1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca và các giáo lý Phật giáo được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi honghoavi, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cuộc đời Đức Phật Thích Ca và các giáo lý Phật giáo được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

    Nhân qua bên vnn.vn forum thấy có một bạn gởi bài "Cảm nhận vô thường" mới thấy nhiều bạn còn có cái nhìn chưa đúng đắn về Phật giáo, đôi khi còn hiểu lầm. Lại có bạn muốn tìm hiểu mà lại sợ bị chê là "già" không dám bày tỏ.Nên tôi muốn post bài này lên để các bạn hứng thì chấp bút tham gia. và để cùng nhau mở mang kiến thức về một trong mười đại tôn giáo trên thế giới.
    Trước tiên ta nói về vị giáo chủ của Phật giáo đức Thích Ca Mâu Ni.
    Đức Phật Thích Ca là một nhân vật có thật trong lịch sử nhân loại. Ngài sinh năm 624 trước công nguyên, học tên đầy đủ là
    Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa một nhánh của dòng họ Thích Ca (Sakya). Sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch. Theo Phật giáo Bắc Tông năm 17 tuổi Ngài lấy vợ là công chúa Dadudala. Năm 18 tuổi sinh con đặt tên là Lahầula. Năm 19 tuổi Ngài xuất gia. Sau 5 năm vấn đạo, 6 năm tu khổ hạnh. Năm 30 tuổi Ngài đắc thành quả vị Phật (chữ Phật có nghĩa là người tỉnh thức). Ngài đi truyền giáo trong suốt 49 năm và tịch diệt khi tròn 80 tuổi.
    Bỏ qua những truyền thuyết huyền hoặc mà người đời sau dựng lên để ca ngợi Ngài và nhìn lại cuộc đời đức PHật Thích Ca ta thấy đó là một con người siêu phàm. Ngài là vị giáo chủ của một tôn giáo duy nhất sinh ra như một con người, sống như một con người và chết đi như một con người, trong suốt 49 năm truyền giáo ngày đã không ngừng nghỉ đi từ nơi này đến nơi khác để truyền bá Phật pháp mà không đòi hỏi gì về cho bản thân mình. Ngài giáo hoá nhân loại bằng gương lành trong sáng, bằng cuộc sống phạm hạnh và vị tha, băng tình yêu thương vô bờ bến dối với vạn vật. Và những gì Ngài nói cho đến ngày hôm nay sau hơn 2500 năm vẫn đúng với những gì mà khoa học đã chứng minh. Nhà khoa học Einstein cha đẻ của thuyết tương đối đã thừa nhận: "tôn giáo của tương lại phải là một tôn giáo có thể thoả mãn nhu cầu tâm linh con người vừa phù hợp với sự phát triển của khoa học nhưng vượt lên trên khoa học và tôn giáo ấy chỉ có thể là Phật giáo. "

    Lần sao tôi đề cập đến giáo lý Phật giáo. Mời các bạn đón xem!

    Hồng Hoà Vi.
  2. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Bác mở chủ đề này tôi rất ủng hộ. Tôi thì có chủ đề thảo luận về kinh thánh, nhưng tự nghĩ cảm thấy xấu hổ, vì bản thân là Đạo Phật nhưng lại không hiểu về đạo Phật nhiều. Mong bác viết nhiều để tôi có thể học hỏi thêm. Tặng bác 5* để ủng hộ.
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Những sai lầm khi nhìn nhận Phật giáo!
    Đối với bài viết này tôi xin quý vị hãy cất bỏ đôi kính màu của các bạn, những cặp kính màu định kiến đối với Phật giáo dù bạn có là người Hồi giáo, Thiên chúa giáo? hay bạn thuộc chủ nghĩa vô thần, hay bạn chỉ là người qua đường muốn tìm hiểu chút ít về Phật giáo. Tôi hy vọng qua bài viết này bạn các bạn có thể hiểu rõ, xóa bỏ những sai lầm thường thấy của người đời khi nhìn nhận Phật giáo.
    1/ Phật giáo là mê tín.
