1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi hmquan606, 08/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hmquan606

    hmquan606 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    0
    CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI

    Ngày xửa ngày xưa có 1 ông vua đi hái cà chua bi cua......Ý kể nhầm roài
    Từ thủa khai thiên lập địa, sau khi đã tạo ra đầy đủ muôn loài, thượng đế bắt đầu đăm chiêu suy nghĩ, ông lẩm bẩm 1mình "không thể để muôn loài sống mãi được, ta phải định tuổi thọ cho chúng" và rùi ông cho gọi tất cả muôn loài đến định tuổi, chỉ vào con lừa, thượng đế bảo:
    - lừa, ta cho ngươi sống 40 năm
    lừa mếu máo :
    - bẩm thượng đế, cái thân con chỉ suốt ngày làm quần quật, vác to chở nặng chẳng vui sướng gì đâu, con chỉ xin sống 20năm, còn lại xin nhường loài khác.
    Thượng đế ưng thuận và tuổi thọ tb của lừa là 20.
    - Chó, ta cho ngươi sống 30 năm. Thượng đế chỉ tay nói tiếp.
    - bẩm thượng đế, đừng để con sống lâu vậy, khổ lắm, cả đời con chỉ biết giữ nhà, béo tốt tí thì bị làm....cầy tơ 7 món, con chỉ xin sống 10 năm thôi, còn 20 năm nhường loài khác.
    Thượng đế động lòng gật đầu đồng ý.
    ...........
    - Mi là loài người hả, ta thấy muôn loài ai cũng phải chịu bể khổ, đều do ngươi gây ra, để người sống lâu thật chẳng ích gì, ngươi hãy ráng sống tốt trong 25 năm nhé.
    Người bất bình thưa :
    - tôi là loài thông minh nhất, sao để tôi sống có 25 năm.
    Thượng đế giận dữ :
    - nhà ngươi thật quá kiêu căng ngạo mạn, vậy ta cho người sống thêm 20 năm của lừa và 20 năm của chó đó.
    nói xong thượng đế bỏ đi.

    từ đó, loại người có tuổi thọ (25 + 20 + 20 =) 65 , tuy nhiên chỉ 25 năm đầu mới thực sự sống như 1 con người, 20 năm tiếp theo chỉ là 1 con lừa cắm đầu vào công việc, 20 năm cuối cùng...chỉ như 1 con chó giữ nhà.

    bạn đã bao nhiểu tuổi ?? nếu còn cơ hội, hãy sống tốt trong thời gian làm người nhé

    Sống trên đời khó nhất là làm 1 trang nam tửÝ chí vững vàng mà tình cảm mênh mang
  2. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Cho dù đã được định trước , những khối bêtông vẫn rơi xuống trại trẻ mồ côi trong một ngôi làng nhỏ. Một . hai đứa trẻ chết ngay lập tức. Rất nhiều em khác bị thương , trong đó có một bé gái khoảng tám tuổi.
    Dân làng liên lạc với quân dội Hoa Kỳ yêu cầu giúp đỡ về mặt y tế. Cuối cùng , một bác sĩ và một y tá người Mỹ mang dụng cụ đến. Họ nói rằng bé gái bị thương rá? nặng, nếu không xử lí kịp thời nó sẽ chết vì mất máu.
    Phải truyền máu ngay, một cuộc thử nghiệm nhanh cho thấy không ai trong số hai người Mỹ có cùng nhóm máu đó, nhưng đại đa số các đứa trẻ trong trại trẻ mô côi lại có.
    Người bác sĩ biết vài tiếng Việt lơ lớ, còn cô y tá thì biết chút tiếng Pháp lõm bõm. Họ kết hợp với nhau và dùng điệu bộ, cử chỉ để giải thích cho bọn trẻ đang sợ hãi rằng nếu không kịp thời truyền máu cho bé gái thì chắc chắn nó sẽ chết. Vì vậy họ hỏi có em nào tình nguyện cho máu không.
