1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca và các giáo lý Phật giáo được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi honghoavi, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Được julian sửa chữa / chuyển vào 08:46 ngày 31/05/2004
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Nuôi dưỡng chánh niệm trong từng phút giây
    Một buổi chiều mùa đông, sau khi đi thiền hành trên đồi về, tôi thấy mọi cửa lớn cửa nhỏ trong cốc đều bị mở tung. Trước khi đi, tôi quên đóng cửa lại và gió lạnh đã thổi tung mọi cánh cửa. Giấy tờ trên bàn bay tứ tán. Tôi liền đóng cửa lại, thắp đèn lên, thu lượm giấy tờ để ngăn nắp trên bàn. Sau đó, tôi đi đốt lò sưởi. Chăng bao lâu, tiếng củi lửa kêu lách tách, căn phòng ấm trở lại.
    Đôi khi giữa đám đông, ta cảm thấy lạnh lẽo cô đơn và mệt mỏi. Ta muốn lui về một nơi, tìm một hơi ấm. Tôi đã làm như vậy khi đóng các cửa sổ lại và ngồi bên lò sưởi, nghe lộng gió ngoài song mà cảm thấy mình được che chở. Giác quan của chúng ta cũng vậy, các cánh cửa mở ra thế giới, đôi khi gió lạnh lùa vào thổi tứ tung mọi thứ trong lòng ta. Thế mà nhiều người trong chúng ta vẫn thường để mở cửa như vậy suốt ngày, để lòng họ bị xáo trộn bởi bao nhiêu phiền não bên ngoài. Vì vậy mà ta cứ cảm thấy lạnh lẽo, trơ trụi và đầy sợ hãi. Có bao giờ bạn thấy mình ngồi xem truyền hình mà không dám tắt máy dù chương trình chẳng có gì hấp dẫn? Tiếng huyên náo , tiếng súng nổ chát chúa kàm điếc tai mà ta vẫn không có can đảm đứng dậy để tắt máy. Tại sao ta lại hành hạ ta như vậy? Tại sao sao ta không dám đóng cửa lại? Có phải ta sợ cô đơn, sợ đối diện với nỗi trống trải khi ta ở một mình?
    Ta thấy gì, ta cảm gì thì ta là cái đó. Xem một chương trình truyền hình quá dở, ta đồng hóa ta với cái dở ấy. Khi ta giân, ta là cái giận. Khi ta thương yêu ta là cái thương yêu. Khi ta nhìn đỉnh núi tuyết, ta là đỉh núi. Ta muốn gì thì ta được nấy. tại sao ta lại để cái máy truyền hình nó làm chủ tình cảm của ta với mấy phim truyện rẻ tiền chỉ để làm thân tâm ta rối lọan? Giới trẻ bị đầu độc nặng nề vởi những loại phim ảnh tồi tệ đó. Ai là người chịu trách nhiệm? Tất cả chúng ta. Chúng ta quá dễ dãi, quá sẵn sàng để xem bất cứ cái gì hiện lên màn ảnh. Có phải tại vì chúng ta quá cô đơn, quá lười biếng, để tổ chức đời sống của chính mình? Ta cứ mở truyền hình ra và để nó lôi kéo chúng ta đi, để nó nhồi nặn và tàn phá chúng ta. Chúng ta hoàn toàn phó thác vận mạng của mình cho những người vô trách nhiệm. Chúng ta phải biết chọn những chương trình nào bổ ích cho tinh thần và tình cảm của chúng ta chứ.
    Dĩ nhiên không phả chỉ có truyền hình mà còn biết bao thứ cám dỗ khác làm cho ta bị phân tâm. Ta phải cẩn thận bảo vệ cho sự an lạc của ta. Tôi không khuyên các bạn phải đóng hết các cửa sổ giác quan lại, vì thế giới bên ngoài cho ta biết vao mầu nhiệm. Chúng ta chỉ mở cửa để đón nhận những gì tươi mát, lành mạnh. Ta phải tập nhìn mọi thứ bằng con mắt quán chiếu. Như vậy, khi ngồi bên dòng suối trong, khi nghe một bản đàn tuyệt diệu, hay khi ngồi xem một cuốn phim thú vị, ta vẫn không đánh mất mình, để mình chìm đắm trong dòng suối, trong tiếng nhạc hay trong truyện phim. Với mặt trời ý thức chiếu rọi trong ta, ta tránh được mọi nguy hiểm. Ta thấy rõ, nghe rõ những gì đang xảy ta. Tiến suối nghe trong hơn, bản đàn nghe êm dịu hơn, và qua cuốn phim, ta thấy rõ tâm tư tình cảm người đạo diễn.
