1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca và các giáo lý Phật giáo được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi honghoavi, 17/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn honghoavi!
    Bài đó không phải của tôi viết, mà là của bác quyzen post bên Vnequation, tôi đọc thấy hay hay lên copy qua đây thôi (tôi có để cái link trong bài đầu tiên đó). Nếu bạn muốn tranh luận với bác quyzen thì tranh luận trực tiếp với bác ấy nhé! còn bản thân tôi thì không có hứng thú với mấy cái vụ cãi nhau cho lắm!
    Có một điều tôi khuyên bạn là bạn nên nghiên cứu lại lịch sử Phật Giáo Ấn độ đã rồi hãy phát ngôn! kiến thức về Phật pháp của bạn còn nông cạn lắm! Chỉ như ếch ngồi đáy giếng thôi.
    Qua những gì bạn viết thì tôi biết là bạn chưa có sự tu chứng gì đâu, mà mới chỉ là copy ở trong sách ra thôi.
    Hãy cố gắng tu đi khi nào có sự chứng nghiệm tâm linh của riêng mình rồi hãy phát ngôn cũng chưa muộn. Trước hết bạn hãy tự độ cho mình đã sau đó mới có thể nói đến chuyện độ cho người khác được.
    Có vài lời góp ý với bạn, nếu bạn không hài lòng thì cho tôi xin lỗi nhé!
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Gởi mathotinhlang!!
    Tôi hiểu ý bạn! Quả thật tôi chưa chứng ngộ được gì ngoài việc làm theo ý Phật là sống tốt cho cuộc đời này (mà điều này cũng chưa chăc mình đã sống tốt) . Nhưng nếu đợi đến khi mình chứng đắc rồi mới có thể giúp người thì đợi đến bao giờ đây!
    Thôi thì tôi tuỳ sức mình nghĩ sao nói vậy.
    Thú thật với bạn là phần lớn tôi học được ở quý thầy lớn chứ mình chưa đủ sức kiến giải theo ý mình e sai với đạo pháp chăng? Vả lại nói pháp mà sai, không rõ hoặc gây hoang mang cho người nghe thì thà không nói. Nói ra người không hiểu đạo hiểu lầm Phật giáo nghiệp này liệu ta gánh nổi không?
    Có thể tôi không kiến giả được sâu sắc như bạn nhưng tôi nghĩ rằng những điều tôi nói không đi sai với pháp.
    Tôi cũng có biết bác Nguyenducquyzen nhưng chưa có dịp trao đổi cùng bác ấy. Nhưng hình như bên học thuật này bác ấy cũng có nhiều bài hay lắm mà?
    Mong bạn tiếp tục post bài cho chủ đề này.
    Mong lắm thay.
    honghoavi
  3. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Đạo Công giáo thì co Kinht thánh, ghi chép những lời Chúa dạy, vậy đạo Phật có quyể sách nào như thế không? Nói thật gia dình và bản thân tôi là người theo đạo Phật, nhưng tôi không tin vào sư và chùa chiền cho lắm, tôi chỉ có niềm tin vào Phật, nên muốn đọc những lời Phật dạy.
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Nhiều lắm chứ, kinh điển Phật giáo như rừng như biển mà lại.
    Trong các trang trước có một bài về vấn đề kinh sách trong Phật giáo, bạn xem lại để có sự chọn lọc cho riêng mình.
    Kinh sách Phật giáo nhiều nên rất dễ bị lạc.
    Nhưng trước tiên bạn hãy đọc các quyển sách của một số tác giả có tiếng, được nhiều người ủng hộ để tham khảo trước và có chánh kiến (như thầy Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh...)
    Theo ý tôi muốn tu Phật học Phật một cách vững chắc nhất là phải bắt đầu từ hững điều tưởng chừng như đơn giản nhất như tam quy, ngũ giới, ăn chay, lục hòa... vì nó thể hiện tính nhập thế của Phật giáo. Khi đã có một nền tảng vững chắc chúng ta sẽ học thêm những giáo lý cao siêu hơn như Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, vô ngã, duyên sinh... Bạn cũng nên đọc tìm hiểu thật rõ ràng về cuộc đời đức Phật Thích Ca (tôi giới thiệu bạn quyển Đường Xưa Mây Trắng của Nhất Hạnh) vì cuộc đời đức Phật là một bài thuyết pháp không lời nhưng rất vi diệu.
    chào
    honghoavi
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    KHOA HỌC và PHẬT GIÁO
    ?oIf there is any religion that would cope with modem scientific needs, it would be Buddhism?. (Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với những nhu cầu khoa học tân tiến, thì đó là Phật giáo).
