1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời của Pi - Yann Martel

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi pathetique, 17/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp )
    Chúng ta chẳng có câu, ''Chẳng đâu bằng ở nhà mình'' đấy ư? Đó cũng chính là cảm thức của loài vật. Chúng có ý thức sâu sắc về lãnh thổ. Lãnh thổ là chìa khóa để hiểu các hành vi của chúng. Chỉ có một lãnh thổ quen thuộc mới cho phép chúng đáp ứng được hai đòi hỏi thường trực của cuộc đời hoang dã: né tránh kẻ thù và kiếm được thức ăn nước uống. Một khuôn viên vườn thú lành mãnh về sinh học - cho dù đó là một cái chuồng, một cái hố, một hòn đảo nhân tạo, một bãi thả, một hồ nước - cũng là một lãnh thổ, chỉ khác về kích thước và sự gần cận với lãnh thổ của loài người. Việc nó rất nhỏ so với hoang dã cũng chẳng có ý nghĩa gì. Các lãnh thổ trong hoang dã rộng lớn không fải do thị hiếu mà là vì bắt buộc. Trong một vườn thú, ta làm cho các con vật điều mà ta làm cho chính chúng ta ở nhà: ta đem vào trong một không gian nhỏ hẹp những thứ nằm rải rác ở khắp thế giới hoang dã. Ngày xưa với chúng ta chẳng hạn, cái hang thì ở đây, dòng sông thì ở đàng kia, chỗ săn bắn thì fải đi hàng dặm, nơi rình mồi ở gần đó, rừng dâu thì lại ở một nơi khác - mà nơi nào cũng đầy rẫy sư tử, rắn rết, kiến, đỉa và lá độc - còn bây giờ thì con sông chảy luôn qua vòi nước có thể với ta là đến và ta có thể tắm rửa ngay cạnh chỗ nằm ngủ, ăn ngay nơi nấu nướng, có thể rào kín tất cả bằng một bức tường bảo vệ, giữ lãnh thổ của ta sạch sẽ và ấm áp. Mỗi ngôi nhà là một lãnh thổ thu nhỏ trong đó các nhu cầu cơ bản của ta được thỏa mãn an toàn và gần gụi. Một khuôn viên trong vườn thú lành mạnh cũng là một ngôi nhà như thế đối với con vật ở trong đó (nhưng ko có những thứ như là lò sưởi chẳng hạn). Tìm thấy trong đấy tất cả những gì nó cần - một nơi để canh chừng, một chỗ để nghỉ, để ăn, uống, tắm, chải chuốt... - và thấy ko còn cần fải săn mồi nữa vì thức ăn ngày nào cũng có, con vật sẽ chiếm lĩnh một không gian mới trong hoang dã, thăm dò và đánh dấu không gian ấy theo cách thường làm của giống loài mình, chẳng hạn như đánh dấu bằng nước giải. Một khi cái nghi lễ dọn vào đó đã xong và con vật đã ở yên, nó sẽ ko cảm thấy như một kẻ thuê nhà hồi hộp, càng ko như một tù nhân, mà như một chủ nhà hẳn hoi, và nó sẽ hành xử như hệt khi nó ở ngoài hoang dã, nghĩa là sẽ bảo vệ cái lãnh thổ ấy của nó cho đến cùng nếu bị xâm phạm. Chủ quan mà nói, một khuôn viên như thế ko tốt hơn mà cũng chẳng tồi hơn so với một lãnh thổ của con vật ngoài hoang dã. Chừng nào còn đáp ứng được các nhu cầu của con vật, thì một lãnh thổ, hoang dã hay nhân tạo, chỉ đơn thuần là một thực tế, ko fải đánh giá gì hết, cũng như những chấm đen trên da con báo mà thôi. Ta cũng có thể lí luận rằng nếu một con vật có thể ựa chọn bằng trí khôn, nó nhất định sẽ chọn cuộc sống trong vườn thú, vì cái khác biệt chính giữa một vườn thú và thế giới hoang dã là vườn thú thì vừa ko có kí sinh và kẻ thù lại vừa thừa thãi thức ăn, còn ngoài hoang dã thì ngược lại. Cứ thử nghĩ mà xem,. thà ở khách sạn Ritz với các dịch vụ ko mất tiền và tha hồ gọi bác sỹ còn hơn lang thang ko nhà và chẳng có ma nào để mắt đến mình. Nhưng các con vật thì không có khả năng fân biệt được như thế. Trong những hạn chế của bản chất mình, chúng thỏa mãn với những gì chúng có mà thôi.
    Một vườn thú tốt là một chung cư được tổ chức chu đáo: nơi mà con vật bảo chúng ta ''Đừng có vào!'' bằng dấu hiệu nuớc giải hoặc bài tiết khác, thì chúng ta cũng bào ''Đừng có ra!'' bằng các loại rào chắn của chúng ta. trong điều kiện như vậy của một nền ngoại giao hoà bình, tất cả các con vật đều hài lòng và chúng ta có thể yên tâm nhìn ngắm lẫn nhau.
    Có rất nhiều những câu chuyện trong sách vở về các con vật có thể trốn chạy khỏi vườn thú mà lại ko trốn, hoặc trốn rồi lại quay trở về. Có trường hợp một con khỉ độc, cửa chuồng của nó người ta quên ko khóa và để mở toang. Con khỉ lo lắng đến nỗi kêu gào thảm thiết và bắt đầu lấy tay dập cánh cửa ầm ầm, cho đến khi người coi chuồng, được 1 khách thăm gọi, vội chạy đến khóa cửa chuồng lại cho nó. Một đàn hươu sao trong 1 vườn thú châu Âu kéo nhau ra khỏi khi trại vì cửa rào ko đóng. Những người khách làm cho chíng hoảng sợ chạy vào 1 khu rừng gần đó. Trong khu rừng cũng có hươu sao sống và có thể nuôi dưỡng được đàn hươu này. Thế mà đàn hươu vườn thú lại nhanh chóng tìm đường về trại của mình. Trong một vườn thú khác, một người làm công đang đi đến chỗ làm của mình vào lúc sáng sớm, vác theo các tấm gỗ, thì thình lình thấy 1 con gấu từ đám sương mù buổi sớm bước ra và đi thẳng về fía anh ta. Người ấy vất các tấm gỗ xuống và ù té chạy trốn. Lập tức người ta bổ đi tìm con gấu xổng chuồng. Ho thấy nó đã lại ở trong chuồng, thì ra nó leo ra leo vào nhờ một cành cây mới gẫy. Chắc là tiếng các tấm gỗ rơi xuống đất đã làm con gấu sợ và vội quay lại chỗ ở của nó.
    Nhưng tôi ko dám khăng khăng đâu. Tôi ko định bảo vệ các vườn thú đâu. Nếu muốn thì ta cứ việc đóng cửa tất tật chúng lại (và hy vọng là các loài vật hoang dã có thể sống sót trong những gì còn lại của thiên nhiên ngày nay).Tôi biết rằng các vườn thú ko còn là niềm vui của con người nữa. Tôn giáo cũng đang đối mặt với vấn đề này. Có những ảo tưởng nhất định về tự do đang giết chết cả hai.