    Ðáp lại lời yêu cầu là sự im lặng cùng với những đôi mắt mở to. Một vài giây trôi qua, một cánh tay chậm chạp, run rẩy giơ lên, hạ xuống, rồi lại giơ lên.
    "Ồ, cảm ơn, cháu tên là gì ?"-cô y tá hỏi bằng tiếng Pháp.
    "Hân ạ"-cậu bé trả lời.
    Họ nhanh chóng đặt Hân lên cáng, xoa cồn lên cách tay và cho kim vào tĩnh mạch. Hân nằm im không nói một lời nào.
    Một lát sau, cậu bé nấc lên nhưng lại nhanh chóng lấy cánh tay còn lại che mặt. Ngườ Bác sĩ hỏi:"Có đau lắm không Hân ?". Hân lắc đầu nhưng chỉ vài giây sau lại có vài tiếng nấc. Một lần nũa cậu bé cố chứng tỏ là mình không khóc. Bác sĩ hỏi kim có làm cho cậu đau không, nhưng cậu bé lại lắc đầu.
    Bây giờ thì những tiếng nấc cách quãng nhường chỗ cho tiếng khóc thầm, đều đều. Mắt nhắm nghiệm lại, cậu bé đặt nguyên cả nắm tay vào miệng để ngăn không cho những tiếng nấc thoát ra.
    Các nhân viên y tế tỏ ra lo lắng. Rõ ràng là có điều gì không ổn rồi. Vừa lúc đó có một y tá người Việt đến. Thấy rõ vẻ căng thẳng trên gương mặt cậu bé, chị nhanh chóng nói chuyện với nó, nghe nó hỏi và trả lời bằng một giọng hết sức dịu dàng.
    Sau một lúc, cậu bé ngừng khóc và nhìn chị y tá bằng ánh mắt hoài nghi. Chị y tá gật đầu. Cậu ta nhanh chóng trở nên nhẹ nhõm.
    Chị y tá khẽ giải thích với những người Mỹ :"Cậu bé cứ nghĩ là mình sắp chết. Nó hiểu nhầm. Nó nghĩ các vị bảo nó cho hết máu để cứu sống cô bé kia".
    "Thế tại sao nó lại tự nguyện cho máu ?"-người y tá lục quân hỏi.
    Chị y tá người Việt hỏi lại cậu bé và nhận được câu trả lời hết sức đơn giản: "Vì nó là bạn cháu ".
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  3. Krat

    Krat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    Thủa nhỏ, tôi được dậy rằng phải sống trung thực, không dối trá với bản thân mình và tất cả mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người. Khi đó, tôi chưa hiểu thực sự thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết ''''sự thật'''' trong những lời khen ấy. Tôi bắt đầu biết nói dối - những lời nói dối chân thành nhất của đời mình.
    Tôi có người bạn quanh năm lênh đênh trên con tầu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày. Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội. Nhà anh chỉ còn một người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó, gió bão gào thét dữ dội. Các bác sĩ chuẩn đoán và quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành trong khi bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn.
    Trong những đoạn tỉnh táo ngắn ngủi, bà chỉ thều thào hỏi là bão đã tan chưa, con trai bà đã về chưa. Khi đó có một người làng lên cho biết rằng đã tìm thấy những mảnh... vỡ của con tầu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ, không ai trả lời bà. Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng con bão còn khủng khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tầu đã bị vỡ, sóng xô vài mảnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận đang đẩy đưa thế nào?
    Các bác sĩ không kịp cản tôi nói. Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê gớm mà suốt đời tôi không tha thứ nổi cho mình. Sau khi bão tan, người bạn tôi sống sót trở về do được một chiếc tầu khác cứu. Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự "trung thực" ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm phải một sai lầm khủng khiếp như vậy.
