1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca và các giáo lý Phật giáo được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi honghoavi, 17/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Và ở Đây Phật Thích ca đã giúp chúng ta, ngài đã chỉ rõ cho chúng ta biết sự thực thì Khổ là gì?
    Và câu trả lời của ngài như sau:
    Khổ có hai loại là khổ thân và khổ tâm
    Khổ thân là những cảm giác khó chịu, bất như ý thuộc về thân thể, nghĩa là những cảm giác khó chịu, bất như ý thuộc về năm giác quan.
    Khổ tâm là năm trạng thái tâm lý: sầu, bi, khổ, ưu, não khi nó xuất hiện ở nơi ta thì khi đó là ta đang bị khổ tâm.
    - Sầu là u buồn, sầu muộn, buồn bã,...
    - Bi là đau thương,...
    - Ưu là ưu tư, lo lắng....
    - Bi là đau thương,...
    - Khổ là tất cả những trạng thái bất như ý còn lại nghoài bốn trạng thái tâm lý nói trên, thì gọi chung là khổ.
    Đó chính là câu trả lời của Đức Phật cho vấn đề Khổ là gì?
    (Còn nữa)
  2. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Tập đế: là sự thật về nguyên nhân gây ra khổ.
    Muốn diệt khổ thì phải diệt nguyên nhân gây ra khổ, muốn diệt nguyên nhân gây ra khổ thì phải biết nguyên nhân gây ra khổ là gì?
    Tại sao đức Phật lại phải đưa ra vấn đề nguyên nhân gây ra khổ đau để làm gì?
    Đó là vì chúng ta xác định nguyên nhân gây ra khổ đau không chính xác, mà đã xác định sai nguyên nhân gây ra khổ đau, thì làm sao có thể diệt tận khổ đau được.
    Ví dụ như:
    - Người nghèo thiếu ăn thì cho là nghèo là nguyên nhân gây ra khổ, và do vậy muốn hết khổ thì phải hết nghèo.
    - Người thiếu thốn tình cảm thì cho rằng thiếu thốn tình cảm là nguyên nhân gây ra khổ, muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn tình cảm.
    - Người thiếu thốn danh tiếng thì cho rằng thiếu thốn danh tiếng là nguyên nhân gây ra khổ, và muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn danh tiếng.
    - Người thiếu thốn quyền lực thì cho rằng thiếu thốn quyền lực là nguyên nhân gây ra khổ, muốn hết khổ thì phải có quyền lực.
    ....................vvv.............
    Chính vì do xác định về nguyên nhân gây ra khổ là như vậy, vè hết khổ là như vậy cho nên người nghèo thì lao vào kiếm tiến để mong hết nghèo, Người thiếu tình cảm thì lao đi tìm kiếm tình cảm, nghười thiếu danh tiếng thì lao đi tìm kiếm danh tiếng, người thiếu quyền lực thì lao đi tìm kiếm quyền lực..... Nhưng khi đã hết nghèo rồi, đã có đầy tình cảm rồi, đã có danh tiếng rồi, đã có quyền lực rồi, thì có chắc là họ sẽ hết khổ không? câu trả lời chắc chắn là không! Vì nhu cầu này hết sẽ tiếp tục nảy sinh nhu cầu khác, được voi đòi tiên mà, nhu cầu của con ngươì là vô hạn, vì vậy con người sẽ mãi mãi còn khổ đau trong sự theo đuổi việc thoả mãn nhu cầu đó.
    Với lại:
    - Có phải tất cả những người nghèo đều thấy khổ vì mình nghèo không? câu trả lời là không! có nhiều người nghèo nhưng vẫn không thấy mình khổ vì nghèo. Nghèo là nguyên nhân gây ra khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
    - Có phải tất cả những người thiếu tình cảm đều thấy khổ vì mình thiếu tình cảm không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu tình cảm nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu tình cảm. Thiếu tình cảm là nguyên nhân gây ra khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
    - Có phải tất cả những người thiếu danh tiếng đều thấy khổ vì mình thiếu danh tiếng không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu danh tiếng nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu danh tiếng. Thiếu danh tiếng là nguyên nhân gây ra khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
    - Có phải tất cả những người thiếu quyền lực đều thấy khổ vì mình thiếu quyền lực không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu quyền lực nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu quyền lực. Thiếu quyền lực là nguyên nhân gây ra khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
    ......................................................
    Tóm lại chúng ta thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về nguyên nhân gây ra khổ đau, và chúng đều không chính xác, không mang tính tuyệt đối. Chính vì hiểu sai về nguyên nhân gây ra sự khổ cho nên chúng ta không bao giờ có thể hết khổ được. Muốn hết khổ trước hết chúng ta phải hiểu đúng về nguyên nhân gây ra sự khổ đã.
