1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc hành trình của thời gian, của những thế hệ... Cuộc sống .

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi angeloflife, 13/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Cuộc hành trình của thời gian, của những thế hệ... Cuộc sống .

    Tìm một nơi để gửi dòng văn. Topic này angel viết theo cảm xúc, có sự thật và có cả những hư cấu văn chương, không theo một mẫu định nào cả, nên những ai đọc nó xin đừng nghĩ sai về topic. Thân ái và cảm ơn trước.
  2. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Em sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhà em nghèo lắm, nghèo từ bao thế hệ nay rồi. Nhưng người ta bảo không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Thế nên từ khi sinh em và anh trai em ra thì bố mẹ em quyết tâm không để cho anh em em phải khổ nữa. Thật may là ông trời chẳng bao giờ phụ cái khốn khó của con người cả. Nhà em đã khá hơn, đã sống đầy đủ hơn dù chưa hẳn đúng nghĩa với từ giàu. Những lúc bên mâm cơm, những lúc gia đình ngồi chuyện trò, mẹ em vẫn thường hay kể cho em nghe những câu chuyện của cái thời gian khó mà bố mẹ em đã vượt qua.
    Câu chuyện bắt đầu từ một tình yêu của một chàng tân binh công an và một cô nữ sinh của trường dạy nghề. Giữa cái khi mà chiến tranh vừa kết thúc không bao lâu, giữa cái khi mà nền kinh tế bao cấp còn đang đè ép cuộc sống thì tình yêu đến thường mang nhiều cảm sự thương cảm lẫn nhau. Đó là tình yêu của bố mẹ em đấy. Bố em mất mẹ lúc mới 3 tuổi, còn mẹ em thì vừa biết nói thì đã không còn mẹ. Cả hai người sống trong cánh của chú gà trống nuôi cả đàn con. Cơ hàn , đói khổ, nhưng tình yêu của những ông bố mà trong đó có cả tình yêu của những bà mẹ đã mất đã giúp cho hai người ông nuôi bố mẹ em nên người.
    Mẹ em lớn lên trong gia đình nghèo nhưng lại xinh gái nhất nhì cái làng ấy. Mà thường thì những cô gái xinh lại lọt vào mắt của không ít chàng trai. Thế mà cái mặc cảm nghèo đã khiến mẹ em không dám đến gần những người con trai có của. Mẹ thu mình trong vỏ ốc, rụt rè và yếu ớt. Chính cái mặc cảm đó mà mẹ em lại quyết tâm học hành. Cái tiếng xinh gái cộng với cái tiếng chăm chỉ giỏi dang vì thế lại càng bay xa. Ngay cả khi đi học nghề ở trường tỉnh, cái tiếng đó cũng bay đi khắp nơi. Thế là đến tai bố em, một anh chàng công an bình thường về ngoại hình và nghèo về vật chất. Có lẽ là bố em cũng sợ mình với không tới mẹ em nên bao nhiêu lần đứng ngóng ở trường học của mẹ em, ngắm nhìn mẹ em đi học về mà không dám lại gần để làm quen. Rồi đến khi biết được hoàn cảnh của mẹ em cũng chẳng khác gì mình, thế nên bố em mới tin tưởng rằng con người cùng cảnh ngộ sẽ gần nhau hơn. Cái suy nghĩ ấy là một bước tiến thành công của bố em.
    Mẹ em đã từng ghét bố em. Giữa bao nhiêu người quan tâm mẹ em, thì bố em là người xấu trai nhất, nghèo nhất. Nhưng mẹ em ghét bố em bởi cái tính lầm lì khó hiểu ( Mẹ không biết rằng là do mặc cảm mà bố em như thế). Công cuộc đổi mới đất nước hồi đó bắt buộc phải tìm kiếm những người tình nguyện đi khai phá những vùng đất mới. Mối tình đầu của mẹ em cũng ra đi. Và người ta bảo " nhất cự li, nhì tốc độ ". Bố em có cả cái nhất và cả cái nhì. Cái cuối cùng đã đánh gục mẹ em khiến mẹ em yêu bố em rất nhiều chính là cái hoàn cảnh. Khi mẹ em về thăm nhà bố em, đã phát khóc trước cảnh ông nội đã già rồi vẫn cặm cụi cuốc từng góc vườn để nuôi O út nhà em. Thế đấy, người ta bảo đã yêu thương thì cần gì đến môn đăng hộ đối. Nhưng mà đôi lúc cái môn đăng hộ đối lại đem lại cho người ta tình yêu thương.