    Khi ta mới bắt đầu tập thiền, ta thường thích rời bỏ thành phố, về miền quê để tránh những ồn ào. Bực dọc làm cho thân tâm ta bị phân tán. Ta tìm đến những cánh rừng yên tĩnh , xanh mát nơi đó đầu óc ta sáng suốt, tỉnh táo để ta có chánh niệm và thấy rõ chính mình. Một khi thân âm đã được ổn định và trở nên vững chắc hơn, ta có thể trở lại thành phố và ở ở lại đó mà không còn thấy bị xao động nhiều như trước. Đôi khi ta không đủ điều kiện để rời bỏ thành phố, ta phải tìm ngay trong đời sống bận rộn hằng ngày những yếu tố tươi mát an tĩnh giúp ta chữa trị chính mình. Ta có thể tìm tới một người bạn thân biết an ủi và nâng đỡ tinh thần ta, hoặc đi thả bộ trong một công viên râm mát, nhìn ngắm những tàng cây xanh đang rung nhè nhẹ trong gió. Dù ta đang ở đâu, giữa thành phố náo nhiệt hay tại một vùng quê êm ả hay trên đỉnh thâm sơn, lúc nào chúng ta cũng cần phải giữ gìn và bảo vệ chúng ta bằng chánh niệm và sự lựa chọn cẩn thần hơi chúng ta ở.
    gõ gõ viên honghoavi
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chuông chánh niệm
    (An lạc từng bước chân - Nhất Hạnh)
    Theo truyền thống, ở chùa, ta thường dùng chuông để nhắc nhở mọi người trở về với giây phút hiện tại. Mỗi khi nghe chuông, chúng ta ngừng nói chuyện, ngừng suy ngẫm, mỉm cười quay về với hơi thở, với chính mình. Dù đang bận làm gì chúng ta cũng ngừng tay và theo dõi hơi thở. Đôi khi chúng ta cũng ngừng tay và theo dõi hơi thở. Đôi khi chúng ta đọc thầm bài kệ sau đây:
    Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
    Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.

    Khi thở vào, chúng ta nói ?olắng lòng nghe, lắng lòng nghe?, và khi thở ra, chúng ta nói ?otiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm?.
    Từ khi sang Âu châu, tôi chưa hề được nghe tiếng chuông chùa. Nhưng ở Âu Châu, nơi nào cũng có tiếng chuông nhà thờ. Ở Mỹ thì ít hơn, đó là điều đáng tiếc. Mỗi lần sáng thuyết pháp ở Thụy Sĩ, tôi đều dùng chuông nhà thờ để thực tập chánh niệm. khi nghe tiếng chuông đổ, tôi dừng nói chuyện và khuyên thiền dinh để hết lòng lắng nghe tiếng chuông. Khi nghe tiếng chuông, chúng tôi dừng lại, theo dõi hơi thở và tiếp xúc được với những gì mầu nhiệm ở xung quanh ?" hoa lá, các em bé nhỏ, những âm thanh tuyệt diệu. Mỗi khi chúng ta quay trở về để tiếp xúc với chính mình, chúng ta quay trở về để tiếp xúc với chính mình, chúng ta có đủ điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với cuộc sống trong giây phút hiện tại.
    Một ngày nọ, ở Berkeley, tôi đề nghị các giáo sư và và sinh viên trường đại học Caliornia là khi nghe tiếng chuông trong cư xá vang lên, họ nên dừng lại để tập vài hơi thở chánh niệm. Chúng ta nên để dành thì giờ để vui sống, không nên lúc nào cũng vội vã bận rộn. Chúng ta phải tập thưởng thức những tiếng chuông nhà thờ ngân nga, những tiếng chuông đổ hồi rộn rã nơi trường học. Tiếng chuông nghe rất vui tai, rất thánh thót, và có thể làm ta tỉnh thức.