    Và ở Đây Phật Thích ca đã giúp chúng ta, ngài đã chỉ rõ cho chúng ta biết sự thực thì nguyên nhân gây ra Khổ là gì?
    (Còn nữa)
  3. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Và câu trả lời của ngài như sau:
    Nguyên nhân trực tiếp gây ra khổ đau chính là tham vọng, ham muốn (Ái Dục)
    Nhưng nguyên nhân sâu xa, là gốc rễ của khổ đau, là Vô Minh (Nhận thức sai với sự thật)
    Vậy vô Minh là gì?
    Vô minh là:
    - Vạn pháp (tất cả các sự vật, hiện tượng) vốn vô thường, ta lại thấy chúng là thường; Vạn pháp vốn Vô Ngã, ta lại thấy chúng là Ngã.
    - Cái thân máu thịt (Sắc) này vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
    - Tất cả những cái mà chúng ta nhận biết được (Đối tượng bị nhận biết - Sắc) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
    - Sự nhận lãnh (Thọ) các pháp ở nơi ta vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
    - Tâm, ý, sự phóng tưởng, sự tưởng tượng(Tưởng) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
    - Các hành động hành vi, suy nghĩ, tư duy,...(Hành) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
    - Sự nhận thức (Thức) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
    Muốn diệt khổ thì phải diệt nhận thức sai lầm (Diệt vô minh), và nhờ đó mọi tham vọng, ham muốn cũng bị diệt khổ đau sẽ vĩnh viễn chấm dứt.
    (Còn nữa)
  4. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Diệt đế:
    Như ở trên đã nói, khi ta nghèo thì cho la hết nghèo sẽ hết khổ; khi ta thiếu thốn tình cảm thì cho là đầy đủ tình cảm sẽ hết khổ; Khi ta thiếu thốn danh tiếng thì cho là có danh tiếng sẽ hết khổ, khi ta thiếu thốn quyền lực thì cho là có quyền lực sẽ hết khổ.
    Nhưng sự thực thì không phải vậy! Xác đinh về sự hết khổ như vậy là hoàn toàn sai lầm, dù hết nghèo vẫn không hết khổ; có tình cảm vẫn không hết khổ, có danh tiếng vẫn không hết khổ, có quyền lực vẫn không hết khổ.
    Chính vì chúng ta xác định không đúng như thế nào là hết khổ, cho nên chúng ta mới không thể làm cho minh hết khổ được, và do đó Đức Phật mới thuyết về "Diệt đế"
    Tức là sự thật về sự diệt khổ, để giúp cho chúng ta có một nhận thức đúng đắn hơn về sự diệt khổ.
    Theo đức Phật thì: Tham vọng, ham muốn (Ái dục) diệt tức là khổ diệt. Và Tham vọng, ham muốn sẽ bị diệt khi Vô minh diệt. Như vậy Vô minh diệt tức là Khổ diệt.
    Như vậy, ở đây Phật định nghiã về sự diệt khổ trên nhân, Khi nguyên nhân gây ra khổ bị diệt thì gọi là Khổ diệt, mặc dầu quả khổ (khổ thân) do nguyên nhân cũ gây ra vẫn còn. Đây là vấn đề cần phải lưu ý.
    Sau khi đã xác định được tập đến và diệt đế rồi, thì Phật chỉ ra cái cuối cùng là "Đạo Đế" tức là con đường (Đạo Lộ) để đi đến khổ diệt.
    (Còn nữa)
  5. AndyZee

    AndyZee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bạn ndmt quyển sách đó có tựa đề là gì vậy? Cả bản tiếng Việt và tieng Anh luon.
    Thanx
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Gởi mathotinhlang!
    Trước tiên tôi xin hoan hô tinh thần của bạn khi đã post nhiều bài và phân tích nhiều điểm lý thú về Phật pháp. Tuy nhiên tôi cũng xin góp ý bạn ở mấy điểm sau:
    Nói như bạn cũng không phải là không đúng nhưng theo tôi không hợp lý cho lắm, vì vạn pháp không phân cao thấp. Mà nhiều pháp môn khác nhau là do căn cơ chúng sanh cao thấp không đồng đều như sen nở giữa hồ, có bông thì vượt lên hẳn mặt hồ, có bông thì là đà trên mặt nước, có bông vẫn chưa nở? Mà ngay cả thế gian hay xuất thế gian chỉ là do người đời sao này suy diễn ra thêm chứ ngay thời Phật tại thế, Ngài chưa từng nói nói đến thế gian hay xuất thế gian. Cứu cánh cuối cùng của Phật giáo vẫn là giải thoát dù tu tập theo pháp môn nào đi chăng nữa.
    honghoavi
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Gởi mặt hồ tĩnh lặng (không biết có đúng không)!
