1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời Thế Tôn và cuộc sống hiện sinh.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 12/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Cuộc đời Thế Tôn và cuộc sống hiện sinh.

    Là một Phật tử ("tại gia" hoặc "xuất gia") bạn có những cảm thức gì trước cuộc đời của một con người tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhattha Gotama)? Ca ngợi; thì đã đành; cái quan trọng tôi muốn hỏi là bạn cảm thức được gì?

    Cuộc đời của Tất Đạt Đa Cồ Đàm bạn có thể tìm thấy được ngay ở google hay một trang web về Phật giáo nào đó.Và nếu chưa đọc; thì tôi khuyên bạn nên đọc một chút.

    Xin bắt đầu ngay và trước tiên với tình yêu nam nữ của Ya>odharā và Siddhārtha; trong ý nghĩa ngay với cuộc sống của chúng ta. Là một con người; chưa một người nào trong cuộc sống lại không một lần đã từng yêu một người nam hay nữ nào đó;chưa cảm nhận được vị ngọt và vị đắng của tình yêu. Nhân loại rất hứng thú với chủ đề này. Trong trường học ;phổ thông hay là đại học trong những tiết học "khô khan và nhàm chán" đối với sinh viên học sinh thì một chút khéo lái chủ đề vào chuyện tình yêu nam nữ hay là giới tính một chút thì học sinh lại sôi nổi ngay. Vì vậy nghiên cứu về cuộc đời Đức Phật qua khía cạnh này (tình yêu nam nữ!)

    Qua những câu chuyện cổ Phật Giáo thì thuở thiếu niên thanh niên Siddhattha là một chàng trai rất đặc biệt và có cá tính. Thông minh học giỏi và đẹp trai (bạn thử kiểm tra lại xem mình có những tiêu chuẩn đó không); đã học "bay" các môn học của các thầy giáo dạy mình từ các môn học toán học; văn học ; lịch sử; địa lý(các môn học mà học sinh chúng ta vẫn học bây giờ-dĩ nhiên là không phân ngành quá phức tạp và chưa xuất hiện những môn chuyên biệt như Cơ học lượng tử hay hóa học phân tích như bây giờ)... và nhanh chóng học xong cả kinh Vệ Đà và Áo Nghĩa Thư.

    Tuy nhiên một tính cách đáng trân trọng nhất của Tất Đạt Đa là yêu thương và trắc ẩn với sự sống và chàng có tính cách hơi trầm buồn và hay suy tư;nhiều suy nghĩ (Ở thời bây giờ; nếu có đứa trẻ nào trầm buồn và nhiều suy tư; thì người ta dễ gán cho nó cái mác tính cách trầm cảm). Cũng nên bình luận chút về tính cách này; sự suy tư ở tuổi thanh thiếu niên thường bị gói trong ba từ :già trước tuổi hay là thiếu vô tư. Tất Đạt Đa có một người em họ là Đề Bà Đạt Đa; truyện cổ kể rằng Đề Bà Đạt Đa thì thích săn bắt thú rừng còn Tất Đạt Đa thì xót thương chúng. Bây giờ; nếu con bạn thích mua một con chim trong ***g về để ngắm;để chơi;để cho ăn. Bạn sẽ nói với con bạn ra sao?

