1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời của Pi - Yann Martel

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi pathetique, 17/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 74
    Tôi thực hành các nghi lễ tôn giáo mà tôi thích ứng được với hoàn cảnh của mình ?" những buổi lễ Mass(1) đơn độc không có cha đạo, những lễ darshan(2) không có thầy cả, những lễ pujas(3) có thịt rùa làm vật tế, những hành động kíinh lễ Allah mà không biết Mecca ở hướng nào và với những câu kinh tiếng Ảrập sai bét của tôi. Chúng an ủi tôi, điều đó là chắc chắn. Nhưng cũng thật khó làm sao, ôi chao, thật cũng khó làm sao. Lòng tin vào Thượng đế là một hành động hỷ xả, thả lỏng, một niềm tin sâu xa, một cử chỉ yêu thương không phải trả giá ?" nhưng đôi khi ta thấy yêu được thật khó khăn biết bao. Đôi khi lòng tôi nặng trĩu giận hờn, tuyệt vọng và mệt mỏi, đến nỗi tưởng chừng như tôi sẽ chìm nghỉm xuống tận đáy Thái Bình Dương và không thể nào trỗi dậy được nữa.
    Trong những giờ phút đó tôi đã cố tự nâng đỡ lấy mình. Tôi sẽ chạm tay vào vành khăn Hồi giáo tự quấn lấy bằng những mảnh áo quần còn sót lại và nói to, ?oNày là chiếc mũ của Thượng đế!?
    Tôi sẽ vỗ tay vào chiếc quần của mình và nói ta, ?oNày là áo quần của Thượng đế!?
    Tôi sẽ chỉ sang Richard Parker và nói to, ?oNày là con mèo của Thượng đế!?
    Tôi sẽ chỉ vào chiếc xuồng và nói to, ?oNày là chíếc bè cứu nạn của Thượng đế!?
    Tôi sẽ xòe hai bàn tay thật rộng ra biển và nói to, ?oNày là những giải đấy mênh mông của Thượng đế!?
    Tôi sẽ chỉ lên trời và nói ta, ?oNày là lỗ nhĩ của Thượng đế!?
    Và như thế, tôi sẽ nhắc mìmh nhớ đến công việc sáng tạo thế giới và chỗ đứng của tôi ở trong đó.
    Nhưng cái mũ của Thượng đế lúc nào cũng chực tuột ra. Áo quần của Thượng đế cứ rách nát dần. Con mèo của Thượng đế liôn là mối hiểm họa. Chiếc bè cứu nạng của Thượng đế là nhà tù. Dải đất mênh mông của Thượng đế đang giết dần giết mòn chính tôi. Và lỗ nhĩ của Thượng đế dường như không hề lắng nghe tôi.
    Tuyệt vọng là màn tối đen dày đặc không cho ánh sáng lọt vào hoặc thoát ra. Đó là chốn địa ngục không có lời nào tả xiết. Tôi tạ ơn Thượng đế vì những cơn tuyệt vọng ấy bao giờ cũng qua đi. Một đàn cá xuất hiện quanh cái lưới hoặc một cái nút phải buộc lại. Hoặc nghĩ đến gia đình tôi, đến việc mọi người đã không phải chịu cảnh khổ nạn như tôi. Cái tối đen ấy sẽ rung động và cuối cùng tan đi, và Thượng đế còn đó, một điểm sáng ngời trong lòng tôi. Tôi sẽ sống.
    Ghi chú:
    (1) Lễ chịu mình thánh của đạo Cơ đốc, trong đó có cha đạo làm lễ rồi phân phát bánh thánh cho các con chiên để nhớ lại bữa ăn cúôi cùng của Jesus với các tông đồ. Trong bữa ăn đó, Jesus đã nói ?oNày là mình ta, hãy ăn đi; và này là huyết ta, hãy uống đi? (ND)
    (2) Lễ cử hành trong các nhà nguyện Do Thái, trong đó các thầy cả giảng dạy những nội dung Affadah hoặc Halakhah trong kinh sách (ND)
    (3) Nghi lễ thờ phụng một vị thần nào đó trong tín ngưỡng Hindu, thường có việc hiến tế con sinh (ND)
    CHƯƠNG 75
    Cái ngày mà tôi ước chừng là sinh nhật mẹ, tôi hát Happy Birthday rất to để mừng mẹ.
    Được bunnie sửa chữa / chuyển vào 15:11 ngày 12/09/2005
  2. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 76
    Tôi đã tập được thói quen dọn dẹp sạch sẽ cho Richard Parker. Ngay khi tôi biết nó vừa mới đi ngoài xong, tôi ra tay ngay, một việc làm nguy hiểm bao gồm động tác khều đống phân của nó bằng cái lao móc cá rồi từ trên mui bạt, hót đống phân đó đi. Phân thú có thể nhiễm các loại ký sinh trùng. Điều này không sao với thú vật sống ngoài hoang dã vì chúng rất ít khi ở gần và không có quan hệ dínhlíu gì với phân của mình. Các loài sống trên cây hầu như không thấy phân của chúng. Các loài sống dưới đất thuờng phóng uế trên đường và đi tiếp ngay. Nhưng trogn khuôn viên nhỏ hẹp của một vừơn thú thì khác. Nếu không dọn phân thú trong chuồng, chúng có thể bị nhiễm trùng vì thế nào chúng cũng ăn chỗ phân đó. Thú vật đói thường ăn tất cả những gì có vẻ giống thức ăn được. Cho nên chuồng thú được dọn dẹp sạch sẽ, không phải chỉ vì chiều mũi của khách thăm thôi. Nhưng trong hoàn cảnh của tôi, việc duy trì danh tiếng sạch sẽ của gia đình Patel trong nghề vườn thú không phải là điều tôi quan tâm. Sau vài tuần, Richard Parker bắt đầu táo bón và chỉ thấy nó đi ngoài mỗi tháng một lần, cho nên việc dọn vệ sinh của tôi chẳng đáng kể gì theo quan điểm vệ sinh. Nhưng có một lý do khác khiến tôi làm việc đó. Lần đầu tiên Richard Parker đi ngoài trên xuồng, tôi để ý thấy nó loay hoay giấu phân của mình đi. Tôi thấy ngay ý nghĩa quan trọng của hành vi đó. Trưng phân của mình ra công khai, bất kể hôi thối, là dấu hiệu của ý thức trên trướng và áp đảo trong xã hội loài vật. Còn ngược lại, có giấu diếm phân là dấu hiệu thoái bộ và nhún nhường. Nó đã có thái độ ấy với tôi.
    Có thể thấy là nó bồn chồn khi thấy tôi lấy phân của nó. Nó nằm, đầu ngửa ra sau và hai tai áp sát và sọ, phát ra một tiếng gừ lliên tục và âm thầm. Tôi tiến hành công việc rất công khai mà cũng rất thận trọng, không phải chỉ để phòng thân, mà còn muốn gửi đến nó những tín hiệu rõ ràng. Tín hiệu mạnh mẽ nhất là lúc tôi đã cầm cục phân nó trong tay. Tôi lăn cục phân trong tay mấy lần, đưa lên sát mũi và hít thành tiếng ầm ĩ, liếc nhìn nó và ba lần một cách thách thức, mắt trợn tròn, (ôi, giá mà nó biết là vì sợ) xoáy vào nó cho đến lúc nó đã nhận ra được quyết tân của tôi tôi, nhưng không quá lâu đến nỗi khích động nó. Và mỗi lần đưa mắt sang nó, tôi lại thổi lên một hồi còi đầy đe dọa. Làm như thế, tấn công nó bằng mắt kiểu ấy (bởi vì thực ra loài vật cũng như chúng ta, nhìn chằm chằm là một hành động tấn công) và rúc còi kiểu ấy, tôi đã làm cho Richard Parker thấy rõ ràng rằng tôi có quyền, quyền hành của một đấng tiên chủ, muốn cầm nắn và ngửi hít phân của nó lúc nào cũng được. Cho nên, không phải là tôi định làm nhiệm vụ vệ sinh vườn thú, mà là đe dọa tâm lí. Và việc đó hiệu quả tốt. Richard Parker không bao giờ dám nhìn lại vào mắt tôi; cái nhìn của nó bập bềnh trên không trung, không bao giờ đặt và tôi hoặc liếc ngang qua tôi. Khi tôi cầm nắn cục phân nó trong tay, tôi cảm thấy như quyền uy của mình đang được hình thành. Việc đó luôn làm tôi kiệt sức vì căng thẳng, nhưng cũng vô cùng phấn khích.
