1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời của Pi - Yann Martel

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi pathetique, 17/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 40:
    Richard Parker ko nhảy xuống nước theo tôi. Cái chèo tôi định dùng để đánh nó nổi bập bềnh. Tôi vớ lấy nó khi bơi về cái phao mà con hổ vừa bỏ ra. Dưới nước thật khủng khiếp. Tôi có cảm tưởng như đang ở dưới đáy 1 cái giếng đang sụt lở. Nước sôi lên giận dữ, đen ngòm, lạnh buốt. Các con sông liên tiếp nhào xuống tôi. Chọc vào mắt tôi. Dìm tôi xuống. Khiến tôi ngạt thở. Nếu ko có cái phao, chắc chắn tọi đã ko thể sống lấy 1 phút.
    Tôi thấy 1 hình tam giác rẽ nước đi cách tôi khoảng 5 thước. Vây cá mập. Một nỗi sợ hãi rần rật chạy lên chạy xuống dọc sống lưng tôi như 1 dòng nước lạnh toát. Tôi hết sức bơi thật nhanh về 1 đầu xuồng, fía vẫn còn có tấm bạt che phủ. Tôi chống tay nghển lên xuống. Ko nhìn thấy Richard Parker đâucả. Ko ở trên tấm bạt, cùng ko trên cái ghế dài nào. Nó đang ở dưới đáy xuồng. Tôi dướn lên tí nữa. Tôi chỉ thoáng thấy ở đầu xuồng đàng kia cái đầu con ngựa vằn vật vã tứ phía. Tôi để người ngã xuống nước trở lại. Ngay trước mắt tôi, 1 cái vây cá mập lẳng lặng lướt qua.
    tấm bạt màu da cam sáng đc buộc bằng dây nilông chắc luồn qua các lỗ khuyết kim loại tán dọc mép bạt và những cái móc tròn bên mạn xuồng. Tình cờ, tôi đang bơi ở fía mũi xuồng. Đoạn bạt fủ trên phần mũi - 1 cái mũi rất ngắn, nếu ở trên mặt người thì là 1 cái mũi tẹt - ko đc buộc chắc như ở các đoạn xung quanh xuồng. Đoạn dây luồn từ cái móc bên này sang cái móc bên kia của mũi xuồng ko đc chặt lắm, khiến cho tấm bạt đc phủ lỏng ra 1 chút. Tôi lấy cán mái chèo chọc vào cái khe hở chỗ bạt lỏng ấy và hết sức đẩy nó vào thật sâu, đến hết cỡ mới thôi. Cái mũi xuồng thế là mọc ra thêm đc 1 đoạn, cho dù hơi vẹo vọ 1 chút. Tôi đu lên cái chèo, 2 chân quặp lấy nó. Cán chèo thúc lên tấm bạt, nhưng cả bạt, dầy chằng và cái chèo đều nguyên vị. Tôi ko fải ngâm mình dưới nước nữa, mặc dù vẫn lửng lơ lắc lư cách mặt nước chỉ hơn 1 thước. Những ngọn sóng lớn vẫn quất vào người tôi.
    Chỉ còn mình tôi, côi cút, giữa Thái Bình Dương, bám lửng lơ vào 1 mái chèo, hổ dữ trước mặt, cá mập dưới lưng, xung quanh là bão tố. Nếu tôi nhìn nhận tình trạng ấy của mình bằng lí trí tỉnh táo, chắc hẳn tôi đã bỏ cuộc và buông khỏi mái chèo đó với hy vọng sẽ đc chết chìm trước khi bị ăn thịt. Nhưng tôi ko thể nhớ mình có chút ý nghĩ gì trong vài fút đầu tương đối an toàn đó. Tôi còn ko thể thấy là trời đang rạng sáng. Tôi chỉ biết bám chặt lấy mái chèo, chỉ vậy thôi, chỉ có Thượng đế mới biết tại sao.
    Một lúc sau, tôi bắt đầu tận dụng đc cái phao. Tôi nhấc nó lên khỏi mặt nước và luồn nó vào cái chèo. Tôi dịch nó xuống dần cho đến khi vòng phao quặp lấy cái chèo thôi. Nếu Richard Parker xuất hiện, nhẩy ra khỏi mái chèo trong tư thế đó sẽ khó khăn hơn, nhưng hãy cứ lo từng thứ 1, Thái Bình Dương trước, hổ dữ sau.
  2. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 41:
    Trời đất đã để tôi sống. Cái xuồng ko chìm. Richard Parker ko thấy đâu. Bầy cá mập lượn lờ nhưng ko tấn công. Sóng đánh vào tôi tơi bời nhưng ko cuốn tôi đi.
    Tôi nhìn mãi con tàu lúc nó chìm xuống khối nước sủi sùng sục. Những ánh đèn nhập nhoạng rồi tắt ngấm. Tôi cố tìm gia đình tôi, những ai còn sống sót, một cái xuồng cứu nạn khác, bất cứ gì có thể làm tôi hy vọng. Nhưng ko có gì cả. Chỉ có mưa, những cơn sóng dữ dội của đại dương đen ngòm và dư vị thảm họa.
    Bóng tối đã tan đi trên bầu trời. Mưa đã tạnh.
    Tôi ko thể ở trong tư thế của mình mãi. Tôi rét. Cổ tôi đau nhừ vì fải giữ cái đầu và fải nghển lên nghển xuống mãi cho đến lúc đó. Lưng cũng đau vì dựa mãi vào cái phao. Và tôi cần phải ở cao hơn nữa mới có thể qun sát xem có cái xuồng cứu nạn nào nữa ko.
    Tôi dịch xuống dọc cái chèo cho đến lúc 2 bàn chân đặc lên đc mũi xuồng. Phải rất thận trọng. Tôi đoán Richard parker đang nằm dưới tấm bạt, quay lưng về fía tôi, quay mặt ra chỗ con ngữa vằn mà chắc chắn là nó đã thịt mất rồi. Trong 5 giác quan, hổ dùng nhiều đến mắt nhất. Nhãn lựa của chúng mạnh, nhất là fát hiện các chuyển động. Tai chúng cũng thính. Mũi chúng thì thường. Tất nhiên tôi muốn nói là nếu so với các loài vật khác. Bên cạnh Richard Parker thì tôi là thằng điếc, mù và tịt mũi đặc. Nhưng lúc ấy nó ko thể nhìn thấy tôi, và tôi ướt sũng như vậy thì nó cũng có thể ko ngửi thấy, còn với tiếng giò gào biển thét khi đó, nếu tôi cẩn thận thì chắc nó ko thể nghe thấy tôi. Một khi nó còn chưa biết đến tôi thì còn có cơ hội sống. Nếu biết, nó sẽ giết tôi lập tức. Tôi băn khoăn ko biết nó có thể vọt lên qua tấm bạt ko.