    Trước tiên tôi xin nói rằng người đời do không hiểu đạo nên cho rằng Phật giáo là mê tín. ĐIều này là một sự hiểu lầm tai hại. Chúng ta thường thấy nhiều người đi chùa Bà, chùa Thầy, hay đi vía bà, rồi các hiện tượng đồng cốt, xem bói, hay đốt vàng mã cho người chết? Tôi xin khẳng định những điều đó không phải là Phật giáo, Phật giáo nếu có lễ lượt cúng bái cũng chỉ một người duy nhất đó là Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mà điều này cũng dễ hiểu thôi vì có tin kính nên có tưởng nhớ cũng như chúng ta thường thờ tự ông bà.
    Chúng ta cũng cần minh định một vài điều. Mê tín là gì? Mê đây có nghĩa là mê muội, việc gì không trải qua sự suy nghĩ chín chắn, xác minh bằng lý trí mà tin tưởng mù quáng thì gọi là ?omê tín?.
    Còn ?otrí tín? là tin một cách có trí tuệ, có sự phán xét. Vậy thì không thể nói Phật giáo là mê tín khi chính miệng đức Phật nói :
    [Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về 10 nền tảng của đức tin chân chánh:
    Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
    Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
    Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
    Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
    Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
    Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
    Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
    Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
    Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
    Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết

    Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa kinh điển Phật giáo và kinh điển các tôn giáo khác, kinh điển Phật giáo cho phép hoài nghi, còn kinh điển một số tôn giáo khác thì không được hoài nghi. Nói như vậy để thấy sự tiến bộ trong tư tưởng Phật giáo. Phật nói:
    Sự hoài nghi thắc mắc của các ngươi là chính đáng vì một việc đáng nghi ngờ là nên nghi ngờ
    Với tôn chỉ đó Ngài đã dạy cho các đệ tử mình phải biết nghi ngờ và không được tin vào truyền thuyết, truyền thống, sự tuyên truyền, kinh điển tôn giáo, lý luận hoặc suy đoán nếu xét thấy sự việc đó không đem lại an vui đạo đức tốt lành và hướng thiện cho bản thân mình và cho những người xung quanh. Tư tưởng vĩ đại Phật giáo không chỉ dừng lại ở đó? theo lời đức Phật thì không phải vì đức Phật là thầy nên lời nói của Ngài phải tin chắc đúng. Phật giáo không cho rằng hoài nghi Phật là một tội ác, hoặc ngu xuẩn mà ngược lại sự hoài nghi ở một mức độ nào đấy là con đường dẫn đến sự giác ngộ. Câu nói:
    Nghi lớn là ngộ lớn, nghi nhỏ là ngộ nhỏ
    Của đức Phật đã là một minh chứng hùng hồn cho tư tưởng này của Phật giáo.
    Qua những phân tích trên có lẽ chúng ta đều thấy rằng Phật giáo là trí tín không hề mê tín.
    Hồng Hoà Vi.
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 20/04/2004
  4. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì mình biết rồi. Những tôn giáo lớn nào cũng có 2 loại, một loại cao cấp dành cho một số ít, một loại ở mức độ thấp hơn dành cho một số đông. Thì chính những lễ lượt cúng bái đó chính là dành cho số đông đó, còn Phật giáo ở mức độ cao thâm chắc chắn là ko có rồi... Tôn giáo lớn nào cũng thế cả, ko chỉ Phật giáo, mà cả Thiên Chúa giáo lẫn Hồi giáo đều như thế, đều chia ra làm hai loại tín đồ kiểu đó. Chỉ có những tôn giáo nhỏ, ít tín đồ (như những giáo phái chẳng hạn, hay như Phật giáo thuở mới thành lập chỉ bao gồm tăng đoàn) mới có khả năng thống nhất niềm tin muh thôi.
    Vì vậy, hiện tượng thường thấy đó là khi đi chê bai tôn giáo của người khác thì người ta thường đánh vào cấp độ tôn giáo thứ hai, thấp hơn, mà khi đi ca ngợi tôn giáo của mình thì người ta lại ca ngợi ở cấp độ tôn giáo thứ nhất, cao hơn. Và vì thế cho nên chẳng mấy khi người ở hai tôn giáo khác nhau lại tán đồng quan điểm của nhau được, trừ ra những người trí giả mà thôi. Điều đó thật đáng bực mình... Đến nỗi làm nản lòng người muốn bàn về tôn giáo một cách nghiêm túc...
