1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc đời - Trí tuệ - Học thuật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 05/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Cuộc đời - Trí tuệ - Học thuật

    Tôi lấy chủ đề này để chúng ta nhìn 1 vấn đề cuộc sống theo cách tiếp cận học thuật. Trước hết tôi xin đăng lại 1 bài viết mà nhân vật của bài này sẽ là đối tượng nghiên cứu của tôi.

    Ngô Thành Đồng ?" thiên tài hay một người điên?

    Thành Đồng sinh tại huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An trong một gia đình nghe nói đã có mấy ngươi chết vì ngộ chữ. Thuở nhỏ Thành Đồng học rất giỏi nên được gọi là Thần Đồng. Học hết PTTH, Thành Đồng được sang Liên Xô học khoa Sinh vật tại trường ĐH Kisinhốp.

    Tại đây Thành Đồng học vào loại xuất sắc, năm thứ 3 có cuộc thi sinh viên tranh luận về nguồn gốc sự sống, Thành Đồng tham gia với bản tham luận "Đối thoại với giáo hoàng Giăng Pôn II? và đoạt giải nhất. Trong bản tham luận này Thành Đồng đưa một quan điểm rất mới của cá nhân mình: Nếu không gian vật lí của Anhxtanh có bốn chiều thì không gian sinh học của Ngô Thành Đồng có 6 chiều và Thành Đồng sẵn sàng đối thoại với giáo hoàng Giăng Pôn II về vấn đề này.

    Khi tốt nghiệp, trường ĐH Kisinhốp cho Đồng ở lại làm nghiên cứu sinh, nhưng số phận đã không mỉm cười với anh. Tuy học giỏi nhưng tính tình của Thành Đồng lại gàn, bị hội đồng hương cho là vô kỉ luật, kiến nghị cho về nước làm việc.

    Về nước, Ngô Thành Đồng quyết định làm khoa học với đồng lương chết đói chứ không chịu nhận công tác đâu cả. Anh suốt ngày ngồi trong nhà đọc sách và tiếp tục theo đuổi đề tài nguồn gốc sự sống. Lúc đó giáo sư Phạm Đức Dương - Chủ tịch hội nghiên cứu Đông Nam Á đang làm công trình "Môi trường ứng xử của cư dân Đông Nam Á - Từ truyền thống đến hiện đại", biết Đồng có hiểu biết về lĩnh vực này nên GS Phạm Đức Dương đã đưa anh vào nhóm công trình. Theo giáo sư Dương thì hồi đó Thành Đồng sinh hoạt như một nhà tu hành khổ hạnh.

    Vào thời điểm đầu những năm 90 của thế kỉ trước nhưng Đồng không dùng điện mà chỉ thắp đèn dầu, không có xe đạp nên muốn đến nơi nào trong thành phố anh phải- đi bộ. Đồng sống độc thân, cơm niêu nước lọ, bữa nay lo bữa mai. Cuối cùng thì Đồng viết xong cuốn sách về Nguồn gốc sự sống dày 700 trang bằng tiếng Nga (Đồng nói tiếng Nga về sinh học giỏi hơn cả tiếng Việt). Nhưng khi công trình hoành thành, Đồng đưa cho bạn bè xem thì hầu như không ai hiểu cả, vì thế để nó được in thành sách thật quá xa vời.

    Lúc đó, để giúp Ngô Thành Đồng, GS Phạm Đức Dương đã mở một cuộc hội thảo mời các nhà khoa học có tên tuổi đến dự, cho anh trình bày công trình nghiên cứu của mình. Các nhà khoa học đó là GS Vật lý Đào Văn Tiến, GS Hoàng Phương, ngành KHXH có GS Vũ Khiêu, GS Phan Ngọc, ngoài ra còn có Bùi Đăng Tuấn là kĩ sư tin học, Lê Ngọc Trụ ở UB UNESCO. Khi Ngô Thành Đồng trình bày xong thi mọi người có mặt trong cuộc hội thảo đều vỗ tay nhưng không ai phát biểu. Theo phán đoán của GS Phạm Đức Dương thì có lẽ chẳng ai hiểu rõ công trình đó.

