1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca và các giáo lý Phật giáo được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi honghoavi, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Nhât trí với bạn điều này. Nhiều người chỉ bàn luận đến các vấn đề cao siêu mà quên đi các vấn đề thực tế, có thể ứng dụng trong cuộc sống con người. Ngay từ đầu tôi đã xác định là Phật Pháp ứng dụng trong cuộc sống cơ mà.
    Trung Quán Luận của Long Thọ Bồ Tát là một trong những lý luận Phật giáo cao tột, trong đó Ngài đã phá bỏ rất nhiều biên kiến (Triết học gọi là Nhị Nguyên). Ngài đã phá bỏ cả Nhân Quả, Thời gian, Nhân Duyên... Nhưng mấy ai hiểu được những điều cao thâm trong Trung Quán Luận một cách đầy đủ.
    Nếu muốn tham khảo về Trung Quán Luận mời bạn tìm đọc quyển "Trung Quán Luận" của Chánh Tấn Tuệ do nhà xuất bản Tôn Giáo phát hành. Trong đó có luận giải một số vấn đề tôi đã nêu ở trên.
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Lục Hoà - Phương Pháp đem lại sực mạnh tập thể.
    Tại sao tôi lại nói về Lục Hoà? Vì thấy trên box Học Thuật này chúng ta tranh cãi nhưng lại không mang lại hoà khí cho Box. Điển hình là hiện nay một số chủ đề đã bị khoá vì lý do tranh cãi, bôi bác lẫn nhau - đây là một vấn đề mang tính thời sự. Nên cần phải nói gấp nói nhanh để nếu có bạn nào đọc được tôi mong rằng bạn ấy sẽ nhân rộng tinh thần này ra nhằm giữ lại hình ảnh tốt đẹp cho Box học thuật cũng là cho các thành viên của Box.
    Đáng lẽ trước tiên muốn trình bày về Lục Hoà thì nên nói về nguyên nhân vì sao có Pháp Lục Hoà nhưng tôi xin phép bà con bỏ đi phần này nếu có duyên tôi sẽ trình bày lại sau. 6 phép Lục Hoà gồm.
    1/ Thân hoà đồng trú: tức là những người sống cùng nhau ăn cùng nơi, ở cùng một chỗ phải hoà thuận yêu thương lẫn nhau. Trường hợp riêng như chúng ta cùng ở trong Bõ học thuật thì phải hoà thuận cùng nhau không nên công kích nhau quá đáng
    2/ Khẩu hoà vô tránh (tránh chứ không phải tranh) Lời nói hoà nhã không tranh cãi nhau. Cái này quá rõ ràng không cần nói ai cũng hiểu
    3/ Ý hoà đồng duyệt. trong một tập thể ý kiến phải thống nhất, không được mỗi người mỗi ý.
    4/ Giới hoà đồng tu: cần phải giữ giới luật cúng nhw chúng ta cần phải giữ lấy nội quy của box không được tuỳ tiện.
    5/ Lợi hoà đồng quân: Có cái lợi chì chia nhau
    6/ Kiến hoà đồng giải: Có điểm nào không rõ thì cùng nhau ngồi lại giải quyết làm sáng tỏ vấn đề.
    Về ý nghĩa của sáu phép Lục Hoà thì quá rõ. Nhưng tôi xin nói thêm về những 3 điều chúng ta cần giữ riêng cho chủ đề này cũng như box học thuật:
    Khẩu hoà vô tránh:
    Dĩ nhiên là không cãi nhau. Nhưng mà khó lắm, làm sao không cãi nhau được!!! Chúng ta cần hiểu rõ nguyên do của của việc cãi nhau.
    Chúng ta tranh luận với nhau gay gắt là do tâm chúng ta quá hẹp hòi ích kỷ trong Phật giáo gọi là "sân". Chính vì tâm lý chỉ có mình đúng không dung nạp được ý kiến của người khác.
    Lấy ví dụ có một cái ly để ở mép bàn. Mình đi ngang qua lỡ tay đánh rớt, bể ly.