    Sợ hãi và lí trí tranh nhau trả lời. Sợ hãi bảo được chứ, nó là 1 con thú ăn thịt hung dữ và mạnh mẽ, nặng tới hơn 2 tạ. Móng nào của nó cũng sắc như dao. Lí trí lại nói ko đc đâu, tấm bạt rất chắc, ko fải là vách giấy Nhật Bản. Tôi đã từ tít trên cao rơi xuống nó. Richard Parker có thể dùng móng cào xé tấm bạt dễ dàng và nhanh chóng, nhưng ko thể nhảy chui qua tấm bạt đến póp 1 cái như thằng hề trong hộp đồ chơi. Và nó conchừa thấy tôi. Chưa thấy tôi thì nó chẳng có lí do gì fải cào xé tấm bạt để chui qua cả.
    Tôi trườn dọc cái chèo. Tôi để cả 2 chân sang 1 fía và đặt chân lên mạn xuồng, cái mép trên của sườn xuồng, hay gọi là cái gọng trên cũng đc. Tôi dịch thêm chút nữa cho đến khi 2 chân ở trong xuồng. Tôi ko rời mắt khỏi cái mép bên kia của tấm bạt. Bất kì giây fút nào Richard Parker cũng có thể trỗi dậy nhào đến tôi. Người tôi fát ra nhưng cơn sợ run bần bật rất nhiều lần. Đúng cái chỗ cần fải im nhất là đôi chân thì tôi lại là chỗ tôi bị run mạnh nhất. Hai chân tôi run đùng đùng như gõ trống trên tấm bạt, Đến gõ cửa gọi Richard Parker thì cũng chỉ thế là cùng. Cơn run lan từ chân lên tay và tôi chẳng thể nào cản nổi chúng. Rồi từng cơn run sợ cũng qua đi.
    Khi người tôi đã phần lớn vào trong xuồng, tôi gượng đứng dậy. Tôi nhìn sang qua tấm mép bạt, và ngạc nhiên thấy con ngựa vằn vẫn còn sống. Nó nằm gần đuôi xuồng, chỗ nó đã rơi xuống, bất động, nhưng bụng vẫn fập fồng thở dốc và mắt vẫn đáo điêng đầy hoảng hốt. Nó nằm nghiêng, quay mặt về fía tôi, đầu và cổ nghẹo trên cái ghế băng bên mạn xuồng 1 cách vụng về. Một chân sau nó đã gãy thảm hại. Cái góc gập hoàn toàn ko tự nhiên. Xương lòi khỏi da và có máu chảy. Chỉ 2 chân trước thanh mảnh là có vẻ vẫn còn trong tư thế tự nhiên. Chúng gập lại và thu gọn xuống bên dưới phần thân thể đã vặn vẹo. Thỉnh thoảng, con ngựa vằn lại ngúc ngắc đầu, kêu nấc lên và thở fì fò. Còn thì nó nằm bất động.
    Một con vật đáng yêu. Những cái vằn của nó ánh lên, sáng trắng và đen tuyền. Đang cơn khắc khoải chết người, tôi ko để ý nhiều, nhưng vẫn kinh ngạc nhận thấy, dù chỉ thoáng qua, cái kiểu dáng thật lạ, thật sạch và thật đẹp, cũng như cái đầu thanh tú của nó. Cái hệ trong lớn hơn đối với tôi là điều hiển nhiên lạ lùng rằng Richard Parker đã ko giết nó. Các loài thú ăn thịt chỉ biết: chúng fải giết con mồi. Trong hoàn cảnh lúc ấy, Richard Parker, căng thẳng và sợ hãi đến thế, chắc chắn sẽ càng hung dữ hơn nhiều. Nhẽ ra con ngựa vằn fải bị ăn thịt rồi mới fải.
  3. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 41:
    Trời đất đã để tôi sống. Cái xuồng ko chìm. Richard Parker ko thấy đâu. Bầy cá mập lượn lờ nhưng ko tấn công. Sóng đánh vào tôi tơi bời nhưng ko cuốn tôi đi.
    Tôi nhìn mãi con tàu lúc nó chìm xuống khối nước sủi sùng sục. Những ánh đèn nhập nhoạng rồi tắt ngấm. Tôi cố tìm gia đình tôi, những ai còn sống sót, một cái xuồng cứu nạn khác, bất cứ gì có thể làm tôi hy vọng. Nhưng ko có gì cả. Chỉ có mưa, những cơn sóng dữ dội của đại dương đen ngòm và dư vị thảm họa.
    Bóng tối đã tan đi trên bầu trời. Mưa đã tạnh.
    Tôi ko thể ở trong tư thế của mình mãi. Tôi rét. Cổ tôi đau nhừ vì fải giữ cái đầu và fải nghển lên nghển xuống mãi cho đến lúc đó. Lưng cũng đau vì dựa mãi vào cái phao. Và tôi cần phải ở cao hơn nữa mới có thể qun sát xem có cái xuồng cứu nạn nào nữa ko.
    Tôi dịch xuống dọc cái chèo cho đến lúc 2 bàn chân đặc lên đc mũi xuồng. Phải rất thận trọng. Tôi đoán Richard parker đang nằm dưới tấm bạt, quay lưng về fía tôi, quay mặt ra chỗ con ngữa vằn mà chắc chắn là nó đã thịt mất rồi. Trong 5 giác quan, hổ dùng nhiều đến mắt nhất. Nhãn lựa của chúng mạnh, nhất là fát hiện các chuyển động. Tai chúng cũng thính. Mũi chúng thì thường. Tất nhiên tôi muốn nói là nếu so với các loài vật khác. Bên cạnh Richard Parker thì tôi là thằng điếc, mù và tịt mũi đặc. Nhưng lúc ấy nó ko thể nhìn thấy tôi, và tôi ướt sũng như vậy thì nó cũng có thể ko ngửi thấy, còn với tiếng giò gào biển thét khi đó, nếu tôi cẩn thận thì chắc nó ko thể nghe thấy tôi. Một khi nó còn chưa biết đến tôi thì còn có cơ hội sống. Nếu biết, nó sẽ giết tôi lập tức. Tôi băn khoăn ko biết nó có thể vọt lên qua tấm bạt ko.
    Sợ hãi và lí trí tranh nhau trả lời. Sợ hãi bảo được chứ, nó là 1 con thú ăn thịt hung dữ và mạnh mẽ, nặng tới hơn 2 tạ. Móng nào của nó cũng sắc như dao. Lí trí lại nói ko đc đâu, tấm bạt rất chắc, ko fải là vách giấy Nhật Bản. Tôi đã từ tít trên cao rơi xuống nó. Richard Parker có thể dùng móng cào xé tấm bạt dễ dàng và nhanh chóng, nhưng ko thể nhảy chui qua tấm bạt đến póp 1 cái như thằng hề trong hộp đồ chơi. Và nó conchừa thấy tôi. Chưa thấy tôi thì nó chẳng có lí do gì fải cào xé tấm bạt để chui qua cả.