    Một dịp khácGS Phạm Đức Dương sang công tác tại Liên Xô, ông đã yêu cầu Ngô Thành Đồng tóm tắt công trình của anh để ông sang nhờ các nhà khoa học bên đó thẩm định . Sang Liên Xô, ông đã đến Viện nghiên cứu lịch sử các khoa học và đề nghị với các nhà khoa học "Tôi có trường hợp này do các anh đào tạo nhờ các anh đọcgiúp, nếu được thì đề nghị cho sang bảo vệ". Các nhà khoa học đã nhận lời. Nhưng không may vì chỉ một thời gian sau thì Liên Xô sụp đổ.

    Sau bao cố gắng nỗ lực với sự giúp đỡ nhiệt tình của GS mà sách vẫn chưa được in. Ngô Thành Đồng sốt ruột lắm, tuần nào cũng đi bộ từ Kim Liên lên nhà GS Phạm Đức Dương ở Đội Cấn nhắc chuyện in sách. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của ông Đoàn Tử Huyến - Giám đốc trung tâm Văn hoá và Ngôn ngữ Đông Tây - công trình nghiên cứu của Ngô Thành Đồng đã được in thành sách.

    Nhưng khi cuốn sách chưa ra đời thì Ngô Thành Đồng chết. Đó là một cái chết bất đắc kì tử mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Trước khi chết, Thành Đồng đã hoàn thành cuốn "Lí thuyết về con người và trí tuệ?.

    Cuốn sách ra đời cũng không gây một dư luận nào trong giới khoa học, nó chìm vào lãng quên. Trong cuốn sách này Ngô Thành Đồng đã tự viết ra nhiều công thức toán học và nhiều hình vẽ khó hiểu. Đến tận hôm nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định rằng những công thức hình vẽ, những dòng nói về sự sống về cái chết, về Lômônôxốp, về triết học, sinh học trong cuốn sách... là sáng tạo của một thiên tài hay một người điên?

    Sách của Thành Đồng vẫn còn đó, nó đang chờ ?ocon mắt xanh? của các nhà khoa học. Công trình ?olí thuyết về con người và trí tuệ? của Thành Đồng vẫn đang nằm im trên giá sách của GS Phạm Đức Dương hơn chục năm nay vì không có tiền để in. Ngô Thành Đồng ?" thiên tài hay người điên? Đã đến lúc cần một câu trả lời.

    Theo Tiền phong

    Tôi sẽ dành thời gian để mổ xẻ khách quan để tìm ra câu trả lời bài báo trên.


    - Trước hết tôi tin, Ngô Thành Đồng không điên với nghĩa của khái niệm "điên" y học & cũng không là "thiên tài" theo nghĩa sử học!

    - Thứ hai, tôi sẽ có cách làm cho cuộc đời của Ngô Thành Đồng không đáng bỏ phí như cách nhìn của bài báo.

    Nếu chúng ta cùng phối hợp, tôi có thể mua lại 2 bản quyền bản thảo của cố tác giả và hiệu đính/ hoàn chỉnh chúng thành 1 tác phẩm học thuật tốt, có ý nghĩa (cố gắng bảo toàn được ý của tác giả) và cho xuất bản lại với tên của tác giả Ngô Thành Đồng.