    Nếu là người không hiểu đạo sẽ xét lỗi người. Ai kỳ vậy để cái ly giữa đường, tât nhiên việc tiếp theo sẽ có tranh cãi xảy ra xem ai là người có lỗi. Người biết đạo sẽ xét lỗi mình trước, mình đã mất tự chủ đi không chú ý nên làm rớt ly. Và như vậy đã tránh được một cuộc cãi vã. Tuy nhiên còn một trường hợp nữa mà ít người để ý: Không phải lỗi của người làm rớt cũng như không phải lỗi của người đặt ly. Tại sao?
    Vì đó là suy nghĩ của bậc thánh nhân, vì mình chắc chắn không có lỗi nhưng người ta có lẽ cũng không cố ý nên vì tâm từ ái mà khôngbắt lỗi người. Làm được điều này rất khó. Phải thấy được nhân duyên. Cái ly bể không do lỗi của ai cả chỉ do nhân duyên.
    Có cãi nhau là vì có chủ thể để cãi, nếu bằng một cách nào đó để loại bỏ chủ thể để cãi thì không có chuyện cãi nhau. Điều này là có thật trong thực tế. Rõ ràng trong thực tế có những người mà đời sống phạm hạnh vị tha của họ không cho phép chúng ta tranh cãi cùng họ, chúng ta chỉ có thể nghe lời họ nói một cách tâm phục khẩu phục.
    Cuộc sống họ như chiếc thuyền không, ta muốn cãi cũng không có chỗ mà cái. Mà vì bãn ngả chúng ta cãi với họ, học cũng im lặng không phải vì họ sợ mình mà vì học tội nghiệp cho người thiếu trí đấy. Đương nhiên những người đó là bậc thánh ở đời chúng ta không thể theo kịp.
    Tuy nhiên chúng ta cần xét lỗi minh để tiến tu để học hỏi thêm nhiều điều mới cũng là cái hay.
    Viết nhiều thì cũng rối mắt các bạn, viết ngắn thì không truyền tải hết được cái hay cái quý của Lục Hoà. Nghĩ tới nghĩ lui thôi thì tôi cứ viết sơ sơ như vậy nếu bạn nào có thắc mắc hoặc chưa rõ thì cứ hỏi, nếu có chỗ nào tôi biết tôi sẽ giải thích còn nếu không thì mời các cao thủ lý giải vậy. Mong lắm thay?
    Lần sau: Ý hoà đồng duyệt. Kiến hoà đồng giải
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 24/04/2004
  3. AndyZee

    AndyZee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn những bài của bạn ndmt. Xin hãy tiếp tục post thêm nhiều nữa.
  4. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ không có quyển sách nào THIẾT THỰC hơn cuốn sách tôi vừa giới thiệu, vì trước hết nó được viết cho những độc giả Tây Phương. thứ hai, nó đựợc Ni Sư Thích Trí Hải chọn dịch vào những năm 60. Nếu bạn chịu khó đọc kỹ chắc chắn bạn sẽ nhận ra mọt số điều mình chưa bao giờ biết, dù có thể bạn đã am hiểu nhiều về PG. Chuc ban có nhiều sức khoẻ và lòng can đảm để tiếp tục...
    thiết tưởng trước khi chúng ta nói bahoa về PG, tôi cần giới thiệu
    về tác giả cuốn sách trên. (nếu bạn ở SG thì hãy xem việc tôi làm này là thừa...)
    TIỂU SỬ
    NI TRƯỞNG THÍCH NỮ TRÍ HẢI ​
    - Phó viện trưởng viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
    - Nguyên thư viện trưởng và Giám đốc An sinh xã hội viện Đại học Vạn Hạnh
    - Nguyên Giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
    - Trụ trì tịnh thất Tuệ Uyển Vạn Hạnh, Liên Hoa, Diệu Không.
    Ni trưởng Pháp danh Tâm Hỷ, Pháp hiệu Thích Nữ Trí Hải, thế danh Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh.
    Sinh ngày 09 tháng 03 năm 1938 (Mậu Dần), tại Vỹ Dạ, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế, nguyên quán Gia Miêu Ngoại Trang, Thanh Hóa.