  3. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Vì ta đang trong chủ đề này, nên tôi cũng muốn kể luôn rằng bản thân tôi cũng đã táo bón chẳng kém gì Richard Parker. Đó là do thức ăn, có quá ít nước và quá nhiều đạm. Với tôi, việc đi ngoài mỗi tháng 1 lần chẳng dễ chịu chút nào. Đó là 1 sự kiện đau đớn, khổ sở và kéo dài lê thê cho đến lúc người tôi đẫm mồ hôi và mệt đến đứt hơi. Quả thật còn khổ hơn 1 cơn sốt cao nhiều.
    CHƯƠNG 77
    Khi những hộp thức ăn ngày càng ít đi, tôi giảm khẩu phần cho đến lúc theo đúng như hướng dẫn trong cẩm nang: chỉ 2 cái bánh qui mỗi lần 8 tiếng đồng hồ. Tôi thấy đói thường xuyên. Tôi chỉ còn nghĩ đến các món ăn. Càng ăn ít đi thì tôi càng mơ thấy các món ăn nhiều hơn. Cả 1 dòng sông Hằng dạt dào súp rau. Bánh bột lọc nóng to như núi. Những bát cơm to bằng cả tiểu bang Uttar Pradesh. Cháo đậu chảy lụt hết cả vùng Tamil Nadu. Những cây kem chất cao như núi Himalaya. Những giấc mơ của tôi trở nên rất có chuyên môn: các thành phần dùng để nấu những món ăn của tôi lúc nào cũng tươi tắn và ê hề, lò nướng, chảo rán luôn luôn ở đúng mức nhiệt, mọi thứ đều vừa vặn, ko bao giờ cháy hoặc sượng, ko bao giờ quá nóng quá lạnh. Bữa ăn nào cũng hoàn hảo - chỉ có đều ko với tay đến được thôi.
    Phạm vi khẩu vị của tôi ngày càng rộng ra. Trước đây tôi làm ruột và đánh vẩy cá rất kĩ, giờ thì tôi chỉ rửa qua cho đỡ nhớt rồi ngoạm ngay vào chúng, sung sướng cảm thấy miếng ăn trong miệng mình. Tôi nhớ là cá bay rất ngon, thịt chúng trắng hồng và mềm mại. Dorado thì thịt chắc hơn và vị mạnh hơn. Tôi bắt đầu nhặt cả đầu cá chứ ko ném chúng cho Richard Parker hoặc để làm mồi câu như trước. Một phát kiến lớn là tìm ra thứ nước có vị tươi mát mút được từ mắt những con cá lớn và cả từ xương sống của chúng. Rùa, mà trước đây tôi chỉ biết lấy dao nậy mai và ném sang cho Richard Parker như 1 bát xúp nóng cho nó, đã trở thành món ăn thích khẩu của tôi.
    Không thể tưởng tượng rằng đã có lúc tôi nhìn 1 con rùa biển còn sống như nhìn 1 bữa tiệc có hàng chục món nấu tuyệt hảo hơn hẳn các món cá. Nhưng là vậy đấy. Trong tĩnh mạch rùa chảy 1 dòng sinh huyết ngoạt ngào phải uống được ngay lập tức khi nó đang phụt từ cổ con vật, nếu ko thì chỉ vài phút sau là nó đông đặc lại. Ko có thứ gì trên đất liền có thể sánh với thịt rùa, dù là phơi, nướng qua cho tới lúc nó có màu nâu hay nướng kĩ cho đến màu đỏ sẫm. Ko có gì sánh được với trứng rùa và mỡ rùa. Trộn lẫn tim, phổi, gan, thịt và ruột đã làm sạch, thêm vài miếng lòng cá, rồi khuấy cả vào nước sốt lòng đỏ trứng, ta sẽ có 1 món thập cẩm rùa tuyệt hảo khiến ta phải vét và mút tay cho thật sạch. Đến lúc kết thúc cuộc hành trình thì tôi đã ăn tất cả những gì mà một con rùa có thể hiến cho ta. Trong đám tảo bám trên mai một số con rùa mỏ diều, đôi khi tôi còn tìm được những con cua nhỏ. Còn thì tôi chén tất cả những gì có trong bụng 1 con rùa. Đã bao lần tôi khoái trá hàng giờ liền ngồi gậm gạp 1 khớp chân rùa hoặc đập vỡ những mẩu xương và mút tủy trong đó. Những ngón tay tôi đã quen thói lần mần nhặt nhạnh những mẩu thịt và mỡ khô còn dính dấp lại bên trong mai rùa, chẳng khác gì bọn khỉ hay tự động lần mò thức ăn.
    Mai rùa rất tiện dụng. Ko có chúng thì tôi cũng chẳng biết sẽ ra sao. Ko fải chỉ dùng chúng làm khiên, tôi còn lấy chúng làm thớt chặt cá và bát trộn thức ăn. Và khi mưa gió đã xé nát những cái chăn đến mức ko thể vá víu lại được nữa, tôi dùng mai rùa để che mưa che nắng, xếp chúng lại với nhau và nằm ngủ bên dưới.
    Thật đáng sợ khi nhận ra thực tế rằng no bụng sẽ làm cho ta hồ hởi vui vẻ ra sao. Cái này theo sau cái kia từng mức độ một: càng no nê, càng vui vẻ. Tôi thấy chuyện đó thật gớm guốc. Muốn cười được, tôi cần có thịt rùa.
    Đến lúc đã hết bánh qui, cái gì cũng thành ra ăn được, bất kể mùi vị ra sao. Tôi có thể tống mọi thứ vào mồm, nhai nhai nuốt nuốt, ngon lành hay hôi hám hoặc chẳng có mùi vị gì cũng vậy, chỉ cần nó ko có vị mặn là được. Cơ thể tôi đã tập nhiễm 1 fản ứng ghê tởm với muối và nó vẫn còn cho đến tận bây giờ.
    Có 1 lần tôi đã định ăn cả phân của Richard Parker. Việc đó xảy ra từ rất sớm, khi cơ địa tôi còn chưa học được cách sống với cái đói và kh itrí tưởng tượng của tôi vẫn còn điên cuồng tìm kiếm các giải pháp. Tôi đã đem cho nó nước ngọt từ các máy cất trước đó ko lâu. Sau khi uống 1 hơi hết chỗ nước ấy, nó đã biến dạng và dưới tấm bạt và tôi đã quay ra với mấy việc vặt trong cái tủ. Như lệ thường hồi bấy giờ, cứ 1 chốc tôi lại liếc xuống bên dưới tấm bạt để xem nó có sắp định giở trò gì ko. Thế là, cái lần ấy, quả nhiên nó đang làm cái gì đó thật. Nó ngồi chúi người, lưng cong tròn, 2 chân sau dạng ra. Đuôi nó dựng đứng, chạm lên cả cái bạt. Nhìn là tôi biết. Ngay lập tức, tôi nghĩ đến món ăn, chứ ko fải vệ sinh thú vật. Tôi quyết định rằng sẽ rất ít nguy hiểm. Nó ngồi quay sang fía khác và cái đầu của nó khuất hẳn. Nếu tôi tôn trọng sự im lặng của nó, có khi nó còn ko để ý gì đền tôi nữa. Tôi vớ 1 cái cốc tát nước và với tay ra phía nó. Cái cốc của tôi đến vừa đúng lúc. Khi tôi đưa cái cốc vào đúng dưới khấu đuôi nó, lỗ đít Richard Parker giãn ra và 1 cục phân tròn trịa đen sì lòi ngay ra, trông như 1 quả bóng cao su. Cục phân rơi ngay vào cái cốc đánh cách 1 cái, và chắc chắn là sẽ có người coi tôi là đã mất hết nhân tính lẫn nhân phẩm, những người ko hiểu được mức độ gian khổ của tôi, khi tôi nói rằng cái tiếng cục phân rơi vào cốc ấy đã vang lên trong tai tôi như âm nhạc của 1 đồng 5 rupi người ta bỏ vào ống bơ của 1 kẻ ăn mày vậy. Một nụ cười vỡ rạn trên môi tôi và làm nó chảy máu. Tôi thấy biết ơn Richard Parker vôc ùng. Tôi lôi cái cốc lại. Tôi cầm lấy cục phân. Nó thật ấm, nhưng mùi ko nặng. Nó to bằng 1 trái bóng gulab jamun (1), nhưng ko mềm như thế. Thực tế là nó cứng như 1 hòn đá. Nhồi nó vào 1 khẩu súng kíp và ta có thể bắn chết 1 con tê giác.