  5. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết những chuyện mê tính, đồng bóng , bói toán à do Trung Quốc truyền sang Việt Nam, có lẽ do mục đích cai trị. Bản thân Đạo Phật không có những tục lệ mê tín đó.
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Liv viết:
    Cái này thì mình biết rồi. Những tôn giáo lớn nào cũng có 2 loại, một loại cao cấp dành cho một số ít, một loại ở mức độ thấp hơn dành cho một số đông. Thì chính những lễ lượt cúng bái đó chính là dành cho số đông đó, còn Phật giáo ở mức độ cao thâm chắc chắn là ko có rồi... Tôn giáo lớn nào cũng thế cả, ko chỉ Phật giáo, mà cả Thiên Chúa giáo lẫn Hồi giáo đều như thế, đều chia ra làm hai loại tín đồ kiểu đó. Chỉ có những tôn giáo nhỏ, ít tín đồ (như những giáo phái chẳng hạn, hay như Phật giáo thuở mới thành lập chỉ bao gồm tăng đoàn) mới có khả năng thống nhất niềm tin muh thôi.
    Vì vậy, hiện tượng thường thấy đó là khi đi chê bai tôn giáo của người khác thì người ta thường đánh vào cấp độ tôn giáo thứ hai, thấp hơn, mà khi đi ca ngợi tôn giáo của mình thì người ta lại ca ngợi ở cấp độ tôn giáo thứ nhất, cao hơn. Và vì thế cho nên chẳng mấy khi người ở hai tôn giáo khác nhau lại tán đồng quan điểm của nhau được, trừ ra những người trí giả mà thôi. Điều đó thật đáng bực mình... Đến nỗi làm nản lòng người muốn bàn về tôn giáo một cách nghiêm túc...

    Ở đây tôi không có ý chê bai tôn giáo nào cả. Tôi chỉ ra những hiểu lầm mà người không hiểu đạo hiểu lầm Phật giáo thôi.
    Tôi chỉ nói ra một sự thật là chỉ có Phật giáo mới có sự hoài nghi chính cả giáo chủ của mình còn cac tôn giáo khác điều này bị cấm tuyệt đối.
    Phật giáo là bình đẳng không phủ nhận có một người nào yếu kém không thể giáo hoá được nên trong Phật giáo có tới 8 vạn 4 ngàn pháp môn tuỳ theo căn cơ chúng sinh. Người có trí tuệ có thể hiểu được giáo pháp thì đi theo pháp môn cần có trí tuệ. Người vì một lý do gì đó không đủ trí tuệ để nhận thức được giáo pháp thì cần đức tin, đức tin cũng chỉ là một phương tiện. Đứng về phương diện giải thoát thì tất cả các pháp môn đều bình đẳng không có cái gọi là "cao thâm hơn". Cũng như muốn qua sông, bơi cũng được mà đi đò cũng được, không thể nói bơi hay chèo đò là hay hơn nếu xét mục đích là để qua sông.
    Về lễ lượt, thờ tượng thì để gây đức tin ở người Phật tử.Có tin thì ngừời Phật tử mới làm theo những điều tốt đẹp. Nhưng người hiểu đạo thì biết rằng đó không phải là cứu cánh đó là phương tiện. Đức Phật từng nói
    "Tin ta mà không hiểu ta thì chẳng bằng phỉ báng ta"
    Điểm chính nằm ở chổ "hiểu", tuy lễ lượt thờ tượng nhưng ta hiểu rằng đó chỉ là phương tiện. Điều khác với thờ tượng và xem việc thờ tượng này là cứu cánh của một số tôn giáo khác.
    Mà ta nhìn khắp cả tất cả các tổ chức tôn giáo hay phi tôn giáo đều thấy có hiện tượng tưởng nhớ bằng hình ảnh hay tượng này là việc thường . Lấy ví dụ Bác Hồ. Không thể nói ta dâng hoa hay thắp nhang trước bàn thờ tổ quốc có ảnh Bác là mê tín là không tốt. Vì đó là thể hiện sự biết ơn, và lòng kính trọng. Chính vì tin theo mà nhiều người đi theo con đường của BácHồ (tư tưởng Hồ Chí Minh) và làm theo những điều Bác Hồ dạy.
    Liv còn thắc mắc gì nữa không?
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 21/04/2004
  7. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đọc Trung Quán Luận của Mã Minh Bồ Tát và Long Thọ Bồ Tát và thành thật mà nói , không hiểu gì ráo .