    Mẹ em ra trường, về làm ở xí nghiệp lắp máy công ty 6. Một năm sau thì bố mẹ em cưới nhau. Có lẽ chẳng có cái đám cưới nào như của bố mẹ em cả. Không có tiền làm đám cưới, cả cơ quan bố em phải góp tiền vào giúp bố em lấy vợ. Quà mừng chỉ là những cân thịt cân gạo phân phối đến là khổ sở. Bộ áo cưới mẹ em phải đi mượn và đơn sơ với chiếc áo trắng và cái quần lụa đen. Lúc ra đi, như bao cô dâu khác, mẹ đã khóc thật nhiều trên vai ông ngoại khi mà đêm cuối cùng đứa con gái ở nhà, ông đã phải cố gắng giã cho hết đống lúa để ngày mai con gái có thứ hồi môn nào đó đem đi.
  3. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Ngôi nhà hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ là một căn phòng tập thể được ngăn bởi cái vách đan bằng nứa với các gia đình khác. Một kiểu sống tập thể. Căn phòng nhỏ ấy chỉ có một chiếc gối đôi, một chiếc chăn chiên bộ đội mà cơ quan bố em tặng cho người, một cái đèn dầu, vài thứ sinh hoạt lặt vặt không đáng kể khác. Không có một chiếc màn nào cả, chỉ có một chiếc xoong nhỏ, bếp thì dùng chung với nhà bên cạnh. Đói khổ là thế, lại trúng cái thời bao cấp muốn vươn lên cũng chẳng được. Nhưng trong cái khó người ta thường tìm thấy tình thương. Hàng xóm rất thương đôi vợ chồng trẻ , đã giúp một ít cái này một ít cái kia. Sống tằn tiện ky cóp, hơn ba tháng sau mới mua được một chiếc màn tuyn trắng.
    Ngày ấy bố em còn công tác ở Thanh Chương, thường phải xa người vợ trẻ của mình. Xe cộ đi lại thì rất khó khăn không được như bây giờ, thế nên mỗi lần về với mẹ thì hai vợ chồng trẻ lại tủi thân mà khóc. Tình yêu lúc ấy đối với bố mẹ em sao mà lớn thế.
    Mẹ xin được của cơ quan một mảnh vườn nhỏ. Thế là bà vui lắm, sau những lúc làm việc mệt mỏi ở cơ quan, về đến nhà là xắn na xắn nắn bên mảnh vườn nho nhỏ ấy. Mẹ em trồng đủ thứ rau trên đó, những thứ rau sẽ cải thiện cho bữa ăn của gia đình, đỡ đi một phần tiền sinh hoạt, sẽ có thêm chút tiền tiết kiệm. Rồi mẹ lại đi làm thêm, đi lắp đặt các hệ thống điện nước cho các gia đình vừa xây nhà. Vất vả, cực nhọc, chồng lại ở xa. Nhiều khi về đến nhà, nhìn cảnh những gia đình xung quanh đã ăn cơm tối và quây quần bên chồng con, mẹ em cũng hay tủi thân lắm. Thế nhưng cái quyết tâm không muốn khổ nữa, mẹ cố gắng làm thật nhiều, có khi tối mịt rồi mới được cầm bát cơm ăn.
    Sự cố gắng của mẹ em cũng đã phần nào giảm đi cái nghèo trong gia đình. Mẹ đã mua sắm thêm được nhiều thứ cho nó đúng nghĩa là một căn nhà. Rồi mẹ xin cơ quan ra ở phòng riêng, không còn phải ở cái cảnh 5 gia đình một căn phòng nữa. Bây giờ thì mẹ đã có thể mua được một chiếc xe đạp để có thể đi làm xa hơn một chút. Chiếc xe đạp thống nhất bấy giờ là một thứ quý, phải nhờ vả mãi mẹ em mới có thể mua được một chiếc xe đạp cũ của bác giám đốc cơ quan mẹ để lại cho. Nó như là đứa con cưng vậy. Mẹ lại là một kỹ sư lắp máy cũng có chút tay nghề, nên chiếc xe được mẹ chăm sóc kỹ càng lắm.