    Tôi để lại trái bóng đó vào cốc và thêm 1 ít nước. Tôi đậy cốc và để nó sang 1 bên. Mồm miệng tôi ứa nước rãi khi chờ đợi. Khi ko thể chờ đc nữa, tôi ném trái bóng vào mồm. Nhưng ko thể ăn nó được. Nó có vị rất gắt, nhưng ko phải là vì thế. Có thể là mồm miệng tôi đã ra 1 quyết định ngay lúc đó, rất rõ ràng: ko có gì ăn đc ở trái bóng này. Nó chỉ là 1 thứ đáng vứt đi, ko có 1 dưỡng chất gì hết. Tôi nhổ nó ra, cảm thấy cay đắng như bị mất 1 bình nước quí giá. Tôi lấy cây lao rồi đi dọn hết chỗ phân của Richard Parker, quẳng xuống cho cá.
    Sau chỉ 1 vài tuần, cơ thể tôi bắt đầu tan rã. Bàn chân, cổ chân bắt đầu sưng tấy và đứng lên rất khó khăn.
    (1): Chắc là 1 môn chơi nào đó của Ấn Độ, chúng tôi chưa tra cứu ra được.
    Được senorita_86 sửa chữa / chuyển vào 07:02 ngày 15/09/2005
  4. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    Đôi chỗ không tra cứu ra, dịch giả rất sòng phẳng nói rõ, chẳng hạn trong một chú thích ông phỏng đoán gulab jamun là một trò chơi nào đó của Ấn Độ (thực tế đó là món bánh trôi nước làm bằng sữa tươi cô đặc, một điều mà ngay cả những nhà nghiên cứu Ấn Độ không phải ai cũng biết). Thái độ sòng phẳng và chú thích nghiêm túc này tạo cơ hội cho người đọc tra cứu và sẽ giúp dịch giả sửa chữa trong những lần tái bản.
    Source: Hồ Anh Thái, Một kho tàng mê đắm, Tuổi trẻ 20/11/2004 (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56598&ChannelID=61)
  5. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn white_poplar đã gửi cho mình nguyên tác Life of Pi nha. Sáng nay mình cũng đã search Google và thật may mắn kiếm được tác phẩm này. Các bạn thử vào đây nhé: http://data.startrek.or.id/download/Ebook%20-en-%20Martel,%20Yann%20-%20Life%20Of%20Pi.txt
    @ alexx: @bunnieSẽ cố gắng type tiếp, không bận thi (vì hết đi học từ lâu rùi ) nhưng mắt mũi dạo này kém quá, chiều chiều là mỏi mắt kg còn muốn đọc gì, làm gì.
  6. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 78
    Có nhiều kiểu trời, trời đầy những đám mây trắng lớn, phẳng, tròn, và nở rộng trên đầu. Trời tịnh không một gợn mây, xanh ngăn ngắt đến nỗi các giác quan của ta như bị rạn vỡ hết cả. Trời như một tấm chăn dầy nghẹt thở dầy chặt mây xám, mà lại không có tí mưa nào. Trời mỏng dính và u ám. Trời phơ phai những vệt mây trắng nho nhỏ như lông cừu. Trời đầy những dải mây mỏng rất cao trông như thể một cục bông lớn bị kéo ra thành sợi. Trời như một đám mù mầu sữa không có gì trong đó. Trời dày đặc những đám mây mưa tối đen và cuồn cuộn trôi qua mà không rơi xuống hạt nào. Trời được vẽ lên một vài đám mây phẳng bẹt trông như người dải cát. Trời như một mảng phông chỉ để làm nổi bật những hiệu quả thị giác trên chân trời: ánh nắng chan hoà đại dương, các mép viền sáng tối thẳng đứng và rõ rệt. Trời như một tấm màn đen của làn mưa rất xa. Trời là các đám mây tầng tầng lớp lớp, có những đám thật dày và trắng đục, có những dám trong như khói tỏa. Trời là trận mưa đen ngòm và rát bỏng rơi xuống gươong mặt đang cố cười của tôi. Trời chỉ là nước đổ xuống, một trận hồng thuỷ không ngừng làm da tôi nhăn nheo phồng rộp và người tôi lạnh cứng.
    Có nhiều loại biển. Biển gầm thét như một con hổ. Biển thì thầm vào tai ta như người bạn rủ rỉ tâm tình. Biển kêu lanh canh như một đồng xu lẻ trong túi quần. Biển sấm sét như những trận đất lở. Biển rít lên như giấy nháp cọ trên mặt gỗ. Biển kêu như người đang nôn mửa. Biển lặng ngắt như chết.
    Và ở giữa hai cái đó, giữa trời và biển, là gió và chỉ gió mà thôi.
    Rồi còn có đêm, trăng.
    Là một kẻ đắm tàu tức là thường trực tại tâm điểm của một vòng tròn. Cho dù mọi vật có vẻ như biến động vô cùng - biển từ thì thầm đến gào thét, trời từ xanh ngắt đến trắng xóa rồi đen ngòm ?" cái hình học kia không bao giờ thay đổi. Cái nhìn ngây dại của ta luôn luôn là đường bán kính mà thôi. Cái vòng tròn đó mãi mãi lớn lao, mà thực tế là những vòng tròn còn nhân bản lên nữa. Một kẻ đắm tàu là kẻ mắc cạn trong màn múa ba lê kì bí của các vòng tròn. Ta là tâm điểm của một vòng tròn, trong khi trên đầu ta, hai vòng tròn đối nghịch cũng đang quay tít xung quanh. Mặt trời quấy rối ta như một đám đông, một đám đông ồn ào, xô đẩy nhau khiến ta phải bịt tai, nhắm mắt, khiến ta muốn lẩn trốn. Mặt trăng quấy rối ta bằng cách nhắc cho ta nhớ đến tình cảnh cô quạnh của mình, ta mở to mắt để lẩn tránh nỗi cô quanh đó. Khi ta nhìn lên, đôi khi ta tự hỏi không biết ở tâm điểm của trận bão vũ trụ, hay ở tâm điểm của Biển Yên Bình, liệu cũng có ai như ta, cũng đang nhìn lên, cũng đang mắc cạn bởi thứ hình học này, cũng đang tranh đấu với sợ hãi, giận giữ, điên cuồng, vô vọng và vô tình.
    Nếu không thế, thì là một kẻ đắm tàu lại là bị mắc kẹt giữa những đối nghịch lạnh lùng và mệt mỏi. Khi có ánh sáng, cái mênh mang của biển khiến ta mù loà và sợ hãi. Khi không có ánh sáng, bóng tối lại làm cho ta sợ như bị nhốt trong một nơi kín mít. Ban ngày, ta nóng nực và mong được mát mẻ, them kem, dội nước biển lên người. Ban đêm, ta rét và quấn hai ba cái chăn không đủ ấm. Khi nắng thì ta khô khan và thèm được ướt, khi mưa thì ta ướt như chuột lội và chỉ thèm được khô ráo. Khi có thức ăn thì có thừa có thãi và ta phải ăn rõ nhiều. Khi đã không có gì thì tịnh không có gì thì ta phải chịu đói. Lúc biển lặng, ta mong nó động lên. Lúc nó nổi sóng và cái vòng tròn giam hãm ta bị những núi nước bẻ gãy, ta lại phải chịu đựng mọi sự thất thường của biển khơi, ngạt thởi vì không gian bao la, và chỉ ước gì biển lặng trở lại. Những đối nghịch thường xảy ra vào cùng một lúc. Khi mặt trời thiêu đốt ta đến mức chỉ có thể ngồi em một chỗ, thì cái nắng thiêu đốt đó cũng đang sấy khô những dẻo thịt cá phơi trên dây và đang ban phuớc lành cho nhưng chiếc máy cất nước. Ngược lại khi trời mưa như trút và làm đầy những bình chứa nước ngọt của ta, thì sự ướt át như thế sẽ làm thiu thối những thực phẩm mà ta đã mất công phơi phóng và cất giấu. Khi thời tiết dữ dằn đã qua đi, và ta biết rằng trời biển đã để ta được sống, thì nỗi vui mừng của ta lại nhanh chóng bị tan đi bởi ý nghĩ tiếc hận rằng biết bao nhiêu nước ngọt như thế đã phí phạm rơi xuống biển và bởi một nỗi lo không biết đó có phải là trận dông mưa cuối cùng hay không, rằng liệu ta có chết khát trước khi trời lại mưa trở lại không .