    Trong truyện ngắn nổi danh "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henrry, một bệnh nhân tin chắc mình sẽ chết. Cô đếm từng chiếc lá rụng của tán cây ngoài cửa sổ và tin rằng đó là chiếc "đồng hồ" số phận của cô. Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng không bao giờ rụng xuống. Cô gái bình phục, sống khoẻ mạnh và không biết rằng, chiếc lá cuối cùng đó chỉ là một chiếc lá "giả" do một hoạ sĩ muốn cứu cô vẽ lên vòm cây trơ trụi.
    Như vậy sự thật không phải được nhìn thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức... Nếu như tôi không kể về cơn bão tôi thấy, mảnh ván tầu vỡ tôi được nghe thì có lẽ người mẹ ốm yếu ấy không chết. Nếu như không có chiếc lá "giả" kia thì cô gái sẽ chết vì bệnh tật và vì tuỵêt vọng. Sự thật trong đời sống con người phải đồng nghĩa với tình yêu nữa. Chỉ có điều gì cứu giúp con người, làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng con người về ánh sáng... điều đó mới gọi là sự thật.
    Còn tất cả những hành động nào, lời nói nào cho dù đúng với mắt mình nhìn thấy, tai mình nghe thấy, tri thức của mình hiểu thấy nhưng chúng là khiến cho người khác, hoặc cho chính mình lâm vào cảnh tuyệt vọng hơn, mất đi niềm tin cuộc sống, mất đi sức mạnh tinh thần dẫn đến việc huỷ hoại đời sống... thì đều không phải sự trung thực. Nếu chúng là sự thật, đó là sự thật của Quỷ tàn nhẫn không biết yêu thương con người.!
    Trong cuộc sống của chúng ta, giữa sự thật của Tình yêu và sự thật của Quỷ luôn luôn xáo trộn, mập mờ. Một lời nói dối trong "tình yêu" có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết người. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn để nói lời nói dối chân chính. Tuy vậy để phân biệt rõ ràng khoảng cách giữa những lời nói này cũng là một điều khó khăn và tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt. Bạn có biết nói dối thế nào để lời nói dối ấy là lời nói dối chân thành, chứa đầy tình yêu con người không?
    Đơn giản thôi. Bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và đồng loại.
     

    Welcome to box Ha Tay
    http://www.ttvnol.com/hatay.ttvn
  4. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Tớ sưu tầm được 1 số bài báo nói về những tấm gương vươn lên trong cuộc sổng rất đáng khâm phục ,đáng để bọn mình suy nghĩ học hỏi nhân có topic này tớ sẽ đưa hết lên cho các bạn đọc.
    Chúng tôi không mấy khó khăn để tìm đến Hoàng Cường, bởi mọi người dân phường Đội Cung - thành phố Vinh - Nghệ An đều biết đến chàng trai tài năng và nghị lực này. Mặc dù bị liệt toàn thân nhưng Cường đã tự học lập trình để cho ra đời phần mềm xếp thời khoá biểu thông minh SmartScheduler (đoạt giải cuộc thi trí tạo Việt Nam 2001).
    Từ cái đêm sập nhà trọ...
    Sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở xứ Nghệ, từ nhỏ cậu đã học rất giỏi, luôn là học sinh đứng đầu lớp chuyên toán, đại học Vinh. Năm lớp 12 Cường đoạt giải khuyến khích môn toán toàn quốc. Thi đại học Cường đậu cả ba trường: đại học quốc gia, đại học luật, đại học kinh tế. Với niềm say mê tin học từ bé, Cường đã quyết định chọn khoa toán tin đại học khoa học tự nghiên (đại học quốc gia Hà Nội). Do có điểm thi vào cao nên Cường được chọn vào lớp bồi dưỡng để thi lấy học bổng du học ở Pháp. Tương lai đang rộng mở phía trước thì tai nạn bất ngờ ập xuống.