    Vườn thú Pondicherry ko còn nữa. Người ta đã lấp hết các hố nuôi, tháo dỡ hết các chuồng trại. Giờ đây, tôi chỉ thám hiểm nó tại một nơi duy nhất còn lại là kí ức của tôi mà thôi.
  2. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 5
    Cái tên tôi chưa phải là kết cục của câu chuyện về cái tên tôi. Khi tên ta là Bob, ko ai fải hỏi cái tên ấy viết thế nào. Nhưng với cái tên Piscine Molitor Patel thì là chuyện khác.
    Nhiều người tưởng đó là P. Singh (1) và nghĩ tôi là người Sikh, và họ lấy làm lạ sao tôi ko đội khăn cuốn lên đầu.
    Khi còn học Đại học tôi có đến Montreal 1 lần với mấy người bạn. Có 1 đêm đến lượt tôi fải đặt mua pizza. Tôi đã fát chán mỗi lần nghe giọng Pháp trên dây nói quát hỏi tên tôi là gì, nên khi người bán hàng hỏi: ''Thưa ông cho biết tính danh'', tôi nói ''I am who I am.'' (2) Nửa tiếng sau người ta mang hai cái pizza đến cho ong ''Ian Hoolihan''.
    Sự thực là những người ta gặp có thể thay đổi cuộc đời ta, nhiều khi sâu sắc đến mức ta trở thành 1 người khác hẳn, kể cả chính cái tên của ta. Cứ xem thì thấy: Simon trở thành thánh Peter, ông thánh Matthew thì còn có tên là Levi, Nathaniel cũng là Bartholomew, Judas, ko fải Iscariot, sau này còn lấy tên là Thaddeus, Simeon thì đội tên Niger, Saul thì thành ra Paul. (3)
    Tên lính La Mã của tôi đứng trong sân trường một sáng nọ khi tôi 12 tuổi (4). Tôi vừa mới đến. Hắn thấy tôi và một tia sáng thiên tài ma quỉ chợt lóe lên trong cái trí não đần độn của hắn. hắn giơ tay chỉ vào tôi và hét lên: ''Này là thằng Pissing Patel!'' (5)
    Trong giây láy mọi người đều cười váng lên. người ta chỉ thôi cười khi đã xếp hàng vào lớp. Tôi đi cuối hàng, vòng gai nhọn thít trên đầu. (6)
    Chẳng ai lạ gì tính tàn ác của trẻ con. Nào tôi có trêu chọc gì chúng, có làm cái gì khiến chúng fải để ý đến tôi đâu, mà sao khắp sân trường chỗ nào tôi cũng nghe thấy chúng hò hét, nào là ''Thằng Pissing đây rồi, tao fải đi đây'', rồi ''Mày đang đứng úp mặt vào tường thế kia, có fải mày là thằng Pissing ko hở?'', đại loại thế. Tôi chỉ biết rùm người một chỗ, hoặc fải tảng lờ như ko nghe thấy gì. Những tiếng hò hét ấy rồi cũng qua đi, nhưng nỗi đau đọng lại, như mùi khai của bãi nước đái đã khô.
    Rồi đến lượt các thầy giáo. Chắc tại trời nóng quá. Càng về chiều, bài địa lí buổi sáng còn chắc gọn như ốc đảo bắt đầu nhão dài ra như sa mạc Thar; bài lịch sử, sinh động là thế lúc mở đầu nay cũng thành khô nẻ và bốc bụi; bài học toán, lúc đầu chính xác là thế, nay thành be bét lầy lội. trong cơn mệt mỏi buổi chiều, khi họ mãi dùng khăn tay lau mồ hôi trán và gát, các thầy quên cả cái âm hưởng đầy nước mắt trong cái tên của tôi, và bắt đầu vô tình xuyên tạc nó thậm tệ. Tôi có thể nghe thấy sự thay đổi trong cách fát âm có những uốn éo hầu như ko nghe thấy đc của họ. Tưởng chừng như lưỡi các thầy là các chiến binh đang fải cầm cương các cỗ chiến xa do bầy ngựa hoang kéo. Họ có thể fát âm rõ cái âm tiết đầu, âm ''Pit'', nhưng rồi vì nóng nực gia tăng, họ ko kiểm soát đc lũ ngựa sùi bọt mép kia và ko thể kiềm cương để chúng leo lên cái âm tiết thứ 2, âm ''Xin''. Thế là họ đâm nhào xuống âm ''Xinh'', và thế là hết. Mỗi lần tôi giơ tay xin fát biểu, họ sẽ bảo ''Nào, mời em Pit-xinh.'' Phần lớn họ cũng chẳng biết vừa gọi tôi là gì nữa. Sau 1 lúc ko thấy tôi nói năng gì, họ sẽ ném vào tọi 1 cái nhìn mệt mỏi. Và nhiều khi, như thể kiệt sức vì nóng nực, cả lớp cũng chẳng có phản ứng gì. Ko ai cười, chẳng ai thì thào trêu ngươi gì hết. Thế mà tôi vẫn luôn luôn nghe thấy 1 cái gì đó như 1 lời miệt thị.
    Năm cuối cùng ở trường Saint Joseph, tôi cảm thấy như mình là nhà tiên tri Mohammad đang bị hành hạ ở thành Mecca, cầu cho Ngài đc yên nghỉ. Nhưng cũng giống như việc Ngài chuẩn bị trốn về vùng Medina, chuyến du hành sẽ trở thành sự khởi đầu của thời đại Hồi giáo, tôi cũng chuẩn bị cho cuộc trốn chạy của mình và khởi đầu 1 giai đọan mới cho cuộc đời tôi.
    ============
    Chú thích:
    (1) piscine nghĩa là bể bơi trong tiếng Pháp, và fát âm là ''pít-xin''. Nhưng nhiều người nghe thành ''pi-xinh'' (P. Singh), là tên 1 họ phổ biến của người Sikh tại Ấn Độ. Rắc rối nhất là khi người ta gôi nhân vật của chúng ta là ''pít-xinh'', âm của chữ pissing trong tiếng Anh, nghĩa là ''đang đi đái, đi tiểu tiện''
    (2) ''I am who I am'' - ''Tôi là cxái thằng tôi'', fát âm là ''ai-em-hu-ai-em'', và người bán hàng nghĩ đây là âm thanh của tên ''Ian Hoolihan'' cũng có âm thanh tương tự. Montreal là vùng dân cư Cananda nói tiếng Pháp, nên việc nghe nhầm các âm thanh trong tiếng Anh là rất dễ xảy ra.
    (3) Tất cả những tên này là của các môn đồ của Chúa Jesus, lúc chưa đi theo Jesus thì có 1 tên, khi đã thành môn đồ thì đc đặt tên khác, rồi khi hiển thánh thì lại có tên khác nữa.