    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc


    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 08:02 ngày 06/08/2003
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tôi không dám chủ quan đánh giá về một con người (nhất là tôi không thể lấy mục đích sống, quan điểm cuộc đời của tôi như là duy nhất hợp lý & là căn cứ cho đối sánh) nhưng tôi đã có trong tay 1cuốn sách của anh.
    Tôi sẽ dành thời gian mổ xẻ nó và xem xét kỹ lưỡng nên đánh giá về anh ntn?
    Cuốn sách của anh đã xuất bản "Khám phá về các bí ẩn của con người và thế giới sự sống" và công trình ?oLý thuyết về con người và trí tuệ? (tôi chưa được đọc) theo tôi là 2 chủ đề cực kỳ khó và anh chắc hẳn phải là một người ham học và làm việc với tinh thần học thuật.
    Dù nhữung điều anh viết có đúng hay sai (vâng, sai thì dễ chứ đúng thì có mấy người!) thì ~ điều anh làm, cái mà anh đã dành 1 phần cuộc sống của mình để lao động thật đáng trân trọng.
    Xin trích lời của giáo sư Phạm Đức Dương - Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam: "... Tôi chỉ biết đây là một tác phẩm khoa học được tiến hành với một khát vọng nóng bỏng, một bộ óc giàu trí tuệ của một con người có bản lĩnh phi thường - con người ấy có bình thường không, tôi không rõ, nhưng rất đáng khâm phục và trân trọng.
    Anh không còn nữa! Hy vọng rằng công trình của anh sẽ gây được hứng thú, để lại cho ta những tri thức, những kiến giải độc đáo, táo bạo... Và quan trọng hơn là để anh sống mãi trong ta như một người bạn chân tình không gặp may!"

    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 05/08/2003
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Cuốn sách Khám phá về các bí ẩn của con người và thế giới sống của anh (tôi đã được đọc cách đây vài năm) gồm có 300 trang. Sách không có lời nói đầu nhưng có Thay lời giới thiệu của giáo sư Phạm Đức Dương.
    Các bạn có thể hình dung là tác giả đưa ra 1 giả thuyết và cố gắng chứng minh nguồn gốc bản chất sự sống là ở 1 nguyên lý mang tên Nguyên lý tương tác. Giả thuyết được anh chứng minh bằng các nguồn tri thức khác nhau từ cổ kim, Đông Tây đến triết học và các loại khoa học khác.
    Phần tài liệu tham khảo của anh bao gồm 32 cuốn. Tôi xin phân tạm theo các nhóm như sau:
    1. Nhóm Triết học:- Tư bản luận (C. Mác)
    - Phép biện chứng của tự nhiên (Enghen)
    - Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (V. I Lênin)
    - Phản xạ vượt tự nhiên (Anôckhin)
    - Phân tích luận (Aristot)
    - Trực giác và khoa học (Bungơ)
    - Vấn đề thời gian trong khoa học hiện đại (Vernadski)
    - Tuyển tập về tự nhiên học (Gớt)
    - Lôgic khoa học (Heghen)
    - Tư tưởng (tập I, II - Platôn)
    - Hướng của thời gian (Râykhenbac)
    - Triết lý tự nhiên về khái niệm thời gian (Uyt râu)
    - Về tính chất của thời gian (Urmanxep)
    - Bách khoa Triết học (Haidegger)
    - Tuyển tập các công trình khoa học (Anhxtanh)
    2. Nhóm điều khiển học & lý thuyết hệ thống
    - Các khái niệm cơ bản của lý thuyết htông tin (Bloc)
    - Khảo sát Lý thuyết hệ thống tổng quát (Bertalaphin)
    - Điều khiển từ xa (Vasiliep)
    3. Nhóm về sinh học
    - Cấu trúc tinh vi của gen (Banzer)
    - Xuất hiện sự sống (Bernal)
    -Tương tác giữa các tế bào (Vâys)
    - Nguồn gốc của loài (Đacuyn)
    - Chân trời di truyền học (Đubinin)
    - Lý thuyết gen (Mooc găng)
    - Những luận điểm cơ bản về sinh học (Oadingtôn)
    4. Quan điểm ngoài khoa học không
    - Đông y dưới ánh sáng của lý thuyết tập mờ (Hoàng Phương)
    - Kinh Dịch (Ngô Tất Tố)
    - Phật học tinh hoa (Nguyễn Duy Cần)
    - Kinh Thánh
    - Những câu chuyện kỳ lạ (Maclin, Thôrnlay)
    Vậy là anh tập hợp tư liệu để chứng minh ~ giả thuyết của mình khá công phu. Khâm phục là nếu anh có phương pháp đọc và phân tích dữ liệu tốt số tư liệu trên thì chắc chắn anh có thể đưa ra nhiều điều thú vị cho học thuật !
    Bạn thấy đó, anh đâu bỏ qua Điều khiển học và Lôgíc hệ thống. Mà thôi tôi chỉ dùng nó nhưu phương pháp luận vạn năng để phân tích khi phải tích hợp nhiều vấn đề lại với nhau. Còn anh thì sao? Liệu anh đi đến đâu trong công trình của mình & đâu là cái chúng ta học hỏi từ thành công và thất bại của anh (nếu có chúng )?
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chương 1. Nguyên lý tương tác
    Chương này gồm 30 trang, tác giả đưa ra một chân lý hiển nhiên là: tương tác chính là căn nguyên, động lực ban đầu, tiền khởi cho mọi hiện tượng, tính chất của thế giới sống cũng như vũ trụ nói chung.