    Cặp đối nghịch tệ hại nhất là buồn chán là sợ hãi. Nhiều khi cuộc đời là một chuỗi những chuyển dịch như quả lắc đồng hồ từ cái này sang cáikia. Biển không một gợn sóng. Trời không một gợn gió. Thời gian như vô tận. Ta thấy buồn chán đến mức chìm hẳn vào tâm trạng vô tình rất gần với bất tỉnh nhân sự. Rồi biển nổi sóng và quất vào các tình cảm của ta khiến cho chúng phát cuồng. Nhưng ngay cả hai đối nghịch này cũng không tách biệt với nhau. Trong cơn buồn chán cũng vẫn có những yếu tố hãi hùng: ta bật khóc, ta tràn đầy sợ hãi, ta kêu thét, ta cố tình hành hạ bản thân cho đau đớn. Và trong gọng kìm của tình trạng hãi hùng, - ví dụ như trong một cơn bão ?" ta vẫn cảm thấy buồn chán, một nỗi niềm mỏi mệt sâu thẳm về tất cả mọi chuyện.
    Chỉ có cái chết là luôn luôn kích động những cảm xúc của ta, cho dù ta nghĩ về nó lúc đang an toàn và yên ắng, hay đang cảm thấy nó khi cuộc sống đang bị đe dọa và trở nên thật quý giá với ta.
    Cuộc sống trên một chiếc xuồng không thật sự là cuộc sống. Nó như một ván cờ đang vào kỳ chung cục, một ván cờ chỉ còn một vài quân. Các toan tính không thể nào đơn giản hơn nữa, và các rủi ro cũng chẳng thể nào cao hơn được nữa. Nó đặc biệt gian khổ về mặt thể xác, và chết chóc về mặt tinh thần. Ta phải điều chỉnh liên tục nếu muốn sống sót. Rất nhiều thứ chỉ có thể vứt bỏ đi được. Ta chộp lấy cảm giác hạnh phúc bất cứ lúc nào có thể được. Ta như rơi xuống tận đáy địa ngục, nhưng vẫn đứng khoanh tay với một nụ cười trênmôi, và cảm thấy ta là người may mắn nhất trên thế gian này. Vì sao? Vì dưới chân ta vẫn có được một con cá chết bé tí xíu.
  7. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 79
    Ngày nào cũng có cá mập. Chủ yếu là mako và cá mập xanh, nhưng cũng có những con mập đốm trắng chỉ sống ngoài khơi đại dương, và một lần còn có cả một con mập hổ đâm thẳng lên từ chỗ tối tăm nhất của ác mộng. Sáng sớm và chiều tối là thời gian ưa thích nhất của chúng. Chúng không bao giờ thực sự muốn quấy rầy ta. Có lần một con cá mập bơi lên lấy đuôi đập vào vỏ xuồng. Tôi nghĩ không phải là tình cờ. Các con khác cũng làm thế, kể cả rùa và dorado. Chắc hẳn đây là một cách dò xét xem thực chất cái xuồng là gì. Chỉ một cú rìu giáng xuống mõm là đủ cho con mập đó vội vàng biến mất xuống đáy biển. Cái phiền chính của cá mập là chúng làm cho việc xuống nước trở nên liều lĩnh và nguy hiểm, như thể đột nhập vào một nơi có biển đề ?oCẩn thận, chó dữ?. Ngoại giả việc ấy, tôi rất mến cá mập. Chúng giống như những người bạn cũ khó tính chẳng bao giờ thú nhận là chúng có mến tôi nhưng lúc nào cũng lẳng lặng đến thăm. Cá mập xanh nhỏ người hơn, thường không dài quá thước hai hoặc thước ruỡi, và là giống cá mập hấp dẫn nhất, thon thả và nhanh nhẹn, miệng nhỏ và có những khe mang kín đáo. Lưng chúng có màu xanh nước biển rất đẹp và bụng trắng như tuyết, những sắc màu sẽ chuyển thành xám hoặc đen ở các tầng nước sâu khác nhau, nhưng lại rất rực rỡ và hoành tráng khi lên đến gần mặt nước. Loài mập mako to hơn với cái miệng đầy nhóc răng nhọn rất đáng sợ, nhưng cũng có mầu rất đẹp, một thứ xanh chàm lấp lánh dưới ánh mặt trời. Loài cá mập đốm trắng thường ngắn hơn loài mako ?" có những con mako dài tới bốn thước ?" nhưng chúng chắc mình hơn và có những cái vây lưng khổng lồ giương lên trên mặt nước như những lá cờ xung trận di chuyển rất nhanh và bao giờ cũng là một cảnh tượgn khiếp đảm. Ngoài ra, chúng có một mầu nâu xám rất xỉn, và những đốm trắng trên vây chúng chẳng có gì hấp dẫn.
    Tôi bắt được một con cá mập nhỏ, chủ yếu là mập xanh, nhưng cũng có cả mako. Lần nào cũng là vào buổi chiều tối lúc mặt trời vừa lặn, trong ánh sáng đang lụi tàn, và tôi bắt chúng chỉ bằng tay trần khi chúng đang vào gần sát chiếc xuồng.
    Con đầu tiên cũng là con to nhất, một con mập mako dài hơn một thước hai. Nó đã lẩn quẩn ở mũi xuồng nhiều lần. Khi nó vừa quay trở lại lần nữa, tôi đột ngột thò tay xuống nước và túm được ngay chỗ gần đuôi, nơi thon nhỏ nhất của con cá. Vì da nó thô nháp nên rất dễ túm chặt, và không nghĩ ngợi gì nhiều, tôi cứ thế kéo nó lên. Nó quẫy, làm tay tôi bị lắc thật dữ dội. Vừa sợ vừa thích thú, tôi nhìn con cá nhẩy vọt lên không trung như nổ tung lên từ mặt nước bắn tung tóe. Trong giây lát, tôi không biết sẽ phải làm gì tiếp theo. Nó nhỏ hơn tôi, nhưng tôi đâu có phải khổng lồ gì. Thả nó ra chăng? Tôi xoay người vung mạnh nó lên ném về phía đuôi xuồng rồi ngã vật xuống tấm bạt. Con cá rơi thẳng xuống lãnh thổi của Richard Parker. Nó rơi ầm xuống và bắt đầu quẫy mạnh đến nỗi tôi sợ nó sẽ phá hỏng mất chiếc xuồng. Richard Parker giật nẩy mình. Nó tấn công ngay lập tức.
    Một trận hùng chiến bắt đầu. Với những quan tâm của một nhà động vật học, tôi có thể tường thuật như sau: một con hổ lúc đầu sẽ không tấn công một con cá mập vừa lên khỏi mặt nước bằng hàm mà là bằng móng vuốt hai chân trước. Richard Parker bắt đầu tát con cá. Tôi rùng mình theo mỗi cú tát. Thật kinh khủng. Chỉ một tát đó cũng đủ làm nát xương nát thịt một con người, đập ta bất kỳ đống đồ đạc nào và biến một cái nhà thành một đống đổ nát. Con mako quằn quại, lăn lộn và quẫy đuôi loạn xạ, rướn mõm một cách tuyệt vọng, rõ ràng là đau đớn.
    Có thể vì Richard Parker không quen thuộc với cá mập, cả đời chưa từng gặp một con cá ăn thịt nào ?" dù là lí do gì đi nữa, thì việc xẩy ra tiếp theo đó cũng là một trong ít truờng hợp khiến tôi nhớ rằng Richard Parker không phải là toàn bích, rằng mặc dù có nhữn bản năng sắt bén, nó vẫnmắc sai lầm như thường. Tự nhiên, nó đút bàn chân trái của mình vào miệng con mako. Con cá mập khóa hàm. Richard Parker lập tức nhẩy dựng lên hai chân sau. Con cá mập bị kéo giật lên trên, nhưng nó không chịu thua. Richard Parker ngã ngửa xuống sàn, ngoác miệng gầm lên một tiếng xé phổi. Tôi cảm thấy một luồng không khí nóng nổ bùng về phía mình. Không khí rung lên trông thấy, giống như lúc nó bốc lên trên mặt đường trong những ngày nóng bỏng. Tôi có thể tượng tượng rõ ràng, ở một nơi nào đó cách xa hàng trăm dặm, có một viên gác tầu thuỷ nhìn lên, giật mình, và sau này báo cáo một hiện tượng lạ, rằng ông ta đã nghe thấy có tiếng mèo kêu trên biển đến từ phía đông. Tiếng gầm ấy còn rung hết cả màng nhĩ tôi trong nhiều ngày sau. Nhưng cá mập lại điếc, theo như người ta vẫn tưởng. Cho nên trong lúc tôi, kẻ không bao giờ dám nghĩ đến việc cấu chân một con hổ, chứ đừng nói gì đến việc cố nuốt chửng nó, đang run lẩy bẩy và sợ mất mật vì phải hứng chịu tiếng gầm như núi lửa phụt thẳng vào mặt mình như thế, thì con cá mập chỉ cảm nhận được một rung động rất nhẹ mà thôi.
