1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc hành trình tìm hiểu thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi duatrehayngugat, 04/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Cuộc hành trình tìm hiểu thiên văn học

    Cũng chẳng muốn tạo một chủ đề mới sợ gây loãng diễn đàn, nhưng tớ chẳng biết post bài này vào đâu cả, Tớ hi vọng bài này sẽ giúp những bạn yêu thích nhưng chưa biết nhiều về thiên văn như tớ chẳng hạn hiểu hơn về thiên văn học.

    NHỮNG NĂM LỊCH SỬ CỦA NGHÀNH THIÊN VĂN.
    Năm 1800 trước CN
    Người Babylone thành lập một cuốn lịch dựa trên sự di chuyển của mặt Trời và những tuần Trăng. Những bảng chữ hình góc cunéiforme chứng tỏ rằng họ biết tiên đoán những hiện tượng như những nhật, nguyệt thực với sai số chừng vài phút.
    Năm 400 trước CN:
    Dưới ảnh hưởng của Platon, người Hy Lạp được sự giải thích về vũ trụ: trái Ðất ở trung tâm và những hành tinh quay chung quanh theo đường tròn.
    Năm 200 trước CN:
    Ératosthène de Cyrene điều khiển thư viện Alexandrie. Trong khi quan sát bóng của hai cây cắm thẳng đứng cùng một thời điểm nhưng ở hai thành phố khác nhau ông hiểu rằng quả đất tròn. Từ một cuộc thí nghiệm khác, ông đã có thể tính được chu vi quả Ðất với độ chính xác không ngờ!
    Năm 100
    Ptolémée, nhà Thiên văn, Ðịa lý và Toán đã viết một chuyên luận về Thiên văn tên Almageste. Ðó là một tập gom nhặt những kiến thức xưa và đã dùng cho đến thời kỳ Phục Hưng nguyên thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVII . Nhưng trái Ðất vẫn còn đứng yên một chỗ và ở trung tâm vũ trụ.
    Năm 1543
    Nicolas Copernic 1473-1543 cho là mặt Trời ở trung tâm vũ trụ chớ không phải là trái Ðất như Platon

    Năm 1596
    Johannes Kepler bảo vệ hệ thống của Copernic. Vì những công trình của ông và vì ông theo Tin Lành protestant , ông nghi ngờ nhà Thờ và trốn tránh, ở bên cạnh nhà thiên văn Ðan Mạch Tycho Brahe 1546-1601 . Nhờ những quan sát của ông này mà Kepler chứng minh được rằng quỹ đạo những hành tinh có hình bầu dục chớ không hình tròn. Mặt Trời có mặt ở tâm của một trong những quỹ đạo này.
    Năm 1609
    Galilée 1564-1642 cho xây cái kính lấy tên ông và ông quay nó về mặt Trời. Ông khám phá những dấu vết nơi mặt Trời, những hình nổi trên mặt Trăng, những vệ tinh Jupiter đầu tiên và những pha của Vénus.


    Năm 1619
    Kepler phát biểu định luật cuối cùng trong ba định luật nổi tiếng dưới tên của ông: Ðịnh luật Kepler

    Năm 1672
    Sir Isaac Newton (1643-1727) sáng chế ra viễn vọng kính


    Năm 1682
    Sau lần sao chổi đi qua năm 1680, từ đó nó mang tên ông, sao chổi Halley.
    Edmund Halley (1656-1742) nghiên cứu quỹ đạo của các thiên thể và nhận thấy rằng có thiên thể thì định kỳ, có cái thì không. Ông tiên đoán rằng chu kỳ của sao chổi Halley là 76 năm và sẽ trở lại năm 1758.

    Năm 1687
    Qua những công trình của Kepler, Newton phát biểu định luật hấp dẫn vũ trụ.