    (4) Nhân vật của chúng ta có ý ví mình với Jesus một cách hài hước. Jesus bị lính La Mã bắt và đưa đi đóng đanh câu rút với 1 cái biển đề giễu cợt ''tên này là vua của dân Do Thái đây''
    (5) Cũng như thể là ''Này là thằng Patel đái dầm'', hoặc ''Patel đang tè'', chữ pissing nghĩ là ''đang đái''
    (6) Jesus bị lính La Mã đội lên đầu 1 vòng gai nhọn, riễu cợt là ''mũ triều thiên'' của ''Vua Do Thái''. Câu này ám chỉ Patel cảm thấy đau đớn cũng như đội vòng gai nhọn của Jesus.
  3. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 5
    Cái tên tôi chưa phải là kết cục của câu chuyện về cái tên tôi. Khi tên ta là Bob, ko ai fải hỏi cái tên ấy viết thế nào. Nhưng với cái tên Piscine Molitor Patel thì là chuyện khác.
    Nhiều người tưởng đó là P. Singh (1) và nghĩ tôi là người Sikh, và họ lấy làm lạ sao tôi ko đội khăn cuốn lên đầu.
    Khi còn học Đại học tôi có đến Montreal 1 lần với mấy người bạn. Có 1 đêm đến lượt tôi fải đặt mua pizza. Tôi đã fát chán mỗi lần nghe giọng Pháp trên dây nói quát hỏi tên tôi là gì, nên khi người bán hàng hỏi: ''Thưa ông cho biết tính danh'', tôi nói ''I am who I am.'' (2) Nửa tiếng sau người ta mang hai cái pizza đến cho ong ''Ian Hoolihan''.
    Sự thực là những người ta gặp có thể thay đổi cuộc đời ta, nhiều khi sâu sắc đến mức ta trở thành 1 người khác hẳn, kể cả chính cái tên của ta. Cứ xem thì thấy: Simon trở thành thánh Peter, ông thánh Matthew thì còn có tên là Levi, Nathaniel cũng là Bartholomew, Judas, ko fải Iscariot, sau này còn lấy tên là Thaddeus, Simeon thì đội tên Niger, Saul thì thành ra Paul. (3)
    Tên lính La Mã của tôi đứng trong sân trường một sáng nọ khi tôi 12 tuổi (4). Tôi vừa mới đến. Hắn thấy tôi và một tia sáng thiên tài ma quỉ chợt lóe lên trong cái trí não đần độn của hắn. hắn giơ tay chỉ vào tôi và hét lên: ''Này là thằng Pissing Patel!'' (5)
    Trong giây láy mọi người đều cười váng lên. người ta chỉ thôi cười khi đã xếp hàng vào lớp. Tôi đi cuối hàng, vòng gai nhọn thít trên đầu. (6)
    Chẳng ai lạ gì tính tàn ác của trẻ con. Nào tôi có trêu chọc gì chúng, có làm cái gì khiến chúng fải để ý đến tôi đâu, mà sao khắp sân trường chỗ nào tôi cũng nghe thấy chúng hò hét, nào là ''Thằng Pissing đây rồi, tao fải đi đây'', rồi ''Mày đang đứng úp mặt vào tường thế kia, có fải mày là thằng Pissing ko hở?'', đại loại thế. Tôi chỉ biết rùm người một chỗ, hoặc fải tảng lờ như ko nghe thấy gì. Những tiếng hò hét ấy rồi cũng qua đi, nhưng nỗi đau đọng lại, như mùi khai của bãi nước đái đã khô.
    Rồi đến lượt các thầy giáo. Chắc tại trời nóng quá. Càng về chiều, bài địa lí buổi sáng còn chắc gọn như ốc đảo bắt đầu nhão dài ra như sa mạc Thar; bài lịch sử, sinh động là thế lúc mở đầu nay cũng thành khô nẻ và bốc bụi; bài học toán, lúc đầu chính xác là thế, nay thành be bét lầy lội. trong cơn mệt mỏi buổi chiều, khi họ mãi dùng khăn tay lau mồ hôi trán và gát, các thầy quên cả cái âm hưởng đầy nước mắt trong cái tên của tôi, và bắt đầu vô tình xuyên tạc nó thậm tệ. Tôi có thể nghe thấy sự thay đổi trong cách fát âm có những uốn éo hầu như ko nghe thấy đc của họ. Tưởng chừng như lưỡi các thầy là các chiến binh đang fải cầm cương các cỗ chiến xa do bầy ngựa hoang kéo. Họ có thể fát âm rõ cái âm tiết đầu, âm ''Pit'', nhưng rồi vì nóng nực gia tăng, họ ko kiểm soát đc lũ ngựa sùi bọt mép kia và ko thể kiềm cương để chúng leo lên cái âm tiết thứ 2, âm ''Xin''. Thế là họ đâm nhào xuống âm ''Xinh'', và thế là hết. Mỗi lần tôi giơ tay xin fát biểu, họ sẽ bảo ''Nào, mời em Pit-xinh.'' Phần lớn họ cũng chẳng biết vừa gọi tôi là gì nữa. Sau 1 lúc ko thấy tôi nói năng gì, họ sẽ ném vào tọi 1 cái nhìn mệt mỏi. Và nhiều khi, như thể kiệt sức vì nóng nực, cả lớp cũng chẳng có phản ứng gì. Ko ai cười, chẳng ai thì thào trêu ngươi gì hết. Thế mà tôi vẫn luôn luôn nghe thấy 1 cái gì đó như 1 lời miệt thị.
    Năm cuối cùng ở trường Saint Joseph, tôi cảm thấy như mình là nhà tiên tri Mohammad đang bị hành hạ ở thành Mecca, cầu cho Ngài đc yên nghỉ. Nhưng cũng giống như việc Ngài chuẩn bị trốn về vùng Medina, chuyến du hành sẽ trở thành sự khởi đầu của thời đại Hồi giáo, tôi cũng chuẩn bị cho cuộc trốn chạy của mình và khởi đầu 1 giai đọan mới cho cuộc đời tôi.
    ============
    Chú thích:
    (1) piscine nghĩa là bể bơi trong tiếng Pháp, và fát âm là ''pít-xin''. Nhưng nhiều người nghe thành ''pi-xinh'' (P. Singh), là tên 1 họ phổ biến của người Sikh tại Ấn Độ. Rắc rối nhất là khi người ta gôi nhân vật của chúng ta là ''pít-xinh'', âm của chữ pissing trong tiếng Anh, nghĩa là ''đang đi đái, đi tiểu tiện''
    (2) ''I am who I am'' - ''Tôi là cxái thằng tôi'', fát âm là ''ai-em-hu-ai-em'', và người bán hàng nghĩ đây là âm thanh của tên ''Ian Hoolihan'' cũng có âm thanh tương tự. Montreal là vùng dân cư Cananda nói tiếng Pháp, nên việc nghe nhầm các âm thanh trong tiếng Anh là rất dễ xảy ra.