    Tôi trườn dọc cái chèo. Tôi để cả 2 chân sang 1 fía và đặt chân lên mạn xuồng, cái mép trên của sườn xuồng, hay gọi là cái gọng trên cũng đc. Tôi dịch thêm chút nữa cho đến khi 2 chân ở trong xuồng. Tôi ko rời mắt khỏi cái mép bên kia của tấm bạt. Bất kì giây fút nào Richard Parker cũng có thể trỗi dậy nhào đến tôi. Người tôi fát ra nhưng cơn sợ run bần bật rất nhiều lần. Đúng cái chỗ cần fải im nhất là đôi chân thì tôi lại là chỗ tôi bị run mạnh nhất. Hai chân tôi run đùng đùng như gõ trống trên tấm bạt, Đến gõ cửa gọi Richard Parker thì cũng chỉ thế là cùng. Cơn run lan từ chân lên tay và tôi chẳng thể nào cản nổi chúng. Rồi từng cơn run sợ cũng qua đi.
    Khi người tôi đã phần lớn vào trong xuồng, tôi gượng đứng dậy. Tôi nhìn sang qua tấm mép bạt, và ngạc nhiên thấy con ngựa vằn vẫn còn sống. Nó nằm gần đuôi xuồng, chỗ nó đã rơi xuống, bất động, nhưng bụng vẫn fập fồng thở dốc và mắt vẫn đáo điêng đầy hoảng hốt. Nó nằm nghiêng, quay mặt về fía tôi, đầu và cổ nghẹo trên cái ghế băng bên mạn xuồng 1 cách vụng về. Một chân sau nó đã gãy thảm hại. Cái góc gập hoàn toàn ko tự nhiên. Xương lòi khỏi da và có máu chảy. Chỉ 2 chân trước thanh mảnh là có vẻ vẫn còn trong tư thế tự nhiên. Chúng gập lại và thu gọn xuống bên dưới phần thân thể đã vặn vẹo. Thỉnh thoảng, con ngựa vằn lại ngúc ngắc đầu, kêu nấc lên và thở fì fò. Còn thì nó nằm bất động.
    Một con vật đáng yêu. Những cái vằn của nó ánh lên, sáng trắng và đen tuyền. Đang cơn khắc khoải chết người, tôi ko để ý nhiều, nhưng vẫn kinh ngạc nhận thấy, dù chỉ thoáng qua, cái kiểu dáng thật lạ, thật sạch và thật đẹp, cũng như cái đầu thanh tú của nó. Cái hệ trong lớn hơn đối với tôi là điều hiển nhiên lạ lùng rằng Richard Parker đã ko giết nó. Các loài thú ăn thịt chỉ biết: chúng fải giết con mồi. Trong hoàn cảnh lúc ấy, Richard Parker, căng thẳng và sợ hãi đến thế, chắc chắn sẽ càng hung dữ hơn nhiều. Nhẽ ra con ngựa vằn fải bị ăn thịt rồi mới fải.
  4. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Nguyên nhân của việc tha chết đó chỉ 1 lúc sau hiển hiện ra trước mặt tôi. Nó làm máu tôi đông lại, rồi cũng làm cho tôi có 1 chút yên tâm. Một cái đầu xuất hiện ở cuối tấm bạt. Nó nhìn thẳng vào tôi 1 cách sợ hãi, thụt xuống, ngẩng lên, lại thụt xuống, lại ngẩng lên, rồi biến hẳn. Một cái đầu hói hao hao giống gấu của 1 con linh cẩu lông chấm. Vườn thú của chúng tôi có 1 bộ lạc linh cẩu gồm 6 con, 2 con cái chỉ huy và 4 con đực lâu la. Chúng đang trên đường đến Minesota. Con này là 1 con đực. Tôi nhận ra nó vì cái tai bên fải, bị rách bươm và vết sẹo lởm chởm vẫn làm chứng cho những vụ bạo hành ngày trước của nó. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao Richard Parker đã ko giết con ngựa vằn: nó ko còn ở trên xuồng nữa. Ko thể có 1 con linh cẩu và 1 con hổ trong cùng 1 nơi chật hẹp như vậy. Chắc hẳn nó đã lăn từ tấm bạt xuống dưới biển và chết đuối rồi.
    Thế còn tại sao lại có con linh cẩu này ở trên xuồng? Tôi ko tin linh cẩu có thể bơi ngoài biển khơi. Chỉ có thể kết luận rằng nó đã ở trên xuồng từ trước, trốn lên tấm bạt, và tôi đã ko thấy nó lúc rơi xuống xuồng. Tôi nhận ra 1 điều nữa: con linh cẩu là lí do những thuỷ thủ kia đã ném tôi xuông xuồng. Ko fải họ định cứu tôi. May ra đó chỉ là ý định cuối cùng của họ. Họ muốn dùng tôi làm vật thí mạng. Họ hy vọng con linh cẩu sẽ tấn công tôi và may ra tôi sẽ trừ khử đc nó và làm cho cái xuống đc an toàn để họ xuống, tôi có chết cũng chẳng sao. Bây giờ thì tôi hiểu họ đã chỉ tay lia lịa vào cái gì dưới xuồng trước khi con ngựa vằn xuất hiện.
    Tôi ko bao giờ nghĩ rằng việc mình bị nhốt cùng với 1 con linh cẩu ở 1 nơi chật hẹp như thế lại là 1 tin lành, nhưng biết làm sao đc. Mà thực ra tôi có những 2 cái tin lành: nếu ko có con linh cẩu thì đám thủy thủ đã chẳng ném tôi xuống xuồng và nhất định tôi đã chết chìm theo con tàu; còn việc fải chung cư với 1 con thú thì thà là với con chó dữ con hơn là con hổ hung bạo và nhanh như cắt kia. Để cho an toàn, tôi dịch trở lại lên cái chèo. Dạng chân sang 2 bên, tôi ngồi lên mép cái phao, bàn chân trái đặt trên mỏm mũi xuồng, chân fải trên mép xuồng. Cũng đủ đễ chịu và cho fép tôi quay mặt vào xuồng.
    Tôi nhìn quanh. Chẳng có gì ngoài biển và trời. Giống hệt như khi ta ở trên 1 đỉnh cao nào đó. Mặt biển thấp thoáng nhại lại các nét đặc trưng của đất liền - những ngọn đồi, những thung lũng, những cánh đồng. Những biến động địa chất đc tăng tốc. Vòng quanh thế giới trong 80 ngọn sóng. Nhưng tôi chẳng tìm thấy gia đình tôi ở nơi nào trong cái thế giới ấy. Có những vật nổi bập bềnh trên mặt nước nhưng chẳng có cái nào mang lại chút hy vọng. Tôi ko thể tìm thấy 1 xuồng cứu nạn nào khác.