    Về phần Ya>odharā; nàng cũng là một người nhân hậu; đúng ra không thể có một tình yêu thực sự giữa hai người độc ác; hay là một người nhân hậu còn người kia thì độc ác.Nếu Yasodhara mà cũng không thương người;cũng thích bắn giết loài vật như Đề Bà Đạt Đa thì không thể có chuyện Tất Đạt Đa thương và cưới nàng được. Nếu một người độc ác hoặc hai người độc ác mà yêu nhau thì không thể có hạnh phúc và không nên bên nhau làm gì! Ấy vậy mà Tất Đạt Đa vẫn bỏ vợ và bỏ con đi tu (Cái này khác hẳn với sự thất tình đi tu hay đi tu vì tình mà một số câu chuyện bi ai của cuộc đời thường ẩn khuất trong các câu truyện và bộ phim; cuộc đời của Tất Đạt Đa không yếu đuối và "sến" như thế!)
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Thế thì; đã có rất nhiều lời giải thích (hay nói là "biện hộ" đi cũng được) cho cái kiểu cư xử "vô trách nhiệm" "bỏ vợ bỏ con" này(Không phải Tất Đạt Đa không luyến tiếc trước khi ra đi). Trước hết là một thái độ vì lý tưởng; thế thì ở điểm này; Tất Đạt Đa rất giống với thái độ "vì sự nghiệp" hay những luận điểm sự nghiệp cao hơn tình yêu nam nữ của nhiều người. Thậm chí có rất nhiều kẻ thất tình rồi quay sang lo cho sự nghiệp (cái này rất phổ biển và được xem là lời biện hộ tối thượng của phái nam trước tình yêu;nhất là trước sự thất tình).
    Chính Thế Tôn sau này cũng nói với một chàng trai vì quá đau đớn vì thất tình là: "Là nam nhi mà như vậy; ta thật cũng chẳng biết nói với ngươi ra sao!"
    Vậy thì Tất Đạt Đa "bỏ vợ; bỏ con" đi là vì sự nghiệp. Sự nghiệp của chàng là gì? Xin thưa là nói ra nghe rất tham vọng và không tưởng: đó là đi tìm ra con đường thoát khổ cho tất cả mọi chúng sinh đau khổ; đưa tất cả vào hạnh phúc vĩnh cửu; đương nhiên là trong đó có cả chàng; vợ con bố mẹ của chàng nữa. Nếu vậy thì lý tưởng này quả là ăn đứt tình yêu nam nữ. Đương nhiên là ya>odharā và siddhārtha không ai phản bội ai cả. Theo cái nghĩa là "bỏ người này đi yêu người kia hay bỏ người này đi lấy người kia". Tất Đạt Đa đi tu thì đương nhiên là chẳng yêu hay lấy ai rồi. Còn Ya>odharā thì khi chàng đi tu cũng giữ trọn sự chung thủy với chàng (Như bây giờ thì cũng có nhưng ít; "anh đi xa em ở nhà lấy người khác"; bố mẹ bắt mà)
  3. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn mrking_hoang đã vào đề rất hay, có thời gian rảnh MT sẽ post một số bài lên quan đến chủ đề này... Thanks!
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Cũng một chi tiết rất thú vị đó là không có một truyện cổ nào nói về thái độ phản đối của Ya>odharā với sự bỏ nhà ra đi của Tất Đạt Đa!Điều này cũng dễ hiểu và dễ giải thích. Lẽ dĩ nhiên một người vợ hiểu chồng hay một người nữ hiểu người yêu mình thì ko bao giờ ngăn cản người chồng đến với lý tưởng hay sự nghiệp của chồng; nếu không phải là khuyến khích và giúp đỡ. Đây cũng là một bài học cho các bạn gái; nếu thực sự yêu thì bạn nên giúp cho người yêu mình hoàn thành tâm nguyện; còn nếu ko hiểu tâm nguyện ấy; thật sự bạn nên xem xét lại kĩ hơn tình yêu của mình. Nếu tình yêu nó không đem lại tự do cao hơn nữa; thì nó dễ thành sự trói buộc; sự hành hạ lẫn nhau; sự kìm nén hạnh phúc của nhau. Vả lại trước đó; Tất Đạt Đa cũng đã tâm sự với vợ về những cảnh khổ của cuộc sống mà chàng và nàng nhìn thấy; hai người đã hiểu nhau; ít ra là một phần nào đấy; về cuộc sống hiện thực.
  5. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hi có lẽ vậy theo tôi suy đoán thì có thể Đức Phật đã từ giã gia đình để đi theo tiếng gọi nội tâm mình, có gì đó giống như một nhà khoa học đầy đam mê đối với những điều mình băn khoăn trăn trở.
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    suy với đoán, đúng là đâu óc có vấn đề...
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nói đến cuộc đời Tất-đạt-đa tôi lại nghĩ đến một câu của Đạo Nguyên: "Không có một chúng sinh bình thường nào lại trở thành Phật được,chỉ có Phật trở thành Phật thôi."
    ("Kinh Kim Cương: Tất cả chúng sinh ấy chẳng phải chúng sinh; thế nên ta mới gọi là chúng sinh.
    ... Như Lai không coi bất cứ ai là người thường cả;thế nên Như Lai mới gọi họ là người thường!")
  8. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, có vấn đề thì mới tự dưng chả ai bảo đang đêm bỏ vợ bỏ con ra đi một mình . Hihi
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    À; ra thế?"Đầu óc có vấn đề" ở đây nghĩa là còn băn khoăn. Băn khoăn của Tất Đạt Đa chính là dukkha
    ________________________________________________
    dukkha ở đây tôi xin nhấn mạnh cái nghĩa là "không hoàn hảo;không tuyệt đối"; cái gì hoàn toàn; cái gì tuyệt đối thì mới không thay đổi; mới bất biến; ko bị biến hoại.
    Tất Đạt Đa nhận thấy vui rồi cũng sẽ tàn; sinh rồi cũng sẽ tử; lá rồi cũng phải lìa cành; và nhận thấy sự bất toàn và bất mãn nguyện ngay cả trong niềm vui.
    Bạn cũng có thể dùng chính ngay cuộc sống của bạn để quán chiếu nó; trước hết là quán chiếu những niềm vui và những cuộc vui đi; bạn sẽ cảm nhận sâu sắc được những gì vui; những gì thiếu sót; nguyên nhân của vui;nguyên nhân của thiếu sót. Dần dần cảm nhận của bạn sẽ tinh tế... và đó chính là thiền.
    Dĩ nhiên là Tất Đạt Đa đã tìm thấy sự toàn hảo; cũng như Jesus tìm thấy Hiện Hữu; trở về với Hiện Hữu mà mình luôn luôn vốn ko bị tách rời. Mà sự toàn hảo thì "ngôn ngữ lại phải bó tay"...
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Xem ra bạn không rảnh bằng mình rồi! Để mình post bài thơ nổi tiếng này vậy!
    Khúc I:Vui Thay Mộng Đẹp