    Cường còn nhớ, hôm ấy khoảng 12 giờ đêm, đang nằm trên gác xép nhà trọ thì bất ngờ căn nhà đổ sụp, Cường ngã từ gác xép xuống giữa một đống gạch ngổn ngang. Hàng xóm vội vã đưa Cường đến bệnh viện cấp cứu. Hậu quả là Cường bị liệt toàn thân và cơ hội phục hồi phục là rất thấp. Dù gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng thương con bố mẹ Cường đã mời hẳn một vị bác sĩ ở tận Hà Lan sang điều trị, với hy vọng Cường hồi phục dù chỉ một phần. Đã không ít lần Cường chán nản, thậm chí có ý định tự tử. Nhưng rồi cuối cùng người thanh niên đầy nghị lực ấy đã quyết định "ngồi dậy để sống".
    Chiếc kẹp "vạn năng" và những phần mềm đầu tiên
    Không đi lại được, chân tay hầu như mất cảm giác chỉ có thể cử động được ở cổ tay và khuỷu tay bên trái, nhưng niềm khát khao học tập và cống hiến trong Cường vẫn còn mãnh liệt. Anh đã được vị bác sĩ người Hà Lan tạo cho một chiếc kẹp bằng sắt gắn vào ngón tay trỏ. Chiếc kẹp này có thể giúp "mổ cò" trên bàn phím. Anh nhờ bạn bè mua cho những quyển sách về tin học và lập trình tinh học. Cứ thế ngày đêm Cường miệt mài nghiên cứu. Trong căn phòng của riêng mình, Cường ngồi trên xe lăn, trước mặt là máy tính, hay tay được treo lên nhờ ba sợi dây cứ thế đu đưa lướt trên bàn phím. Mới đầu thì ngượng lắm, nhưng lâu dần thành quen. Bây giờ Cường có thể đánh máy nhanh không kém người bình thường. Hàng ngày anh mày mò truy cập vào các website để tìm kiếm những tài liệu về tin học.
    Sau mấy năm miệt mài học tập, Cường đã cho ra đời phần mềm đầu tiên. Hầu hết những sản phẩm đó chỉ là một công đoạn rất nhỏ trong các chương trình mà bạn bè anh ở Hà Nội gửi nhờ làm nốt. Có phần mềm khách hàng trả công hàng trăm USD để hoàn thiện trong vòng một tháng nhưng Cường chỉ làm trong một tuần là xong. Cường không nhớ trong một năm anh đã gia công được bao nhiêu sản phẩm từ các công ty phần mềm ở Hà Nội gửi vào. Chỉ biết anh đã bắt đầu kiếm ra tiền nhờ công việc đó.
    SmartScheduler - quả ngọt của chuỗi ngày phấn đấu
    Gia công phần mềm thuê mãi rồi cũng thấy nhàm chán, Cường nghĩ cần phải có một sản phẩm cho riêng mình. Đang vất vả suy nghĩ thì cuộc viếng thăm bất ngờ của một người bà con mở ra cho anh một ý tưởng. Số là hồi đó sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An có mua một phần mềm xếp thời khoá biểu về định áp dụng cho các trường phổ thông toàn tỉnh. Ông dượng của Cường là hiệu phó một trường huyện được triệu tập về Vinh để tập huấn. Nhưng phần mềm này lại rất khó sử dụng, ông bèn đem chuyện đó kể cho Cường. Ngay lập tức Cường nảy ra ý định làm một phần mềm xếp thời khoá biểu của riêng mình. Đã nghĩ là bắt tay vào làm ngay, sau hơn một năm miệt mài vừa học vừa làm, vào mùa hè năm 2002 phiên bản SmartScheduler 1.0 ra đời. Trước đó bản demo của phần mềm này đã được trao giải khuyến khích tại cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam 2001".