    Niềm vui rồi cũng đến nhiều hơn. Bố em được chuyển công tác về Vinh. Và rồi mẹ em mang thai anh trai em. Trong một năm mà nhận được nhiều niềm vui như thế khiến mẹ em cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Bà nghĩ nhiều về tương lai của con cái, mơ mộng và hy vọng rất nhiều vào đứa con đầu lòng mà bà sẽ sinh ra. Bà càng cố gắng để làm được nhiều hơn, tất nhiên là bố em chỉ đồng ý cho mẹ em làm những việc nhẹ nhàng thôi. Niềm vui sướng và trách nhiệm làm bố làm mẹ đã hình thành trong suy nghĩ của bố mẹ em việc phải làm sao để cuộc sống khá hơn, để con cái mình sau này phải khổ. Tình yêu thương của bố mẹ có từ ngày thai nghén đứa con không cho phép đứa con trong bụng xảy ra việc gì, và được sinh ra khoẻ mạnh, bụ bẫm nhất.
    ( còn nữa ).
  4. XuanQuynh

    XuanQuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Em quên không viết tiếp???
  5. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Tự nhiên hôm nay lại vào được Nghệ Tĩnh sớm thế này. Và cũng thật bất ngờ khi topic tự truyện lại được một người kéo lên, nếu không nhờ Xuân Quỳnh thì có lẽ Angel sẽ chẳng bao giờ còn nhớ mình từng viết cái topic dang dở này. Được, Angel hứa sẽ tiếp tục nó. Và hi vọng được nhiều người hưởng ứng.
  6. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Vẫn có nhiều người theo dõi mà{ trong đó có Đá }, bạn viết tiếp đi
  7. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Anh trai em ra đời, đáng yêu vô cùng. Sự yêu thương chắt chiu đã tạo nên đứa bé bụ bẫm vô cùng đó. Một phần nào đó, sinh được đứa con trai đầu lòng làm cho ông bố bà mẹ và những người xung quanh cảm thấy vui mừng hơn.
    Ông nội em, muốn đặt một cái tên cho đứa cháu thương của mình , một cái tên mang vầng hào quang của mặt trời, nhưng cũng trong lành như ánh nắng buổi bình minh. Thế là anh trai em được đặt tên là Minh Sáng. Thế là một thiên thần nữa được hiện diện trong cuộc sống.
    Sinh anh trai em ra trong lúc còn nghèo đói, công việc tuy nhiều mà chẳng có mấy đồng thu nhập, mẹ em trở nên gầy và yếu đi. Thế rồi cơ quan mẹ em mở một cửa hàng bán đồ xây dựng, mẹ em xin nghỉ việc trong xí nghiệp để ra đứng bán ở cửa hàng. Công việc đã nhàn nhã hơn, cộng với sự nhanh nhạy của mình, cùng với những mối quen biết của bố em, mẹ em bắt đầu nắm lấy cách làm ăn và được gọi là ăn nên làm ra. Bảo rằng giàu ngay thì không phải, nhưng bắt đầu gia đình em đã có của ăn của để. Mẹ cũng từ đó mà bắt đầu nghĩ ra những mối làm ăn lớn hơn. Đứa con đầu lòng lớn nhanh hơn, phổng phao và ngoan vô cùng. Cuộc sống tưởng chừng thế là quá đủ. Nhưng thường thì ông trời chẳng bao giờ hết thử thách con người.
    Hai năm sau ngày sinh đứa con đầu lòng, mẹ lại mang thai, đó chính là em bây giờ. Thai nghén không cho mẹ bỏ công quá nhiều vào công việc, thế là cái ý tưởng mở rộng cửa hàng vật liệu xây dựng phải dừng lại. Mẹ yên phận với việc chăm lo cho thằng con trai đầu và đứa con còn ấm trong bụng mình.
