Cuộc hành hương bên bờ xa vắng Giới thiệu sách trên báo Lao động. Có ai đọc chưa, cho ý kiến với. Cái giới thiệu nghe có vẻ.... kêu, nhưng nghe... to tát quá, sợ sách không chắc đã hay. "Quỷ trong trăng" của Trần Thùy Mai - Cuộc hành hương bên bờ xa vắng... Lê Mỹ Ý Đối với người cầm bút, trong những ý niệm thuần khiết nhất của trí tưởng tượng, mỗi người đều có những nhận thức và ám ảnh khác nhau. Riêng Trần Thùy Mai, ý niệm thuần khiết trong trí tưởng tượng của chị là một bến bờ xa vắng, những hạn cuối huyễn hoặc và khát khao tận cùng trước giả, thật của cuộc đời. Đó cũng là điều chị đã gửi gắm trong tập truyện mới "Quỷ trong trăng" (NXB Trẻ - 2001) Đọc "Quỷ trong trăng", có cảm giác như Trần Thùy Mai đang miên man giữa mê lộ thơ, mê lộ của những ám ảnh hệt như là nhân vật Lan của mình đã đội trên đầu chiếc mâm vàng sóng sánh nước, để đi đến bên bờ vực tình yêu. Giữa mê lộ ám ảnh, giác độ tình yêu đã được soi xét từ nhiều điểm chiếu. Có lúc e ấp như mối tình thoát tục của "Thương nhớ Hoàng Lan", có khi bao dung và chịu đựng đến phi lý ảo ảnh "Trăng trong đáy giếng", nhiều lúc lại nghiệt ngã, phủ phàng qua " Nốt ruồi son" nghịch kiếp... Dù ở điểm chiếu nào, truyện ngắn của chị cũng hiện hữu một niềm say đắm miên man của ý niệm thuần khiết. Đấy là ý niệm để tác giả vén lên một luồng sáng mong manh, đi sâu vào những ngóc ngách nhỏ nhoi, tìm ra đời sống hơn là đời sống, nhận thức ra tia sáng hằng cửu, bất biến trong chân lý tình yêu. Luồng sáng mong manh ấy cũng là thế giới của cái đẹp dễ vỡ. Cái đẹp hư ảo như một tiếng thở dài: "Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa và mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian" (Thương nhớ Hoàng Lan). Càng mong manh, hư ảo, tác giả càng khát khao chiêm vọng hướng đến. Chị soi chiếu những nhân vật của mình bằng cảm thức dịu dàng, sâu thẳm qua những mảnh vỡ nỗi buồn của My, Khánh, Hạnh, người con gái xứ sở mặt trời hay người đàn bà cô đơn trên đỉnh Ngựa Trắng... Rồi dấu tiếng âm âm như làn sóng sục sôi trong đáy nước, những suy tư về cái đẹp của nhà văn càng ám ảnh, càng nén chặt: "Sông trôi về biển là sông mất. Nhưng sông không chảy thì còn gì là sông" (Khói trên sông Hương). Đấy là đối thoại của nghịch lý; đối thoại của ánh sáng và bóng tối; của cái chết và mưa rơi trong "Giã từ vũ khí". Giọng văn nhẹ nhàng, thì thầm như những dòng mưa từ từ thấm sâu vào lòng người đọc, dẫn dụ người đọc đến với một thứ ngôn ngữ tự nhiên và những chi tiết nhỏ nhặt đời thường. Điều đáng tiếc là, dường như nhà văn đã dừng lại quá sớm bên bờ giới hạn tỉnh táo, chưa đẩy những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt kia đến sâu thẳm của hiện thực. Nếu quyết liệt đến vậy mà vẫn giữ được ánh sáng mong manh huyền hoặc của nghi vấn và chi
Khổ, Trần Thuỳ Mai thì cũng có biết, nhưng cuốn này thì chưa đọc. Nhưng bác nào làm ơn giải thích hộ "hành hương bên bờ xa vắng" có nghĩa là gì? Có phải là đi về phía một cái bờ sông/bờ biển/bờ hồ/bờ đầm/bờ vũng sình .v.v ở xa, nơi có ít người ở, rồi thắp một vài cây nhang hay xì xụp lạy vài cái không? Goldmund
Hì hì, nếu hỏi cái "bờ" nó là bờ gì thì... khó nói. Vì nó... xa quá, chắc người đến nơi mới biết được sau cái bờ là cái gì. Quyển này chưa đọc, không dám có ý kiến hành hương là gì, nhưng thường thì là đi tìm đến cái gì... linh thiêng. Mà theo như mợ phê bình này viết, cái "linh thiêng" bên cái bờ này, hình như là tình yêu. Chắc vì ở những nơi gần gần, tình yêu chả được thiêng lắm, nên phải đi đến cái bờ xa để thấy được tính chất linh thiêng của nó, hì hì. Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
Hì hì, các "mợ phê bình" kiểu này bây giờ nhan nhản. Đọc bài điểm sách các mợ thấy phát khiếp. Từ ngữ sáng choang choang như xoong nồi i nốc bày bán trên kệ hàng các siêu thị, nhưng lại hoàn toàn vô nghĩa. Bài điểm sách của mợ này là một bài quảng cáo không hơn không kém, nhưng những nhà văn có tự trọng chắc chả bao giờ muốn mình được quảng cáo kiểu này. Goldmund
Lúc đầu không đọc kỹ dòng đầu, cứ tưởng the-mask khen, đọc mãi vẫn không hiểu, vẫn chưa phát hiện ra cái hay - cái đẹp. Cứ tưởng mình ngu quá, hoá ra ngu thật. Tomorrow never dies