    Việc phải làm bây giờ là làm sao đưa nó vào ứng dụng tại các trường học. Cường nghĩ ngay đến mái trường trước kia mình từng học, đó là trường phổ thông cơ sở Quang Trung. Tại đây, Cường đã được một thầy giáo cũ nhiệt tình giúp đỡ để phần mềm SmartScheduler được áp dụng. Lần chạy thử đầu tiên thành công ngoài sức tưởng tượng. Cuối năm 2002, phiên bản 2.0 rồi 2.1 ra đời vượt trội về các tính năng so với nhiều phần mềm xếp thời khoá biểu khác. Phần mềm của Cường có thể sắp xếp tự động 100% thời khoá biểu. Hơn nữa đây là một phần mềm mà giao diện của nó hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng. Hiện nay hầu hết các trường trung học cơ sở, trtung học phổ thông tại thành phố Vinh đều đã nhận được phiên bản SmartScheduler 2.1 để chạy thử. Riêng trường chuyên phổ thông trung học Phan Bội Châu đã bỏ tiền ra mua phần mềm này để áp dụng xếp thời khoá biểu cho trường mình. Tiếng lành đồn xa, vừa rồi một số trường học tại Đắc Lắc, Đồng Nai đã liên hệ với Cường để hỏi mua sẩn phẩm này. Công ty CTSoft (thành phố Hồ Chí Minh) đã đứng ra nhận làm đại diện phần phối phần mềm này.
    Nhưng Cường vẫn chưa chịu dừng: "Mình phải tiếp tục nâng cấp phần mềm này để nó hoàn thiện hơn nữa". Nhưng ai quan tâm tới người thanh niên ấy và sản phẩm phần mềm mà anh đang sáng tạo có thể liên lạc qua địa chỉ e-mail: hc-id@yahoo.com.

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  5. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    "Xin đừng khóc cho tôi"

    Tôi từng biết có người viết chữ bằng cùi chỏ, bằng chân... Và nay chứng kiến một người viết chữ bằng má. Chàng trai này không dùng má viết chữ để khoe cái biệt thường mà do tật nguyền, hai tay bị co rút, phải dùng má viết văn, làm thơ. Đó là Trần Hồng Giang, 29 tuổi, người xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng - Nam Định.
    Ngẫu nhiên hay định mệnh?
    Bà Trần Thị Thu 62 tuổi, mẹ Giang thường tin vào định mệnh mỗi khi có ai đó hỏi về đứa con tật nguyền của mình. Chẳng thế sao rủi ro cứ liên tiếp nhằm vào con bà? Sự cố diễn ra vào một buổi chiều tháng 03/1980, cách đây tròn 23 năm, lúc bé Giang vừa bước sang tuổi thứ 6. Đang nô đùa cùng anh trai thì một viên đạn súng thể thao bất ngờ xuyên qua cổ. Đưa bé Giang lên đến bệnh viện tỉnh Nam Định thì trời sập tối, hết giờ hành chính. Tổ trực ngoài giờ chỉ sơ cứu một cách chiếu lệ rồi yêu cầu gia đình đưa gấp lên Hà Nội.
    Dù biết vết thương khá nặng, cha mẹ Giang cũng đành ngồi chờ trời sáng mới kiếm được phương tiện đưa tiếp lên tuyến trên. Bác sĩ Tường, một thầy thuốc giỏi, đầy tâm huyết của bệnh viện 108 là người đã tận tình chữa cho em. Một tuần sau, ông Tường nói: "Vết thương cháu chỉ mới tạm ổn nhưng di chứng sẽ rất nặng. Bây giờ ông bà tạm đưa cháu về bồi dưỡng thể trạng. Đúng hai tháng sau, lên đây, tôi sẽ chữa hồi phục bằng được cho thằng bé này. Xem tay cháu, tôi biết nó là một người giỏi!". Bác sĩ Tường đã tiên liệu được hậu quả của di chứng. Vết thương làm đứt búi dây thần kinh dẫn từ đại não xuống thân. Đúng hẹn, hai tháng sau, ông bà Sâm đưa Giang lên Hà Nội thì đã không còn gặp được bác sĩ Tường nữa. Ông vừa bị chết trong một tai nạn bất ngờ trước đó đúng tuần lễ. Khám lại cho Giang, các thầy thuốc đều lắc đầu ái ngại trước di chứng nhãn tiền mà thằng bé 6 tuổi sẽ phải hứng chịu suốt đời.