    Theo tôi đây là một điểm dễ hiểu lầm nhất trong Phật giáo.
    Lần kiết tập kinh điển lần thứ hai do trưởng lão Yasa triệu tập, 100 năm sau ngày đức Phật nhập diệt. Trong lần kiết tập này tăng chúng chia làm hai bộ có tư tưởng khác nhau. Thượng Tọa Bộ (còn gọi là Nguyên Thủy) và Tăng Chúng Bộ. Thượng Tọa Bộ muốn giữ nguyên và cho rằng không cần phải thay đổi gì cả, nhưng Tăng Chúng Bộ cho răng xã hội đã tiến bộ và có vài điều Luật cần thay đổi. Tuy nhiên cả Thượng Tọa Bộ và Tăng Chúng Bộ đều thống nhất với nhau về giáo lý căn bản như Tứ Đế Bát Chánh Đạo, Vô Thường Vô Ngã, Giới Định Tuệ? Như vậy lần kiết tập kinh điển lần này chỉ thay đổi vài điều Luật nhỏ trong bộ Luật, không thay đổi gì về Kinh và chưa có bộ Luận.
    Có lẽ mathotinhlang nói đến dòng chính thống là Thượng Tọa Bộ chăng?
    Nếu nghĩ như vậy là chưa đúng đắn vì nếu nói Thượng Tọa Bộ là chính thống trước hết chúng ta cần quan niệm đúng thế nào là chính thống theo Phật giáo? (Nên nhớ khác với chính thống trong các tôn giáo khác). Thế nào là không chính thống mà bạn nói cũng là dòng phát triển?
    Trước khi đức Phật nhập diệt có dạy tôn giả Anan:?Tăng chúng có thể bỏ hay thay đổi một số điều nhỏ cho phù hợp?. Cho nên sau này nếu Đại Chúng Bộ có thêm bớt vài điều trong trong bộ Luật thì cũng phù hợp với lời Phật dạy, chứ không có nghĩa là không còn chính thống nữa.
    Hơn nữa, khi trả lời cho người dì là Mahabaxàbadề đức Phật có nói:
    ?oNhững giáo lý nào mà dì chắc sẽ đưa đến ham muốn chứ không phải ham muốn, đến cảnh nô lệ chứ không phải giải thoát, đến thèm khát chứ không phải đến thanh đạm, đến lười biến chứ không phải tinh tấn, đến chỗ lấy ác làm vui chứ không lấy thiện làm vui? thì dì có thể quả quyết rằng đó không phải là đạo pháp, cũng không phải là giáo lý Phật đà. Những lời dạy nào đi ngược với những điều vừa nói, thì dì quả quyết rằng đó là pháp, đó là hành, đó là giáo.?
    Đức Phật đã từng dạy ta phá chấp giáo pháp chỉ là chiếc bè qua sông, phải rời bè mới lên được bờ cơ mà. Ta phải hiểu rằng không phải nguyên văn lời PHật mới là chính thống mà tất cả những con đường nào đưa đến giải thoát và giác ngộ là chính thống.
    Tôi thấy chỗ này không ổn. Phật giáo tôn trọng sự bình đẳng nên Phật pháp là dành cho tất cả mọi người. Không chỉ vậy Phật pháp còn dành cho tất cả chúng sanh. Đó là một trong những nét đặc sắc nhất của PHật giáo
    honghoavi
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Gởi Mặt hồ tĩnh lặng!!!!
    Theo tôi bạn đã hiểu sai về Khổ Đế. Các vị hòa thượng đã rất đúng khi chỉ ra được cuộc đời là bể khổ. Khổ đế là để trả lời cho câu hỏi ?oKhổ là gì?? là một sai lầm. Thật sự trong Phật giáo không ai đi định nghĩa khổ cả. Đức Phật thuyết Tứ diệu Đế là nhằm chỉ ra rằng cuộc đời là bể khổ, nguyên nhân gây ra khổ đau, cảnh giới sau khi chấm dứt khổ đau và con đuờng diệt khổ. Tại sao lại không có khái niệm tuyệt đối về khổ?