    Nhà lý thuyết kiêm Thiên văn Thomas Wright giải thích rằng giải Ngân Hà gồm hằng hà sa số ngôi sao lan ra xa

    Nhà Triết học Emmanuel Kant cho rằng rằng những tinh vân có dạng hình ellip gồm những ngôi sao giống y như giải Ngân Hà vậy
    Vẫn còn tiếp......
  2. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Năm 1710
    Halley (1656-1742) so sánh vị trí của sao mà ông quan sát trên bầu trời với vị trí của Ptolémée trong danh mục của ông (catalogue). Từ đó ông suy ra là những ngôi sao không cố định; chúng có những chuyển động riêng của chúng, có thể quan sát trên nhiều năm.
    Năm 1781
    Sir William Herschel (1738-1822) xây một viễn vọng kính và khám phá ra Uranus
    Năm 1796
    Hầu tước De la Place (1749-1827) cho ra giả thuyết nơi đó hệ thống mặt trời hình thành do khối tinh vân đang quay.
    Năm 1846
    Galle (1812-1910) khám phá ra Neptune
    Năm 1860
    Ngành vật lý Thiên văn ra đời với sự phát minh ra kính quang phổ (spectroscopie). Sự phan hủy ánh sáng thành những băng màu giúp xác định thành phần hóa học của những hành tinh (khí quyển của chúng) và những ngôi sao
    Năm 1925
    Edwin Powell Hubble (1889-1953) chứng tỏ sự bành trướng vũ trụ bằng cách đo khoảng cách và vận tốc của những thiên hà đang tách rời xa
  3. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    THIÊN VĂN HỌC NỔI BẬT NHẤT THẾ KỶ 20
    - Sao chổi Shoemaker_levy 9 đâm vào sao Mộc (năm 1994)
    Với vận tốc 64km/s. và sức nóng thoát ra bất ngờ đã gây ra vụ nổ kinh hoàng cõi thiên hà. :)
    - Nhật thực toàn phần dai nhất ( 1919)
    Xảy ra vào ngày 29-5-1919 với 7 phút, 8giây
    - Bão sao băng (năm 1966)
    cứ 3 lần trong một thế kỷ thì trái đất sẽ lại đi xuyên qua vùng dày đặc này , và cực nhanh .
    - Sao chổi Halley trở về (năm 1910)
    - Tân tinh persei (năm 1901)
    - Đốm mặt trời không lồ ( năm 1947)
    từ ngày 5.2 đến ngày 12.4.1947 đốm mặt trời to nhất mà có thể nhìn bằng mắt thường.
    - Thiên thạch rơi tại Tunguska ( năm 1908)
    Phá hủy toàn bộ khu rừng ở Siberia
    - những ánh hào quang ( đầu thập niên 90)
    đó là phun xuất của mặt trời đã mang theo những hạt năng lượng phóng xuống vùng từ trường của trái đất. Hiện tượng này có thể khiến con người bị nhiễm phóng xạ điện .
  4. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Danh sách những người chinh phục Vũ trụ
    Trong 42 năm khám phá Không gian, 427 người đã được ưu tiên vào vũ trụ. Vẫn còn ít so với 6 tỉ người trên hành tinh của chúng ta... và tất cả những người đã mơ ước đi vào vũ trụ. Có trên 200 người Mỹ và trên 100 người Nga trong số mười hai nước. Số đàn ông gấp 10 lần đàn bà.