    (3) Tất cả những tên này là của các môn đồ của Chúa Jesus, lúc chưa đi theo Jesus thì có 1 tên, khi đã thành môn đồ thì đc đặt tên khác, rồi khi hiển thánh thì lại có tên khác nữa.
    (4) Nhân vật của chúng ta có ý ví mình với Jesus một cách hài hước. Jesus bị lính La Mã bắt và đưa đi đóng đanh câu rút với 1 cái biển đề giễu cợt ''tên này là vua của dân Do Thái đây''
    (5) Cũng như thể là ''Này là thằng Patel đái dầm'', hoặc ''Patel đang tè'', chữ pissing nghĩ là ''đang đái''
    (6) Jesus bị lính La Mã đội lên đầu 1 vòng gai nhọn, riễu cợt là ''mũ triều thiên'' của ''Vua Do Thái''. Câu này ám chỉ Patel cảm thấy đau đớn cũng như đội vòng gai nhọn của Jesus.
  4. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Học xong ở trường Saint Joseph, tôi vào trường petit Seminaire, trường trung học tư thục dùng tiếng Anh tốt nhất ở Pondicherry. Ravi đang học ở đó, và như số fận của tất cả các đứa em trai khác, tôi fải chịu cực hình của việc noi theo dấu chân của 1 ông anh nổi tiếng. Ravi là 1 nhà thể thao của thế hệ anh tại Petit Seminaire, một tay bowler (1) đáng sợ và 1 tay bóng chày khiếp đảm, giữ chân thủ quân của đội tuyển bóng chày hay nhất thành phố. Việc tôi là 1 tay bơi cừ khôi chẳng gây được tiếng tăm gì hết. Hình như có 1 thứ quy luật là sống ở biển thì người ta nghi ngờ những ai biết bơi, cũng như sống ở núi thì người ta nghi ngờ những ai biết trèo. Nhưng tôi ko tính đến việc trốn chạy bằng một cái tên nào khác với ''Pit-xinh'', thậm chí đội tên ''Em thằng Ravi'' cũng xong. Tôi có 1 kế hoạch hay hơn thế.
    Và tôi triển khai nó ngay ngày đầu ở trường, ngay trong tiết học đầu tiên. Ngồi quanh tôi là những học sinh khác cũng từ Saint Joseph đến. Tiết học bắt đầu như tất cả các tiết học mới khác, nghĩa là bằng việc điểm danh. Chúng tôi lần lượt xướng tên mình tại chỗ.
    ''Ganapathy Kumar,'' Ganapathy Kumar nói.
    ''Vi pin Nath'', Vipin Nath nói.
    ''Shamshool Hudha'', Shamshool Hudha nói.
    ''Peter Dharmaraj'', Peter Dharmaraj nói.
    Mỗi cái tên xướng lên là 1 cái đánh dấu vào danh sách, kéo theo một cái nhìn chòng chọc của ông thầy. Tôi hồi hộp khủng khiếp.
    ''Ajith Giadson'', Ajith Giadson nói, cách tôi bốn bàn...
    ''Sampath Saroja'', Sampath Saroja nói, cách ba bàn...
    ''Stanley Kumar'', Stanley Kumar nói, còn có hai bàn...
    ''Sylvester Naveen'', Sylvester Naveen nói, ngay trước mặt tôi.
    Rồi đến lượt tôi. Đã đến lúc giết quỷ Satan. Medina hỡi, ta đến đây rồi.
    Tôi đứng dậy và bước vội lên bảng đen. Trước khi ông thầy kịp mở miệng, tôi đã nhặt cục phấn và vừa nói vừa viết:
    Tên tôi là
    Piscine Molitor Patel
    Thường gọi là​
    tôi gạch đít 2 lần hai chữ đầu tiên của tên tôi
    Pi Patel​
    Để cho chắc ăn, tôi viết thêm:
    Pi = 3,14​
    rồi tôi vẽ 1 vòng tròn to tướng, chia 1 nhát thành 2 fần với 1 đường kính thẳng băng, để nhắc đến bài hình học cơ bản.
    Cả lớp im phăng phắc. Ông thầy dán mắt lên bảng. Tôi nín thở. rồi ông nói: ''Được rồi, Pi, em ngồi xuống. Lần sau fải xin phép trước khi lên bảng.''
    ''Thưa thầy, vâng ạ.''
    Ông đánh dấu tên tôi. Rồi đưa mắt đến thằng tiếp theo.
    ''Mansoor Ahamad'', Mansoor Ahamad nói.
    Tôi thoát rồi.
    ''Gautham Selvaraj'', Gautham Selvaraj nói.
    Tôi thở được rồi.
    ''Arun Annaji'', Arun Annaji nói.
    Một sự khởi đầu mới đã đến.
    Tôi làm lại cái trò ấy với tất cả các thầy giáo. Lặp đi lặp lại là điều wan trọng trong việc huấn luyện ko những với súc vật mà cả với con người. Xen giữa 2 thằg học sinh mang những cái tên tầm thường, tôi chạy ào lên bảng và bốc lửa, có khi còn nghe thấy cả tiếng phấn ken két trên bảng, với những chi tiết của cuộc tái sinh cho chính mình. Đến nỗi sau một vài lần như thế, bọn trẻ bắt đầu vào hùa như hát theo sự chỉ huy của tôi, và tiếng chúng vang lên cao trào khi tôi gạch đít cái nốt chính, và tên tôi đc hát lên đẹp đẽ chẳng kém gì niềm vinh hạnh cho bất kì 1 nhà chỉ huy đồng ca nào khác. Một vài thằng còn theo sát tôi, khẩn trương, ''Ba! Phẩy! Một! Bốn!'' trong lúc tôi viết con số ấy, và tôi kết thúc bài ca của mình bằng 1 nét chém chia đôi vòng tròn, mạnh mẽ đến nỗi vụn fấn bay ra tứ tung.
    Ngày hôm đó, khi tôi giơ tay xin fát biểu, và tôi ko bỏ sót 1 cơ hội nào để làm việc đó, các thầy đã cho fép tôi đc nói với 1 âm tiết duy nhất vang lên như âm nhạc trong tai tôi. Kể cả lũ quỷ sứ từ Saint Joseph sang. Sự thực là, cái tên ấy sống rồi. Và hiện tượng này đã khích lệ các thành viên khác của dân tộc thông minh chúng tôi: chẳng mấy chốc, một thằng tên là Omprakash đã tự gọi mình là Omega, một thằng khác bắt đầu đội tên Upsilon, rồi tiếp theo đó là 1 thằng Gamma, 1Lambda và 1 Delta. Nhưng tôi đã là người đầu tiên và là người Hy Lạo kiên trì nhất ở Petit Seminaire. Thậm chí ông anh tôi, thủ quân đội bóng chày, ông thánh địa phương, cũng tán thưởng tôi. Ravi kéo tôi ra 1 chỗ:
    ''Này, tao nghe mày mới có tên hiệu gì đó hả?''