    Tương tác theo anh định nghĩa là: Tập hợp tất cả các mối liên hệ của sự vật ảnh hưởng qua lại với nhau dưới dạng lực, năng lượng, thông tin... xảy ra trong thế giới. Tương tác có thể tạo nên hệ thống hay huỷ diệt hệ thống và làm nên sự vận động của các sự vật.
    Mỗi dạng tương tác đều đặc trưng cho 1 trạng thái vật chất, hiện tượng, quá trình nhất định. Trên cơ sở hình thành tương tác ta thấy được bản chất của các trạng thái đó, tính quy luật và nguồn gốc của nó.
    Tiến hoá có xu hướng tiến đến những tổ chức bậc cao hoàn thiện và để có được như vậy có sự tích hợp các phần tử đơn giản, riêng lẻ lại. Chính xu hướng tiến dần đến với nhau để tạo nên tổ hợp có tổ chức, trật tự cao hơn đó là do bản chất của sự tương tác.
    Tác giả dành nhiều trang để minh hoạ cho chân lý đó bằng các vấn đề của tự nhiên, xã hội, thế giới tinh thần cũng như trí tuệ: trong thế giới vi mô, gen, sự hình thành vũ trụ, quá trình trí tuệ của con người, hệ cơ thể sống, tương tác giữa các loài trong cộng đồng xã hội, sự hình thành nhà nước và quốc gia, sự hình thành các hệ tư tưởng mới...
    Có thể nói anh đã mô tả đúng vấn đề và gần với nguyên lý hệ thống hay là nguyên tắc mối liên hệ phổ biến của Triết học. Tuy nhiên, khi đi vào cụ thể, ngôn ngữ của anh uyển chuyển giữa nhiều hiện tượng phức tạp, minh hoạ bằng nhiều nguồn tri thức khác nhau không đồng nhất & không hoàn toàn là tri thức khoa học nên tính chắc chưa cao.
    (còn nữa)
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trong chương 1, cấu trúc tri thức anh trình bày lan man, đặc biệt anh để lẫn 1 số quy ước quan trọng (rất khó nhận ra mà lẽ ra anh không nên để ở trang 28 mà tách riêng thành 1 mục nhỏ cho rõ ràng). 1 số quy ước này chỉ của riêng anh dùng cho việc trình bày các chương sau.
    Đó là 1 quan điểm của riêng anh về hệ sống - hệ có tương tác của "Genotyp - Phenotyp - môi trường". Anh cũng quy ước 1 số ký hiệu riêng để viết cho ngắn. Điều này về sau sẽ gây khó hiểu cho người đọc.
    Anh không định nghĩa rõ 2 khái niệm mới đưa ra. Mà tôi không là 1 nhà sinh học nên cũng đang cố thử tìm hiểu về chúng !
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ để việc hiệu đính được tác phẩm của tác giả Ngô Thành Đồng là điều hơi quá khả năng chăng?
    Theo tôi được biết, nội dung chính của quyển sách là mối tương tác giữa genotyp - phenotyp trong không gian 6 chiều. Với mức phát triển sinh học ngày nay, mối tưong tác của chúng trong không gian 3 chiều mới chỉ được biết sơ qua. Người ta còn lâu mới có thể hiểu rõ chúng.
    Nếu đặt trong không gian 6 chiều, chỉ một thay đổi vô cùng nhỏ của một chỉ số tác động là cả hệ thống biến đổi khác hẳn.
    Vậy, với những điều mà chúng ta còn chưa hiểu rõ thì chúng ta hiệu đính như thế nào đây???
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa
  7. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Bác Cá Chép ơi, bác có sưu tầm được mấy bài thơ của Ngô Thành Đồng không? Hôm trước em đọc báo TP có một bài, em thấy thích. Nếu bác có bài nào thì chia sẻ nhé.
    Cám ơn trước.
    Roẹt
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Vâng không còn là hiệu đính nữa. Tôi cố & đã biết những điểm yếu, điểm mạnh của tác phẩm. Chúng ta cũng chỉ biết đến không gian 4 chiều. Không gian N chiều là góc nhìn trừu tượng hoá của các nhà toán học.
    Tôi cũng đã từng gặp những học giả sử dụng không gian N chiều (N>4), trong đó các chiều còn lại là thuộc tính của sự vật hoặc thuộc tính/cấp bậc của quá trình phản ánh sự vật vào trí não. Tác giả Ngô Thành Đồng đã làm 1 điều tương tự, anh đã sử dụng thêm các chiều gắn với thuộc tính của hệ sống.
    Tới thời điểm này tôi tin tưởng ở khả năng có thể hiệu đính được lại ý tưởng của tác giả. Tôi cũng đã nhận ra được việc tác giả áp dụng thái quá toán học nhưng lại vận dụng điều khiển học một cách mờ nhạt, thiếu rõ ràng đối với các hiện tượng và vấn đề sinh học.
    Tác giả cũng đã thể hiện tham vọng chứng minh nhiều vấn đề về nhận thức nhưng rõ ràng triết học cũng chưa nắm vững.
    Cũng có thể tất cả là không quan trọng! Chúng ta sẽ tìm ra được những gì có giá trị với tri thức của mình & nhặt bớt những hạt sạn từ tác phẩm của anh!
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  9. The2003