    Richard Parker quay ra cào cấu đầu con cá bằng cái chân trước còn lại và dùng cả miệng cắn xé vào đó, trong khi hai chân sau thì dẫm đạp, cào xé bụng và lưng. Con cá mập vẫn ngoạm chặt lấy chân con hổ, cách duy nhất để vừa tự vệ, vừa tấn công, đồng thời quẫy đuôi rất mãnh liệt. Hổ và cá mập quằn quại lăn lộn với nhau. Phải cố hết sức tôi mới làm chủ được cơ thể mình, về được đến bè và thả dây. Chếc xuồng trôi ra xa. Tôi thấy những thấp thoáng màu da cam và xanh sẫm, những lông cùng da, khi chiếc xuồng lắc mạnh bên này bên kia. Tiếng gầm thép của Richard Parker thật khủng khiếp.
    Cuối cùng, chiếc xuồng yên tĩnh trở lại. Nhiều phút sau đó, Richard Parker ngồi dậy và liếm bàn chân trái của nó liên hồi.
    Những ngày tiếp theo, nó để rất nhiều thời gian chăm sót bốn bàn chân của mình. Da con cá mập có những gai nhỏ thô và sắc như giấy nhám. Rõ ràng nó đã bị đứt da khi cố cào xé con cá mập. Bàn chân trái bị thương, song không đến nỗi thành tật: không bị mất ngón nào, móng vuốt còn đủ cả. Còn con mako, trừ phần chóp đuôi và quanh miệng vẫn nguyên lành một cách khó hiểu, còn lại là một đám bầy nhầy đã bị ăn mất một nửa. Những mảng thịt xám đỏ và hàng đống gan ruột tung tóe khắp xung quanh.
    Tôi cũng khều được một ít những gì còn lại của con cá mập, nhưng rồi thất vọng nhận ra rằng dây sống của con cá mập không có nước tuỷ. Nhưng ít nhất thì thịt của nó cũng ngon và khác hẳn thịt cá khác, sụn giòn tan của nó là một giải lao đầy hứng thú khỏi những loại đồ ăn mềm nhũn mà tôi vẫn thường phải nuốt.
    Sau vụ đó, tôi chỉ nhắm bắt những con cá mập nhỏ hơn thế, gần như là cá con, và tôi tự tay giết chúng. Tôi tìm ra rằng đâm dao vào mắt chúng là cách giết nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn nhiều so với dùng rìu bổ vào đỉnh đầu.
  8. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 80
    Trong tất cả những con dorado, tôi đặc biệt nhớ một con, một con khác thường. Đó là vào sáng sớm một ngày nhiều mây, và chúng tôi đang ở giữa một trận bão cá bay. Richard Parker đang hăng hái bắt cá. Tôi thì đang nấp sau một cái mai rùa. Tôi có một cái lao móc cá với một mảnh lưới treo ở mũi lao, thò ra ngoài biển. Tôi đang hy vọng sẽ bắt được cá bằng cách đó. Nhưng vẫn chẳng mấy may mắn cho đến lúc bấy giờ. Một con cá bay vụt qua. Con dorado đang rượt theo nó vọt lên khỏi mặt nước. Một tính toán sai lầm của nó. Con cá bay tí nữa thì mắc vào mảnh lưới của tôi, nhưng vẫn thoát thân, còn con dorado thì đâm vào mạn xuồng như một viên đạn đại bác, ầm một tiếng, rung hết cả xuồng. Một tia máu phun lên tấm bạt. Tôi phản ứng rất lẹ. Tôi rạp người tránh đàn cá bay và với được một con dorado trước cả một con cá mập. Tôi kéo nó lên xuồng. Nó đã chết, hoặc gần chết, và đang phát sáng sặc sỡ. Thật là một mẻ lưới ra trò! Hay thật! Tôi cảm thấy rất phấn khởi. Xin cám ơn các vị thánh thần từ Jesus cho tới Matsya! Con cá béo và nhiều thịt. Nó phải nặng tới hai mươi cân là ítt. Đủ nuôi cả một đội quân. Mắt với xương sống nó đủ tưới cả một sa mạc!
    Nhưng than ôi, cái đầu vĩ đại của Richard Parker đã quay về phía tôi. Tôi cảm thấy thế từ khoé mắt của mình. Những con cá bay vẫn tiếp tục nhào qua nhưng Richard Parker không còn thích chúng nữa. Nó đang chỉ chú ý tới con cá trong tay tôi mà thôi. Có cách tôi khoảng hai mét rưỡi. Miệnt nó hé mở một cái cánh cá bay thè lè ra ngoài. Lưng nó cong lên. Mông nó ngoáy. Đuôi nó vẫy mạnh bên này bên kia. Rõ ràng là nó đang phục xuống và chuẩn bị tấn công tôi. Khôgn kịp chạy nữa rồi, không kịp cả thổi còi nữa rồi. Giờ tận số của tôi đã tới.
    Nhưng thế là đủ. Tôi đã khổ quá rồi. Tôi đói. Ngần ấy ngày không có gì ăn là đủ quá rồi.
    Và thế là, trong một giây phút mất trí hoàn toàn do đói - bởi lẽ tôi muốn ăn hơn muốn sống ?" không một phương tiện tự vệ, trần trụi với tất cả ý nghĩa của từ đó, tôi nhìn thẳng vào mắt của Richard Parker. Đột nhiên, sức mạnh tàn bạo của nó chỉ nói lên sự yếu ớt về tinh thần mà thôi. Không gì có thể sánh với sức mạnh tinh thần của tôi lúc bấy giờ. Tôi nhìn xoáy vào nó, trợn trừng và thách thức, và chúng tôi đối địch nhau. Người coi thú nào cũng sẽ nói rằng, một con hổ, mà bất cứ loài mèo nào cũng thế, sẽ không tấn công nếu như bị chiếu tướng bằng mắt và sẽ đợi cho đến khi đối thủ, dù là một con hươiu, sơn dương hoặc bò rừng, không dám nhìn nó nữa. Nhưng biết thế là một chuyện, còn áp dụng vào thực tế lại là chuyện khác (và biết thế cũng vô ích thôi vì ta đang vận hết nội công để nhìn vào mắt một con sư tử chẳng hạn, thì sẽ có con khác đến từ sau lưng!) Trong hai ba giây đồng hồ, một trận chiến tinh thần khủng khiếp đã diễn ra giữa một thằng bé và một con hổ. Chỉ cần một cú nhảy ngắn là nó vồ được tôi. Nhưng tôi đã giữ được luồng mắt của mình.
    Richard Parker liếm mũi, rên lên một tiếng và quay đi. Nó giận dữ quật một con cá bay. Tôi đã thắng. Tôi há hốc mồm vì kinh ngạc, bế con dorado lên rồi chuồn về bé. Một lúc sau, tôi ném cho Richard Parker một miếng thịt hậu hĩ của con cá.
    Từ ngày ấy, tôi cảm thấy vai trò ông chủ của mình không còn phải nghi ngờ gì nữa, và bắt đầu dần dần tăng thời gian ở trên xuồng của mình lên, đầu tiên là ở mũi xuồng, rồi khi tự tin hơn, ở cả trên mui bạt một cách thoải mái. Tôi vẫn sợ Richard Parker, nhưng chỉ khi nào cần phải sợ mà thôi. Sự có mặt của nó không làm tôi căng thẳng nữa. Người ta có thể quen với mọi thứ trên đời ?" tôi đã chẳng nói vậy rồi hay sao? Phải chăng kẻ sống sót nào cũng sẽ nói như vậy?