    Thời tiết thay đổi nhanh chóng. Mặt biển, mênh mông là thế, đến mức ngạt cả thở, đang dần dần trở lại ổn định trong 1 chuyển động đều đặn và mượt mà, với những con sóng đuổi theo nhau. Gió đang diu lại thành 1 làn mơn man đầy âm hưởng. Những đám mây trắng lúp xúp tỏa sáng đang bắt đầu sáng lên trên nền xanh nhạt tinh tế của vòm trời vô biên sâu thẳm. Đó là bình minh của 1 ngày đẹp trời trên Thái Bình Dương. Chiếc áo trên người tôi đã bắt đầu khô. Đêm tối biến đi nhanh chóng chẳng kém gì con tàu.
    Tôi bắt đầu chờ đợi. Tâm trí tôi đảo điên. Hết tập trung vào những chi tiết thực tế của việc sống còn trước mắt rồi lại ngây dại trong đau đớn, khóc chẳng ra lời, miệng há, 2 tay ôm đầu.
  5. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Nguyên nhân của việc tha chết đó chỉ 1 lúc sau hiển hiện ra trước mặt tôi. Nó làm máu tôi đông lại, rồi cũng làm cho tôi có 1 chút yên tâm. Một cái đầu xuất hiện ở cuối tấm bạt. Nó nhìn thẳng vào tôi 1 cách sợ hãi, thụt xuống, ngẩng lên, lại thụt xuống, lại ngẩng lên, rồi biến hẳn. Một cái đầu hói hao hao giống gấu của 1 con linh cẩu lông chấm. Vườn thú của chúng tôi có 1 bộ lạc linh cẩu gồm 6 con, 2 con cái chỉ huy và 4 con đực lâu la. Chúng đang trên đường đến Minesota. Con này là 1 con đực. Tôi nhận ra nó vì cái tai bên fải, bị rách bươm và vết sẹo lởm chởm vẫn làm chứng cho những vụ bạo hành ngày trước của nó. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao Richard Parker đã ko giết con ngựa vằn: nó ko còn ở trên xuồng nữa. Ko thể có 1 con linh cẩu và 1 con hổ trong cùng 1 nơi chật hẹp như vậy. Chắc hẳn nó đã lăn từ tấm bạt xuống dưới biển và chết đuối rồi.
    Thế còn tại sao lại có con linh cẩu này ở trên xuồng? Tôi ko tin linh cẩu có thể bơi ngoài biển khơi. Chỉ có thể kết luận rằng nó đã ở trên xuồng từ trước, trốn lên tấm bạt, và tôi đã ko thấy nó lúc rơi xuống xuồng. Tôi nhận ra 1 điều nữa: con linh cẩu là lí do những thuỷ thủ kia đã ném tôi xuông xuồng. Ko fải họ định cứu tôi. May ra đó chỉ là ý định cuối cùng của họ. Họ muốn dùng tôi làm vật thí mạng. Họ hy vọng con linh cẩu sẽ tấn công tôi và may ra tôi sẽ trừ khử đc nó và làm cho cái xuống đc an toàn để họ xuống, tôi có chết cũng chẳng sao. Bây giờ thì tôi hiểu họ đã chỉ tay lia lịa vào cái gì dưới xuồng trước khi con ngựa vằn xuất hiện.
    Tôi ko bao giờ nghĩ rằng việc mình bị nhốt cùng với 1 con linh cẩu ở 1 nơi chật hẹp như thế lại là 1 tin lành, nhưng biết làm sao đc. Mà thực ra tôi có những 2 cái tin lành: nếu ko có con linh cẩu thì đám thủy thủ đã chẳng ném tôi xuống xuồng và nhất định tôi đã chết chìm theo con tàu; còn việc fải chung cư với 1 con thú thì thà là với con chó dữ con hơn là con hổ hung bạo và nhanh như cắt kia. Để cho an toàn, tôi dịch trở lại lên cái chèo. Dạng chân sang 2 bên, tôi ngồi lên mép cái phao, bàn chân trái đặt trên mỏm mũi xuồng, chân fải trên mép xuồng. Cũng đủ đễ chịu và cho fép tôi quay mặt vào xuồng.
    Tôi nhìn quanh. Chẳng có gì ngoài biển và trời. Giống hệt như khi ta ở trên 1 đỉnh cao nào đó. Mặt biển thấp thoáng nhại lại các nét đặc trưng của đất liền - những ngọn đồi, những thung lũng, những cánh đồng. Những biến động địa chất đc tăng tốc. Vòng quanh thế giới trong 80 ngọn sóng. Nhưng tôi chẳng tìm thấy gia đình tôi ở nơi nào trong cái thế giới ấy. Có những vật nổi bập bềnh trên mặt nước nhưng chẳng có cái nào mang lại chút hy vọng. Tôi ko thể tìm thấy 1 xuồng cứu nạn nào khác.
    Thời tiết thay đổi nhanh chóng. Mặt biển, mênh mông là thế, đến mức ngạt cả thở, đang dần dần trở lại ổn định trong 1 chuyển động đều đặn và mượt mà, với những con sóng đuổi theo nhau. Gió đang diu lại thành 1 làn mơn man đầy âm hưởng. Những đám mây trắng lúp xúp tỏa sáng đang bắt đầu sáng lên trên nền xanh nhạt tinh tế của vòm trời vô biên sâu thẳm. Đó là bình minh của 1 ngày đẹp trời trên Thái Bình Dương. Chiếc áo trên người tôi đã bắt đầu khô. Đêm tối biến đi nhanh chóng chẳng kém gì con tàu.
    Tôi bắt đầu chờ đợi. Tâm trí tôi đảo điên. Hết tập trung vào những chi tiết thực tế của việc sống còn trước mắt rồi lại ngây dại trong đau đớn, khóc chẳng ra lời, miệng há, 2 tay ôm đầu.
  6. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 42:
    Nó tới, bập bềnh trên 1 hòn đảo chuối và trong 1 vầng hào quang, đẹp ko khác gì Mary Đồng Trinh. Mặt trời đang mọc lên sau lưng nó. Lông tóc nó như bốc lửa trông thật sướng mắt.
