1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 16/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth

    Trích từ cuốn "Russia At War" của Alexandr Werth
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Lời người dịch:
    Sau ngày 22-6-41, đại cường đầu tiên đặt vấn đề viện trợ cho Liên Xô chính là nước Anh bởi nước Mỹ khi ấy còn ngần ngại chưa muốn bước vào cuộc chiến. Vì thế, nhà báo Anh Alexander Werth được LX cho phép đi thực tế và phỏng vấn viết bài ngay giữa lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt nhất. Cần hiểu rõ bầu không khi nghi ngại, sợ hãi và đôi khi là thù hằn đối với người nước ngoài ở LX khi đó, ta mới có thể hiểu được phần nào chuyện này (tháng 9-41, khi 1 nhóm lính Anh đi ô tô tới Maskva theo yêu cầu ngoại giao, họ đã bị người dân giữ lại giữa đường, đánh 1 trận và bắt nhốt cho tới khi có người của sứ quán tới can thiệp, lý do vì bộ quân phục lạ lẫm của họ khiến mọi người nhầm với lính dù Đức - thông tin lính dù Đức phá hoại lan khắp nơi ở Maskva khi đó).
    Alexander Werth (1901-1969) là một người Anh gốc Nga, sinh tại St. Petersburg, di cư sang Anh sau Cách Mạng Tháng 10. Tới LX với tư cách phóng viên của BBC.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    LENINGRAD
    1
    Cái chết của Leningrad
  4. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Oàch, làfo ĐĂ?n cĂu bà?i kinh quà. Cò mẶt 'oàn chùt xìu mà? là?m tới 3 posts, cò dìch và? gư?i nhanh nhanh khĂng thì? bà?o [​IMG]...
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Trong WW2 có biết bao những bi kịch tập thể. Hiroshima, nơi 200.000 người bị giết chỉ trong vòng vài giây và hàng bao ngàn kẻ khác bị thương tật và tàn phế suốt đời; Nagasaki, nơi quả bom nguyên tử thứ 2 rơi xuống. Tại Đresen 135 ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị giết trong 2 đêm tháng 2 1945. Tại Stalingrad ngày 23 tháng 8 1942, 40 ngàn người bị giết vì bom Đức. Đầu chiến tranh thì có trận không kích London và những nơi nhỏ hơn như Coventry, nơi khoảng 700 người bị giết trong 1 đêm. Có những cuộc thảm sát hàng trăm ngôi làng "Du kích" ở Belorussia, có những trại diệt chủng Quốc xã nơi hàng triệu người chết trong phòng hơi độc và bằng nhiều cách thức khủng khiếp khác. Danh sách này hầu như kéo dài vô tận.
  6. Mortar60ly

