn đề. Khi thú vật đánh nhau, chúng đều có ý thức phải giết và hiểu rõ rằng nếu không thế thì mình sẽ bị giết. Mỗi trận đánh nhau như vậy đều phải trả giá đắt. Do vậy mà thú vật có cả một hệ thống các tín hiệu cảnh báo được đặt ra để tránh phải đánh nhau, và chúng nhanh chóng nhượng bộ, lùi bước nếu thấy có thể được. Rất ít khi một con hổ tấn công một con hổ khác mà không báo trước. thường thì nó sẽ xông vào đối thủ ngay với những tiếng gầm thét dữ dội. Nhưng ngay trước khi đã quá muộn, con hổ dừng lại, tiếng gầm dào đầy mãnh lực đe dọa của nó vẫn rung bần bật trong cổ. Nó đánh giá tình hình. Nếu thấy không có đe dọa gì, nó sẽ quay đi, cảm thấy chính kiến của mình đã được mọi người hiểu rõ.
    Richard Parker làm như vậy đối với tôi cả thẩy bốn lần. Bốn lần, nó dùng chân phải tát tôi văng xuống biển, và bốn lần tôi mất khiên. Tôi bị hãi hùng trước khi, trong khi và sau khi bị tấn công như vậy, và tôi run lẩy bẩy rất lâu trên bè. cuối cùng, tôi học được cách đọc những tín hiệu mà nó muốn gửi đến tôi. Tôi nhận ra rằng với tai, mắt, râu, nanh, đuôi và cổ họng, nó đã nói một thứ ngôn ngữ đơn giản với những dấu ngắt rõ ràng để bảo cho tôi biết nó sẽ sắp làm gì. Tôi học đựơc cách thoái bộ trước khi nó giương vuốt.
    Rồi tôi cũng khẳng định được chính kiến của mình, hai chân trên mạn xuồng lắc lư, ngôn ngữ một nốt của tôi lảnh lót trong tiếng còi, và Richard Parker rên rỉ, thở dốc dưới sàn xuồng.
    Cái khiên thứ năm của tôi tồn tại đến cuối khoá huấn luyện đó.
  10. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 73
    Ước mong lớn nhất của tôi ?" ngoài việc được cứu ?" là có một cuốn sách. Một cuốn sách dài với câu chuyện không bao giờ kết thúc. Một cuốn sách tôi có thể đọc đi đọc lại, với những cách nhìn mới và những hiểu biết mới cho mỗi lần. Than ôi, trên xuồng chẳng có cuốn Kinh Thánh nào. Tôi là chàng Arjuna đơn độc trên chiếc chiến xa tơi tả mà không được những lời của thần Krishna an ủi. Lần đầu tiên tôi thấy một cuốn Kinh Thánh trong ngăn kéo chiếc bàn đầu giường của tôi tại một phòng khách sạn ở Canada, tôi đã bật khóc. Tôi gửi tiền đóng góp cho nhà xuất bản Gideons ngay hôm sau, kèm theo bức thư tha thiết đề nghị họ mở rộng phạm vi hoạt động tới tất cả những đâu có thể có những kẻ lữ hành mệt mỏi kiệt sức, chứ không phải chỉ đến các khách sạn, và rằng họ nên có cả các kinh của các tín ngưỡng khác nữa chứ không phải chỉ Kinh Thánh Cơ đốc. Tôi cho rằng đó là cách tốt nhất để rao giảng lòng tin. Không phải những đao to búa lớn từ trên bục giảng, không phải những lời lên án của giáo hội, không phải áp lực đồng đẳng, chỉ cần một cuốn sách thiêng lặng lẽ đợi ta để nói lời chào đón, nhẹ nhàng mà cũng mãnh liệt như nụ hôn của cô gái trên má ta.
    Chẳng được thế thì có một cuốn tiểu thuyết cũng được! Những chỉ có mỗi cuốn cẩm nang sống sót. Chắc hẳn tôi đã đọc nó hàng nghìn hàng vạn lần trong suốt thời gian khổ nạn của tôi.
    Tôi có viết nhật ký. Khó lòng đọc được nó. Tôi viết chữ nhỏ hết sức vì sợ sẽ hết giấy. Cũng chẳng có chuyện gì nhiều trong đó. Chỉ là một vài chữ vạch lên giấy mong ghi lại một thực tại đà làm tôi choáng ngợp. Tôi bắt đầu viết độ một tuần gì đó sau ngày đắm tàu. Trước đó thì tôi quá bận bịu về quá nhiều thứ khác nhau. Các đoạn nhật ký ấy không có đề ngày hoặc đánh số thứ tự. điều làm tôi ngạc nhiên khi nhìn lại là thời gian đã được ghi lại một cách lạ lùng. Nhiều ngày, nhiều tuần, tất cả chỉ tóm gọn vào một trang giấy. Tôi viết về những thứ mà ai cũng sẽ viết trong hoàn cảnh ấy: những việc xảy ra và cảm giác của tôi, những thứ tôi bắt được và không bắt được, biển cả và thời tiết, các vấn đề gặp phải và các giải pháp, rồi Richard Parker. Toàn những chuyện thực tế cả.

Chia sẻ trang này