    Xuất thân từ một danh gia vọng tộc nhiều đời thâm tín Phật Giáo, thân phụ là cụ Nguyễn Phước Ưng Thiều tự Mân Hương, Pháp danh Như Chánh, thuộc phủ Tuy Lý Vương, thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Quê, Pháp danh Trừng Xuân. Ni trưởng là con thứ năm trong gia đình có sáu anh em.
    Bởi có túc duyên sâu đối với Phật pháp như thế, nên lúc còn là thai nhi ba tháng, Ni trưởng đã được sớm quy y Tam Bảo với đức Đệ Nhất Tăng Thống thượng Tịnh hạ Khiết. Ngôi chùa Tường Vân, Diệu Đức đã ươm hạt giống Bồ-đề cho người từ buổi thiếu thời vào những ngày còn học phổ thông. Ni trưởng với thiên tư thông tuệ, tài hoa, phẩm cách thanh cao đã nuôi chí xuất trần vào giữa tuổi hoa niên tươi đẹp. Năm 17 tuổi đỗ Tú tài toàn phần, Ni trưởng đã muốn xuất gia nhưng cơ duyên chưa đến. Ni trưởng tiếp tục vào trường Đại học Sư phạm và sau khi tốt nghiệp, đi dạy trường Phan Chu Trinh - Đà Nẵng.
    Năm 1960, Ni trưởng sang Mỹ du học và tốt nghiệp Cao học ngành Thư viện (M.A). Cuối năm 1963, Ni trưởng về nước gặp lúc Viện Cao đẳng Phật học Việt Nam ra đời, đã cùng với em gái là Tôn Nữ Phùng Thăng vâng lời Hòa thượng thượng Trí hạ Thủ đến phụ tá Ni trưởng chùa Phước Hải, quán xuyến cư xá Nữ Sinh Viên và làm việc tại chùa Pháp Hội.
    Năm 1964 Ni trưởng quyết dứt trần duyên, cắt tóc xanh, xuất gia y chỉ Ni trưởng thượng Diệu hạ Không tại chùa Hồng Ân. Huế và đã được thọ giới Sa-di Ni. Sau đó, Người được Giáo Hội cử làm thư ký cho Thượng tọa Viện trưởng Thích Minh Châu khi Viện Cao đẳng Phật học trở thành Viện Đại học Vạn Hạnh.
    Năm 1968, Ni trưởng thọ giới Thức-xoa-ma-na tại Nha Trang và được Thượng tọa Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh bổ nhiệm làm Thư viện trưởng và giám đốc Trung tâm An sinh xã hội của Viện. Từ đó Ni trưởng tham gia việc giảng dạy, dịch thuật, thuyết pháp cho sinh viên, Tăng Ni Phật tử tại Viện và thực hiện công tác An sinh từ thiện cho đồng bào bị thiên tai bão lụt và chiến tranh.
    Năm 1970 Ni trưởng thọ Tỳ-kheo-ni và Bồ-tát giới tại Đại Giới đàn Vĩnh Gia tổ chức ở Đà Nẵng.
    Khi Viện Phật học Vạn Hạnh được thành lập, Ni trưởng tiếp tục làm Giảng sư tại Thiền viện Vạn Hạnh rồi giảng dạy tại các trường Cao cấp Phật học và Học viện Phật giáo Việt Nam, phụ trách lớp Trung Bộ Kinh bằng Anh ngữ cho Tăng Ni sinh.
    Mở rộng công tác giáo dục, mỗi lần có dịp về Huế, Ni trưởng đều được thỉnh giảng ở các chùa Diệu Đức, Diệu Hỷ, Hồng Ân và phụ trách lớp Cảnh Sách.
    Mỗi mùa An cư kiết hạ, Ni trưởng được mời thuyết giảng tại các trường hạ như Vĩnh Phước (ở Hóc Môn), chùa Phước Hòa và các Tự viện trong thành phố hoặc vùng xa như chùa Đại Giác ở Sóc Trăng.