    Tôi kêu lên: ''Ôi chao! Hỡi Mẹ vĩ đại đầy ân điển, hỡi nữ thần sinh thực của vùng Pondicherry, người mang lại sữa và tình yêu, vòng tay an ủi tuyệt với, nỗi khủng khiếp của chấy rận, người ẳm bế những kẻ khóc lóc, chẳng nhẽ người cũng fải chứng kiến tấn thảm kịch này ư? Dịu dàng fải gặp khủng khiếp là ko fải lẽ rồi. Sao người ko chết ngay có hơn chăng? Gặp người thế này thật vui mừng và cay đắng biết bao. Người đem lại fần đau đớn và vui mừng ngang nhau. Vui mừng vì có người bên ta, nhưng đau đớn vì sẽ chẳng đc mấy chốc. Người biết gì về biển cả? Ko biết gì hết. Ta biết gì về biển cả? Cũng ko biết gì hết. Ko có tài xế, chiếc xe buýt này sẽ lạc mất thôi. Chúng ta thế là hết đời rồi. Hãy lên xuồng nếu số fận người vẫn còn mờ mịt - ta hãy cứ biết bến này đã. Ta có thể ngồi bên nhau. Người có thể lấy chỗ cạnh cửa sổ, nếu người thích. Nhưng quang cảnh sẽ buồn đấy. Ôi chao, lẩm cẩm thế đủ rồi. Để ta nói thẳng ra nhé: ta yêu n gười, ta yêu người, ta yêu người. Ta yêu người, ta yêu người, ta yêu người. Nhưng mà ko đc có bọn nhện đâu nhé.''
    Đó là con Nước Cam - gọi nó thế vì nó hay rớt rãi lòng thòng - con khỉ độc cái vùng Borneo quí giá, minh tinh của vườn thú và mẹ của 2 thằng con xinh xắn, xung quanh là cả 1 đám nhện đen lổm ngổm bò như 1 đám tín đồ hắc ám. Những quả chuối mà con khỉ độc ngồi lên trên đc ràng với nhau bởi cái lưới nylông đựng chúng mà người ta đã cứ thế ròng xuống tàu. Khi con khỉ bước sang xuồng, đám chuối dập dềnh rồi lộn ngửa. Cái lưới tuột ra. Ko suy nghĩ gì, chỉ vì thấy nó ngay gần và sắp chìm mất, tôi với tay túm lấy cái lưới và kéo lên xuồng, 1 việc ngẫu nhiên sau này đã cứu sống tôi nhiều lần. Cái lưới sẽ trở thành 1 trong những sở hữu quý giá nhất của tôi.
    Những quả chuối tản ra. Bầy nhện bò như điên, nhưng tình thế của chúng là tuyệt vọng. Hòn đảo chuối tan rã dưới chân chúng. Chúng chết đuối hết cả. Trong giây lát, cái xuồng như trôi trên 1 biển chuối.
    Tôi đã nhặt lên cái lưới mà tôi nghĩ là vô tích sự, nhưng lại ko nghĩ đến việc nhặt những quả chuối kia. Thật vậy. Ko 1 quả nào. Đó là 1 cuộc chia chác chuối theo nghĩa sai lầm nhất: biển cũng giải tán đám chuối ấy. Sự fí fạm khổng lồ ấy sau này khiến lòng tôi nặng trĩu. Tôi đã fải vật vã sầu muộn vì sự ngu ngốc của mình.
    Nước Cam còn đang mù mịt như trong sương. Dáng điệu nó chậm chạp và dò dẫm. Mắt nó phản chiếu nỗi hoang mang tinh thần ghê gớm. Nó đang trong cơn choáng rất mạnh. Nó nằm thẳng đờ trên tấm bạt trong nhiều fút, im lìm, lặng lẽ, rồi dướn người lăn xuống lòng thuyền. Tôi nghe thấy con linh cẩu kêu thét lên 1 tiếng.
    Được senorita_86 sửa chữa / chuyển vào 08:17 ngày 28/06/2005
  7. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 42:
    Nó tới, bập bềnh trên 1 hòn đảo chuối và trong 1 vầng hào quang, đẹp ko khác gì Mary Đồng Trinh. Mặt trời đang mọc lên sau lưng nó. Lông tóc nó như bốc lửa trông thật sướng mắt.
    Tôi kêu lên: ''Ôi chao! Hỡi Mẹ vĩ đại đầy ân điển, hỡi nữ thần sinh thực của vùng Pondicherry, người mang lại sữa và tình yêu, vòng tay an ủi tuyệt với, nỗi khủng khiếp của chấy rận, người ẳm bế những kẻ khóc lóc, chẳng nhẽ người cũng fải chứng kiến tấn thảm kịch này ư? Dịu dàng fải gặp khủng khiếp là ko fải lẽ rồi. Sao người ko chết ngay có hơn chăng? Gặp người thế này thật vui mừng và cay đắng biết bao. Người đem lại fần đau đớn và vui mừng ngang nhau. Vui mừng vì có người bên ta, nhưng đau đớn vì sẽ chẳng đc mấy chốc. Người biết gì về biển cả? Ko biết gì hết. Ta biết gì về biển cả? Cũng ko biết gì hết. Ko có tài xế, chiếc xe buýt này sẽ lạc mất thôi. Chúng ta thế là hết đời rồi. Hãy lên xuồng nếu số fận người vẫn còn mờ mịt - ta hãy cứ biết bến này đã. Ta có thể ngồi bên nhau. Người có thể lấy chỗ cạnh cửa sổ, nếu người thích. Nhưng quang cảnh sẽ buồn đấy. Ôi chao, lẩm cẩm thế đủ rồi. Để ta nói thẳng ra nhé: ta yêu n gười, ta yêu người, ta yêu người. Ta yêu người, ta yêu người, ta yêu người. Nhưng mà ko đc có bọn nhện đâu nhé.''
    Đó là con Nước Cam - gọi nó thế vì nó hay rớt rãi lòng thòng - con khỉ độc cái vùng Borneo quí giá, minh tinh của vườn thú và mẹ của 2 thằng con xinh xắn, xung quanh là cả 1 đám nhện đen lổm ngổm bò như 1 đám tín đồ hắc ám. Những quả chuối mà con khỉ độc ngồi lên trên đc ràng với nhau bởi cái lưới nylông đựng chúng mà người ta đã cứ thế ròng xuống tàu. Khi con khỉ bước sang xuồng, đám chuối dập dềnh rồi lộn ngửa. Cái lưới tuột ra. Ko suy nghĩ gì, chỉ vì thấy nó ngay gần và sắp chìm mất, tôi với tay túm lấy cái lưới và kéo lên xuồng, 1 việc ngẫu nhiên sau này đã cứu sống tôi nhiều lần. Cái lưới sẽ trở thành 1 trong những sở hữu quý giá nhất của tôi.
    Những quả chuối tản ra. Bầy nhện bò như điên, nhưng tình thế của chúng là tuyệt vọng. Hòn đảo chuối tan rã dưới chân chúng. Chúng chết đuối hết cả. Trong giây lát, cái xuồng như trôi trên 1 biển chuối.
    Tôi đã nhặt lên cái lưới mà tôi nghĩ là vô tích sự, nhưng lại ko nghĩ đến việc nhặt những quả chuối kia. Thật vậy. Ko 1 quả nào. Đó là 1 cuộc chia chác chuối theo nghĩa sai lầm nhất: biển cũng giải tán đám chuối ấy. Sự fí fạm khổng lồ ấy sau này khiến lòng tôi nặng trĩu. Tôi đã fải vật vã sầu muộn vì sự ngu ngốc của mình.