    Tôi lặng im. Bởi vì hễ fải nghe 1 lời giễu cợt thì kiểu gì cũng chẳng ngăn chặn nó đc. Ko thể chạy đi đâu đc.
    ''Tao ko biết là mày thích màu vàng đến thế.''
    Màu vàng? Tôi nhìn quanh. Lạy trời đừng ai nghe thấy, nhất là bọn tay sai của Ravi. ''Ravi, anh định nói gì cơ?'' Tôi thì thầm.
    ''Ko sao, chú em. Tên gì thì cũng hơn là Pit-xinh. Kể cả Lemon Pie''. (2)
    Chậm rãi quay gót, Ravi mỉm cười và nói: ''Mày hơi đỏ mặt rồi đấy.''
    Nhưng ko gậy sự gì khác.
    Và thế là, trong cái con chữ Hy Lạp trông giống như 1 cái lều có mái tôn ấy, trong cái con số phi lí, ko nắm bắt đc, mà các nhà khoa học dùng để tìm hiểu vũ trụ ấy, tôi đã tìm thấy nơi ẩn nấp của mình.
  5. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Học xong ở trường Saint Joseph, tôi vào trường petit Seminaire, trường trung học tư thục dùng tiếng Anh tốt nhất ở Pondicherry. Ravi đang học ở đó, và như số fận của tất cả các đứa em trai khác, tôi fải chịu cực hình của việc noi theo dấu chân của 1 ông anh nổi tiếng. Ravi là 1 nhà thể thao của thế hệ anh tại Petit Seminaire, một tay bowler (1) đáng sợ và 1 tay bóng chày khiếp đảm, giữ chân thủ quân của đội tuyển bóng chày hay nhất thành phố. Việc tôi là 1 tay bơi cừ khôi chẳng gây được tiếng tăm gì hết. Hình như có 1 thứ quy luật là sống ở biển thì người ta nghi ngờ những ai biết bơi, cũng như sống ở núi thì người ta nghi ngờ những ai biết trèo. Nhưng tôi ko tính đến việc trốn chạy bằng một cái tên nào khác với ''Pit-xinh'', thậm chí đội tên ''Em thằng Ravi'' cũng xong. Tôi có 1 kế hoạch hay hơn thế.
    Và tôi triển khai nó ngay ngày đầu ở trường, ngay trong tiết học đầu tiên. Ngồi quanh tôi là những học sinh khác cũng từ Saint Joseph đến. Tiết học bắt đầu như tất cả các tiết học mới khác, nghĩa là bằng việc điểm danh. Chúng tôi lần lượt xướng tên mình tại chỗ.
    ''Ganapathy Kumar,'' Ganapathy Kumar nói.
    ''Vi pin Nath'', Vipin Nath nói.
    ''Shamshool Hudha'', Shamshool Hudha nói.
    ''Peter Dharmaraj'', Peter Dharmaraj nói.
    Mỗi cái tên xướng lên là 1 cái đánh dấu vào danh sách, kéo theo một cái nhìn chòng chọc của ông thầy. Tôi hồi hộp khủng khiếp.
    ''Ajith Giadson'', Ajith Giadson nói, cách tôi bốn bàn...
    ''Sampath Saroja'', Sampath Saroja nói, cách ba bàn...
    ''Stanley Kumar'', Stanley Kumar nói, còn có hai bàn...
    ''Sylvester Naveen'', Sylvester Naveen nói, ngay trước mặt tôi.
    Rồi đến lượt tôi. Đã đến lúc giết quỷ Satan. Medina hỡi, ta đến đây rồi.
    Tôi đứng dậy và bước vội lên bảng đen. Trước khi ông thầy kịp mở miệng, tôi đã nhặt cục phấn và vừa nói vừa viết:
    Tên tôi là
    Piscine Molitor Patel
    Thường gọi là​
    tôi gạch đít 2 lần hai chữ đầu tiên của tên tôi
    Pi Patel​
    Để cho chắc ăn, tôi viết thêm:
    Pi = 3,14​
    rồi tôi vẽ 1 vòng tròn to tướng, chia 1 nhát thành 2 fần với 1 đường kính thẳng băng, để nhắc đến bài hình học cơ bản.
    Cả lớp im phăng phắc. Ông thầy dán mắt lên bảng. Tôi nín thở. rồi ông nói: ''Được rồi, Pi, em ngồi xuống. Lần sau fải xin phép trước khi lên bảng.''
    ''Thưa thầy, vâng ạ.''
    Ông đánh dấu tên tôi. Rồi đưa mắt đến thằng tiếp theo.
    ''Mansoor Ahamad'', Mansoor Ahamad nói.
    Tôi thoát rồi.
    ''Gautham Selvaraj'', Gautham Selvaraj nói.
    Tôi thở được rồi.
    ''Arun Annaji'', Arun Annaji nói.
    Một sự khởi đầu mới đã đến.
    Tôi làm lại cái trò ấy với tất cả các thầy giáo. Lặp đi lặp lại là điều wan trọng trong việc huấn luyện ko những với súc vật mà cả với con người. Xen giữa 2 thằg học sinh mang những cái tên tầm thường, tôi chạy ào lên bảng và bốc lửa, có khi còn nghe thấy cả tiếng phấn ken két trên bảng, với những chi tiết của cuộc tái sinh cho chính mình. Đến nỗi sau một vài lần như thế, bọn trẻ bắt đầu vào hùa như hát theo sự chỉ huy của tôi, và tiếng chúng vang lên cao trào khi tôi gạch đít cái nốt chính, và tên tôi đc hát lên đẹp đẽ chẳng kém gì niềm vinh hạnh cho bất kì 1 nhà chỉ huy đồng ca nào khác. Một vài thằng còn theo sát tôi, khẩn trương, ''Ba! Phẩy! Một! Bốn!'' trong lúc tôi viết con số ấy, và tôi kết thúc bài ca của mình bằng 1 nét chém chia đôi vòng tròn, mạnh mẽ đến nỗi vụn fấn bay ra tứ tung.
    Ngày hôm đó, khi tôi giơ tay xin fát biểu, và tôi ko bỏ sót 1 cơ hội nào để làm việc đó, các thầy đã cho fép tôi đc nói với 1 âm tiết duy nhất vang lên như âm nhạc trong tai tôi. Kể cả lũ quỷ sứ từ Saint Joseph sang. Sự thực là, cái tên ấy sống rồi. Và hiện tượng này đã khích lệ các thành viên khác của dân tộc thông minh chúng tôi: chẳng mấy chốc, một thằng tên là Omprakash đã tự gọi mình là Omega, một thằng khác bắt đầu đội tên Upsilon, rồi tiếp theo đó là 1 thằng Gamma, 1Lambda và 1 Delta. Nhưng tôi đã là người đầu tiên và là người Hy Lạo kiên trì nhất ở Petit Seminaire. Thậm chí ông anh tôi, thủ quân đội bóng chày, ông thánh địa phương, cũng tán thưởng tôi. Ravi kéo tôi ra 1 chỗ:
    ''Này, tao nghe mày mới có tên hiệu gì đó hả?''