    Năm 1996 đến 1999 trường Trung cấp Phật học Long An, Ni viện Thiên Phước thỉnh Ni trưởng dạy Luật Tứ Phần Tỳ-kheo-ni và Bồ-tát giới.
    Các Đại Giới đàn Minh Tánh (1996), Liễu Thiền (1999), Khánh Phước (2002) tổ chức tại Ni viện Thiên Phước - Long An đều cung thỉnh Ni trưởng làm Tuyên Luật sư và Trưởng Ban khảo hạch.
    Năm 2003 Ni trưởng được cử vào Phó Ban khảo hạch Đại Giới đàn Thiện Hoa ở Từ Nghiêm.
    Đầu tháng 12 năm 2003 Ni trưởng được suy cử Phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam và Trưởng ban vận động tài chính.
    Ngoài những hoạt động giáo dục, hoằng pháp, Ni trưởng còn dành nhiều thì giờ cho việc phiên dịch, biên soạn và in ấn kinh điển để giúp Tăng Ni, Phật tử có thêm tài liệu nghiên cứu học tập, mà tổng số lên đến cả trăm tác phẩm. Đặc biệt nổi tiếng là những bản dịch: Câu chuyện dòng sông của Đại văn hào Hermann Hesse, Gandhi tự truyện, Câu chuyện triết học, Thanh tịnh đạo luận, Thắng Man, Tạng thư Sống Chết, Giải thoát trong lòng tay. Ni trưởng còn trước tác một số tác phẩm khác mà quan trọng nhất là các bản Toát yếu Trung Bộ Kinh (3 tập).
    Không những tham gia vào sự nghiệp văn hóa, giáo dục, cuộc đời Ni trưởng còn gắn bó mật thiết với thân phận của đồng bào nghèo khó yếu đau khắp mọi miền đất nước. Từ những ngày làm Giám đốc Trung tâm An sinh xã hội, Ni trưởng đã đeo đuổi sự nghiệp giúp người cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình, dù có gặp gian khổ đến đâu.
    Đầu tháng 3 năm nay, nhân khi đi cứu trợ đồng bào dân tộc tại xã Thống Nhất huyện Bù Đăng, Ni trưởng đã bị té, chấn thương cột sống suýt nguy đến tánh mạng. Nhờ sự chữa trị tận tình của các bác sĩ thân hữu và sự săn sóc chu đáo của các đệ tử, Ni trưởng đã dần dần bình phục. Trong lúc cơ thể bị đau đớn như thế, sắc mặt Ni trưởng vẫn tươi vui, luôn hoan hỉ với mọi người, không bỏ dở việc dạy học cho đệ tử và đã sáng tác một loạt những tập thơ Ngoạ Bệnh Ca, Báo Ân Ca để tỏ lòng cảm ơn những người thăm hỏi. Nội dung các tập thơ này tỏa sáng ánh trí tuệ và thơm ngát hương từ bi.
    Một chiều mùa đông Ni trưởng bận chút Phật sự đi Phan Thiết với ba em thị giả, trên đường trở về Ni trưởng cùng hai em đệ tử Tuệ Nhã và Phước Tịnh đều bị lâm nạn, Người đã Xả báo thân vào lúc 17 giờ ngày 14 tháng 11 năm Quý Mùi tức ngày 07 tháng 12 năm 2003, hưởng thọ 66 tuổi đời với 33 Hạ lạp; như một đóa Ưu-đàm tươi tắn ngát hương chợt bị bão tố vô thường cuốn đi vào cõi vô cùng, để lại bao nỗi ngậm ngùi đau thương cho những người ở lại.
    Nhưng không, hương vẫn ngan ngát thơm bay khắp muôn phương: hương giới đức, hương định tuệ, hương giải thoát của một đời Ni trưởng. Một tấm lòng rộng mở vì Phật Pháp, vì an vui cho mọi người và thương tưởng thế hệ tương lai. Dù có nói bao nhiêu cũng không đủ ngôn từ để diễn đạt hết điều đáng nói nhất về Ni trưởng.
    NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG, TỨ THẬP TAM THẾ, thượng TÂM hạ HỶ, hiệu TRÍ HẢI NI TRƯỞNG GIÁC LINH THÙY TỪ CHỨNG GIÁM.

    Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08/12/2003
    BAN TỔ CHỨC

  5. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Tôi post không phải để khoe chữ, vì tất cả những gì chúng ta đang ồn ào ở đây đều đã được giải quyết từ rất lâu, chẳng qua là vì chúng ta đã mất gốc, hoặc đã bị phá hoại qúa nhiều nên bây giwờ lại thấy những điều trên như những thứ tân kỳ.... Tôi post vì một lý do riêng tư. Điều đó lại không cần nói ra ở đây.
    Tôi không chính thức là một phật tử, nhưng nếu có cái gì đó trên thế gian khả dĩ khiến tôi kính phục thì đó chính là những giáo lý của Đức Phật và của Phật giáo nói chung, chứ không phải là tương đối thuyết, kỹ thuật số, k.Marx,lược giải thời gian.... gì cả.
    Có thể Phật giáo chính là Tôn giáo Phổ quát mà A.Einstein mơ ước cho nhân loại khi ông sắp từ giã một đoạn đời khoahoc-tâm linh đầy bi kịch của mình...
    Phật giáo VN có mặt trong suốt sử linh tư tưởng của VN. Hình ảnh T.T Thích Quảng Đức, mà lý trí bình thường sẽ không bao giờ hiểu nổi , vẫn còn đó, bi kịch PGVN vẫn đang mở phơi một cách bi thảm trước mắt chúng ta...Tôi không rao giảng, vì Phật giáo không cần rao giảng. ít nhất là ở chỗ một đặc tính của nó, đặc tính hướng nội, tức là quay vào bên trong chính mỗi cá nhân, sức mạnh của PG chính ở sự im lặng của nó.
    Mong rằng topic nay sẽ đi tiếp trong tinh thần "mặc như lôi" (im lặng sấm sét) đó.
    trân trọng.
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn ndmt !
    Cảm ơn vì bạn đã tham gia vào topic này! Cảm ơn vì bạn không phải là Phật tử nhưng lại có cái nhìn về Phật giáo như vậy.
    Biết rằng sức mạnh của Phật giáo nằm ở bên trong, nằm ở nội tâm. Biết rằng Phật giáo không cần phải rao giảng. Nhưng đời mạt pháp, nhìn khắp ra ngoài thấy đâu cũng có người vì không hiểu đạo mà gây ra lỗi lầm, thấy có nhiều người phỉ báng Phật. Tôi chỉ muốn đem một ít kiến thức của mình mà chỉ ra những điểm hay những điểm nên theo của Phật giáo lỡ ai có vì vài bài của mình mà thấy được những điểm này thì cũng tốt chứ sao.
    Mong bạn tiếp thục tham gia topic này.
    Mong lắm thay.
    honghoavi.
  7. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnequation.de/ibf/index.php?s=250a6431cd0990d8f438188afc6c5cd2&act=ST&f=15&t=116&st=75&#entry46402
    Khái quát về Giáo lý của Đạo Phật​
    Giáo lý của Đạo Phật tuy nhiều, có thể nói là mênh mông bát ngát như biển cả, hơn nữa lại có nhiều chỗ dường như mâu thuẫn với nhau - Có người ví nó như một khu rừng rậm, mà người khác bộ hành vào đó sẽ không biết đâu là lối đi, không biết nên bắt đầu từ đâu - Nhưng thực ra thì tóm tắt lại cũng không có nhiều, và cũng không đến nỗi khó hiểu lắm như người ta tưởng.
    Trước hết ta cần phải biết rằng có hai loại Giáo lý là: Giáo lý xuất Thế gian, và Giáo lý thế gian.
    Giáo lý thế gian là giáo lý dành cho đại chúng phổ thông, chi dạy cho họ nhưng điều thiện, điều hay lẽ phải..... và không có gì là khó hiểu cả.
    Cái khó hiểu ở đây là Giáo lý xuất thế Gian. Nó mới là phần chính, và cũng là cái chiếm khối lượng lớn nhất trong kho tàng giáo lý Phật học. Và ở đây em sẽ trình bày về phần giáo lý xuất thế gian này.