    Mortar60ly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    295
    Hoan hô bác danngoc, lâu lắm mới thấy bác có bài cho mọi người thưởng thức .....
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Bi kịch của Leningrad, với gần 1 triệu người chết, tuy vậy, không giống như những bi kịch kể trên. Tại đây, vào tháng 9-1941, gần 3 triệu người bị quân Đức vây hãm và buộc phải chết đói. Gần 1/3 trong số họ đã chết - nhưng không bị người Đức cầm tù.* (Theo lời của Harrison Salisbury, một trong những nhà quan sát nước ngoài xuất sắc nhất trong thời chiến tranh tại Nga thì : "Đây là cuộc vây hãm kéo dài và vĩ đại nhất mà một thành phố trong thời kỳ hiện đại từng phải chịu đựng, một thời kỳ của thử thách, chịu đựng đau khổ và của chủ nghĩa anh hùng mà đã đạt tới cực đỉnh của bi kịch và sự dũng cảm hầu như vượt ngoài tầm nhận thức của chúng ta... Thậm chí ngay tại Liên bang Xô viết thiên anh hùng ca Leningrad cũng chỉ nhận được sự lưu ý khiêm tốn nếu so với những gì giành cho Stalingrad và Trận Maskva. Còn tại phương Tây thì trong 50 người rùng mình trước sự dũng cảm của người dân London trong Trận chiến nước Anh, chỉ có chưa đầy 1 người nhận thức được sự dũng cảm của người Leningrad." - New York Times Book Review, 10 tháng 5 1962)
    Leningrad - St Petersburg cũ - từng là thủ đô của Đế quốc Nga trong suốt 200 năm. Với dòng Neva, những chiếc cầu, Cung điện Mùa Đông, Bảo tàng Hermitage và hàng chục cung điện khác, với Thánh đường Admiralty và St Isaac, với Tượng đồng Người cưỡi ngựa (bức tượng Piotr Đại đế nổi tiếng), với Đại lộ (Prospekt) Nevsky, với Vườn Mùa hè và những con kênh nhân tạo, với những chiếc cầu đá hoa cương cong cong, đó đã từng và vẫn đang là một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Trong suốt 200 năm đây khg chỉ là thủ đô nước Nga mà còn là trung tâm văn hóa quan trọng nhất. Kg TP nào khác ở Nga có số hội văn học nhiều như tại St Petersburg. Pushkin, Gogol, Dostoievsky, Innokenti Annensky, Blok và Anna Akhmatova, đó mới chỉ là một số, sẽ không bao giờ thành danh như vậy nếu kg có cái thành phố đầy thu hút này - là lóa mắt trước sự vĩ đại, hoa lệ và hài hòa đối với Pushkin; là bí ẩn, ác gở và kỳ dị, nếu có thể nói như thế, đối với Gogol và Dostoievsky; Gogol có cuốn Cái Mũi thì Dostoievsky có Thằng Khờ và Tội ác và Hình phạt.
    St Petersburg - Petrograd sau này - cũng là nơi khởi đầu 2 cuộc CM năm 1917 (CM tháng Hai và CM tháng 10 - ND).Năm 1918, Chính quyền Xô viết dời thủ đô về Maskva và 3-4 năm sau, Petrograd gần như trở thành 1 TP chết, đói khát hơn bao giờ hết. Từ 1919 tới 1921 hơn nửa dân số bỏ đi, còn trong số những người ở lại, nhiều ngàn người chết vì đói. Bởi thế cái đói không có gì là lạ đối với Leningrad. Tuy nhiên, vào năm 1924, TP bắt đầu hồi sinh - trên hết, nền CN của nó hồi sinh - và vào 1941, nó lại nở hoa là trung tâm CN và văn hóa và là trung tâm giáo dục lớn nhất Liên Xô với, tương ứng, một dân số sinh viên học sinh lớn hơn bất cứ TP nào.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Dù kg còn là thủ đô của nước Nga, TP vẫn có tinh thần ái quốc hơi trưởng giả rất độc đáo của riêng mình, và có khuynh hướng xem thường Maskva như một kẻ mới phất. TP cũng mang nhiều điềm gở dưới chế độ Xô viết. Kirov bị ám sát tại đây tháng 12-1934, và sau đó khởi đầu cuộc Đại thanh trừng cuối thập kỷ 30. Leningrad cũng phải lãnh phần của mình, có lẽ nhiều hơn tiêu chuẩn, trong cuộc Thanh trừng thời Yezhov-Stalin. Rất đặc sắc, một nhà văn và nhà thơ đầy tài năng như Olga Bergholz, người đóng vai trò rất quan trọng như 1 phần của chương trình "Leningrad có thể vượt qua được" trên Đài phát thanh Leningrad trong mùa đông đói rét năm 1941-42, đã nằm nhiều tháng trời trong tù vào năm 1937 do 1 tố cáo vu vơ nào đó. Những thành viên khác của gia đình bà cũng phải gánh chịu cuộc Thanh trừng. Nhưng, cuốn hồi ức của Olga Bergholz - cuốn Những vì sao ban ngày, là 1 trong những cuốn sách cảm động nhất về những ngày đáng sợ của Cuộc phong tỏa. Trong đó, lấy ví dụ, có 1 mô tả khg thể quên được khi, xanh nhợt vì đói và với chỉ 1 mẩu bánh mì và 1 điếu thuốc lá để sống qua 1 ngày - những điếu khác bà để giành cho cha mình - bà đi bộ 10 dặm giữa mưa tuyết băng qua mặt sông Neva đóng băng, lảo đảo giữa những xác người chết, để tới gặp cha mình, 1 người bác sĩ già cũng đang sắp chết vì đói, cùng với những bệnh nhân xung quanh đang chết dần. Bà là 1 hiện tượng đặc trưng của Leningrad - 1 phụ nữ sẵn sàng chết cho Leningrad, nhưng trong thâm tâm thì vô cùng ghét Stalin.
    Và vậy là, tháng 9-1941, 3 triệu người bị vây bởi quân Đức; chưa từng có 1 TP lớn như vậy phải chịu đựng những gì Leningrad đã từng trải qua trong mùa đông 1941-42.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    2
    QUÂN THÙ TIẾN ĐẾN
    Được danngoc sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 16/12/2008

Chia sẻ trang này