    Từ tháng 1 năm 2003 có 269 người Mỹ, 97 người Nga, 10 người Ðức, 9 người Pháp, 8 người Canada, 4 người Nhật, 4 người Ý, 2 người Bulgarie, 2 Kazakhie, 2 người Bỉ, 1 người Thécoslovaquie, 1 người Bồ Ðào Nha, 1 người Hungary, 1 người Việt, 1 người Syrie, 1 người Afganistan, 1 người Anh, 1 người Áo, 1 người Thụy sĩ, 1 người Tây Ban Nha và 1 người nam Phi đã đại diện cho 28 quốc gia
    1961
    -Youri Gagarine Người đàn ông đầu tiên trong quỹ đạo (Người Liên Xô đầu tiên)
    - Alan Shepard - Mỹ
    - Virgil Grissom - Mỹ
    - Guerman Titov - Liên Xô
    1962
    - John Glenn - Mỹ (Người Mỹ đầu tiên trong quỹ đạo)
    - Scott Carpenter - Mỹ
    - Andrian Nikolaïev - Liên Xô
    - Pavel Popovitch - Liên Xô
    - Walter Schirra -Mỹ
    1963
    - Gordon Cooper - Mỹ
    - Valery Bykovskiy - Liên Xô
    - f Valentina Terechkova - Liên xô (Người đàn bà đầu tiên trong không gian)
    1964
    -Eugene Cernan - Mỹ
    - Mike Collins - Mỹ
    -Richard Gordon _Mỹ
    - Edwin Aldrin _ Mỹ
    1968
    - Don Eisele - Mỹ
    - Walter Cunningham - Mỹ
    - Guéorgui Beregovoï - Liên Xô
    - William Anders - Mỹ
    1969
    -Vladimir Chatalov - Liên Xô
    - Boris Volynov - Liên Xô
    -Alexei Elisseev -Liên Xô
    - Evguéni Khrounov- Liên Xô
    -Russell Schweickart - Mỹ
    -Guéorgui Chonine - Liên Xô
    - Valery Koubassov - Liên Xô
    - Anatoli Filiptchenko - Liên Xô
    - Victor Gorbatko - Liên Xô
    -Vladislav Volkov -Liên Xô
    -Alan Bean - Mỹ
    1970
    - John Swigert - Mỹ
    - Fred Haise - Mỹ
    - Vitali Sevastianov -Liên Xô
    1971
    --Edgar Mitchell - Mỹ
    - Stuart Roosa - Mỹ
    - Nikolaï Roukavichnikov- Liên Xô
    -Guéorgui Dobrovolski -Liên Xô
    - Victor Patsaiev - Liên Xô
    - James Irwin - Mỹ
    - Alan Worden - Mỹ
    1972
    - Charles Duke ( Mỹ)
    -Thomas Mattingly, Mỹ
    - Harrison Schmitt , Mỹ
    -Ronald Evans , MỸ
    Kinh thật tớ thấy bọn Mỹ giỏi thật.
    1973
    - Joseph Kerwin , Mỹ
    - Paul Weitz, Mỹ
    -Owen Garriott ,Mỹ
    -Jack Lousma ,Mỹ
    - Vassili Lazarev , Liên Xô => mãi mới thấy một bác Liên Xô
    -Oleg Makarov ,Liên Xô
    - Gerald Carr , Mỹ
    - Edward Gibson , Mỹ
    - William Pogue , Mỹ
    -Piotr Klimouk , Liên Xô
    - Valentin Lebedev , Liên Xô
    Hôm nay em post tiếp vào đây nhé:
    1974
    - Youri Artioukhine ,Liên Xô
    -Guennadi Sarafanov , Liên Xô
    -Lev Diemine, Liên Xô
    1975
    -Alexei Goubarev , Liên Xô
    - Guéorgui Gretchko , Liên Xô
    - Donald Slayton , Mỹ
    - Vance Brand , Mỹ
    1976
    4 bác Liên Xô(em chắc các bác cũng chẳng quan tâm tới tên lắm vì vậy em post rút gọn cho nhanh gọn nhẹ nhé)
    1977
    Cũng 4 bác Liên Xô tiếp
    1978
    -2 người Liên Xô
    - 1người Tchécoslovaque
    -1 Ba Lan
    -1 Đông Đức
    1979
    - 1 Liên Xô
    - 1Bungarie
    1980
    -Leonid Popov , Liên Xô