    Lúc đầu, tôi nằm trên tấm bạt và gối đầu lên cái mép cuộn lại. Nó hơi cao một chút ?" vì hai đầu xuồng cao hơn phần giữa xuồng ?" và tôi có thể để mắt dè chừng Richard Parker.
    Về sau, tôi nằm quay ngược lại, để đầu ngay phía trên của cái ghế giữa xuồng, lưng quay về phía Richard Parker và lãnh thổ của nó. Tôi ở xa mép xuồng hơn và tránh được gió và bọt sóng nhiều hơn.
    CHƯƠNG 81
    T biết chuyện sống sót của tôi rất khó tin. Bây giờ nghĩ lại tôi cũng rất lấy làm lạ.
    Việc tôi khai thác được tình trạng say sóng mệt mỏi của Richard Parker không phải là cách giải thích duy nhất còn có lí do khác khiến tôi sống sót: tôi là nguồn thức ăn và nước uống. Richard Parker đã suốt đời sống trong vườn thú, và đã quen với cuộc sống không phải làm gì mà vẫn có đồ ăn thức uống. Đúng là khi trời mưa thì cả cái xuồng là một cái hứng nước mưa, nó biết nước đó ở đâu mà ra. Hay như khi chúng tôi gặp cá bay, lúc đó vai trò của tôi cũng không rõ ràng. Nhưng những cái đó không làm thay đổi được thực tế của hoàn cảnh: khi nó nhìn qua khỏi mạn xuồng, nó sẽ không thấy một khu rừng nào khả dĩ có thể săn mồi, không một con sông nào để có thể uống tha hồ khi nó khát. Mà tôi thì mang cho nó đồ ăn và thức uống. Vai trò của tôi là tuyệt đối và đầy phép lạ. Nó làm cho tôi có quyền lực. Bằng chứng ư? Tôi vẫn sống ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác. Bằng chứng ư? Nó không tấn công tôi, ngay cả khi tôi nằm ngủ trên tấm bạt. Bằng chứng ư? Tôi vẫn còn đây để kể câu chuyện của mình.
  9. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 82
    Tôi trữ nước mưa và nước từ các máy cất nước trong tủ trên xuồng, không cho Richard Parker thấy, trong những cái túi nhựa năm mươi lít. Tôi buộc kín chúng bằng dây. Những túi ấy sẽ chẳng quý báu hơn đối với tôi nếu chúng chứa đầy vàng, ngọc bích, hồng ngọc hoặc kim cương. Lúc nào tôi cũng lo lắng đến chúng. Cơn ác mộng ghê gớm nhất của tôi là một sáng tỉnh dậy và nhìn thấy chúng bị dò hoặc bị vỡ. Để tránh thảm học đó, tôi lấy chăn bọc chúng lại để khỏi bị chà xát vào vỏ xuồng kim loại, và tránh dịch chuyển chúng để nhựa khỏi bị mòn. Nhưng tôi lo nhất là phần cổ của chúng. Liệu dây buộc như thế có làm mòn nhựa không? Làm thế nào để gắn kín chúng mà không phải dùng dây?
    Khi mọi việc thuận lợi, trời mưa to, các túi chứa đầy nước theo mong muốn, tôi đổ đầy cả các cốc tát nước, hai cái xô nhựa, hai cái bình chứa đa năng, ba cái bình đong và những cái hộp nước đã uống hết (tôi đã giữ chúng lại như của báu). Sau đó, tôi còn đổ nước vào các túi nôn, gắn kín chúng bằng cách xoắn chúng lại. Chưa xong, nếu trời tiếp tục mưa, tôi lấy ngay chính mình làm bình chứa. Tôi ngậm cái ống thu của cái hứng nước mưa và cứ thế uống.
    Tôi luôn luôn cho thêm một ít nước biển vào phần nước uống cho Richard Parker, tỉ lệ cao hơn một chút trong những ngày mưa và ít hơn một chút trong những hôm trời hô hạn. Hồi đầu, có lần nó nhúng cả cái đầu xuống biển và tợp mấy ngụm, nhưng rồi nó thôi ngày và không uống nước biển như vậy nữa.
    Đã như thế rồi mà chúng tôi vẫn thiếu nước. Đó là nỗi lo lắng và chịu đựng thường xuyên trong suốt thời gian khổ nạn của chúng tôi.
    Kiếm được bất kỳ món gì ăn được, Richard Parker cũng được chia phần nhiều hơn. Tôi không có lựa chọn nào khác. Nó biết ngay lập tức mỗi khi tôi bắt được một con rùa, một con dorado, hay một con cá mập, và tôi phải nhanh chóng hậu hĩnh với nó. Có lẽ tôi đã lập kỷ lục htế giới về môn cưa yếm và mai rùa. Còn cá thì ngay khi chúng còn đang quẫy đã bị chặt thànhtừng miếng. Nếu tôi đã thành bất tri kỳ vị và tạp thực như thế thì cũng chẳng phải do đói đơn thuần, và còn do vội. Nhiều khi tôi không có thời gian để xem mình đang sắp đưa gì vào miệng, vì nếu không làm thế ngày thì sẽ mất cho Richard Parker đang gầm gừ và dậm chân sốt ruột ngay bên bờ lãnh thổ của nó. Đến ngày đó, tôi đau đớn và xót xa nhận ra rằng tôi đã ăn như một con vật, tôi đã băng hoại nhân tính, những miếng nhai nuốt ầm ĩ và trợn trạo của tôi chẳng khác gì của Richard Parker.
    CHƯƠNG 83
    Trận bão từ từ tiến vào một buổi chiều. Mây giống như đang vội vã chen nhau chạy trốn gió. Biển nhận ra dấu hiệu hànhđộng. Nó bắt đầu dâng lên hạ xuống khiến tim tôi thót lại. Tôi kéo tất cả các máy cất nước và lưới về xuồng. Chao ôi, giá như mọi người đều thấy quang cảnh đó! Cho đến tận giờ tôi vẫn còn nhìn thấy những con sóng cao như núi ấy. Đúng là những trái núi! Dưới các con sóng ấy, chúng tôi như đang ở dưới thung lũng tối om. Sườn thung lũng dốc đến mức cái xuồng cứ thề tuột xuống như một cái ván luớt sóng. Cái bè là khổ nhất, bị kéo tung lên khỏimặt nước và lôi xềnh xệt theo đủ mọi hướng, bắn lên, hất xuống đủ mọi kiểu. Tôi thả cả hai cái neo ra hết cỡ, dài ngắn khác nhau để không còn bị vướng.
    Khi trèo lên các con sóng cao ngất ấy, chiếc xuồng bám vào hai cái neo biển như một người leo núi bám vào dây. Chúng tôi bị đánh dồn lên rất nhanh cho đến tận đỉnh sóng trắng như tuyết chói lòa và đầy bọt khi chiếc xuồng lại bắt đầu chúi xuống. Lúc đó, quang cảnh đột nhiên rõ rệt khắp xung quanh và trải dài hàng nhiều dặm. Nhưng rồi trái núi nước ấy sẽ dịch đi, và chúng tôi sẽ rơi xuống đến quặn ruột. Nhoáng một cái chúng tôi lại ở dưới đáy thunglũng tối om, không phải cái thugn lũng trước đây nhưng vẫn hệt như thế, với hàng ngàn tấn nước lơ lửng trên đầu và chỉ có sự mong manh, nhẹ bỗng mới cứu chúng tôi khỏi bị đánh chìm mà thôi. Rồi mọi thứ lại chuyển động, các sợi dây neo lại căng hết cỡ, con tàu lộn nhào và bắt đầu chạy.
    Những cái neo biển thả nổi làm nhiệm vụ của chúng rất tốt, hơi quá tốt là đằng khác. Mỗi con sóng dâng chúng tôi lên đến đỉnh đều muốn lật nhào chúng tôi, nhưng hai cái neo, nổi ở bên kia đỉnh sóng, lại dâng lên mạnh mẽ và kéo chúng tôi qua, chỉ phải tôi phần trước của xuồng luôn bị kéo chúi xuống. Kết quả bọt sóng và nước bắn lên như bom nổ ở phía mũi xuồng. Tôi bị ướt sũng hết lần này đến lần khác.
    Rồi thì một con sóng dâng lên hình như muốn nhất định phải nhấn chìm chúng tôi. Lần này thì mũi xuồng chìm hẳn xuống nước. Tôi choáng người, lạnh cóng và sợ đến đờ đẫn. Tôi chỉ còn đủ sức bám chặt. Chiếc xuồng bị dìm hẳn xuống nước. Tôi nghe thấy Richard Parker gầm lên hết cỡ. Tôi thấy cái chết đã ở sát cạnh. Lựa chọn duy nhất chỉ là chết dưới nước hay chết vì con thú kia. Tôi chọn chết vì con thú.