    Nước Cam còn đang mù mịt như trong sương. Dáng điệu nó chậm chạp và dò dẫm. Mắt nó phản chiếu nỗi hoang mang tinh thần ghê gớm. Nó đang trong cơn choáng rất mạnh. Nó nằm thẳng đờ trên tấm bạt trong nhiều fút, im lìm, lặng lẽ, rồi dướn người lăn xuống lòng thuyền. Tôi nghe thấy con linh cẩu kêu thét lên 1 tiếng.
    Được senorita_86 sửa chữa / chuyển vào 08:17 ngày 28/06/2005
  8. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 43:
    Dấu vết cuối cùng mà tôi nhìn thấy của con tàu là 1 vệt dầu loang lấp lánh trên mặt nước.
    Tôi tin ko fải chỉ có mình tôi. Ko thể tưởng tượng đc rằng con tàu Tsimtsum bị đắm mà ko gây nên 1 chút quan tâm nào. Ngay lúc bấy giờ tại Tokyo, tại Panama City, Madras, Honolulu, và sao nữa, ngay cả ở Winnipeg, đèn đỏ đang reo, những cặp mắt trợn trừng sợ hãi, những cái miệng hổn hển thốt lên: ''Lạy Chúa! Tàu Tsimtsum đắm rồi!'', và những bàn tay chộp vội lấy ống nghe điện thoại. Thêm nhiều nữa đèn đỏ nhấp nháy và thêm nhiều nữa chuông báo động réo lên. Phi công đang chạy đến máy bay, vội vã đến mức chưa kịp cả buộc dây giày. Sỹ quan trên các con tàu thủy thủ vặn tay lái đến chóng mặt. Cả những con tàu ngầm cũng lượn vòng dưới nước để tham gia cuộc cứu nạn. Chúng tôi sắp đc cứu. Một con tàu sẽ xuất hiện trên đường chân trời. Một khẩu súng sẽ giết con linh cẩu và đưa con ngựa vằn thoát khỏi tình trạng khốn khổ của nó. Có thể con Nước Cam cũng sẽ đc cứu thoát. Tôi sẽ trèo lên tàu và gặp lại gia đình tôi. họ đã đc người ta vớt lên từ 1 cái xuồng khác. Chỉ cần tôi làm sao sống sót đc vài giờ nữa là tàu cứu nạn sẽ đến.
    Tôi với xuống nhặt cái lưới, cuộn nó lại rồi ném nó xuống giữa tấm bạt để làm vật cản, cho dù thật cỏn con. Nước Cam hình như liệt hoàn toàn. Tôi đoán nó vẫn còn choáng. Chỉ có con linh cẩu làm tôi lo. Tôi có thể nghe tiếng nó rên rỉ. Tôi bám lấy hy vọng rằng 1 con ngựa vằn, vốn là mồi quen thuộc của nó, và 1 con khỉ độc, cũng có thể ăn đc dù chưa quen, sẽ làm cho nó ko nghĩ nhiều đến tôi.
    Tôi để 1 mắt về fía chân trời, mắt kia về fía đuôi xuồng. Ngoài tiếng rền rĩ của con linh cẩu, tôi ko nghe thấy gì nhiều từ fía mấy con thú, chỉ có vài tiếng móng cào lên 1 cái gì cứng và thảng hoặc có vài tiếng rên và tiếng kêu tắc nghẹn. Hình như ko có đánh nhau gì giữa bọn chúng.
    Giữa buổi sáng thì con linh cẩu lại xuất hiện. Mấy fút trước đó riếng rền rĩ của nó đã to hẳn lên thành 1 tiếng kêu thét thật sự. Nó nhảy qua con ngựa vằn lên đuôi xuồng, nơi 2 mặt ghế ở 2 bên sườn xuồng liền với nhau thành 1 hình tam giác. Đó là 1 vị trí khá lộ liễu, khoảng cách giữa mặt ghế và mép xuồng chỉ độ 30 phân. Con vật lo lắng nhìn ra ngoài xuồng. Nước biển mênh mông lên xuống có vẻ khiến nó khiếp đảm, vì nó lập tức thụt đầu nhảy tọt xuống lòng xuồng ngay sau con ngựa vằn. Chỗ ấy rất hẹp, ép giữa cái lưng rộng bè của con ngựa vằn và sườn các thùng phao chạy suốt quanh xuồng dưới gầm ghế, cho nên con linh cẩu ko thể nằm đc. Nó vật vã 1 lúc rồi lại trèo lên đuôi xuồng, nhẩy qua con ngựa vằn vào giữa xuồng, biến xuống dưới tấm bạt. Những việc đó diễn ra chưa đến 10 giây đồng hồ. Con linh cẩu đã chỉ cách tôi chưa đầy 5 mét. Phản ứng duy nhất của tôi là cứng người lại vì sợ. Con ngựa vằn thì vội nghển đầu lên và sủa ầm ĩ.
    Tôi hy vọng con linh cẩu sẽ ở lại dưới tấm bạt. Nhưng nào có đc. Gần như ngay lập tức, nó lại nhảy qua con ngựa vằn lên cái ghế ở đuôi tàu. Nó đứng quay tròn trên mặt ghế, kêu ư ử, có vẻ chần chừ cái gì đó. Tôi đang đoán nó sẽ giở trò gì tiếp theo thì nhoáng 1 cái, nó chúi đầu chạy vòng quanh con ngựa vằn, biến cái ghế dài đuôi xuồng, ghế 2 bên mạn và cái chạy ngang xuồng ngay sát tấm bạt thành 1 vòng đua dài khoảng 6 mét. Nó chạy 1 vòng - 2 - 3 - 4 - 5 - và cứ thế chạy tiếp, ko nghỉ, cho đến khi tôi ko đếm đc nữa. Và trong suốt thời gian ấy, vòng này qua vòng khác, nó kêu liên tục bằng 1 giọng the thé: yip yip yip yip yip. Một lần nữa, tôi fản ứng rất chậm chạp. Tôi sững người vì sợ và chỉ có thể ngó trân trân con thú. Nó chạy rất khỏe và đều. Nó chẳng bé nhỏ chút nào, nó đã là 1 con đực trưởng thành, trông fải nặng đến 70 cân. Chân nó giậm trên mặt ghế làm cả xuồng run động, móng đập canh cách. Mỗi lần nó hạy khỏi fía đuôi xuồng là tôi lại căng thẳng. Nhìn con thú chạy về fía mình đủ làm tôi dựng tóc gáy, nghĩ đến cảnh nó cứ thế lao vào mình thì sợ vô cùng. Rõ ràng, Nước Cam, ở đâu thì ở, ko thể cản đường nó đc. Còn tấm bạy đã quấn lên 1 chút và cái cuộn lưới tôi đã ném lên đó thì còn là các vật fòng thủ thảm hại hơn. Nếu muốn là con thú có thể vọt lên mũi xuồng ngay sát chân tôi. Nhưng có vẻ nó ko có ý định ấy. Lần nào chạy đến cái ghế ngang, nó cũng rẽ theo đó và tôi lại thấy cái lưng nó nhấp nhô rất nhanh dọc theo mép tấm bạt. Tuy nhiên, trong tình trạng này, hành động của con linh cẩu là ko thể lường được và bất kì lúc nào nó cũng có thể bất ngờ tấn công tôi.