    - Bertalan Farcas, Hongrois
    - Youri Malychev , Liên Xô
    - Pham Tuan , Việt Nam
    - Arnaldo Tamayo-Mendez , Cuba
    - Leonid Kizim ,Liên Xô
    -Guennady Strekalov, Liên Xô
    1981
    -1 Liên Xô
    -1 Mongol
    - 3 Mỹ
    -1 Roumain
    1982
    -5 Mỹ
    -1 Pháp
    - 3 Liên Xô(Trong đó có Svetlana Savitskaya Người đàn bà thứ hai trong không gian)
    1983
    -11 Người Mỹ(Trong đó có Sally Ride Ðàn bà Mỹ đầu tiên trong không gian)
    -1 Tây Đức- Allemand( Ulf Merbold - Người âu châu đầu tiên )
    1984
    -19 người Mỹ bay vào không gian
    -3 Liên Xô
    -1 Indien (Người Ấn đầu tiên)
    ==> năm chào mừng em sinh ra vì thế các bác Mỹ lên trời ầm ầm các bác ạh. hì hì Em tạm dừng ở đây các bác nhé, nếu các bác thích thì em post tiếp.
    Được duatrehayngugat sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 04/07/2004
    Được duatrehayngugat sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 05/07/2004
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bạn ơi, cho mình hỏi chút : nước Gia Nã Đại là nước nào vậy. Chắc tài liệu của bạn dịch từ sách TQ, phiên âm hán Việt thì mình chịu thôi...
  6. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    NặI N?O LỏNH NHỏÔT Vă TRỏằÔ??
    CÂu hỏằi này em 'Ê tơm mÊi mà chỏng thỏƠy chỏằ- nào có cỏÊ, hỏằi câng chỏng có ai thăm trỏÊ lỏằi, "chim cú" tỏằô bâ tỏằ>i zỏằ , lỏĐn tơm mÊi trên Net hôm nay mỏằ>i thỏƠy, em post lên cho cĂc bĂc 'ỏằc nhâ, bĂc nào biỏt rại thơ thôi, bĂc nào chặa biỏt thơ 'ỏằc cho thêm kiỏn thỏằâc:
    NặĂi lỏĂnh nhỏƠt Vâ TrỏằƠ là khỏằ'i tinh vÂn Boomerang nỏm trong chòm sao Centaure, cĂch trĂi 'ỏƠt 5000 nfm Ănh sĂng 'Ê 'ặỏằÊc kưnh thiên vfn Hubble chỏằƠp hơnh. Nhiỏằ?t 'ỏằT nặĂi 'ó là 272°C dặỏằ>i không 'ỏằT, tỏằâc là chỏằ? cao hặĂn nhiỏằ?t 'ỏằT tuyỏằ?t 'ỏằ'i 1 'ỏằT mà thôi, còn lỏĂnh hặĂn cỏÊ Ănh sĂng tỏằa ra tỏằô 'Ăy vâ trỏằƠ (rayonnement de fond cosmologique)
    ÐĂm mÂy lỏĂnh này là kỏt quỏÊ cỏằĐa sỏằ nỏằ. mỏằTt ngôi sao 'ang chỏt. Khỏằ'i tinh vÂn (nâbuleuse) tỏĂo thành xung quanh ngôi sao sĂng khi sao này tỏằ'ng lỏằ>p khư tỏằô nhỏằng lỏằ>p ngoài cạng cỏằĐa nó ra ngoài vâ trỏằƠ.
    Theo lỏằi nhỏằng nhà thiên vfn, tinh vÂn cỏằĐa Boomerang 'ặỏằÊc tỏĂo thành do mỏằTt ngỏằn gió mang khư và bỏằƠi thỏằ.i tỏằư ngôi sao trung tÂm ra vỏằ>i vỏưn tỏằ'c 600000 km/giỏằ. Sỏằ bành trặỏằ>ng nhanh chóng này làm lỏĂnh nhỏằng phÂn tỏằư khư cho 'ỏn 1°K
    Trong vài tỏằ? nfm nỏằa, mỏãt trỏằi cỏằĐa chúng ta sỏẵ có cạng sỏằ' mỏằ?nh nhặ ngôi sao ỏằY trung tÂm khỏằ'i tinh vÂn Boomerang này. Khi khư 'ỏằ't cỏằĐa mỏãt trỏằi cỏĂn, mỏãt trỏằi sỏẵ nỏằ. 'ỏằng vào trong (implosion, do Ăp suỏƠt bên ngoài mỏĂnh hặĂn bên trong rỏằ-ng) 'ỏằf trỏằY thành sao lạn trỏng (naine blanche) và 'ỏằ"ng thỏằi tỏằ'ng khư ra ngoài vâ trỏằƠ.