    Để hiểu được Phật Pháp, thì trước khi đi vào Phần nội dung của nó, ta cần phải tìm hiểu ý nghĩa của nó trước đã.
    (Còn nữa)
  8. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    A- Ý nghĩa của Phật Pháp là gì?
    Nó có hai ý nghĩa:
    Ý nghĩa thứ nhất:chỉ cho ta biết được cách để thoát khổ.
    Ý nghĩa thứ hai: Nêu bày sự thật
    Và như vậy ta thấy nó là thứ không phải để dành cho tất cả mọi người mà nó chỉ là thứ dành cho một trong ba loại người sau đây:
    Loại người thứ nhất: là loại người ý thức được về sự vô nghĩa của cuộc đời, Và họ muốn đi tìm ý nghĩa của cuộc đời, nhưng họ không biết cách làm sao để tìm ra được ý nghĩa của cuộc đời. Giáo lý của Đạo Phật sẽ giúp cho họ biết được đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc đời.
    Loại người thứ hai: là loại người ý thức được về nỗi khổ của cuộc đời của bản thân mình, và họ muốn tìm cách để thoát ra khỏi nỗi khổ đó, nhưng họ chưa biết thoát ra khỏi nó bằng cách nào. Giáo lý của Đạo Phật sẽ giúp cho họ biết được cách để đạt được mục đích của mình.
    Loại người thứ ba: là loại người muốn đi tìm hiểu về sự thật của bản thân, sự thật của thế giới, sự thật của cuộc đời....
    Ngoài ba loại người này ra, còn những loại người khác không cần tới Phật pháp để làm gì. Của quý mà không cần dùng, không có ích lợi, thì cũng thành vô nghĩa.
    Bây giờ em xin trình bày về phần nội dung.
    (Còn tiếp)
  9. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    B- Nội dung của Phật pháp
    Về mặt nội dung, Phật pháp có hai dòng chính:
    - Dòng thứ nhất là dòng chính thống, hay dòng nguyên thuỷ. Nhiệm vụ của nó là chỉ cho ta biết được cách để thoát khổ.
    - Dòng thứ hai là dòng không chính thống, cũng là dòng phát triển. Nhiệm vụ của nó là nêu bày sự thật.
    1- Dòng phật pháp chính thống (Nguyên thuỷ)
    Sở dĩ ta gọi nó là dòng Chính Thống vì nó được thuyết ra từ chính kim khẩu của Phật Thích Ca.
    Nó chính là Tứ diệu đế. Có thể nói một cách chính xác rằng toàn bộ Giáo pháp thuộc về dòng chính thống chính là Tứ diệu đế.
    Tứ diệu đế bao gồm:
    - Khổ đế
    - Tập dế
    - Diệt đế
    - Đạo đế
    Toàn bộ giáo lý thuộc dòng này là do chính Phật Thích ca tuyên thuyết, với mục đích giúp cho chúng ta biết được cách đoạn tận khổ đau.
    Giáo lý tuy nhiều, nhưng không ra ngoài Tứ diệu đế, chúng chỉ là sự triển khai ra từ Tứ diệu đế mà thôi.
    Cụ thể như: ngoài Tứ diệu đế, trong Giáo lý Nguyên thuỷ, ta còn nghe nói tới Lý duyên khởi, Thập nhị nhân duyên, Lý vô Ngã, Lý vô thường, Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Tứ Chánh Cần, Ba mươi bảy phẩm trợ Đạo,.... Mới thoạt nghe thì ta cứ tưởng như chúng chẳng có liên quan gì đến Tứ diệu đế, nhưng thực ra thì không phải vậy.
    Lý duyên khởi và Thập nhị Nhân duyên là một.
    Còn thập nhị nhân duyên trình bày theo chiều thuận chính là Tập đế, còn thập nhị nhân duyên trình bày theo chiều nghịch chính là Diệt đế.
    Lý vô ngã, lý Vô thường giải thích cho ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra khổ đau, và do đâu mà hết khổ đau, nghĩa là nó cũng nằm trong Tập đế và Diệt đế.