    Khi chúng tôi đang tuột xuống theo lưng con sóng, tôi nhảy lên tấm bạt và mở nó ra về phía đuôi xuồng, nhốt Richard Parker hẳn vào trong. Nếu nó có phản đối thì tôi cũng chẳng biết. Nhanh hơn cả một cái máy khâu chạy trên tấm vải, tôi móc tấm bạt xuống cả hai bên sườn xuồng. Rồi chúng tôi lại bị sóng dâng lên. Chiếc xuồng nhào lên phía trước rất chắc chắn. Rất khó giữ thăng bằng. Chiếc xuồng bấy giờ đã được tấm bạt bao phủ hết, chỉ trừ chỗ của tôi. Tôi neo người vào giữa cái ghế bên với tấm bạt và kéo đoạn bạt còn lại lên qua đầu. Rất chật. Giữa mặt ghế và mép xuồng chỉ có khoảng ba mươi lăm phân. Nhưng tôi cũng không ngốc đến mức nhảy xuống sàn xuồng, mặc dù tôi đang đối mặt với tử thần. Còn phải móc thêm bốn cái móc giữ bạt nữa. Tôi luồn tay qua kẽ hở và kéo sợi dây chằn bạt. Móc được một cái đã khó, cái tiếp theo còn khó hơn. Tôi móc được hai cái. Còn hai cái nữa. Chiếc xuồng đang bị sóng đẩy ngược lên cao, trơn tru, và không ngừng. Phải dốc đến ba mươi độ. Tôi thấy mình đang bị lôi tuột xuống phía đuôi xuồng. Điên cuồng xoay tay hết chỗ này đến chỗ khác, tôi móc được dây chằn bạt vào cái móc thứ ba. Việc đó đáng nhẽ chỉ làm từ phía ngoài. Tôi kéo mạnh sợi dây, cũng là thuận chiều vì việc đó giữ cho tôi khỏi bị văng xuống đuôi xuồng. Chiếc xuồng nhanh chóng vượt qua triền sóng dốc phải đến bốn lăm độ.
    Chúng tôi chắc chắn phải dốc đến sau mươi độ lúc lên đến đỉnh sóng và nhào sang phía bên kia. Một phần nước rất nhỏ của con sóng ập xuống chúng tôi. Tôi cảm thấy như mình bị một con cá khổng lồ quật ngã. Chiếc xuồng đột ngột chúi về phía trứoc và mọi thứ đảo lộn hết: tôi thành ra ở phần thấp của xuồng và nước đang tràn ngập vào đó, cùng với một con hổ ướt sũng đang trôi về phía mình. Tôi không cảm thấy con hổ - tôi không có khái niệm rõ ràng Richard Parker đang ở chỗ nào; dưới tấm bạt lúc ấy tối như hũ nút ?" nhưng trước khi rơi xuống thung lũng tiếp theo thì tôi đã gần như chết đuối.
    Đến tận đêm hôm đó, chúng tôi cứ lên lên xuống xuống như vậy cho đến khi sợ hãi trở thành bằng nhàm chán và bị thay thế bởi tâm trang đờ đẫn và hoàn toàn phó mặc. Tôi bám lấy sợi dây chằng bạt bằng một tay, tay kia bám vào mép ghế, người nằm bẹp dí trên mặt ghế. Torng tư thế ấy ?" nước ào vào rồi lại rút ra liên tục - tấm bạt đập tôi nhừ tử, tôi ướt sũng và lạnh cóng, người bầm tím và chảy máu vì bị các mẩu xương và mai rùa cứa phải. Tiếng gào rú của trận bão và gầm thét của Richard Parker không lúc nào ngớt.
    Thế rồi đến một lúc trong đêm đó, trí não tôi nhận ra rằng trận bão đã chấm dứt. Chúng tôi đang dập dềnh trên mặt biển một cách bình thường. Tôi nhìn trời qua một vết bạt rách. Đầy sao và không mây. Tôi chui ra khỏi tấm bạt và nằm lên trên.
    Đến rạng ngày hôm sau thì tôi biết mình đã mất cái bè. Mọi thứ còn lại chỉ là hai cái chèo và một cái áo phao nằm ở giữa. Tôi cảm thấy mình như người chủ gia đình đang đứng nhìn cây xà gồ duy nhất còn sót lại của ngôi nhà đã bị thiêu cháy của mình. Tôi nhìn sục sạo khắp chân trời. Chẳng thấy gì hết. Cái thị trấn trên biển nhỏ bé của tôi đã biến mất. Lạ lùng hay, hai cái neo biển vẫn còn đó ?" chúng vẫn được chằng vào chiếc xuồng một cách thuỷ chung ?" nhưng chúng chẳng an ủi được tôi. Mất cái bè có thể không nguy hiểm đến phần xác của tôi, nhưng nó làm tổn thương phần tinh thần của tôi.
    Chiếc xuồng tơi tả thật đáng buồn. Tấm bạt rách nhiều chỗ, và rõ ràng là cũng do Richard Parker đã cào vào nó. Rất nhiều thực phẩm của chúng tôi bị mất, chẳng phải bị đánh trôi thì cũng là do nước ngập ngay trên xuồng. Người tôi đau khắp nơi và bị một vết cắt tương đối sâu ở bẹn, vết cắt đã sưgn tấy và trắng bệch. Tôi đã tưởng mình không dám kiểm tra các thứ trong tủ. Tạ ơn chúa, không có túi chúa nước nào bị vỡ. Cái lưới và những cái máy cất nước mà tôi đã không xịt hết hơi cho bẹp hẳn đã chèn vào các khoảng trống và đệm cho các túi chứa nước kia không bị va đập mạnh.
    Tôi kiệt sức và chán nản. Tôi tháo cái bạt ở phần dưới xuồng. Richard Parker đã im ắng đến mức tôi sợ nó đã chết đuối. Nhưng không phải. Khi tôi cuốn tấm bạt lên đến giữa xuồng và nắng rọt vào nó, nó động đậy, gầm gừ. Nó trèo ra và ngồi lên cái ghế đuôi xuồng. Tôi lấy kim, dây khâu và loay hoay vá các chỗ rách trên tấm bạt.
    Sau đó tôi buộc một cái xô vào một sợi dây và bắt đầu tát nước ra khỏi xuồng. Richard Parker quan sát tôi một cách thờ ơ. Có vẻ nó thấy việc gì của tôi cũng nhàm chán. Trời hôm đó thật nóng và tôi làm mọi việc thật chậm chạp. Một cú múc nước làm tôi tìm thấy một thứ đã bị mất. Tôi cầm nó trong tay. Đó là thứ còn lại duy nhất ngăn tôi với cái chết: một cái còi mầu da cam cuối cùng ở trên xuồng.
  10. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 84
    Tôi nằm trên tấm bạt, quấn chăn, ngủ, mơ, dậy, mộng mị, vào nói chung là chẳng có việc gì khác. Một làn gió nhẹ đều đặn thồi. Thỉnh thoảng những tia nước từ đỉnh sóng bạc lại bắn lên làm ướt xuồng. Richard Parker đã biến dạng dưới tấm bạt. Nó không ưa bị ướt, cũng như chuyển động dập dềnh của chiếc xuồng. Trời xanh, không khí ấm áp, và biển chuyển mình đều đặn bình thường. Tôi tỉnh dậy vì một tiếng nổ. Tôi mở mắt thấy nước trên trời. Nó đổ ập xuống tôi. Tôi lại ngẩng lên nhìn, trời xanh không mây. Lại một tiếng nổ nữa, về phía trái, không mạnh mẽ như tiếng trước. Richard Parker lại gầm gào dữ tợn, nước lại ào vào tôi. Nó có mùi khó chịu.
    Tôi nhìn qua mép xuồng. Cái đầu tiên tôi thấy là một vật đen xì to lớn đang nổi trên mặt nước. Mất vài giây tôi hiểu ra nó là cái gì. Một vết nhăn hình vòng cung xung quanh mép nó làm tôi vỡ nhẽ. Đó là một con mắt. Nó là một con cá voi. Mắt nó to bằng cả đầu tôi, đang nhìn thẳng vào tôi.