    Gió lỏĂnh tỏằô tinh vÂn Boomerang
    Được duatrehayngugat sửa chữa / chuyển vào 16:12 ngày 05/07/2004
  7. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Hi !
    Đọc một Xê ri bài của bạn thấy phục sự kiên trì tìm hiểu tài liệu quá. Chào mừng đã tham gia cùng chúng tôi và cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của bạn.
    Mấy anh em trong box cũng phải tích cực tìm hiểu để post kiến thức lên cho mọi người cùng đọc nhé, dạo này người mình ít bài mới quá .
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    kiến thức chứ có phải là cái gì đau anh, hiện những cái em biết hầu hết trên box đã có rồi, nghĩ mãi cũng chẳng thấy còn chủ đề nào đáng nói.
    Với lại post dài lằng nhằng có ai thèm đọc đâu, chỉ hôm trước hôm sau lại thây mở chủ đề mới để ...."cho em hỏi" đủ mọi thứ
  9. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh NoHellandHeaven đã có lời khen(chẳng biết là khen hay chê nữa nhưng cứ cho là khen đi)Các bác ạh em bị một tật xấu là cứ phải có ai khen thì mới hoạt động hiệu quả được.
    Gửi RAGNAROK: Ớ thế có nghĩa rằng bài của tớ dài lằng nhằng thì chẳng có ma nào thèm đọc àh , Vậy rút kinh nghiệm lần sau tớ sẽ post bài ngắn ngắn thôi để mọi người không phải ngáp ngủ khi đọc bài của tớ.
    Mong được sự cổ vũ của mọi người.
    Được duatrehayngugat sửa chữa / chuyển vào 16:42 ngày 07/07/2004
  10. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    SO SÁNH TRÁI ĐẤT VÀ HOẢ TINH
    Khối lượng:
    Trái đất gấp 9,3 lần Hỏa tinh vì nó lớn hơn và tỷ trọng trung bình cao hơn
    Thể tích:
    Trái Ðất có thể tích gấp 6,6 lần và đường kính gần gấp 2 lần hỏa tinh
    Ðộ dài một ngày:
    Cả hai đều quay chung quanh một trục hướng về sao hướng Bắc: sao Polaris
    Trái đất trung bình 1 ngày dài 24 giờ nghĩa là thời gian trung bình để trái Ðất quay 1 vòng quanh trục của nó theo vị trí của mặt Trời
    Vì Mars quay chậm hơn quả Ðất nên nó cần 24,6597 giờ để xong một ngày
    Trọng lực trên mặt đất
    Trên trái Ðất, trọng lực là 9,8 N (neuwton) cho 1 kg. Lực này gọi là trọng lượng.
    Cũng như một khối lượng 25 ký nếu ở trên trái đất sẽ có một lực 245 newton (25 x 9,8). Ta cũng có thể nói là trọng lượng của nó bằng 245 N
    Trên Mars, trọng lực khoàng 3,7 newton cho 1 ký khối lượng. Những vật trên Hỏa tinh nhẹ hơn trên trái Ðất cho dù có khối lượng ngang nhau..
    Ta có thể nói một cách khác là gia tốc của một vật trên mặt đất là 9,8m/s² và gia tốc do trọng lực ở Hỏa tnh gây ra là 3,7 m/s²
    Sự phát xạ mặt Trời
    T rên tầng khí quyển trái Ðất nhận từ mặt Trời khoảng 1300 watt năng lượng cho 1 mét vuông . Ở mặt đất khoảng 1000 W/m². Khí quyển bao bọc quả Ðất tương đối dày nên ngăn chận được 300 w/m² và những tia cực tím rất nguy hiểm cho cây cối và động vât trên trái Ðất.
    Dạng tương đối:
    Thật là một sự trùng hợp, Mars có đường kính bằng nửa trái Ðất và gấp đôi đường kính mặt Trăng
    Khoảng cách:
    Khoảng cách nhỏ nhất:
    Vì những chuyển động quỹ đo của trái Ðất và Hỏa tinh mà chúng đến gần nhau rồi xa nhau lien tục. Khi gần nhau thì Mars cách trái đất khoảng 56 triệu km, nghĩa là bằng 135 lần khoảng cách mặt Trăng-trái Ðất.
    Khoảng cách lớn nhất:
    Khi Mars và trái Ðất ở đối diện nhau , khoảng cách giữa hai hành tinh này gấp 1000 lần khoảng cách trung bình giữa trái Ðất và mặt Trăng
    Theo những quan sát ta biết được Mars không chứa nước trên mặt. Vậy tất cả những di chuyển đều bằng đường bộ.
    Bể mặt Mars có những vực , thung lũng và núi rất lớn
    Diện tích toàn bộ:
    Diện tích toàn bộ của trái Ðất (gồm đất và đại dương) gấp 3,5 lần Hỏa tinh
    Nếu chỉ tính đất không thôi thì diện tích đất trên trái Ðất chỉ gấp 1,1 Hỏa tinh mà thôi
    Mùa
    Cả hai hành tinh đều có hai mùa khác biệt vì cả hai cùng có trục nghiêng theo mặt quỹ đạo.
    Một năm trên Trái Ðất có 365, 25 ngày. Mỗi mùa trên Trái Ðất bằng 1/4 của 1 năm.
    Hỏa tinh có 686,98 ngày trong 1 năm. Mỗi mùa trên Mars cũng bằng 1/4 cùa 1 năm trên Mars. Vì một năm trên Mars dài gấp hai lần tren trái Ðấ nên một mùa trên Mars lâu gấp 2 lần mùa trên trái Ðất
    Được duatrehayngugat sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 07/07/2004

Chia sẻ trang này