  9. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 43:
    Dấu vết cuối cùng mà tôi nhìn thấy của con tàu là 1 vệt dầu loang lấp lánh trên mặt nước.
    Tôi tin ko fải chỉ có mình tôi. Ko thể tưởng tượng đc rằng con tàu Tsimtsum bị đắm mà ko gây nên 1 chút quan tâm nào. Ngay lúc bấy giờ tại Tokyo, tại Panama City, Madras, Honolulu, và sao nữa, ngay cả ở Winnipeg, đèn đỏ đang reo, những cặp mắt trợn trừng sợ hãi, những cái miệng hổn hển thốt lên: ''Lạy Chúa! Tàu Tsimtsum đắm rồi!'', và những bàn tay chộp vội lấy ống nghe điện thoại. Thêm nhiều nữa đèn đỏ nhấp nháy và thêm nhiều nữa chuông báo động réo lên. Phi công đang chạy đến máy bay, vội vã đến mức chưa kịp cả buộc dây giày. Sỹ quan trên các con tàu thủy thủ vặn tay lái đến chóng mặt. Cả những con tàu ngầm cũng lượn vòng dưới nước để tham gia cuộc cứu nạn. Chúng tôi sắp đc cứu. Một con tàu sẽ xuất hiện trên đường chân trời. Một khẩu súng sẽ giết con linh cẩu và đưa con ngựa vằn thoát khỏi tình trạng khốn khổ của nó. Có thể con Nước Cam cũng sẽ đc cứu thoát. Tôi sẽ trèo lên tàu và gặp lại gia đình tôi. họ đã đc người ta vớt lên từ 1 cái xuồng khác. Chỉ cần tôi làm sao sống sót đc vài giờ nữa là tàu cứu nạn sẽ đến.
    Tôi với xuống nhặt cái lưới, cuộn nó lại rồi ném nó xuống giữa tấm bạt để làm vật cản, cho dù thật cỏn con. Nước Cam hình như liệt hoàn toàn. Tôi đoán nó vẫn còn choáng. Chỉ có con linh cẩu làm tôi lo. Tôi có thể nghe tiếng nó rên rỉ. Tôi bám lấy hy vọng rằng 1 con ngựa vằn, vốn là mồi quen thuộc của nó, và 1 con khỉ độc, cũng có thể ăn đc dù chưa quen, sẽ làm cho nó ko nghĩ nhiều đến tôi.
    Tôi để 1 mắt về fía chân trời, mắt kia về fía đuôi xuồng. Ngoài tiếng rền rĩ của con linh cẩu, tôi ko nghe thấy gì nhiều từ fía mấy con thú, chỉ có vài tiếng móng cào lên 1 cái gì cứng và thảng hoặc có vài tiếng rên và tiếng kêu tắc nghẹn. Hình như ko có đánh nhau gì giữa bọn chúng.
    Giữa buổi sáng thì con linh cẩu lại xuất hiện. Mấy fút trước đó riếng rền rĩ của nó đã to hẳn lên thành 1 tiếng kêu thét thật sự. Nó nhảy qua con ngựa vằn lên đuôi xuồng, nơi 2 mặt ghế ở 2 bên sườn xuồng liền với nhau thành 1 hình tam giác. Đó là 1 vị trí khá lộ liễu, khoảng cách giữa mặt ghế và mép xuồng chỉ độ 30 phân. Con vật lo lắng nhìn ra ngoài xuồng. Nước biển mênh mông lên xuống có vẻ khiến nó khiếp đảm, vì nó lập tức thụt đầu nhảy tọt xuống lòng xuồng ngay sau con ngựa vằn. Chỗ ấy rất hẹp, ép giữa cái lưng rộng bè của con ngựa vằn và sườn các thùng phao chạy suốt quanh xuồng dưới gầm ghế, cho nên con linh cẩu ko thể nằm đc. Nó vật vã 1 lúc rồi lại trèo lên đuôi xuồng, nhẩy qua con ngựa vằn vào giữa xuồng, biến xuống dưới tấm bạt. Những việc đó diễn ra chưa đến 10 giây đồng hồ. Con linh cẩu đã chỉ cách tôi chưa đầy 5 mét. Phản ứng duy nhất của tôi là cứng người lại vì sợ. Con ngựa vằn thì vội nghển đầu lên và sủa ầm ĩ.
    Tôi hy vọng con linh cẩu sẽ ở lại dưới tấm bạt. Nhưng nào có đc. Gần như ngay lập tức, nó lại nhảy qua con ngựa vằn lên cái ghế ở đuôi tàu. Nó đứng quay tròn trên mặt ghế, kêu ư ử, có vẻ chần chừ cái gì đó. Tôi đang đoán nó sẽ giở trò gì tiếp theo thì nhoáng 1 cái, nó chúi đầu chạy vòng quanh con ngựa vằn, biến cái ghế dài đuôi xuồng, ghế 2 bên mạn và cái chạy ngang xuồng ngay sát tấm bạt thành 1 vòng đua dài khoảng 6 mét. Nó chạy 1 vòng - 2 - 3 - 4 - 5 - và cứ thế chạy tiếp, ko nghỉ, cho đến khi tôi ko đếm đc nữa. Và trong suốt thời gian ấy, vòng này qua vòng khác, nó kêu liên tục bằng 1 giọng the thé: yip yip yip yip yip. Một lần nữa, tôi fản ứng rất chậm chạp. Tôi sững người vì sợ và chỉ có thể ngó trân trân con thú. Nó chạy rất khỏe và đều. Nó chẳng bé nhỏ chút nào, nó đã là 1 con đực trưởng thành, trông fải nặng đến 70 cân. Chân nó giậm trên mặt ghế làm cả xuồng run động, móng đập canh cách. Mỗi lần nó hạy khỏi fía đuôi xuồng là tôi lại căng thẳng. Nhìn con thú chạy về fía mình đủ làm tôi dựng tóc gáy, nghĩ đến cảnh nó cứ thế lao vào mình thì sợ vô cùng. Rõ ràng, Nước Cam, ở đâu thì ở, ko thể cản đường nó đc. Còn tấm bạy đã quấn lên 1 chút và cái cuộn lưới tôi đã ném lên đó thì còn là các vật fòng thủ thảm hại hơn. Nếu muốn là con thú có thể vọt lên mũi xuồng ngay sát chân tôi. Nhưng có vẻ nó ko có ý định ấy. Lần nào chạy đến cái ghế ngang, nó cũng rẽ theo đó và tôi lại thấy cái lưng nó nhấp nhô rất nhanh dọc theo mép tấm bạt. Tuy nhiên, trong tình trạng này, hành động của con linh cẩu là ko thể lường được và bất kì lúc nào nó cũng có thể bất ngờ tấn công tôi.