    Richard Parker từ dưới tấm bạt đi ra. Nó rít lên. Tôi cảm nhận được một sự biến động rất kín đáo trong tia nhìn của con cá voi và biết rằng nó đang nhìn sang Richard Parker. Nó nhìn như thế trong độ ba mươi giây rồi nhẹ nhàng lặn xuống. Tôi đã lo cá voi có thể dùng đuôi quật xuồng, nhưng nó lại lặn một mạch và biến dạng xuống đáy biển xanh sẫm. Cái đuôi nó là một cái vợt tròn khổng lồ dần dần mờ đi.
    Tôi nghĩ cá voi đang tìm bạn. Chắc nó thấy tôi không cùng cỡ với nó, và ngoài ra, có vẻ tôi đã có bạn rồi.
    Chúng tôi đã thấy một số cá voi nhưng không con nào gần như con đầu tiên đó. Tôi thường nghe tiếng chép miệng và phịt nước trước khi nhìn thấy chúng. Thường chúng nổi lên cách một quãng ngắn, có khi ba bốn con một lúc, như một quần đảo núi lửa. Những con vật khổng lồ này luôn luôn nâng đỡ tinh thần tôi. Tôi tin rằng chúng hiểu tình cảnh của tôi lắm và hễ nhìn thấy tôi là chúng thốt lên, ?oChao ôi! Kia chính là cậu bé đắm tầu với con mèo nhỏ mà Bamphoo đã kể cho tớ nghe. Tội nghiệp chưa kìa. Mong sao cho cậu ấy có đủ tôm riu. Tớ phải báo cho Muphoo, Tomphoo và Stimphoo biết mới được. Không biết có con tầu nào đi qua đây để tớ đi báo động cho cậu ấy. Mẹ cậu ấy sung sướng phải biết nếu gặp lại được con. Tạm biệt nhé, cậu bé của tớ, tớ sẽ cố giúp cậu, tên tớ là Pimphoo.? Và thế là, qua đường thông tin tự nhiên, tất cả cá voi ở Thái Bình Dương đều biết đến tôi, và nhẽ ra tôi đã được cứu rồi nếu Pimphoo không đến kêu cứu một con tầu nhật và bị họ bắn chết, rồi Lamphoo cũng chịu chung số phận ấy với một con tầu na uy. Nghề săn cá voi là một tội ác tày đình.
    Cá heo cũng là những khách thăm tương đối thường xuyên. Một đàn đã ở quanh chúng tôi suốt một ngày một đêm. Chúng rất vui vẻ. Chúng lặn, chúng nhảy, chúng ruợt đuổi nhau ngay dưới xuồng có vẻ như chẳng có gì khác ngoài việc nô giỡn. Tôi đã cố thử bắt một con. Nhưng chẳng có con nào đến gần đủ tầm lao. Ngay có đủ tầm đi nữa thì chúng cũng quá nhanh và quá lớn. Tôi bỏ ý định đó và chỉ ngắm nhìn chúng mà thôi.
    Tôi thấy cả thảy sáu con chim. Con nào tôi cũng nghĩ là một thiên thần báo hiệu có đất liền ở gần. Nhưgn chúng là những loài chim đi biển có thể lượn qua Thái Bình Dương chỉ một sải cánh mà thôi. Tôi nhìn chúng, sợ hãi, ghen tị và tủi thân.
    Đã hai lần tôi được nhìn thấy một con hải điều chính cống(1). Con nào cũng đang bay rất cao và không hề lưu ý đến chúng tôi. Tôi nhìn thấy chúng, miệng há hốc. Chúng thật sự là cái gì đó siêu nhiên và không thể hiểu được.
    Một lần khác, ngay gần xuồng, có hai con chim hải âu pêtren(2) bay lướt qua, chân đập đập lên trên mặt nước. Chúng cũng không hề để ý đến chúng tôi và cũng là cho tôi kinh ngạc không kém.
    Cuối cùng thì chúng tôi cũng thu hút được sự chú ý của một con hải âu đuôi ngắn khác, gọi là loài shearwater, vì khi bay chúng hay đập đầu cánh xuống mặt nước, nhưng cũng thuộc cùng một họ với chim hải âu pêtren. Con này lượn tròn trên đầu chúng tôi, rồi cuối cùng hạ xuống. Nó thò chân, khép cánh và đậu xuống nước, nhẹ nhàng như nút chai. Nó nhìn tôi tò mò. Tôi vội vàng mắc mồi bằng một miếng thịt cá bay và quăng dây ra ngay chỗ nó. Không kịp lắp hòn chì nên tôi loay hoay mãi mới cho mồi đến gần được con chim. Nhử nó đến lần thứ ba thì con chim dùng cánh bơi như chèo thuyền đến chỗ cái mồi đang chìm và chúi đầu xuống nước để đớp. Tim tôi đập mạnh vì phấn khích. Tôi để yên thêm vào giây rồi mới giật. Con chim kêu choe chóe và khạc ngay miếng mồi ra. Trứơc khi tôi kịp thử nhử lần nữa, nó dang cánh và chất mình lên không trung. Chỉ hai ba cái đập cánh, nó đã rộng đường bay đi mất.
    Tôi may mắn hơn với một con chim khoang mặt đen. Nó thình lình hiện ra, lượn về phía chúng tôi, sải cánh dài hàng thuớc. Nó đậu xuống trên mạn xuồng ngay trong tầm tay của tôi. Cặp mắt tròn xoe của nó hút lấy tôi, vừa ngạc nhiên vừa nghiêm nghị. Đó là một con chim to lớn có tấm thân trắng muốt như tuyết và đôi cánh đen tuyền ở đầu cạnh. Cái đầu gồ ghề to tướng của nó có một cặp mỏ rất nhọn mầu vàng da cam và cặp mắt đỏ giữa khoang mặt đen khiến nó trông như một tên trộm vừa thức trắng một đêm dài. Chỉ có cặp chân rộng có màng mầu nâu có vẻ như chưa được thiết kế kỹ lắm. Con chim không biết sợ là gì. Nó đứng rỉa lông hàng nhiều phút liền. Lớp lông bên trong của nó thật mềm mại. Khi đã xong, nó ngẩng lên và mọi thứ lại đâu vào đấy, nó lộ nguyên hình là một con tầu không gian có hình khí động học trơn tru tuyệt đẹp. Tôi biếu nó một miếng thịt dorado. Nó nhặt miếng thịt ngay trong tay tôi, mỏ nó đâm vào lòng bàn tay thật dứt khoát.
    Tôi bẻ gẫy cổ nó bằng cách ấn đầu nó ngửa ra sau, một ta hất mạnh cặp mỏ, tay kia giữ chặt cổ. Lông nó chắc đến nỗi khi tôi vặt lông, da nó bị kéo theo ra soàn soạt. Không phải là vặt lông nữa, mà la xé xác. Nó nhẹ, đúng là để bay lượn. Một khối lớn vậy mà không nặng chút nào. Tôi lấy dao lột da nó. Lớn xác nhưng nó thật ít thịt, chỉ có một chút ở ngực. Thịt nó nhai sần sật hơn thịt dorado, nhưng vị thì cũng không khác nhiều. Trong bụng nó, ngoài miếng dorado tôi vừa biếu nó, còn thấy ba con cá nhỏ. Tôi rửa chúng cho hết nhớt rồi chén cả ba. Tôi ăn cả tim gan và phổi của con chim. Tôi nuốt cặp mắt và lưỡi nó với một ngụm nước. Tôi đập vỡ sọ nó và nhể những miếng óc nhỏ xíu ra ăn. Tôi ăn cả màng da chân. Những gì còn lại của nó chỉ là da, xương và lông. Tôi thả hết xuống cho Richard Parker. Con hổ đã không nhìn thấy con chim lúc nó bay đến. Một bàn chân màu da cam thò ra.
    Nhiều ngày sau, lông của con chim đó vẫn còn bay lên từ chỗ nằm của Richard Parker và bị gió thổi xuống biển.
    Chẳng có con chim nào báo hiệu đất liền.
    Ghi chú:
    (1) Nguyên văn: albatroos, một loài chim biển khổng lồ, sai cánh dài tới gần bốn thước, chân có màng, thuộc họ Diomedeidae, có thể lượn trên không rất lâu. (ND)
    (2) Nguyên văn: petrel, một loài chim biển hay bay là là trên mặt nước, nên được đặt theo tên thánh Peter, là người tương truyền đã đi bộ trên mặt nước như chúa Jesus. (ND)

Chia sẻ trang này