    Thời kỳ này, bố em phải đi công tác rất nhiều. Công việc của bố rất cực nhọc, phải thường xuyên đi điều tra hiện trường. Đó là cái thời mà chỉ một chút thôi cũng sợ *********. Những vụ án lớn xảy ra liên miên mà cấp trên lại bắt buộc phải giữ bí mật vì sợ hoang mang đến dân tình. Bố em có khi phải nằm vùng cùng với đối tượng tình nghi mấy tháng liền không được về thăm nhà. Đó là sự thiệt thòi của cô vợ trẻ cùng với đứa con thơ nhỏ và đứa bé còn trong bụng. Đã có khi bố viết thư về cho mẹ, những dòng yêu thương : " Anh biết em bây giờ chắc là cực khổ và buồn lắm. Nhưng em hãy cố lên, anh sẽ hoàn thành công việc tốt, để sau này tương lai của hai đứa con sẽ tốt hơn, sẽ sung sướng hơn bố mẹ nó lúc này, em nhé ! ". Cũng chính những dòng thương yêu ấy mà mẹ đã vượt qua tất cả. Mẹ chính là người phụ nữ đảm đang và chung thuỷ nhất mà em từng biết đến.
  8. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Ngày em ra đời, là lúc tất cả thế gian đang chìm vào trong giấc ngủ mơ màng. Tối ngày trước đó, mẹ em chợt thấy đau, may mắn có bố ở nhà, thế là bố bế mẹ sang trạm xá của công ty. Cả đêm không ngủ được, ông ngoại em cũng xôn xao với những tiếng đau của mẹ. Ông ngoại em là một điền nông, suốt đời chẳng biết lấy những dòng văn thơ là gì. Nhưng tâm hồn ông lại chan chứa một tình cảm lớn đầy yêu thương dành cho đứa con gái út và dành cho những đứa cháu nhỏ. Khi sốt ruột vì em vẫn chưa chịu chui ra, ông em lang thang phía ngoài sân vườn của trạm xá. Trời đã tối quá rồi, đêm mùa hè mát mẻ và có cả những giọt sương còn đọng lại. Sương vào mùa hè hiếm lắm mới có thể đọng lại như thế. Và ông chợt nghĩ ra sẽ đặt tên cho cháu mình, một giọt sương ban mai tinh khiết. Giữa dòng suy nghĩ ấy thì tiếng khóc sơ sinh, tiếng khóc của em, đã vang lên trong đêm vắng. Em ra đời, và cái tên của em cũng vì thế mà hình thành.
    Nghe nói hồi em mới sinh ra, đỏ hỏn như một hòn than đang cháy. Cho đến ngày chẵn năm, em chỉ khóc lúc ra đời và những lần mẹ đi làm về muộn không kịp cho bú, còn lúc nào cũng ngoan và cười suốt cả ngày. Anh trai em lúc đó vừa bước sang tuổi thứ 3, nghe bảo là thương em gái lắm. Mỗi lần anh em được ai cho cái gì, cũng về bảo với mẹ : " Mẹ cho em ăn đi, Sáng để cho em đấy, Sáng không ăn đâu. Mẹ cho em ăn cho lớn để em chơi với Sáng ". Anh trai em chơi với em suốt cả ngày, cũng chăm em lắm nên mẹ em có ít nhiều thời gian để làm công việc nhà. Còn em, như đã nói, chăm chỉ cười suốt cả ngày.
    Một năm sau khi em sinh, đất nước mình xoá bỏ bao cấp, bước sang cơ chế thị trường. Đó cũng là lúc xí nghiệp của mẹ em phải giải thể vì không có công ăn việc làm. Những ước mơ của mẹ cũng vì thế mà sụp đổ theo . Mẹ em trở thành một người không có nghề nghiệp. Bà bắt đầu nghĩ sẽ buôn bán, nhưng chẳng biết buôn bán gì vì số vốn còn quá ít. Trong lúc khốn khó, mẹ em đã nghĩ ra dùng số tiền còm cõi của mình mua lại một số vật liệu mà trước đây mẹ từng bán giúp cho cơ quan, để bán lại. Đó là những ống tuýp nước, những chiếc đinh, cái búa... Nhưng vào cái thời điểm mà nền kinh tế lạm phát đến hơn 600% ấy, việc người ta xây nhà, mua vật liệu quả là chuyện hiếm. Thế là để kiếm thêm chút tiền, mẹ phải bán từng miếng kẹo lạc, từng bát nước chè, những cái bánh mì nhỏ mà ngày ấy giá chỉ 200 đến 300 đồng một cái. Sự khó khăn lại ập về đôi vợ chồng trẻ khi cả năm trời mẹ em mới bán được một vài cái ống nước và lương công an quèn của bố em chưa đủ nuôi sống một mình mình. Khó khăn chồng chéo khó khăn, con người được thử thách ko biết bao nhiêu lần. Thế mới biết, bố mẹ em đã phải dũng cảm như thế nào mới tìm ra được đường thoát cho chính gia đình mình.