    Tôi lặng im. Bởi vì hễ fải nghe 1 lời giễu cợt thì kiểu gì cũng chẳng ngăn chặn nó đc. Ko thể chạy đi đâu đc.
    ''Tao ko biết là mày thích màu vàng đến thế.''
    Màu vàng? Tôi nhìn quanh. Lạy trời đừng ai nghe thấy, nhất là bọn tay sai của Ravi. ''Ravi, anh định nói gì cơ?'' Tôi thì thầm.
    ''Ko sao, chú em. Tên gì thì cũng hơn là Pit-xinh. Kể cả Lemon Pie''. (2)
    Chậm rãi quay gót, Ravi mỉm cười và nói: ''Mày hơi đỏ mặt rồi đấy.''
    Nhưng ko gậy sự gì khác.
    Và thế là, trong cái con chữ Hy Lạp trông giống như 1 cái lều có mái tôn ấy, trong cái con số phi lí, ko nắm bắt đc, mà các nhà khoa học dùng để tìm hiểu vũ trụ ấy, tôi đã tìm thấy nơi ẩn nấp của mình.
  6. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Chú thích: (ở trên)
    (1) Bowler: môn bóng lăn trong nhà rất fổ biến ở Âu Mỹ.
    (2) Lemon Pie, có nghĩa là 1 món bánh nướng có chanh yên. Lemon là quả chanh có màu vàng. Chữ p trong tiếng Anh thường đọc là ''pai''. Ravi có lẽ nghe gà hóa cuốc và tưởng rằng em mình đã có biệt hiệu như vậy. Chương này có ý vị đặc biệt đvới người nói tiếng Anh, hy vọng cách dịch này ko để mất mát nhiều những ẩn ý tôn giáo và hài hước của nguyên tác.
    CHƯƠNG 6:
    Anh là 1 người nấu ăn giỏi. Căn nhà luôn sưởi ấm quá mức của anh lúc nào cũng sực nức mùi thức ăn hấp dẫn. Giá để gia vị của anh trông giống như tủ thuốc của 1 nhà bào chế. Khi anh mở tủ lạnh hoặc chạn thức ăn, có nhiều nhãn hiệu mà tôi ko hiểu gì cả, thậm chí ko biết chúng là tiếng nước nào. Anh nấu các món Âu Mỹ cũng thành thạo như các món Ấn Độ. Anh làm cho tôi món mỳ ống pho-mát ngon và tinh tế chưa từng thấy. Món bánh tráng kẹp nhân rau chay anh làm có thể là nỗi ghen tị của cả xứ Mexico.
    Tôi còn để ý thấy 1 điều: chạn thức ăn của anh đầy oặp. Ngăn nào, khoang nào cũng chất hàng núi các loại hộp và gói giấy. Một kho lương thực có thể sống qua cuộc fong tỏa Leningrad.

  7. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Chú thích: (ở trên)
    (1) Bowler: môn bóng lăn trong nhà rất fổ biến ở Âu Mỹ.
    (2) Lemon Pie, có nghĩa là 1 món bánh nướng có chanh yên. Lemon là quả chanh có màu vàng. Chữ p trong tiếng Anh thường đọc là ''pai''. Ravi có lẽ nghe gà hóa cuốc và tưởng rằng em mình đã có biệt hiệu như vậy. Chương này có ý vị đặc biệt đvới người nói tiếng Anh, hy vọng cách dịch này ko để mất mát nhiều những ẩn ý tôn giáo và hài hước của nguyên tác.
    CHƯƠNG 6:
    Anh là 1 người nấu ăn giỏi. Căn nhà luôn sưởi ấm quá mức của anh lúc nào cũng sực nức mùi thức ăn hấp dẫn. Giá để gia vị của anh trông giống như tủ thuốc của 1 nhà bào chế. Khi anh mở tủ lạnh hoặc chạn thức ăn, có nhiều nhãn hiệu mà tôi ko hiểu gì cả, thậm chí ko biết chúng là tiếng nước nào. Anh nấu các món Âu Mỹ cũng thành thạo như các món Ấn Độ. Anh làm cho tôi món mỳ ống pho-mát ngon và tinh tế chưa từng thấy. Món bánh tráng kẹp nhân rau chay anh làm có thể là nỗi ghen tị của cả xứ Mexico.
    Tôi còn để ý thấy 1 điều: chạn thức ăn của anh đầy oặp. Ngăn nào, khoang nào cũng chất hàng núi các loại hộp và gói giấy. Một kho lương thực có thể sống qua cuộc fong tỏa Leningrad.

  8. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 7
    Tôi có cái may được học 1 số thầy giáo giỏi trong thủa thiếu thời, những người này, cả đàn ông và đàn bà, đã thâm nhập vào cái đầu tôi và đánh lên 1 que diêm. Một trong số họ là ông Satish Kumar, thầy dạy môn sinh học ở trường Petit Seminaire và là 1 người cộng sản tích cực luôn hy vọng Tamil Nadu sẽ thôi bầu các minh tinh màn bạc lên nắm chính quyền và theo gương xứ Kerala. Ông có bề ngoài rất đặc biệt. Đỉnh đầu ông hói và nhọn lại có những ngấn sệ dưới cằm rất kì, rồi đôi vai hẹp chạy xuôi xuống cái bụng khổng lồ như cái chân núi, chỉ tội là quả núi ấy lại lơ lửng trên ko, vì cái bụng fệ đột ngột biến mất theo chiều ngang vào hai cái ống quần. Điều bí ẩn đối với tôi là ko biết d8ôi chân khẳng khiu ấy chống đỡ cái khối nặng thân hình ông bằng cách gì, nhưng chúng đỡ được, mặc dù đôi lúc chúng chuyển động rất lạ, như thể 2 đầu gối ông cứ cong ra cong vào theo các hướng khác nhau. Cơ thể ông cấu tạo theo kỉ hà học: trông ông như 2 tam giác, cái nhỏ cái to, thăng bằng trên 2 đường kẻ song song.Nhưng sinh động, còn sần sùi là đằng khác, với những túm lông đen tua tủa đâm ra từ hai lỗ tai. Và thân thiện. Nụ cười ông dường như chiếm hết đáy của cái đầu hình tam giác.