    The2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Việc đánh giá một người giỏi hay ko là một điều ko hề dễ dàng. Nhất là trong khi tình trạng còn bao cấp nặng nề như thế này. Ngoài ra là số GS được mời đến nghe buổi thuyết trình của Ngô Thành Đồng có phải thuộc diện 1/3 mà GS Tuỵ từng nhắc đến?
    Tôi cũng chưa rõ về vấn đề của Ngô Thành Đồng nên ko dám nói nhiều. Nhưng xin nêu một ví dụ khác để các bạn tham khảo.
    Mọi người ai cũng biết đến giá trị của Giải thưởng Lenin của Liên Xô trước đây. Ở VN cũng có vài người(?) đạt giải thưởng đó, và người đầu tiên đạt giải thưởng là một kĩ sư của VN.
    Hai lần ông ấy đã bật lài Kĩ sư trưởng LX, hai lần các phương án của ông đều được đánh giá cao vào thực hành và rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất. Một kết quả khác là hai Kĩ sư của LX đã phải về nước.
    Thế nhưng về sau số phận đã đẩy ông trở thành kẻ thất nghiệp. Ông về quê mà chẳng có chế độ gì cả. Giờ đây ông trở thành một người bán nước ở một nơi thôn quê, nơi mà ông khó có thể phát huy năng lực của mình.
    Cho nên cũng cần nói, có nhân tài chưa phải là đã xong, phải có cả chiến lược sử dụng nhân tài thì mới có được tất cả.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]

    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 07/08/2003

Chia sẻ trang này