    Triết học đưa ra nhị nguyên (Phật giáo gọi là biên kiến) tức là hai mặt đối lập âm dương, sáng tối, thiện ác, được mất, ngày đêm, khổ sướng. Ví dụ như ngày đêm, thật sự không có ngày tuyệt đối cũng như có đêm tuyệt đối, người có kiến thức hiểu rằng ngày hay đêm chỉ là hình thức bên ngoài của một hiện tượng duy nhất là trái đất xoay quanh mặt trời. Ngày hay đêm chỉ là là quan niệm của con người. Ngày được lập ra bởi quan niệm về đêm, và đêm được lập ra bởi quan niệm về ngày. Nói một cách khác cái này nương vào cái kia mà tồn tại. Cũng đồng một nguyên lý ấy cuộc đời này làm gì có cái khổ tuyệt đối, mà chư Phật chỉ khổ để chúng sanh nhận ra cái lạc. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng trong cái lạc đã có mầm đau khổ. Chỉ có khi nào rời cả lạc và khổ đó mới là chân lạc thật sự theo đúng ý Phật.
    Hồng hoà vi
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Rừng kinh điển trong Phật giáo biết lấy đâu là gốc để mà phân định nên tôi post bài này nếu bạn nào có nghiên cứu thì cũng biết mình đang ở đâu trong... rừng!
    Về nội dung Phật Pháp, tuy phong phú nhưng gom chung lại chỉ gồm tam tạng kinh điển là Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận, gồm 3 văn hệ: Sanskris, Pali và Hán tạng. Ở Việt Nam Pali tạng thuộc Nam truyền Phật giáo. Hán Tạng thuộc Bắc truyền Phật giáo. Trong tam tạng thì tạng Kinh là quan trọng hơn hết. Tạng Kinh bao gồm 3 hệ thống:
    Hệ thống A Hàm: Giải thích về vô thường, khổ, không, vô ngã
    Hệ thống Bát Nhã: giải thích tự tánh các pháp là Không, chỗ Không ấy là tướng chân thật.
    Hệ thống Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Niết Bàn: giải thích chúng sanh sẵn có tánh giác gọi là Trí Tuệ PHật, Tri Kiến Phật, Niết Bàn.
    ( Thật ra trong cả cuộc đời Phật thuyết pháp Ngài không phân ra các hệ thống vì Phật thuyết pháp là tùy duyên. Nhưng người đời sau phân các thời kì Phật thuyết pháp như sau:
    Thời kỳ Hoa Nghiêm: Sau khi thiền định 49 ngày đêm và chứng đắc Phật ở lại dưới gốc Bồ Đề thêm 49 ngày và thuyết Hoa Nghiêm Kinh.
    Thời kỳ Lộc Uyển còn gọi là A Hàm: Phật bắt đầu thuyết Tứ Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như? gồm nhiều kinh như Nikaya, Trường A Hàm, Trung A hàm? trong 12 năm.
    Thời kỳ Bát nhã: (hình như là 9 năm ?" tôi nhớ không rõ)
    Thời kỳ Pháp Hoa:
    Thời kỳ ??? : chỉ trong một ngày một đêm Phật thuyết Đại Bát Niết Bàn Kinh trước khi Ngài nhập diệt.
    (Từ thời kỳ Bát nhã trở xuống tôi quên, bạn nào nhớ xin bổ sung, tôi cảm ơn lắm lắm)
    Tuy nhiên kinh sách thì qua thời gian dễ bị những sai lầm chen lẫn vào trong chánh pháp. Muốn phân định chánh tà, trong kinh có dạy cần dùng Tam Pháp Ấn, Tứ Pháp Án, và Đệ Nhất Pháp ấn để phân định.
    Tam pháp ấn là: Chư hạnh vô thường, Chư pháp vô ngã, Niết Bàn tịch mịch (hay Không) bao trùm toàn bộ giáo lý Phật giáo, nếu bất kỳ một kinh sách nào không đúng với tam pháp ấn là tà thuyết.
    Tứ pháp ấn là: Vô thường, khổ, không, vô ngã, tất cả những kinh tạng thuộc hệ thống A hàm nói không ngoài 4 lý này, nếu nói khác 4 lý này là tà thuyết.
    Đệ nhất pháp ấn là Nhất Tâm Chân Như được đề cập đến trong hệ thống Pháp Hoa (gồm kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm?) không liên quan đến hai hệ thống còn lại.
    hồng hoà vi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 19:23 ngày 30/04/2004
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Về Tứ Đế, bạn mathotinhlang đã trình bày
    Tôi xin bổ sung thêm ý bạn cho rõ ràng hơn.
    Khổ ĐếChúng ta cần công nhận cuộc đời này đầy dẫy những đau khổ, những trái ý nghịch lòng. Nói về Khổ đức Thích Ca Mâu Ni nói có "nước mắt chúng sanh nhiều hơn cả các đại dương". Khổ có thể gom lại thành 8 cái căn bản sau.