    Theo tôi biết được , là Bankei và cả Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát , đều khuyên chúng ta tu tập theo cách làm lục căn thanh tịnh , trở về chân tính . Tức là nói nghe , nhìn , thấy cái gì xong cũng đều bỏ .
    Văn Thù Sư Lợi trong Duy MA Cật Kinh nói rằng :
    -------------------
    Bấy giờ, Duy Ma Cật hỏi Văn Thù:
    -Thế nào là hạt giống Như Lai?
    Ðáp:
    -Có thân là hạt giống Như Lai. Vô minh có ái là giống, tham sân si là giống, tứ điên đảo là giống, ngũ cái (ngũ dục) là giống, lục nhập là giống, thất thức xứ là giống, bát tà pháp là giống, cửu não là giống, thập bất thiện đạo ... là giống. Nói tóm lại, sáu mươi hai kiến chấp và tất cả phiến não đều là hạt giống Phật.
    Hỏi:
    -Tại sao?
    Ðáp:
    -Nếu kẻ thấy vô vi vào chánh vị thì chẳng thể còn phát Tâm Vô Thượng Bồ Ðề nữa. Ví như chỗ gò cao chẳng thể sanh hoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp vô vi vào chánh vị thì chẳng còn có thể sanh khởi Phật pháp, trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh sanh khởi Phật pháp thôi. Như gieo giống nơi hư không thì chẳng thể sanh khởi, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Cũnh thế, kẻ vào vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp, kẻ có ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, sanh khởi Phật pháp. Nên biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả thì chẳng được bữu châu vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền não thì chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy.
    -------------------
    Xin hỏi vô vi vào chánh vị có nghĩa là chi ? Nếu nhìn mọi vật đều là vô vi có phải là cũng tuân theo chân tính không ? Sao lại vào biển phiền não ? Tu tập là để rời khỏi bể khổ , sao lại phải vào bể khổ để tu ?
    Về Phi Tưởng Xứ , phải chăng đó là xứ sở của ma ? Vì chỉ có thế giới sau khi chết mới có thể phi tưởng , tức là tưởng gì thì có nấy .
    Được dreamweaver sửa chữa / chuyển vào 01:14 ngày 22/04/2004
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chính xác.
    Đạo Phật có thừa nhận là có thể nhìn nhận tuơng lai nhưng ko khuyến khích vì ko cho đó là mục tiêu để tu hành.
    Tìm hiểu đạo phật sẽ thấy đuợc nhiều triết lý hay.
  9. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Hì, honghoavi hiểu lầm rồi, tại hạ ko có gì thắc mắc cả... Tại hạ chỉ thử giải thích sự hiểu lầm và tranh cãi giữa các tôn giáo, vì nhân ở trên bạn có nói về nhiều người đã hiểu nhầm đạo Phật mà thôi. Chứ mình cũng ko có nói là bạn chê bai tôn giáo khác, vì thật sự bạn đã nhắc đến tôn giáo nào khác đâu nào...
    Rất muốn đọc những post của bạn nếu bạn cứ tiếp tục nghiêm túc và hòa nhã như thế này. Quả thật những người nói chuyện về tôn giáo muh được hòa nhã như bạn không nhiều đâu.
  10. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Xin chào mọi người!
    Có một em học sinh lớp một đi thi học sinh toán lớp 1 quốc tế đoạt giải nhất. Sau đó cậu ta đọc một cuốn sách toán tích phân vi phân của cấp 3, Và cậu ta tuyên bố:
    -"Tôi có đọc toán tích phân vi phân của cấp 3, thành thật mà nói, không hiểu gì ráo."
    Tội nghiệp cho Bankei và cả Văn Thù Sư lợi!
    Nếu nhìn mọi vật đều là vô vi - thì đó là đã nhìn mọi vật là hữu vi rồi, đâu còn là vô vi nữa!
    Tuân theo chân tính thì đâu còn là chân tính nữa? Cái gì tuân theo chân tính vậy?
    Không biết thì đừng có nói càn? Đừng có gán ý của mình cho người khác! Ai lại đi giải thích theo cái kiểu dưới đây bao giờ:
    Được buddha__vn sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 22/04/2004

Chia sẻ trang này