    Lần rủi ro thứ ba là vào năm 1988, ông bà Sâm nuôi hy vọng vào tài châm cứu của Giáo sư Nguyễn Tài Thu, nhưng lên đến Hà Nội thì giáo sư vừa xuất ngoại trước đó đúng một ngày. Kế hoạch công tác của giáo sư kéo dài trên hai tháng. Một bác sĩ tên Dung nhận châm cứu cho Giang. Sau hai tháng, không chuyển. Toàn bộ thân dưới của Giang vẫn bất động. Bác sĩ Dung nói: "Trường hợp này, châm cứu liên tục mười năm, may ra...". Mười năm tá túc chữa bệnh ở Hà Nội với gia đình thương binh như ông Trần Hồng Sâm là một thách thức quá sức. Lại chỉ "may ra" chứ không có tiên lượng chắc chắn. Nản lòng, ông bà đưa con về quê và đành chấp nhận định mênh. Bà Thu nói trong tiếng thở dài: "Số phận bắt cháu phải thế hay sao ấy? Chứ không thì... Giá ông Tường không bị tai nạn, giá Giáo sư Thu không xuất ngoại đận ấy...".
    Kể từ đó, Giang bất động hoàn toàn. Mọi sinh hoạt thường nhật đều một tay người mẹ chăm lo. Còn ông Sâm, vốn là lính phòng không, sau khi bị thương trong trận chiến đấu bảo vệ sân bay Kép năm 1967, được giải ngũ, ông theo học cao đẳng sư phạm, rồi về quê dạy học. Năm 1984, thôi dạy, ông nghỉ hưu. Nhưng với ông, làm hưu mới đúng nghĩa. Năm nay, dù đã bước sang tuổi 70, dù chỉ còn một cánh tay, ông vẫn là nguồn lao động chính của gia đình.
    Hai mươi ba năm bất động trên giường, Giang đã trải qua không ít thời khắc khó khăn, khủng hoảng. Giang tâm sự với tôi: "Cháu đã từng sống rất cực đoan, luôn tự ti và dằn vặt với số phận. Cũng may, cháu đã vượt qua và tìm được cho mình một hướng đi". Vâng, rõ ràng số phận đã buộc Giang phải chấp nhận và hơn thế nữa, Giang đã không chịu khuất phục số phận. Giang không muốn, không cam sống như một sự tồn tại cộng sinh vô nghĩa. Em bắt đầu học văn hoá. Bất động thì em tự học. Trong lộ trình dài dằng dặc vật lộn với con chữ, với kiến thức của Giang chắc không thiếu sự kèm cặp của người bố, vốn là giáo viên dạy trường xã.
    Và em đã thành công, Giang hoàn thành chương trình trung học phổ thông cách đây 7 năm, lúc 22 tuổi. Hàng ngày không ít học sinh đến nhờ Giang giảng bài, giảng những bài toán khó, rồi nhờ làm bích báo của lớp, của trường. Và em bắt tay làm thơ, viết văn. Thơ Giang khá hay, mượt mà, sâu lắng, rất có hồn, đã có một số báo đăng, dưới nhiều bút danh khác nhau: Thanh Tâm, T.T, Trần Hồng Giang...