    Nếu ở nhà bạn có cái chuông nhỏ, bạn có thể tập thở và cười theo tiếng chuông. Bạn không cần phải mang chuông theo tới sở làm. Nghe âm thanh nào bạn cũng dừng lại, tập thở ra thở vào và an trú trong giây phút hiện tại. Tiếng rì rì phát ra khi bạn lên xe hơi mà quên mang dây nịch cũng là tiếng chuông chánh niệm. Ngay cả những tiếng vô thanh, như ánh nắng mặt trời chiếu qua cửa sổ, cũng là những tiếng chuông nhắc nhở ta trở về với giây phút hiện tại, thở và mỉm cười.
    honghoavi
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chiếc bánh thời thơ ấu.
    (An lạc từng bước chân - Nhất Hạnh)
    Lúc tôi 4 tuổi, mẹ tôi mỗi khi đi chợc về thường mua cho tôi một cái bánh. Tôi liền ra đứng trước sân nhà và ăn cái bánh cả nửa tiếng đồng hồ hay bốn mươi lăm phút. Tôi vừa cắn từng miếng nhỏ vừa ngước mắt nhìn trời hoặc dùng chân vuốt ve con chó. Tôi thấy thích hú vô cùng, tôi ăn cái bánh rất lâu, vừa ăn vừa ngắm nhìn trời đất, ngắm con chó, con mèo và mấy bụi tre. Tôi không có gì để lo nghĩ cả, dù quá khứ hay tương lai, tôi sống hoàn toàn cho hiện tại với cái bánh của tôi, với con chó, con mèo, với bụi tre, với mọi thứ.
    Chúng ta cũng có thể ăn những bữa cơm hằng ngày một cách chậm rãi và thích thú như vậy, như tôi ăn cái bánh thời thơ ấu. Bạn có thể nghĩ là bạn đã đánh mất cái bánh thời thơ ấu, nhưng tôi tin chắc là nó vẫn còn nằm trong một góc nào đó của trái tim bạn. Mọi thứ vẫn còn đó, nếu ban thật sự cần đến, bạn sẽ tìm thấy. Ăn có chánh niệm là một phép thực tập rất quan trọng. Ăn như thế nào mà mình phục hồi lại cái bánh thời thơ ấu. Giây phút hiện tại là giây phút tràn đầy an lạc. Nếu bạn có chánh niệm, bạn sẽ thấy điều đó có thực.
    Thiền Quýt
    (An lạc từng bước chân - Nhất Hạnh)
    Nếu bạn được tặng một trái quýt mới hái từ trên cây xuống, bạn ăn nó và thấy sung sướng nhiều hay ít là tùy nơi bạn có chánh niệm nhiều hay ít. Nếu bạn không bị những buồn lo xâm chiếm thì hạnh phúc được ăn trái quýt tươi của bạn sẽ lớn; trái lại, nếu bạn bị những cơn giận dữ xâm chiếm hay sợ hãy hoành hành thì trái quýt mặt cũng như không.
    Một ngày nọ, tôi mời một đám trẻ con ăn quýt, giỏ quýt đầy được chuyền tay và mỗi em lấy một trái quýt đặt trên lòng bàn tay. Mọi người đều nhìn trái quýt và các em được nói về gốc rễ trái quýt. Các em không những chỉ thấy được trái quýt, tức là cây quýt. Sau đó, các em được hướng dẫn để hình dung ra được cây quýt đang nở hoa trong nắng và mưa. Và các em thấy những cánh hoa rơi rụng và từ từ một trái non xanh bắt đầu nhú lên. Trái chín dần và được hái xuống để bây giờ đang nằm trong tay các em. Sau khi đã quán chiếu, các em được mời bóc vỏ quýt một cách chậm rãi, chú ý đế những giọt sương và mùi thơm của quýt, đưa múi quýt lên miệng và ngậm miệng lại để cảm thấy chất nước ngọt lịm chảy xuống cổ. Chúng tôi ngồi ăn quýt một cách thong thả như vậy bên nhau.