  9. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Những ngày sống khổ sở nhưng hạnh phúc, cả vợ chồng đều chăm sóc được cho hai đứa con thân yêu. Tuy cuộc sống vấp vưởng, nhưng lúc nào nụ cười cũng nở trên môi người phụ nữ bé nhỏ.
    Năm 89, một cơn bão lớn tràn qua thành phố Vinh yêu. Lúc đó, chưa có cầu Bến Thuỷ như bây giờ, phà cũng không thể đưa xe qua sông trong lúc gió rợn người như thế. Từng đoàn xe Bắc Nam phải nằm chờ cho qua cơn bão. Xe lúc đó nối dài từ đầu bến phà Bến Thuỷ cho đến tận chỗ mà bây giờ là Khách sạn Phương Đông. Thế là cái quán bé nhỏ của mẹ tôi chợt đông khách hẳn lên. Người ta yêu cầu mẹ tôi nấu những món ăn nhẹ nhàng và rẻ tiền để nuôi họ qua cơn bão. Có lẽ đó cũng là cái nôi hình thành cái quán ăn của nhà tôi bây giờ. Những món ăn ban đầu mà nhờ vào những lái xe mà mẹ tôi mới biết làm như sốt vang bánh mì, món phở xào,... Thế là từ chỉ bán những cái bánh mì bé nhỏ, mẹ tôi đã phát triển thành một hàng ăn với những món điểm tâm mà người mình thường ăn . Căn nhà phía ngoài đường quốc lộ được mẹ tôi mở rộng hẳn ra thành một quán ăn nhỏ với gần 10 cái bàn và mấy chục cái ghế.
    Cũng vì vừa học nấu vừa làm bếp, mẹ tôi bắt đầu ít hẳn thời gian chăm sóc anh em tôi. Chỉ có bố tôi , lúc này đã nhàn nhã hơn, chăm sóc cho hai anh em tôi. Anh tôi đi mẫu giáo bé, còn tôi, cái con bé ngày mới sinh thì đen nhẻm mà bấy giờ thì đen thui, ốm và còi cọc. Tôi bắt đầu những trận ốm liên miên, những lúc lên sài đến là kinh dị. Mẹ thì suốt ngày bám bên cái bếp ngoài cửa hàng. Tôi và bố tôi vật lộn với những lúc tôi khóc vì đau. Có khi không thể nào dậy nổi, tôi phải sinh hoạt trên cái giường dành cho khách, phân, nước tiểu bê bết cả lên. Bố tôi mỗi khi đi làm về phải giặt giũ, tắm rửa cho tôi. Những hôm trời lạnh , bố tôi cặm cụi đun cả nồi nước to đùng để tắm rửa cho tôi. Những lúc ấy tôi gắn liền với tiếng ru của người bố thân yêu. Những tiếng ru khàn khàn, đứt quãng vì chẳng thể nhớ hết được câu cú. Những sài ghẻ, những trận ốm đau của tôi phần nào cũng qua, anh tôi cũng hết thời phải cách ly khỏi tôi vì tôi quá yếu. Lúc đấy cũng là lúc mùa xuân cũng đến. Nắng đã ấm hơn và bố tôi cũng thoát được 3 tháng dài tôi nằm trên giường. Mẹ tôi mấy lần khóc lên xuống chỉ vì nghĩ tôi sẽ lớn lên gầy còm ốm yếu.
    Sau những trận ốm, tôi chợt lớn nhanh đến phổng phao và dễ thương, ngoan hơn hẳn. Mẹ tôi xin hẳn luôn mảnh đất phía ngoài mặt đường, cả nhà tôi chuyển hẳn ra ngoài ở. Rộng hơn, thoải mái hơn và được ở gần mẹ hơn. Mẹ tôi có thể vừa làm việc vừa chăm sóc cho 2 anh em tôi hơn.
  10. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Tuổi thơ tôi êm đềm lắm.