    ALBERT EINSTEIN
    (Twentieth Century most famous scientist - Khoa học gia nổi tiếng nhất thế kỷ 20)
    ?oI have often said, and shall say again and again, that between Buddhism and modern Science there exists a close intellectual bond?. (Tôi thường nói, và tôi sẽ còn nói mãi mãi, là giữa Phật giáo và khoa học tân tiến có một mối liên hệ trí thức mật thiết).
    SIR.EDWIN ARNOLD
    (Author of ?oThe Light of Asia? - Tác giả cuốn ?oÁnh sáng Á châu?)
    ?oTo read a little Buddhism is a realize that the Buddhists knew, 2500 years ago, far more about modern problems of psychology than they have been given cre*** for. They studied these problems long ago and found the answers also. We are now rediscovering the ancient wisdom of the East?. (Đọc một ít về Phật giáo là nhận thức được rằng, 2500 năm trước, Phật giáo đã biết về những vấn đề tâm lý hiện đại sâu xa nhiều hơn là chúng ta tưởng. Họ nghiên cứu những vấn đề này đã từ lâu lắm và đã tìm ra giải đáp cho các vấn đề đó nữa. Ngày nay chúng ta đang khám phá lại trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương).
    GRAHAM HOWE, Ph.D.
    (Famous British psychiatrist - Tiến sĩ phân tâm học nổi tiếng nước Anh)
    ?oAs a student of comparative religions, I believe that Buddhism is the most perfect one that the world has ever seen. The philosophy of the Buddha, the theory of Evolution and the law of Karma were far superior to any other creed?. (Là một người nghiên cứu những tôn giáo đáng kể, tôi tin rằng Phật giáo là tôn giáo hoàn hảo nhất mà thế giới từng thấy. Triết lý của Đức Phật với lý Duyên sinh và luật Hành nghiệp thật là cao siêu hơn hết thảy mọi tôn giáo khác).
    KARL GUSTAV JUNG
    (The world?Ts leading psychologist from Zurich - Nhà tâm lý học hàng đầu thế giới, từ Zurich)
    nguồn www.tuvienquangduc.com
    honghoavi
  6. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn vimouze!
    Buddha__vn gửi tặng cái này cho bạn theo đơn đặt hàng của bạn!
    1- Kinh Trường Bộ.
    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong00.htm
    2- Kinh Trung Bộ.
    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
    3- Kinh Tăng Chi Bộ.
    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi00.htm
    4- Kinh Tương Ưng Bộ.
    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu-00.htm
    5- Đức Phật và Phật Pháp
    http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp00.htm
    ...vvvv....
    Còn nhiều nữa, bạn có thể vào trang nhà: www.budsas.org để xem. Hiện nay toàn bộ dữ liệu trong trang nhà www.budsas.org đã được làm thành đĩa CD, nếu bạn muốn có nó, hãy cho Buddha__vn địa chỉ, Buddha__vn sẽ gửi tặng cho bạn một cái!
    Mến!
  7. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn thiện chí của bạn buddha_vn nhưng hiện tôi đang sống tại nước ngoài nên việc gửi đ4a có lẻ không tiện cho bạn. Ý tôi muốn tìm không phải là sách của những nhà nghiên cứu hay tăng lữ viết, mà ý tôi là như dạng kể lại những lời Phật dạy. tôi thì không biết nhiều sách mà không có thời gian tham khảo nhiều nếu bạn hiểu biết nhiều, xin bạn vui lòng giới thiệu giúp cuốn nào dể hiểu và hay nhất trong tất cả. Cảm ơn
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bác trong bài này phần kiến thức được đánh dấu tôi đã sai sót do chưa nghiên cứu kỹ tài liệu. Tôi sẽ post lên bài sữa chữa trong dịp gần nhất.
    honghoavi
  9. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn vimouze!
    Tất cả những cái link mà buddha_vn đã đưa ra ở trên đều là những lời Phật dạy theo yêu cầu của bạn, không có cái nào là sách của những nhà nghiên cứu hay tăng lữ viết cả.
    còn về yêu cầu của bạn: "giới thiệu giúp cuốn nào dể hiểu và hay nhất trong tất cả" thì thực ra không có cuốn nào đáp ứng được yêu cầu đó của bạn cả! dễ hiểu và hay hay không còn tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người, không có một kết luận chung cho tất cả được.