    Còn Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Tứ Chánh Cần, Ba mươi bảy phẩm trợ Đạo,.... thì thuộc về Đạo đế.
    Như vậy toàn bộ Giáo pháp nguyên thuỷ được thâu tóm lại trong Tứ diệu đế, với ý nghĩa giúp cho ta biết được cách làm sao để đoạn tận khổ đau - Dĩ nhiên với người không có nhu cầu đoạn tận khổ đau thì không cần tới nó làm gì. Điều đó có nghĩa là Giáo lý chính thống có tính thực dụng rất cao, chứ nó không hướng về triết học, về giải thích thế giới. Việc giải thích thế giới nếu có, thì cũng chỉ nhằm phục vụ cho mục đích thực dụng là: chỉ ra cách diệt tận khổ đau mà thôi. và vì vậy nó chỉ phục vụ cho những người thuộc nhóm hai, chứ không phục vụ cho những người thuộc nhóm một và nhóm ba.
    Những người thuộc nhóm một (loại người muốn đi tìm ý nghĩa của cuộc đời) và những người thuộc nhóm ba (loại người muốn đi tìm hiểu về sự thật của bản thân, sự thật của thế giới, sự thật của cuộc đời) mà đi nghiên cứu về giáo lý này thì họ sẽ không thấy có hứng thú, và rất là chán, đọc Kinh dễ buồn ngủ... Vì nó không đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
    Chỉ có những người thuộc nhóm hai (loại người muốn tìm cách để thoát ra khỏi nỗi khổ) thì họ mới có thể học Giáo lý này mà không thấy chán, không thấy buồn ngủ vì nó đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
    (Còn tiếp)
  10. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Bây giờ em xin giải thích rõ hơn về ý nghĩa của chữ "Đế", trong Tứ diệu đế.
    Đế nghĩa là "sự thật", hay "Chân Lý" - nghĩa là nó là một sự thật tuyệt đối, đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, và đúng với tất cả mọi người không chừa một ai.
    Cụ thể như:
    Khổ đế: Là sự thật về Khổ.
    Thực ra có nhiều người hiểu sai lầm về ý nghĩa của chữ Khổ đế này, kể cả nhiều vị Hoà Thượng danh tiếng trong Đạo Phật.
    Em đọc trong sách, thấy hầu hết các vị HT đáng kính đều giải thích về ý nghiã của Khổ đế theo cách như là họ đang chứng minh, đang ra sức bảo vệ chủ thuyết: "cuộc đời là bể khổ" của mình, Họ cho rằng ý nghĩa của Khổ đế là nêu bày về sự thực của cuộc đời, trả lời cho câu hỏi:
    - Cuộc đời là khổ hay sướng?
    Như theo em thì không phải vậy.
    Nếu giải thích như họ thì không thể gọi là Khổ đế (tức là sự thực về khổ) được mà phải gọi là Cuộc đời đế (tức là sự thực về cuộc đời) mới phải.
    Khổ đế dứt khoát không phải là câu trả lời cho câu hỏi: "Cuộc đời là khổ hay sướng?"Mà nó phải là câu trả lời cho câu hỏi: "Khổ là gì?" mới đúng!
    Bất cứ người nào hiểu Khổ đế theo nghĩa là một quan niệm về cuộc đời đều là hiểu sai với tinh thần của Khổ đế.
    Để hiểu đúng hơn về Khổ đế, chúng ta cần phải hiểu về ý nghĩa của nó. Đức Phật thuyết nó ra nhằm mục đích gì?
    Như em đã trình bày ở trên: Giáo lý nguyên Thuỷ (tức là Tứ diệu đế), được đức Phật thuyết ra nhằm chỉ dẫn cho những người muốn thoát khỏi nỗi khổ của cuộc đời mình, biết được cách để đạt được mục đích đó của mình.
    Và vì vậy Khổ đế được Ngài Thuyết ra cũng không ngoài mục đích trên, nó phải nhằm giúp cho chúng ta biết được cách để đoạn tận khổ đau. Vậy nó giúp cho ta điều đó ở chỗ nào?