  10. senorita_86

    senorita_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    2.907
    Đã được thích:
    0
    Sau nhiều vòng chạy, nó đột ngột dừng lại trên mặt ghế đuôi và fủ fục, đưa mắt nhìn chăm chăm xuống dưới gầm tấm bạt. Rồi nó ngước lên nhìn thẳng vào tôi. Vẻ nhìn gần như điển hình của loài linh cẩu - trống rỗng và thẳng thắn, rõ ràng là tò mò mà lại ko để lộ 1 tâm trạng gì, hàm dưới trễ, đôi tai to dựng đứng, mắt sáng và đen tuyền - 1 vẻ căn thẳng ứa ra từ từng tế bào trên cơ thể, 1 nỗi khắc khoải khiến cho con thú bừng bừng lên như đang cơn sốt. Tôi chuẩn bị cho kết cục của mình. Nhưng chẳng có gì cả. Nó lại bắt đầu chạy vòng quanh.
    Khi 1 con thú quyết định làm cái gì, nó có thể làm việc đó rất lâu. Suốt sáng, con linh cẩu chạy vòng tròn và kêu yip yip yip yip yip. Thỉnh thoáng nó dừng lại 1 tí trên cái ghế đuôi xuồng, còn thì vòng nào cũng hệt như nhau, ko có thay đổi gì trong cách chạy, tốc độ, cao độ và âm lượng của những tiếng yip yip, hướng chạy ngược chiều kim đồng hồ. Tiếng yip yip của nó chói tai và khó chịu vô cùng. Nhìn nó chạy như thế mãi cũng fát chán và mệt mỏi, đến nỗi tôi fải quay đầu sang bên, chỉ hơi để mắt 1 chút đề fòng mà thôi. Ngay con ngựa vằn, lúc đầu cứ khịt lên ầm ĩ mỗi lần con linh cẩu chạy qua đầu, sau cũng nằm im lìm.
    Thế mà cứ mỗi lần con lin cẩu dừng lại ở cái ghế đuôi xuồng, tôi lại thót tim. Cho dù đã cố chỉ để mắt về fía chân trời với hy vọng nhìn thấy 1con tàu cứu nạn, tôi vẫn ko thể ngừng để ý đến con vật điên khùng kia.
    Tôi ko có thành kiến với bất kỳ 1 con thú nào, nhưng rõ ràng con linh cẩu lông chấm này đã ko đc chăm sóc cẩn thận. Trông nó xấu đến mức ko thể thương đc. Cái cổ to và đôi vai so lại, chạy xuôi xuống thân sau của nó trông như mẫu 1 con hươu cao cổ mà tạo hóa đã fải bỏ đi, còn bộ lông thì tơi tả như chấp vá từ những fế thải của tạo vật. Mầu nó là 1 hỗn tạp vàng xỉn, đen, vàng chanh, xám, với những cái chấm ko có chút gì như vẻ fô trương quý fái của bộ lông chấm xếp thành hình hoa hồng ở loài báo; chúng giống như triệu chứng của 1 căn bệnh ngoài da thì đúng hơn, như 1 chứng ghẻ lở ác tính của động vật. Cái đầu rộng bè và quá khổ, cái trán cao như trán gấu nhưng lại bị 1 đường chân tóc thụt lùi làm xấu mã, đôi tai giống tai chuột 1 cách nực cười, vừa to vừa tròn, mõm lúc nào cũng há thở fì fò. Lỗ mũi quá to. Đuôi thì xơ xác và chẳng ve vẩy lúc nào. Dáng điệu vụng về. Tất cả các bộ fận ấy lắp vào thành ra giống như chó, nhưng là 1 con chó ko ai muốn nuôi làm bạn.
    Song tôi vẫn ko quên lời cha tôi. Đây ko fải là những con thú hèn nhát chuyên ăn thịt chết. Nếu tạp chí National Geographic đã mô tả chúng như vậy thì đó là họ chỉ quay fim chúng vào ban ngày. Còn khi trăng lên thì ngày mới thực sự bắt đầu đối với linh cẩu, và chúng đã chứng tỏ là những con thú săn mồi đáng sợ. Linh cẩu tấn công theo bầy, bất kì con thú gì chúng có thể đuổi kịp, và xé xác con mồi ngay khi còn đang chạy. Chúng săn ngựa vằn, sơn dương, trâu nước, ko fải chỉ những con già yếu, mà cả những con cường tráng trong bấy. Chúng tấn công dữ dội, luôn vùng dậy lập tức nếu bị con mồi đè hoặc đá ngã, ko bao giờ bỏ cuộc vì thoái chí. Và chúng tinh khôn, thích săn những con thú vừa lọt lòng mẹ. Một con sơn dương mới đc 10 phút tuổi là món ăn ưa thích nhất của chúng. Nhưng linh cẩu cũng ăn cả sư tử và tê giác non. Chúng chu đáo hết sức khi đã bắt đc con mồi. Chỉ sau 15 phút là cả 1 con ngựa vằn sẽ chỉ còn lại cái đầu lâu, cũng sẽ lại đc lôi về hang để lũ con yên tâm gậm gạp. Ko có gì bỏ fí; chúng ăn cả những đám cỏ đã dây máu của con mồi. Bụng linh cẩu fình ra rõ rệt khi chúng nuốt chửng những miếng mồi lớn. Nếu may mắn, chúng sẽ ăn nó đến độ lặc lè. Khi đã tiêu hóa, chúng ho ra những cục lông đặc sệt, liếm láp sạch những gì còn sót lại trên đó, rồi lăn người ra trên những cục lông ấy. Linh cẩu lỡ ăn thịt lẫn nhau khi mải mê cắn xé con mồi là chuyện thường. Khi chen vào ăn 1 con ngựa vằn chẳng hạn, 1 con linh cẩu có thể ngoạm đứt tai hoặc mũi 1 bạn bầy của nó, ko hề có ý thù hằn gì. Linh cẩu ko ghê tởm 1 lầm lỡ như vậy. Chúng có quá nhiều vui thú, ko còn chỗ cho 1 cảm giác ghê tởm về bất cứ điều gì.
    Được senorita_86 sửa chữa / chuyển vào 07:34 ngày 29/06/2005

Chia sẻ trang này