    Bây giờ mỗi khi nhìn trái quýt, bạn sẽ nhìn sâu như vậy. Bạn sẽ thấy xả vũ trụ trong trái quýt. Khi bạn lột vỏ, mùi thơm bốc lên và bạn thấy thật là tuyệt diệu. Bạn ăn quýt một cách thật thong thả và bạn sẽ thấy hạnh phúc tràn đầy.
    gõ gõ viên honghoavi
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Có một vài bạn muốn đọc tiếp quyển sách này nên tôi tiếp tục post vài bài. Nếu bạn nào muốn đọc hết quyển sách thì PM cho tôi tôi sẽ gởi bản text cho.
    honghoavi
    Ăn cơm chánh niệm
    An lạc từng bước chân - Nhất Hạnh
    Cách đây vài năm, tôi có hỏi một vài em nhỏ Hoa Kỳ: ?oTại sao chúng ta ăn sáng?? một em trai đáp:?Để ta có đủ sức trong ngày?. Một em khác nói:? Ăn sáng là để ăn sáng!?. Tôi khen em thứ hai. Mục đích của ăn sáng là ăn mà thôi.
    Ăn cơm trong chánh niệm là một thực tập quan trọng. Chúng ta tắt máy truyền hình, để tờ báo xuống và cùng chuẩn bị cho bữa ăn trong vòng năm hoặc mười phút. Năm hoặc mười phút này làm cho ta có nhiều hạnh phúc. Chúng ta đặt bàn, thu dọn nhà bếp cho đỡ bề bộn. Khi thức ăn đã được đặt lên bàn và mọi người đã ngồi vào chỗ, chúng ta cùng nhau thực tập thở: thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười. Thở ba lần. Sau ba hơi thở như vậy, chúng ta cảm thấy khỏe khoắn nhẹ nhàng ra.
    Sau đó, chúng ta nhìn nhau, mỗi người vẫn theo dõi hơi thở để thực sự tiếp xúc với chính mình và mọi người quanh bàn. Chúng ta không cần phải có hai tiếng đồng hồ mới nhìn thấy người kia. Nếu tâm ta tĩnh lặng, ta chỉ cần hai giây để nhìn thấy rõ một người. Như vậy trong một gia đình năm người, ta chỉ mất năm, mười giây để mọi nguời thực tập nhìn thấy nhau.
    Sau khi thở xong, chúng ta nhìn nhau mỉm cười. Được ngồi ăn chung với nhau trong một bàn, chúng ta có dịp tặng cho nhau một nụ cười chân thật, đầy hiểu biết. Việc này rất đơn giản mà ít ai chịu làm. Đối với tôi, đây là một phép thực tập rất quan trọng. Cùng thở và mỉm cười với nhau là một điều rất quan trọng. Trong một nhà mà mọi người không biết nhìn nhau mỉm cười thì tình trạng đã trở nên đáng lo ngại lắm.
    Sau khi đã thở và mỉm cười, chúng ta nhìn xuống các đĩa thức ăn, chúng ta nhìn sâu để thấy rõ sự liên hệ giữa ta và trái đất. Cắn một cọng rau hay một miếng đậu hũ là thấy mình cắn cả đất trời: cả vũ trụ đều góp mặt để nuôi dưỡng chúng ta. Cho nên để một giây quán chiếu thức ăn trước khi ăn trong chánh niệm đem đến cho ta nhiều hạnh phúc.
    Có cơ hội được ngồi chung với gia đình và bạn bè, được thưởng thức những món ăn ngon là một điều quý báu, không phải ai cũng có được. Có bao nhiêu ngườ đáng chết đói khắp nơi trên thế giới. Khi tôi nằn một bát cơm hay cầm một miếng bánh mì trong tay, tôi biết tôi là người có may mắn, và tôi cảm thương cho những ai không có gì để ăn hay không có gia đình, bạn bè. Đây là một thực tập rất sâu sắ. Chúng ta không cần phảu đến chùa hay nhà thờ mới có thể thực tập được điều này. Chúng ta có thể thực tập ngay tại bàn ăn. Chúng ta ăn cơm trong chánh niệm là làm phat triển hạt giống hiểu và thương trong ta, nó thúc đẩy ta tìm mọi cách để giúp đỡ những người đói kém, cô độc.