    Ông Kumar là người vơ thần nhiệt thành đầu tiên mà tôi từng biết. Tôi phát hiện điều này ko fải trong lớp học mà là ở vườn thú. Ông ta là vị khách thường xuyên, là người đọc kĩ hết các bảng mô tả và khâm fục tất cả các con vật mà ông đã thấy. Với ông, con vật nào cũng là một chiến thắng của logic và cơ giới, và thiên nhiên nói chung là 1 minh họa tuyệt hảo của khoa học. Trong tai ông, khi 1 con vật cảm thấy động lực giao phối, nó nói ''Gregor Mendel'', nhắc đến bị cha đẻ của ngành di truyền học, còn khi đến lúc khoe lông khoe sức của mình thì là ''Charle Darwin'', cha đẻ của thuyết chọn lọc tự nhiên, và những gì mà chúng ta coi là những tiếng hí, gầm, rú, rít, khịt, hót, hét... thì với ông là những âm hưởng của các ngoại ngữ thật sự. Khi ông Kumar đến thăm vườn thú, đó là để bắt mạch vũ trụ, và trí khôn thăm dò của ông luôn luôn khẳng định với ông rằng mọi vật có trật tự, rằng mọi vật trật tự. Ông rồi vườn thú với cảm giác được tươi mới trở lại 1 cách khoa học.
    Lần đầu tiên tôi thấy khuôn hình tam giác của ông đang thao thao bất tuyệt về vườn thú, tôi ko dám đến gần ông. Tôi ưa thích ông trong tư cách 1 thầy giáo bao nhiêu thì tôi cũng e dè ông như thần dân đối với quan phụ mẫu bấy nhiêu. Quả thật tôi có sợ ông chút ít. Tôi quan sát ông từ xa. Ông đã vừa đi đến chỗ hố nuôi tê giác. Hai con tê giác Ấn Độ là trung tâm thu hút khách đến xem nhờ có lũ dê. Tê giác là loài vật cần có giao tiếp xã hội. Khi chúng tôi có được Peak, 1 con tê giác đực còn non, nó có biểu hiện buồn chán vì bị cách ly và ngày càng bỏ ăn. Trong khi chưa tìm được 1 con tê giác cái, cha tôi muốn áp dụng 1 biện fáp tức thời và nghĩ đến việc thử xem Peak có chịu sống chung với 1 bầy dê hay ko. Nếu nó chịu, chúng tôi sẽ cứu được 1 con vật quý. Còn ko thì cũng chỉ mất 1 vài con dê. Thật tuyệt vời. Peak và bầy dê ko rời nhau nửa bước, ngay cả khi có Summit về sống cùng. Lúc bấy ngờ, khi cặp tê giác tắm dười nước thì bầy dê đứng xung quanh mép hồ, còn khi dê ăn ở góc của chúng, Peak và Summit đứng ngay cạnh như thể canh gác cho bạn. Dân chúng đi xem rất khoái cảnh chung sống này.
  9. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 7
    Tôi có cái may được học 1 số thầy giáo giỏi trong thủa thiếu thời, những người này, cả đàn ông và đàn bà, đã thâm nhập vào cái đầu tôi và đánh lên 1 que diêm. Một trong số họ là ông Satish Kumar, thầy dạy môn sinh học ở trường Petit Seminaire và là 1 người cộng sản tích cực luôn hy vọng Tamil Nadu sẽ thôi bầu các minh tinh màn bạc lên nắm chính quyền và theo gương xứ Kerala. Ông có bề ngoài rất đặc biệt. Đỉnh đầu ông hói và nhọn lại có những ngấn sệ dưới cằm rất kì, rồi đôi vai hẹp chạy xuôi xuống cái bụng khổng lồ như cái chân núi, chỉ tội là quả núi ấy lại lơ lửng trên ko, vì cái bụng fệ đột ngột biến mất theo chiều ngang vào hai cái ống quần. Điều bí ẩn đối với tôi là ko biết d8ôi chân khẳng khiu ấy chống đỡ cái khối nặng thân hình ông bằng cách gì, nhưng chúng đỡ được, mặc dù đôi lúc chúng chuyển động rất lạ, như thể 2 đầu gối ông cứ cong ra cong vào theo các hướng khác nhau. Cơ thể ông cấu tạo theo kỉ hà học: trông ông như 2 tam giác, cái nhỏ cái to, thăng bằng trên 2 đường kẻ song song.Nhưng sinh động, còn sần sùi là đằng khác, với những túm lông đen tua tủa đâm ra từ hai lỗ tai. Và thân thiện. Nụ cười ông dường như chiếm hết đáy của cái đầu hình tam giác.
    Ông Kumar là người vơ thần nhiệt thành đầu tiên mà tôi từng biết. Tôi phát hiện điều này ko fải trong lớp học mà là ở vườn thú. Ông ta là vị khách thường xuyên, là người đọc kĩ hết các bảng mô tả và khâm fục tất cả các con vật mà ông đã thấy. Với ông, con vật nào cũng là một chiến thắng của logic và cơ giới, và thiên nhiên nói chung là 1 minh họa tuyệt hảo của khoa học. Trong tai ông, khi 1 con vật cảm thấy động lực giao phối, nó nói ''Gregor Mendel'', nhắc đến bị cha đẻ của ngành di truyền học, còn khi đến lúc khoe lông khoe sức của mình thì là ''Charle Darwin'', cha đẻ của thuyết chọn lọc tự nhiên, và những gì mà chúng ta coi là những tiếng hí, gầm, rú, rít, khịt, hót, hét... thì với ông là những âm hưởng của các ngoại ngữ thật sự. Khi ông Kumar đến thăm vườn thú, đó là để bắt mạch vũ trụ, và trí khôn thăm dò của ông luôn luôn khẳng định với ông rằng mọi vật có trật tự, rằng mọi vật trật tự. Ông rồi vườn thú với cảm giác được tươi mới trở lại 1 cách khoa học.
    Lần đầu tiên tôi thấy khuôn hình tam giác của ông đang thao thao bất tuyệt về vườn thú, tôi ko dám đến gần ông. Tôi ưa thích ông trong tư cách 1 thầy giáo bao nhiêu thì tôi cũng e dè ông như thần dân đối với quan phụ mẫu bấy nhiêu. Quả thật tôi có sợ ông chút ít. Tôi quan sát ông từ xa. Ông đã vừa đi đến chỗ hố nuôi tê giác. Hai con tê giác Ấn Độ là trung tâm thu hút khách đến xem nhờ có lũ dê. Tê giác là loài vật cần có giao tiếp xã hội. Khi chúng tôi có được Peak, 1 con tê giác đực còn non, nó có biểu hiện buồn chán vì bị cách ly và ngày càng bỏ ăn. Trong khi chưa tìm được 1 con tê giác cái, cha tôi muốn áp dụng 1 biện fáp tức thời và nghĩ đến việc thử xem Peak có chịu sống chung với 1 bầy dê hay ko. Nếu nó chịu, chúng tôi sẽ cứu được 1 con vật quý. Còn ko thì cũng chỉ mất 1 vài con dê. Thật tuyệt vời. Peak và bầy dê ko rời nhau nửa bước, ngay cả khi có Summit về sống cùng. Lúc bấy ngờ, khi cặp tê giác tắm dười nước thì bầy dê đứng xung quanh mép hồ, còn khi dê ăn ở góc của chúng, Peak và Summit đứng ngay cạnh như thể canh gác cho bạn. Dân chúng đi xem rất khoái cảnh chung sống này.