    Tuy nhiên đối với trình độ mới nhập môn như của bạn hiện nay thì buddha_vn tặng cho bạn vài bài Kinh sau, theo buddha_vn là đáp ứng được yêu cầu của bạn, còn nếu trình độ của bạn đã nâng cao lên rồi thì lại khác!
  10. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung141.htm
    Trung Bộ Kinh
    Majjhima Nikaya
    141. Kinh Phân biệt về Sự thật
    (Saccavibhanga sutta)

    Như vầy tôi nghe.
    Một thời Thế Tôn ở Baranasi (Ba la nại), Isipatana (chỗ chư Tiên đọa), tại Migadaya (Lộc Uyển).
    Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
    -- Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn, chư Thiên, Ma (vương), Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế.
    Thế nào là bốn? Sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ Khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Tập khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt đạo Thánh đế. Vô thượng Pháp luân, này các Tỷ-kheo, đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba la nại. Không một Sa-môn, Bà-la-môn... hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế.
    Này các Tỷ-kheo, hãy thân cận Sariputta và Moggallana, Này các Tỷ-kheo, hãy gần gũi Sariputta và Moggallana; các vị ấy là những Tỷ-kheo hiền trí (pan***a), là những vị sách tấn các đồng Phạm hạnh. Như một sanh mẫu, này các Tỷ-kheo, như vậy là Sariputta! Như một dưỡng mẫu, như vậy là Moggalana! Này các Tỷ-kheo, Sariputta hướng dẫn đến quả Dự lưu, còn Moggallana hướng dẫn đến tối thượng nghĩa. Này Tỷ-kheo, Sariputta có thể khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt hiển lộ một cách rộng rãi bốn Thánh đế.
    Thế Tôn nói như vậy; nói như vậy xong, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá.
    Tại đấy, Tôn giả Sariputta, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: "Này chư Hiền". -- "Thưa vâng, Hiền giả". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
    -- Chư Hiền, Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba la nại... sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ về Khổ diệt đạo Thánh đế.
    Và này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, (bệnh là khổ), chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; cầu không được là khổ. Tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
    Này chư Hiền, thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của chúng, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này chư Hiền, như vậy gọi là sanh.
    Này chư Hiền, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự niên lão, sự hủ hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này chư Hiền, như vậy gọi là già.
    Này chư Hiền, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này chư Hiền như vậy gọi là chết.
    Này chư Hiền, thế nào là sầu? Này chư Hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là sầu.
    Này chư Hiền, thế nào là bi? Này chư Hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là bi.
    Này chư Hiền, thế nào là khổ? Này chư Hiền, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này chư Hiền, như vậy gọi là khổ.
    Này chư Hiền, thế nào là ưu? Này chư Hiền, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này chư Hiền, như vậy gọi là ưu.
    Này chư Hiền, thế nào là não? Này chư Hiền, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thật vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là não.
    Này chư Hiền, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này chư Hiền, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối! Mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ. Này chư Hiền, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối... chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối!" Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu não!" Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ.
    Này chư Hiền, như thế nào là tóm lại, năm thủ uẩn là khổ? Như sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này chư Hiền, như vậy tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
    Này chư Hiền, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; như dục ái, hữu ái, vô hữu ái. Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.
    Này chư Hiền, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy). Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.
    Này chư Hiền, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Ðó là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
    Này chư Hiền, thế nào là chánh tri kiến? Này chư Hiền, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tri kiến.
    Này chư Hiền, thế nào là chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tư duy.
    Này chư Hiền, thế nào là chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiến. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh ngữ.
    Này chư Hiền, thế nào là chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cắp, tự chế không tà dâm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh nghiệp.
    Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Này chư Hiền, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh mạng.
    Này chư Hiền, và thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với cái ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tinh tấn.
    Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm? Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh niệm.
    Này chư Hiền, thế nào là chánh định? Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. (Vị Tỷ-kheo ấy) diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm, (Tỷ-kheo) ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba (Tỷ-kheo ấy) xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh định.
    Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt đạo Thánh đế.
    Chư Hiền, Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại, Không một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma (vương), Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh đế.
    Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sariputta dạy.

Chia sẻ trang này