    Muốn ăn có chánh niệm, lâu lâu chúng ta phải ăn cơm im lặng. Lần đầu tiên ăn cơm trong im lặng, ta có thể cảm thấy không được thoải mái, nhưng một khi quen ăn cơm im lặng rồi, ta sẽ thấy có nhiều an lạc hạnh phúc lắm. Chúng ta tắt máy truyền hình cũng như chúng ta ngừng nói chuyện là để thưởng thức một cách trọn vẹn thức ăn và sự hiện của những người thân xung quanh.
    Tôi không khuyên bạn ngày nào cũng ăn cơm im lặng. Nói chuyện với nhau trong chánh niệm cũng là một điều lý thú lắm. Chúng ta không nói về những đề tài có thể gây chia rẽ, ví dụ nói về khuyết điểm của một người nào đó. Nếu trong suốt bữa ăn ta chỉ mãi mê nói về những chuyện như vậy thì những món ăn được chuẩn bị kỹ càng sẽ mất hết hương vị. Trái lại, nếu chúng ta nói những điều làm cho chúng ta ý thức về những món mình đang ăn và về sự có mặt của những người thân xung quanh thì chúng ta đang nuôi dưỡng hạnh phúc, thứ hạnh phúc làm chúng ta lớn mạnh. Cho nên khi ăn được một món ngon mà ta rất thích, ta để ý quán sát xem người khác có thích như ta không. Nếu có người ăn không chánh niệm, ta có thể giúp họ thấy được tấm lòng của người nấu để học biết tán thưởng tấm lòng đó. Nếu có người trong khi ăn họ có vẻ ưu tư lo nghĩ thay vì để ý thưởng thức những món ăn ngon trên bàn, ta có thể nói với họ: ?Món này ngon chứ, phải không anh??, để kéo họ ra khỏi những lo nghĩ, đưa họ trở về thực tại nơi có món ăn ngon và có sự hiện diện ngọt ngào của bạn. Bạn làm như vậy là bạn trở thành một vị bồ tát rồi đó, bởi vì bạn giúp người khác tỉnh thức, đưa họ ra khỏi cơn mê. Trẻ em rất thông minh, chúng học chánh niệm rất mau và nhiều khi giúp cả những người lớn tỉnh thức.
  6. khongthichcainhau

    khongthichcainhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Honghoavi huynh, xin tiếp tục múa kiếm. Đúng là hảo kiếm pháp, hảo kiếm pháp. Đã lâu mới được rửa mắt bằng thứ công phu tuyệt hảo nào. Cho lão đệ kính honghoavi một chung rượu
  7. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Phải nói là rất hay ! Tôi vote * rồi
    Xin mời các bác tiếp tục.Và nhân tiện cho tôi hỏi luôn một vài địa chỉ tham khảo.
    Chuyện bàn về đạo trên mạng ấy mà , rất là thiết thực . Bởi vì có những người ở xa tổ quốc , không tiếp xúc với các thầy và sách vở được thì họ tham khảo ở đâu ? Mấy cha thích " cấm này , cấm nọ " đần ở chỗ đấy.
     Dù sao thì mod ở đây cũng hiểu điều đó chứ đâu đến nỗi ( cũng đã vote 5* cho luuthuy để ủng hộ)
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bên mạng www.vnequation.de/ibf cũng có box Thiền học và tôn giáo. Các bác nếu thích trao đổi về tôn giáo thì cũng có thể sang đó tham khảo vì có nhiều bài viết hay lắm.
  9. Vietrung

    Vietrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2004
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà chúng ta đang bàn ở đây mà !
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nhưng điều đó ko cấm chúng ta sng diễn đàn khác để trao đổi thêm. Chắc bạn đã hiểu điều đó.

Chia sẻ trang này