  10. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Ông Kumar ngẩng lên và thấy tôi. Ông mỉm cười, 1 tay vịn hàng rào, tay kia vẫy tôi lại gần.
    '''' Chào Pi,'''' ông nói.
    ''''Chào thầy ạ. Thầy đến thăm vườn thú thế này thật tốt quá.''''
    ''''Tôi vẫn thường đến mà. Có thể nói đây là ngôi đền của tôi. Thật là thú vị kìa...'''' Ông đang nói về đám tê giác và dê. ''''Nếu chúng ta có các nhà chính trị như những con dê và tê giác kia, đất nước sẽ đỡ linh tinh lắm. Ko may là chúng ta lại có 1 ngài thủ tướng có đủ hết bộ giáp trụ của tê giác nhưng thiếu hết những ý thức tốt đẹp của nó.''''
    Tôi có biết gì nhiều về chính trị đâu. Cha với mẹ tôi luôn luôn fàn nàn về bàn Gandhi, nhưng chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì mấy đối với tôi. Bà Gandhi sống mãi tận miền Bắc, đâu có ở trong vườn thú mà cũng chẳng ở Pondicherry. Dù sao tôi thấy mình cũng fải nói cái gì đó.
    ''''Tôn giáo sẽ cứu chúng ta,'''' tôi nói. Từ khi tôi có trí nhớ, tôn giáo đã rất gần gụi trong tôi.
    ''''Tôn giáo?'''' Ông Kumar cười ngoác miệng. ''''Tôi ko tin vào tôn giáo. Tôn giáo là tăm tối.''''
    Tăm tối? Thật khó hiểu. Tôi nghĩ ko thể thế được. Tôn giáo là ánh sáng. Liệu ông ta có đang thử tôi ko đây? Liệu ông có đang nói ''''Tôn giáo là tăm tối'''' theo kiểu đôi khi ông nói ở trên lớp, ví dụ như ''''Các loài có vú đẻ trứng'''', chỉ cốt để xem có ai bẻ lại ko mà thôi.
    ''''Ko có lí do gì để đi quá cách giải thích của khoa học và ko có lí lẽ lành mạnh nào để tin vào bất kì cái gì ngoài những trải nghiệm giác quan của chúng ta. Chỉ cần 1 đầu óc sáng sủa 1 chút, 1 ý thức quan sát các chi tiết và 1 chút hiểu biết khoa họa cũng đủ lột trần tôn giáo như 1 thứ dị đoan vô bổ. Ko làm gì có Thượng đế.''''
    Có đúng là ông ấy nói vậy ko? Hay là tôi đang nhớ lại những lời của các nhân vật vô thần khác về sau này? Dù sao những lời ấy cũng là 1 cái đó. Trước đấy, tôi chưa bao giờ nghe những thứ tương tự như thế.
    ''''Tai sạo fải chịu đựng tăm tối. Mọi vật đều ở ngay đây, rõ ràng, chỉ cần ta nhìn cho cẩn thận.''''
    Ông chỉ con Peak. Ấy, dù tôi vẫn rất khâm phục Peak, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng 1 con tê giác cũng là 1 cái bóng đèn sáng.
    Ông nói tiếp: ''''Có người nói Thương đế đã chết trong thời chia cắt đất nước ta hồi 1947. Ông ấy cũng có thể đã chết trong chiến tranh nằm 1971. Hoặc qua đời ngay hôm wa thôi trong 1 trại mồ côi ở Pondicherry này. Đấy là những gì người ta nói, Pi ạ. Khi tôi bằng tuổi em, tôi sống trên giường, mắc bệnh bại liệt. Ngày nào tôi cũng hỏi, ''''Thượng đế ở đâu? Thượng đế ở đâu? Thượng đế ở đâu?'''' Thượng đế chẳng bao giờ đến. Ko fải Thượng đế cứu sống tôi, mà là y học. Lí trí là nhà tiên tri của tôi và nó bảo tôi rằng khi chiếc đồng hồ ngừng chạy, là chúng ta chết. Là hết. Nếu chiếc đồng hồ ko chạy tốt, fải chữa nó ngay. Một ngày nào đó chúng ta sẽ chiếm hữu được các công cụ sản xuất và sẽ có công lý trên trái đất này.''''
    Điều đó hơi quá đối với tôi. Giọng nói thì vừa phải - có tình và can đảm - nhưng các chi tiết có vẻ nhợt nhạt. Tôi lặng thinh. Ko fải vì sợ fật lòng ông Kumar. Điều tôi sợ hơn là trong 1 vài lời thôi ơng có thể sẽ fá hủy hết những gì tôi đã yêu. Nhỡ những lời ông nói lại khiến cho tôi mắc bệnh bại liệt thì sao nào? Căn bệnh đó hẳn fải khủng khiếp lắm vì nó có thể giết chết cả Thượng đế trong lòng 1 con người.
    Ông bước đi, khập khà khập khiễng trên mặt biển hoang dại vốn chỉ là mặt đất yên ổn dưới chân. ''''Đừng quên bài kiểm tra ngày thứ Ba nhé. học cho tốt, 3.14 nhé!''''
    ''''Vâng, thưa thầy Kumar.''''
    Ông trở thành thầy giáo tôi ưa thích nhất ở Petit Semiraire và là lí do khiến tôi theo học ngành động vật học Toronto. Tôi cảm thấy có mối thân tình với ông. Đó là cái đầu mối tiên khởi cho tọi hiểu rằng những người vô thần là anh chị em có 1 niềm tin khác của tôi, rằng mỗi lời họ nó đều là những lời nói của niềm tin. Cũng như tôi, họ đi đến tận cùng trên đôi chân của lí trí - rồi cất bước nhảy theo lòng tin.
    Tôi phải trung thực về chuyện này. Những người vô thần ko làm tôi khó chịu, mà là những kẻ hoài nghi. Tính hoài nghi cũng có công dụng, nhưng cho 1 lúc thôi. Chúng ta ai cũng fải qua chỗ Đồi Sọ (1). Nếu Đấng Christ còn fải chơi với hoài nghi, thì chúng ta tất cũng đều fải vậy. Nếu Đấng Christ đã fải qua 1 đêm cầu nguyện khẩn thiết trong đau khổ, nếu Người đã kêu lên trên thập giá: ''''Cha ơi, Cha ơi, sao Cha nỡ bỏ con?'''', thì tất nhiên chúng ta ai cũng có quyền nghi hoặc. Nhưng chúng ta fải bước tới. Lấy hoài nghi làm triết lí sống ở đời thì cũng như lấy sự bất động làm phương tiện giao thông vậy.
    ====
    Chú thích:
    (1): Đồi Sọ, nguyên văn Gethsemane, (theo bản dịch Tân Ước của Phan Khôi) là tên quả đồi nơi Jesus ẩn trốn và cầu nguyện trước khi bị quân La Mã bắt.
    Được senorita_86 sửa chữa / chuyển vào 21:46 ngày 30/05/2005

Chia sẻ trang này