    Nơi vùng Hy Mã Lạp Sơn
    Tuyết giăng núi biếc, mây vờn đỉnh cao
    Ven sườn phong cảnh đẹp sao
    Bềnh bồng sương gió, dạt dào nắng mưa
    Ngay miền bắc Ấn Độ xưa
    Có vương quốc nhỏ nên thơ vô cùng,
    Một ngày xảy chuyện đáng mừng
    Khiến cho thế giới tưng bừng đổi thay,
    Ma Da hoàng hậu ngủ say
    Nằm mơ chợt thấy sắc mây rạng ngời
    Một luồng ánh sáng từ trời
    Lung linh chiếu xuống tận nơi giường bà
    Trong hào quang bỗng hiện ra
    Voi to, màu trắng, sáu ngà đẹp thay,
    Voi và ánh sáng cùng bay
    Tới gần hoàng hậu nhập ngay vào bà.
    Sáng hôm sau tỉnh giấc ra
    Trong lòng hoàng hậu chan hòa niềm vui
    Tâu Vua rõ chuyện lạ đời
    Nhà Vua Tịnh Phạn cho mời các quan
    Quần thần thông thái giỏi giang
    Đoán điềm giải mộng rõ ràng giúp Vua.
    Quần thần hoan hỉ cùng thưa:
    "Đây là điềm tốt. Giấc mơ tuyệt vời
    Báo tin mừng sắp tới nơi
    Rồi đây hoàng hậu thụ thai an lành
    Sau này hoàng hậu sẽ sanh
    Tương lai thái tử rạng danh thiên tài
    Siêu nhân vĩ đại giúp đời
    Sẽ mang hạnh phúc cho người gần xa
    Cho Vua dòng dõi Thích Ca
    Và cho nhân loại nhà nhà thơm hương.
    Vua nhìn hoàng hậu yêu thương
    Cùng nhau âu yếm mừng thầm biết bao
    Từ lâu Vua vẫn ước ao
    Sinh con nối dõi thế vào ngôi Vua
    Hai mươi năm mãi đợi chờ
    Sắp thành hiện thực giấc mơ lâu dài.

Chia sẻ trang này