    Ta thấy rằng ở đây diệt khổ là mục đích, nhưng nếu ta không biết khổ là gì? thì liêu có diệt khổ được không? cũng như đánh trận, mà ta không biết kẻ thù của ta là ai? ta cần phải tiêu diệt cái gì? hoặc giả ta xác định sai mục tiêu, thì liệu ta có thể thắng trận được không? Tất nhiên là không!
    ở đây cũng vậy!
    Khổ đau chính là kẻ thù mà ta cần phải tiêu diệt, nếu ta không xác định được khổ đau là gì? hoặc ta xác định sai về khổ đau thì liệu ta có thể đoạn tận khổ đau được hay không? dĩ nhiên là không?
    Thực ra tất cả mọi người chúng ta ai cũng muốn hết khổ cả, ta có làm gì đi chăng nữa, dù là kiếm cơm ăn qua ngày, hay muốn làm giàu, hay muốn tìm người yêu, danh tiếng,muốn mở mang kiến thức... thì trong vô thức của mỗi người cũng chỉ vì một mục đich duy nhât là để cho ta được sung sướng, không bị khổ đau mà thôi, ngoài ra không vì mục đich nào khác nữa.
    Nhưng việc xác định khổ đau khác nhau, cho nên cách thức để diệt khổ đau cũng khác nhau.
    Như người nghèo thiếu ăn thì cho là nghèo là khổ, và do vậy muốn hết khổ thì phải hết nghèo.
    Như người thiếu thốn tình cảm thì cho rằng thiếu thốn tình cảm là khổ, muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn tình cảm.
    Như người thiếu thốn danh tiếng thì cho rằng thiếu thốn danh tiếng là khổ, và muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn danh tiếng.
    Như người thiếu thốn quyền lực thì cho rằng thiếu thốn quyền lực là khổ, muốn hết khổ thì phải có quyền lực.
    ....................vvv.............
    Chính vì do xác định về khổ là như vậy, vè hết khổ là như vậy cho nên người nghèo thì lao vào kiếm tiến để mong hết nghèo, Người thiếu tình cảm thì lao đi tìm kiếm tình cảm, nghười thiếu danh tiếng thì lao đi tìm kiếm danh tiếng, người thiếu quyền lực thì lao đi tìm kiếm quyền lực..... Nhưng khi đã hết nghèo rồi, đã có đầy tình cảm rồi, đã có danh tiếng rồi, đã có quyền lực rồi, thì có chắc là họ sẽ hết khổ không? câu trả lời chắc chắn là không! Vì nhu cầu này hết sẽ tiếp tục nảy sinh nhu cầu khác, được voi đòi tiên mà, nhu cầu của con ngươì là vô hạn, vì vậy con người sẽ mãi mãi còn khổ đau trong sự theo đuổi việc thoả mãn nhu cầu đó.
    Với lại:
    - Có phải tất cả những người nghèo đều thấy khổ vì mình nghèo không? câu trả lời là không! có nhiều người nghèo nhưng vẫn không thấy mình khổ vì nghèo. Nghèo là khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
    - Có phải tất cả những người thiếu tình cảm đều thấy khổ vì mình thiếu tình cảm không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu tình cảm nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu tình cảm. Thiếu tình cảm là khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
    - Có phải tất cả những người thiếu danh tiếng đều thấy khổ vì mình thiếu danh tiếng không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu danh tiếng nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu danh tiếng. Thiếu danh tiếng là khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
    - Có phải tất cả những người thiếu quyền lực đều thấy khổ vì mình thiếu quyền lực không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu quyền lực nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu quyền lực. Thiếu quyền lực là khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
    ......................................................
    Tóm lại chúng ta thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về khổ đau, và chúng đều không chính xác, không mang tính tuyệt đối. Chính vì hiểu sai về sự khổ cho nên chúng ta không bao giờ có thể hết khổ được. Muốn hết khỏ trước hết chúng ta phải hiểu đúng về sự khổ đã.
    (Còn nữa)

Chia sẻ trang này