    Hôm tôi đến thăm, Giang nhờ mẹ mang ra hàng chồng báo biếu. Nhiều nhất là Áo Trắng, Mực Tím, Nam Định... Ít ai biết Giang tàn tật. Em dự định trong năm 2003 sẽ cho ra mắt tập thơ đầu tiên của mình. Xin trích một đoạn thơ buồn Giang viết tặng tôi về sinh nhật của mình: "Hôm nay sinh nhật của mình/ Em không hớn hở môi xinh nói cười/ Lặng yên bốn bức tường vôi/ Sao không chúc tụng một lời cho em/ Em nằm trong một cõi riêng/ Em đang quằn quại trong niềm xót xa...".
    Cái thiếu của Giang
    Tôi liên tưởng đến một thanh niên Ai Cập liệt hai tay, đã học chữa đồng hồ bằng chân, mở cửa hàng tư, tự nuôi sống mình và gia đình. Trường hợp của Giang có lẽ còn nặng nề hơn. Liệt hoàn toàn, nhưng không cam chịu số phận, tự "đứng vững" bằng quyết tâm của mình, cũng đáng nêu gương lắm chứ! Tôi quay qua hỏi Giang: "Hiện tại cháu thiếu gì?". Hỏi và tôi chờ điều Giang trả lời sẽ hướng câu chuyện giữa chúng tôi về những khía cạnh đời thường, thực dụng hơn, vật chất hơn, vì thương tật của Giang không nằm trong khung chế độ, chính sách nào cả, vì nhìn căn nhà ở, tôi biết hoàn cảnh kinh tế gia đình Giang đâu có dư dả gì. Nhưng không phải vậy, Giang trả lời tôi không chút đắn đo: "Cháu chỉ thiếu khoảng cách". Tôi bất ngờ trước câu trả lời của em. Giang nhấn mạnh một lần nữa: "Vâng, cháu đang thiếu khoảng cách". Chàng thanh niên này nếu không vì tật nguyền, nếu xoá lấp được khoảng cách từ cái giường chung thân này đến cuộc sống sôi động ngoài kia, chắc còn làm được nhiều điều có ích hơn cho đời. Trong một lá thư gần đây cho tôi, Giang viết: "Cháu chỉ luôn ước ao mình có được một bàn tay khoẻ mạnh. Chỉ một bàn tay thôi, đối với cháu đã là hạnh phúc lắm rồi, và đủ để cháu thay đổi cuộc sống của mình". Tôi nhớ như in, đôi bàn tay Giang đã bị co rút hoàn toàn. Quờ quạng mãi em mới nhét được bút vào cạnh ngón út, rồi lại quờ quạng áp bút vào má. Dùng lực của đầu, qua má viết chữ. Một hàng chữ nắn nót, cứng cỏi và đẹp đến ngạc nhiên hiện lên trên cuốn sổ tay của tôi "Don''t cry for me!" (tạm dịch: Xin đừng khóc cho tôi!). Lúc đó tôi mới biết Giang cũng đã hoàn thành xong chương trình bằng C tiếng Anh. Và cuối trang, Giang viết một câu tiếng Việt: "Tôi muốn sống có ích cho cuộc đời này".
    Có lẽ đó là chí nguyện sống của Giang. Chàng thanh niên Trần Hồng Giang, 29 tuổi, 23 năm bất động đang sống thực sự có ích cho cuộc đời này. Hàng ngày, ngoài giúp đỡ bạn bè thôn xóm học tập, kèm cặp cho đứa cháu con người chị gái và anh trai học bài, Giang còn miệt mài làm thơ viết văn, góp phần làm đẹp cho đời và cho mình. Đọc thơ Giang ít ai biết tác giả đang phải vật lộn với số phận nghiệt ngã: Bất động trên giường! Tôi xin mượn câu "xin đừng khóc cho tôi" như tựa đề một bài hát làm đề cho phóng sự của mình với tâm niệm rằng điều kỳ diệu nhất của con người ta là nghị lực. Không một thách thức nào của số phận có thể khuất phục được nghị lực con người. Trần Hồng Giang đã và đang vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường của con người.
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......

Chia sẻ trang này