    1/ Sinh khổ: sinh ra trên đời này là khổ vì phải bon chen tranh giành?.
    2/ Lão khổ: thân thể bị tàn hoại bởi thời gian là khổ
    3/ Bệnh khổ: bệnh tật đau đớn hành xác thân? là khổ
    4/ Tử khổ: chết đi là khổ
    5/ Cầu bất đắc khổ: mong ước điều gì mà không toại nguyện là khổ
    6/ Ái biệt ly khổ: thương yêu nhau mà phải xa cách nhớ nhung là khổ.
    7/ Oán tắn hội khổ: ghét nhau mà phải gặp mặt nhau là khổ.
    8/Ngũ ấm xí thạnh khổ: Ngũ ấm gồm sắc thọ tưởng hành thức do nhân duyên sinh ra nên vô ngã, vô thường luôn luôn biến hoại, đi ngược với tham ái chấp thủ con người nên khổ
    Các đau khổ trên thể hiện qua 3 hình tướng
    Khổ khổ: khổ do thân mạng đem lại lại phải chịu khổ do hoàn cảnh đắng cay đem laị. khổ này là khổ hai tầng, đôi khi ta thấy cảnh khổ của nguời thân mà cũng khổ lây theo.
    Hoại khổ: những gì chúng ta yêu thích dần dần tan rã hủy diệt nên cũng làm ta khổ.
    Hành khổ: khổ do không thấy đuợc sự vận hành của vạn vật, vạn vật không thuờng tồn mà luôn luôn biến chuyển từng giây từng phút. Cả ý niệm và tinh thần của con nguời cũng vậy.
    Tập đế chúng ta thừa nhận cuộc đời này có nhiều cái khổ thì chúng ta cũng cần thừa nhận nguyên nhân dẫn đến những khổ đau naỳ. Nguyên nhân rất nhiều nhưng bao trùm gồm 10 món căn bản sau:
    1/Năm món độn sử: Đây là những cái khó trị vì nó ngấm ngầm vi tế nhưng lại day dẳng, khó dứt, khi phát huy thì mãnh liệt.
    Tham: tham muốn luyến ái thân, cảnh
    Sân: giân dữ nóng nảy, ích kỷ hẹp hòi
    Si: si mê ngu muội không thấy được sự thật
    Mạn: Ngã mạn kiêu căng, tự ca khinh người
    Nghi: ngờ vực gồm nghi pháp, tự nghi và nghi nhân.
    2/ Năm món lợi sử: tuy dễ sanh khởi nhưng cũng dễ từ bỏ.
    Thân kiến: chấp thân này là thực có trường tồn.
    Biên kiến: cố chấp một bên không đúng sự thật (gồm chấp thường chấp đọan)
    Tà kiến: Tà là cong, kiến giả không hợp với chánh lý.
    Kiến thủ: bảo thủ kiến giải của mình, không tin chánh lý
    Giới cấm thủ: tin tưởng thực hành theo những điều sai lầm.
    Diệt đếChỉ ra sự an lạc, thoát khổ khi đã dứt bỏ đuợc những nguyên nhân gây ra khổ đâu. Đó là cảnh giới Niết Bàn. Tôi không thể nói nhiều về cảnh giới này vì mình chưa chứng đắc nên không thể diễn tả.
    Đạo đế Con đuờng dẫn đến sự diệt khổ. (đạo là con đường )
    Phật nói cuộc đời là bể khổ. nhưng Phật cũng chỉ đuờng cho ta "đáo bỉ ngạn" (qua bờ bên kia). Đó là con đường Bát Chánh Đạo.
    1/ Chánh Tri Kiến: thấy biết chân chánh
    2/ Chánh Tư duy: suy nghĩ chân chánh
    3/ Chánh Ngữ: lời nói chân chánh.
    4/ Chánh Nghiệp: ý tưởng hành động chân chánh (lưu ý "nghiệp" đây là theo nghĩa karma chứ không chỉ là nghề nghiệp. Nghiệp là tất cả những gì chúng ta làm trong đời sống)
    5/ Chánh Mạng: Thân mạng chân chánh, làm ăn sinh sống chân chánh.
    6/ Chánh Tinh Tấn. học tập, tiến tu một cách chân chánh
    7/ Chánh Định: định lực chân chánh. định lực đây là do thiền định đem lại.
    8/ Chánh Niệm: ý niệm chân chánh
    Hồng hoà vi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 19:17 ngày 30/04/2004
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 19:50 ngày 30/04/2004

Chia sẻ trang này