    Ngày tôi đi học mẫu giáo, anh trai tôi hàng ngày cõng tôi đi về. Đến lớp mẫu giáo, tôi thường được bầu lên cắm cờ và phát phiếu bé ngoan hàng tuần. Tôi chẳng bao giờ đánh bạn, mà bạn đánh cũng chẳng bao giờ biết khóc mà chỉ cười thôi. Thường thì mỗi ngày vào buổi chiều, những học sinh mẫu giáo được ăn dặm bằng hai chiếc bánh, một chiếc bánh mặn và một chiếc bánh ngọt. Tôi chẳng bao giờ ăn cả, mà chờ đến lúc anh tôi đến đón là tôi lại "bị" anh tôi dụ ngọt mà ăn hết mất. Vụ việc được che dấu mãi cho đến khi mẹ tôi đi nộp tiền cho cô giáo, và cô giáo kể lại việc anh tôi dành đồ ăn của tôi. Anh tôi bị mắng té tát, còn tôi thì ngờ nghệch khóc khi thấy mẹ mắng anh tôi. Sau này mẹ tôi cứ bảo, hồi nhỏ thì tôi thương anh tôi nhiều nhất, cứ lần nào anh tôi bị mắng hoặc bị đánh thì tôi đều khóc rống lên để bênh vực.
    Mẹ tôi bận việc, bố tôi cũng đi làm. Hai anh em tôi cứ quấn quít với nhau, hết chơi trò nấu ăn đồ lề đến chơi ô, mà lúc đấy tôi có biết chơi ô là gì đâu. Rồi tôi đi học mẫu giáo lớn, đã đủ lớn để tự đi học mà không cần phải người khác đưa đi nữa. Nhưng tôi là đứa cứ đủng đỉnh lắm. Bạn bè tôi đi học về nhà, tắm rửa xong được bố mẹ đút cơm ăn hết rồi thì mẹ tôi ngóng mãi mới thấy tôi thơ thẩn phía xa đang bước về nhà. Nhưng mẹ tôi an tâm về tôi lắm, vì tôi chẳng phải nhờ mẹ đút cơm mới ăn được, mà tôi có thể tự ăn cơm và có thể tự rửa bát của mình nữa. Tôi lớn nhanh hơn những đứa bạn đồng trang lứa và thông minh hơn nữa. Ngày học lớp một , anh tôi không đọc được bảng chữ cái. Những lúc ấy, tôi lại kéo anh tôi ra, chỉ từng chữ nơi bảng chữ cái và bắt anh tôi đọc từng chữ một.
    Chữ viết của anh tôi lúc bé đẹp lắm! Đến năm lớp 2, Dượng tôi là hiệu trưởng của một trường cấp 1, đã đem vở của anh tôi về để làm mẫu cho cả trường chấm vở sạch chữ đẹp. Được khen, anh tôi cũng biết là mình giỏi nên bắt đầu cố gắng học để khẳng định mình. Nhưng hình như anh không nghe lời thầy cô lắm và rất láu táu trong cách hiểu bài nên chẳng bao giờ anh đạt được kết quả cao cả.Bù lại, cô em bé nhỏ của anh, chậm chạp hơn, nhưng học hành khá khẩm hơn. Suốt năm cấp một, tôi học ở lớp chọn và là niềm tự hào bé nhỏ của bố mẹ tôi.
    Tuổi thơ tôi cũng như bao người khác, trẻ con và ngây thơ vô cùng. Một lần, tôi được mẹ cho một chú gà con lông vàng ruộm để nuôi. Anh em tôi chăm cho nó lắm, một ngày cho ăn đến cả chục lần. Anh em tôi quấn lấy chú gà chẳng rời đến nửa bước. Thế mà sơ sẩy một chút thôi là chú gà nhảy bổ vào nồi nước đang sôi và thành chú gà luộc nguyên lông. Tôi và anh tôi đã khóc suốt cả ngày. Không cho mẹ làm thịt mà cầm xác chú gà ra trước cổng nhà, phía cạnh đó có một bãi đất trống. Hai anh em chọn hố chôn gà phía dưới một gốc cây. Anh tôi trộm hương của bố mẹ, sau khi chôn thì thắp hương cầu khấn, cầu cho linh hồn của bạn gà siêu thoát và phù hộ cho anh em tôi được may mắn. Đêm ấy về tôi còn mơ thấy tôi và bạn gà cùng nhau đua thuyền chỗ công viên Nguyễn Tất Thành. Từ đó, trong tim tôi bao giờ bạn gà cũng là người bạn thân thiết nhất.

Chia sẻ trang này